Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Tư Cách Của Tăng LữPháp Y

11 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12471)
4. Tư Cách Của Tăng Lữ Và Pháp Y

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

Chương hai: 
Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ 

III. Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ

III.4 Tư Cách Của Tăng LữPháp Y

III.4.1 Tu Hành Và Thời Hiện Đại

thời gian cách thời Đức Thích Tôn hơn 2500 năm nhưng mục đích tu hành của người Tăng sĩ ngày nay vẫn như xưa, không có gì khác, song phương pháp hành trì vẫn là điều quan trọng của việc tu. Ngày nay hình thức sinh hoạt của người Tăng sĩ có nhiều thay đổi theo biến thiên lịch sử, nếu so sánh thời Kamakura của Thiền Sư Đạo Nguyên với thời Giang Hộ và bây giờ, khác nhau rất nhiều.

Hiện tại, ở Nhật tuy người tu sĩ cũng gọi là xuất gia nhưng thực tế hầu hết tu sĩ các Tông Phái, không riêng Tông Phái nào, đều để tóc, ăn mặn và kết hôn, nói khác hơn đời sống người Tăng sĩ đã bị thế tục hóa rồi. Ngôi chùa trở thành mái ấm gia đình, có vợ, có con cùng sinh sống và truyền thừa cho nhau. Giới luật xuất gia đã băng hoại, Tăng sĩ đã hòa tan vào xã hội, nếu không muốn nói là hổn tạp, không nghiêm khắc, khác với thời xưa nhiều lắm! Người tu sĩ chỉ cần ở chùa một thời gian ngắn là có thể trở thành Trụ Trì.

Người tăng sĩ của Tông Tào Động xuống tóc xuất gia, trở thành Tăng lữcuối cùng nhận trụ trì một ngôi chùa nào đó, là một quy luật cho đến nay vẫn như vậy, không có gì thay đổi. Vấn đề then chốtGiáo Đoàn đang đối đầu đó là người tu sĩ phải làm gì để gọi là xuất gia trước thực trạng đời sống xuất gia bị thế tục hóa. 

Để hiểu được điều đó, trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ thế nào là một tăng sĩ theo Tông Tào Động. Theo “Tào Động Tông Tông Hiến” thuộc “Tào Động Tông Tông Chế”, người tăng sĩ theo Tông Tào Động vừa là người xuất giaTăng tịch thuộc Tông Tào Động, vừa là người có tư cách như là một Giáo Sư, còn gọi là Chuẩn Giáo Sư. Nếu người nữ muốn trở thành người xuất gia, phải được tự tộc chấp nhận, hầu hết trở thành phối ngẫu của vị Trụ Trì, còn gọi là “Tự Đình Phụ Nhơn” (người vợ trong gia đình của chùa), vừa là người vợ, vừa như là một Chuẩn Giáo Sư, giúp đỡ cho vị Trụ Trì trên mọi phương diện hoạt động giáo hóa, có thể là giảng viên trong những hội nghiên cứu tu học của Tông Tào Động. Phân nữa các chùa thuộc Tông Tào Động đều có “Tự Đình Phụ Nhơn”, như một Chuẩn Giáo Sư, theo tư cách của Pháp Giai. Gia tộc của vị Trụ Trì không thuộc giai cấp Pháp Giai. Giai cấp của Giáo Sư gọi là Tăng Giai (theo Tông Tào Động, Giáo Sư Tăng lữ phân hạn quy định), cho nên Tăng lữ của Tông Tào Động đều mang hai tính chất là Pháp Giai và Tăng Giai. 

III.4.2 Pháp Giai

Trước tiên, để trở thành một người Tăng sĩ, tự mình phải tìm một vị Thầy chánh thức để học hỏi. Vị Thầy chánh thức là người “hành giải tương ưng”, theo quan niệm của Phật Giáo, là nói và làm tương ứng với nhau. Thầy đồng ý và làm lễ xuống tóc lúc đó vị Thầy ấy là “Thọ Nghiệp Sư” và đệ tử được gọi là “Đồ Đệ” (học trò). Sau đó, người Tăng sĩ được ghi tên vào sổ Tăng Tịch ở Tông Vụ Sảnh thuộc Tông Tào Động với Pháp Giai (phẩm vị) là Sa Di hay Sa Di Ni hoặc đến bậc Thượng Tọa.

Sau khi xuất gia, người Tăng sĩ phải phát nguyện lập thân (lập đức) trong một đàn tràng nơi có một vị Thầy làm “Pháp Tràng Sư”, khi đó vị Tăng được gọi là Tọa Nguyên, hay Trưởng Lão theo Pháp Giai. Lập thân rồi, người Tăng sĩ thiết lập đàn tràng “Tự Pháp“ cung thỉnh vị Thầy của mình là Bổn Sư, lúc đó vị Tăng mới được gọi là Tọa Nguyên hay Trưởng Lão chánh thức. Cũng có trường hợp Thọ Nghiệp Sư, Pháp Tràng Sư, Bổn Sư là một vị, cũng có trường hợp ba vị Thầy khác nhau. Sau khi lãnh thọ Tự Pháp rồi (Việt Nam gọi là Pháp Tự), nếu y chỉ thêm vị Thầy nào nữa, cũng không thể có thêm Pháp Tự được. Có Pháp Tự rồi, người Tăng sĩ phải đi bái kiến tham học ở Lưỡng Đại Bổn Sơn và thực hành nghi lễ “Đoan Thế” một vị Trụ Trì. Ngoài ra, còn nghi thức thay đổi y áo nữa. Khi đó, người Tăng sĩ được tôn xưng phẩm vị Hòa Thượng, có thể Trụ Trì của một chùa nào đó. Trong thời gian làm Trụ Trì, được thâu nhận đệ tử, rồi làm lễ lập thân cho đệ tử của mình, gọi là “Kiến Pháp Tràng” và trở thành Pháp Giai của “Đại Hòa Thượng”.

III.4.3 Tăng Giai

Sau khi nhận Pháp Tự trở thành “Tam Đẳng Giáo Sư”, tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông hay chuyên môn Tăng Đường (trường hợp Lưỡng Đại Bổn Sơn có những Tăng Đường,về sau có trường Ni cũng được hiểu chung là Tăng Đường), người Tăng sĩ phải học thêm một năm ở đây. Nếu chưa tốt nghiệp Trung Học Đệ Nhị Cấp, phải học xong chương trình chuyên môn Tăng Đường (giống như Phật Học ViệnViệt Nam), chỉ mặc Cà Sa màu đen, ngay cả áo tràng cũng màu đen nữa.

Khi được tôn xưng phẩm vị Tăng Giai là Hòa Thượng, được gọi là “Nhị Đẳng Giáo Sư”, tốt nghiệp Phân Khoa Phật Học của Tông Lập Đoản Đại Học (Đại Học ngắn hạn trong Tông Phái) hoặc khoa chuyên tu của Tông Lập Cao Hiệu, được nhận Cà Sa, y choàng và hoại sắc y (không phải giữ nguyên màu, mà là màu giữa xanh và đen, màu mộc lan, màu trái thị v.v...), song áo vẫn màu đen.

Được lãnh thọ phẩm vị Đại Hòa Thượng, trở thành vị Kiến Pháp Tràng mới là Nhị Đẳng Giáo Sư, phụ tá cho Nhứt Đẳng Giáo Sư. Sau đó cứ thế tiếp tục theo tuần tự: Chánh Giáo Sư, Quyền Đại Giáo Sư, Đại Giáo Sư, Quyền Đại Giáo Sư, cho đến phẩm vị cao nhất, Đại Chánh Giáo, Quản Thủ Lưỡng Đại Bổn Sơn. Từ phẩm vị Quyền Đại Giáo Sư trở lên được gọi là Định Viên.
Nhị Đẳng Giáo Sư là người phải tốt nghiệp các trường Tông Lập Cao Hiệu (Trung Học Đệ Nhị Cấp, Khoa Chuyên Tu) rồi Tông Lập Đoản Kỳ (Đại Học Tông Lập Ngắn Hạn – Phật Khoa) rồi Tông Lập Đại Học (Phật Giáo Học Bộ, Tông Giáo Học Khoa) hoặc Tông Lập Đoản Kỳ Đại (Đại Học Ngắn Hạn – Phật Khoa) hoặc phải tốt nghiệp Đại Học Phổ Thông và ở trong chuyên môn Tăng Đường sáu tháng hoặc ở tại Bổn Sơn Tăng Đường trên ba tháng. Dù tốt nghiệp Tông Lập Đại Học (khoa chuyên tu) phải an cư đủ năm lần trong thời gian học và được ghi trong học lịch của mình. Cũng có thể Nhị Đẳng Giáo Sư là vị Tăng sĩ đã đang thực hiện lịch trình tu học như thế.

Nhứt Đẳng Giáo Sư là vị Thầy vừa tốt nghiệp học trình Tông Lập Đại Học Đại Học Viện (Tiến Sĩ khóa trình về Phật Giáo của Tông đó) vừa hoàn tất quá trình nghiên cứu tại Tăng Đường của Bổn Sơn, cũng có thể chỉ tốt nghiệp Tông Lập Đại Học (Phật Giáo Học Bộ và phân khoa Tôn Giáo) và đã trải qua thời gian tu học hơn một năm hay hai năm tại Tăng Đường của Bổn Sơn và nghiên cứu chuyên môn tại Tăng Đường (Phật Học Viện).

Sau khi tốt nghiệp Tông Lập Đại Học Đại Học Viện (Tiến Sĩ Phật Khoa), vị Tăng ấy phải có thời gian một năm học chuyên môn tại Tăng Đường hoặc trải qua trên sáu tháng hành trì tại Tăng Đường Bổn Sơn. Nếu tốt nghiệp Tông Lập Đoản Kỳ Đại Học Phân Khoa Phật Học phải có thời gian hơn hai năm lưu trú tại Tăng Đường của Bổn Sơn và hơn ba năm nghiên cứu chuyên môn nơi Tăng Đường.

Nhị Đẳng Giáo Sư phụ tá cho Nhứt Đẳng Giáo Sư, được quyền mặc áo màu đen của Nhứt Đẳng Giáo Sư. Riêng Ca Sa có nhiều màu khác nhau hoặc thuần một màu cũng được. Cà Sa giống như Ca Sa của vị Đại Tăng Chánh.
Tóm lại, nhìn hình thức Chùa Viện (cách thức của tự viện) và phong cách của vị Trụ Trì có thể biết là Đại Bổn Sơn, là Đại Giáo Chánh hoặc là Nhứt Đẳng Giáo Sư trở lên Đại Hòa Thượng tại địa phương. Thông thường Pháp Địa gồm các tự viện thông thường, ở đó chỉ có Nhị Đẳng Giáo Sư hoặc Hòa Thượng trở lên, còn Chuẩn Pháp Địa, nơi đó có từ Tam Đẳng Giáo Sư và Truyền Pháp trở lên.

Chánh Giáo Sư – vị Tăng trải qua quá trình tu học nghiên cứu tại Tăng Đường của Bổn Sơn và có học lịch nghiên cứu tu hành trên một năm tại Tăng Đường của Bổn Sơn hoặc là tốt nghiệp Cao Học Phật Giáo tại Viện Đại Học thuộc Tông Lập Đại Học, có quá trình tu tập trên ba tháng tại Tăng Đường của Bổn Sơn, hoặc là Tiến Sĩ Phật Học tại Phân Khoa Phật Học thuộc Viện Đại Học Tông Lập Đại Học, được mặc áo tràngthừa nhận màu y. Vả lại, Tăng Giai (phẩm vị) Chánh Giáo Sư tương đương Pháp Giai (phẩm vị) Đại Hòa Thượng, có hơn ba năm làm việc như là giảng sư tại Tăng Đường, hoàn thành bổn phận tại Tăng Đường, hành trì nghiêm túc, ưu việt, sẽ trở thành Chuẩn Sư Gia thực thụ và nếu đương sự có đơn xin có thể trở thành Chánh Giáo Sư.

Quyền Đại Giáo Sư – vị Tăng trước tiên được hội đồng kiểm tra, sau đó bổ nhiệm là một Định Viên, lúc bấy giờ áo tràng và y chuyển sang màu hoàng ân (màu vàng). Trong thời đại nầy, cứ người đến 45 tuổi, được đắp Phế Ân Y (Ân Y có nghĩa là người đang mang Pháp Giai Đại Hòa Thượng, đắp y nầy vào những dịp đại lễ như làm giới sư của những giới đàn, làm giáo thọ, làm dẫn thỉnh sư.)

Trường hợp đặc biệt, Đại Hòa Thượng phải trên 45 tuổi, được thừa nhận qua sự thẩm tra của Tông Vụ Sảnh người có sự nghiệp công lao hoằng pháp lợi sanh. Cũng có trường hợp Chánh Giáo Sư không phải là Định Viên tuy nhiên phải là bậc đức độ có Tăng Giai từ Quyền Đại Giáo Sư trở lên, còn Chuẩn Sư Gia phải là người tại vị trên năm năm, đặc biệtthời gian tu học trên ba năm và đã tốt nghiệp tại Tăng Đường, trở thành tư cách Sư Gia, bởi vì họ là người có trách nhiệm giáo dục Tăng sĩ đang tu hành, người hết lòng kiên trì với Tông Phong mình.

Đại Giáo Sư là những vị trên 60 tuổi, được quyền mặc áo Hoàng Ân, Quyền Đại Giáo Sư. Thật ra, trong Giáo Đoàn chỉ có 150 vị là Định Viên mà thôi. Vị Tăng nầy có Y màu Xích Tử Ân Y (y áo màu đỏ tím).

Quyền Đại Giáo Chánh là Quản Thủ Lưỡng Đại Bổn Sơn kế thừa sự nghiệp từ những vị Tiền Quản Thủ, mặc áo màu tím.

Tăng lữ của Tông Tào Động có phẩm vị Giáo Sư với nguyên tắc đại khái như trên đã trình bày, mà những quyết định của Tông Tào Động từ phần “Tào Động Tông Giáo Sư Tăng lữ Phân Hạn Quy Định” sau nầy có sửa đổi đôi chút.

III.4.4 Áo TràngCà Sa

Y phục của Tăng lữ gọi bình thườngpháp y, thông thường gọi chung là áo và Cà Sa (trong đó bao gồm cả tọa cụ).

III.4.4.1 Áo Tràng

Áo tràng còn gọi là Trực Chuyết. Người tu sĩ Ấn Độ có ba y: Hạ y mặc bên dưới, Phúc Kiên Y là y đắp trên vai và ngực và Tăng Kỳ ChiCà Sa quấn ở bên ngoài, Bởi vì có sự khác nhau giữa phong tục Trung Hoa và Ấn Độ, cho nên các quan của cung đình thời Ngụy đã điều chỉnh y của chư Tăng Ấn Độ thành một loại áo che kín vai ở nửa phần trên, gọi là Kiên Y để cúng dường Chư Tăng Trung Hoa, về sau áo nầy được chế thêm hai tay áo thật rộng và có áo Biển Sam (áo bên trong) và Quần Tử (cái củng) nữa. Tuy nhiên, trên dưới chia ra làm hai phần rõ ràng, có hình dạng như là một áo tràng bây giờ. Thiền Sư Đạo Nguyên cũng mặc quần áo như thế và bên trên có khoát Cà Sa. Song vì thấy bất tiện nên may chung thành một gọi là Koromo (áo choàng), còn gọi là Trực Chuyết (khâu thành một), như ngày nay chúng ta thấy. Song bây giờ vẫn còn có người giữ phong tục xưa mặc áo (Biển Sam) và quần (Quần Tử) gọi là mặc Koromo cổ như Tông Chơn Ngôn cổ và đồng thời có Tăng sĩ mặc theo Tông Tào Động nữa.

Koromo thường may bằng vải, gai sợi và nhiều loại khác nữa, có nhiều màu tùy theo phẩm vị: như màu đen, màu hoại sắc, màu nhiều sắc, màu áo vàng, màu áo tím đỏ v.v... như trước đã nói. Áo Tràng có màu tím từ thời nhà Đường ở Trung Hoa và thời Kamakura ở Nhật, bởi vì màu tím là màu y phục của Hoàng Đế và các quan tham chính được Vua ban. Ở Nhật, thời Nara, đặc biệt thời Bình An, Phật Giáoquốc giáo, cho nên hầu hết các chùa viện đều của các quan, Tăng sĩ đôi khi có người là Tăng quan, đặc biệt y phục của Tăng sĩ lúc bấy giờ như các quan chức, thành ra Koromo có nhiều màu như: vàng, tím, nghệ, hoại sắc và những loại khác để dễ dàng phân biệt phẩm vị. Thấp nhất là màu áo tràng đen, còn áo gấm, áo tím dành cho những bậc phẩm vị cao. Thật không sai khi nói rằng đó là nguyên nhân hình thành những vấn đề ý nghĩa trong lịch sử. Chẳng biết y phụccần thiết cho việc thể hiện quyền uy hay không nhưng Koromo nhiều màu ấy, trong ý nghĩa tôn giáo, có lẽ cần nên sửa đổi, nếu không muốn nói là không cần thiết, giống như người hầu hạ hai bên chẳng hạn.

Tăng sĩ chỉ mặc Koromo để tụng Kinh sáng, trưa và chiều hoặc tọa thiền hoặc lễ cầu siêu hoặc một số Phật sự quan trọng. Ngoài ra, mặc y phục đơn giản thôi. Thật ra, tùy quan niệm của mỗi người, việc mặc y phục bình thường hay lễ phục sao cho hợp lý là được rồi, có thể nói rằng không sao hiểu được, vì vấn đề y phục tùy thuộc vào nhiều quan niệmlập trường khác nhau. Thật ra, với Tông Tào Động, điều tâm đắc nhất là y phục của người Tăng sĩ không lệ thuộc hình tướng màu sắc, cũng không lệ thuộc vào phẩm vị.

III.4.4.2 Cà Sa

Cà Sa, còn gọi là “giải thoát phục”, mục tiêu hướng đến của người Tăng sĩ Phật Giáo. Ngoài ra, nghĩa tiếng Phạn là “thị xỉ sắc” màu trái thị và màu răng, bởi vì y phục của người Tăng sĩ Phật Giáo được may từ những mảnh vải may y được nhặt từ những đống rác và những ngôi mộ, giặt sạch, nhuộm vàng bằng nước bùn hoặc nước vỏ cây. Sở dĩ đắp y bằng những mảnh vải như thế là để từ bỏ tâm tham đắm thế gian, tâm chấp trước thích hay không thích, xả bỏ những ước muốn trong đời sống tu hành, thế cho nên y nầy gọi là “giải thoát phục”.

Theo nguyên tắc, cà sa phải được may bằng vải, vải gai thô xấu, với màu hoại sắc hổn hợp từ năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng và đen. Ngoài ra còn có những màu khác như: màu vàng, màu mộc lan, màu xanh đen, màu lam, màu vàng nghệ. Đôi khi cũng có cà sa màu hoa đào hay một số màu khác nhưng không thể tự ý quyết định sử dụng được.

Cà Sa có ba loại đó là: 

 An Đà Hội, y 5 điều mặc ở bên trong, lúc ở trong phòng một mình, khi làm việc, lúc đi du lịch v.v... Ở Nhật, chỉ còn danh từ mà thôi, thật sự là một mảnh y nhỏ choàng lên người . 

Uất Đa La Tăng, y 7 điều cũng còn gọi là y nhập chúng, mặc trong những lúc ăn cơm, ngồi thiền, thuyết pháp và trong thời gian tu học

Tăng Già Lê, y 9 điều, 11 điều, 13 điều, 15 điều, 17 điều, 19 điều, 21 điều và 25 điều, còn gọi là Đại Y. Đại Y dùng trong những thời gian như truyền giới, đi khất thực và đi ra ngoài.

Ngoài ra, còn có Phấn Tảo Y, theo như chữ nghĩa, là loại Cà Sa may bằng vải, nhuộm bằng bùn. Còn có Kim Lan Y, y làm bằng lá vàng, nguyên do Di Mẫu Đức Thích Tôn, Ma Ha Ba Xà Ba Đề cúng dường cho Đức Phật. Theo truyền thống Thiền Tông, Ngài Ma Ha Ca Diếp nhận y nầy, sau khi Đức Phật lâm chungPhật pháp chánh thức truyền trao cho Ngài Ca Diếp. Bây giờ trong các lễ nghi, y trang nghiêm của chư Tăng cũng được gọi là Pháp Y, dù rằng vật liệu dùng bằng rẻo nhỏ khâu lại thành một tấm Cà Sa truyền thống.
Giữa hai Đại Bổn Sơn Tổng Trì TựVĩnh Bình Tự, việc đắp y của chư Tăng cũng có nhiều vấn đề khác nhau, bởi tuân theo một số nguyên tắc hoặc là thông lệ nhất địnhlịch sử lâu đời, tạo thành những nét riêng biệt của Lưỡng Đại Bổn Sơn. Như màu của áo tràng, màu cà sa cũng có nhiều khác biệt tùy theo phẩm vị Pháp Giai và Tăng Giai. Điều đáng nói là làm sao trong điều kiện nào đó có thể, nên từ bỏ vấn đề may và đắp y đẹp.

Bàn đến Cà Sa cũng nên bàn đến Tọa cụ. Tọa cụ thường làm bằng vải, có thể không cần thiết trong những nghi lễ riêng biệt trong gia đình; nhưng hầu như trong các lễ nghi khác, bắt buộc phải có và được mang theo với Cà Sa, giống màu của Cà Sa, để trong tay áo làm sao tay mình có thể lấy được.
Tăng sĩ (từ Pháp Giai Hòa Thượng trở lên) bên trong mặc quần, có nịt buộc chặt thắt lưng, bên trên mặc áo ngắn tay, bên ngoài mặc áo tràng, có thắt dây đai dưới bụng, đắp cà sa ngoài cùng. Bên trái để Tọa cụ, bên phải để Phất Tử, Như Ý, cái Hốt v.v..Trên tay cầm tràng hạt. Chân đi giày màu trắng hai mũi hướng về phía trước, bên trong mang vớ (loại của Nhật).

Nếu là vị Đại Hòa Thượng trở lên, trên đầu còn đội mũ nữa. Khi vào nhà xí, bắt buộc phải cởi Cà Sa (y) áo, cởi giày, chỉ mặc một bộ đồ ngắn tay bên trong mà thôi.

III.4.5 Cải Cách Y Phục Và Lạc Tử

Thời Minh Trị, y phục của Tăng Sĩ Nhật đơn giản nhiều, còn gọi cà sa hay y phục cải cách, với hình thức ngắn tay, gọn nhỏ. Tay áo cũng đơn giản. Trước ngực vị Tăng chỉ đeo một sợi dây choàng, đôi khi còn mặc âu phục nữa. Trên đầu đội mũ bình thường, không cần thiết đội mũ Tăng lữ, đeo tràng hạt trên tay hoặc trên ngực, chân mang vớ Nhật màu trắng. Trường hợp nầy hiện rất phổ thông gọi là y phục giản đơn, tương tự như người Nhật sửa đổi y phục truyền thống của họ gọi là Bị Phong, để mặc cho đơn giản, và cũng giống như những người đàn bà khi đi ra ngoài ăn mặc y phục cải cách từ chiếc áo truyền thống. Tào Động Tông cũng không ra ngoài lệ ấy.

III.4.6 Chế Tác Phục Y

Chế tác Phục Y hầu hết là bằng vải có màu đen hoặc màu trà, hoặc màu xám, là y mặc để làm việc, vì muốn rằng khi làm việc, y phục cần nhẹ nhàng. Trên dưới chia ra hai phần rõ ràng. Áo bên trên tay ngắn, còn quần thì dài và nữa phần bên trên mặc bó lại. Y phục nầy chế biến từ chiếc áo của người Nhật, dùng để mặc làm việc vì thế chỉ mặc trong chùa, không được phép mặc khi đi ra ngoài đường. 

III.2 Thất Đường Già Lam

III.2.1 Sự Thay Đổi Kiến Trúc Của Tự Viện

Già Lam, nguyên ngữ bằng tiếng Sanscrit cổ, Ấn Độ là Shangarama, còn gọi là Tinh Xá, Chùa, Tự Viện. Kiến trúc Tự Viện Nhật Bản ảnh hưởng trực tiếp từ bán đảo Triều Tiên, gián tiếp từ Trung Hoa. Từ thời Bình An (Heian), mỹ thuật kiến trúc Nhật Bản mô phỏng theo hai dạng mỹ thuật kiến trúc Triều Tiên có từ thời Phi Điểu, và mỹ thuật Trung Hoa từ thời nhà Đường. Đến thời Kamakura, lối kiến trúc đó bị loại bỏ đi thay bằng lối kiến trúc thời Tống (Trung Hoa) hòa với lối kiến trúc thời Thất Đinh. Đến thời Đào Sơn mỹ thuật kiến trúc trở nên đẹp vô cùng, tạo nên phong cách mỹ thuật đặc biệt của thời đại nầy. Còn thời đại Giang Hộ (Edo), lại theo phong cách đơn giản, hiện đạiđộc lập, theo lối phong cách Âu Châu.

Kiến trúc Chùa, đặc biệt vào thời Kamakura thể hiện trọn vẹn phong cách Thiền ảnh hưởng mô thức Trung Hoa thời Đường, còn gọi là phong cách Thiền Tông, có nhiều điểm giống Lâm Tế Tông, Hoàng Bích Tông, Tào Động Tông, hẳn nhiên cũng không thiếu nhiều điểm khác biệt đặc thù.

III.2.2 Già Lam Của Tào Động Tông Là Nơi Chính Để Tu Hành

Thiền Sư Đạo Nguyên phối hợp những phiên bản Tự Viện Trung QuốcẤn Độ, suy nghĩ kiến tạo đạo tràng trang nghiêm của Tông Tào Động. Chùa Vĩnh Bình kiến tạo mô phỏng theo Chùa Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức ở tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa (bây giờ gọi là Thiên Đồng Tự). Tông Tào Động vẫn sử dụng từ “Thất Đường Già Lam“ có lẽ từ thời Giang Hộ (Edo), không có căn cứ nào chỉ cho nguyên thỉ của chữ nầy. Song cũng có thuyết cho rằng Tông Tào Động gọi là Thất Đường Già Lam cho những ngôi Chùa đầy đủ 7 gian như: Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường, Khố Viện, Tăng Đường, Dục Thất và Đông Ty. Ngoài ra, Chùa còn có tháp 3 tầng, tháp 5 tầng hay Đa Bảo Tháp, Xá Lợi Tháp v.v... những tháp nầy không gồm chung trong Thất Đường Già Lam. Chùa Thiền hay đặc biệt là Chùa của Tào Động Tông không có Tháp, nếu có, tháp được xây sau hoặc là xây với lý do nào đó, còn Chùa thuộc Tông Pháp Tướng và Tông Chơn Ngôn có xây tháp. 

Hình thức Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động theo thứ tự từ bên ngoài đi vào là: Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường, bên mặt là Khố Viện, trước có Dục Thất (phòng tắm rửa), bên trái là Tăng Đường, trước có Đông Ty (nhà vệ sinh). Tất cả đều có hành lang bao bọc xung quanh trở thành một hình vuông vức. Ngoài Thất Đường còn có những tòa nhà liên quan được xây dựng thêm. Càng về sau, ở những ngôi chùa nhỏ Thất Đường đơn giản chỉ còn Bổn Đường (Chánh Điện), Khố Lý (nhà kho), Khai Sơn Đường (Chỗ Thờ Tổ), Vị Bia Đường (nơi thờ vong). Cũng có nhiều hình thức biến dạng khác như thêm lầu chuông hay cổng tam quan, song chỉ là những trường hợp riêng biệt mà thôi. Nói chung các chùa đều giống nhau như thế, bởi trước nhất phải hợp với khả năng cho nên phải đơn giản, sẽ giải thích rõ về Thất Đường Già Lam dưới đây.

III.2.3 Sơ Lược Về Thất Đường Già Lam

Sơn Môn vừa chỉ cho cổng chính vào Chùa, vừa chỉ cho thế giới thanh tịnh, không có phiền não khổ đau. Cổng chùa thường có ba cửa, cửa lớn ở chính giữa, hai cửa nhỏ ở hai bên, còn gọi là Cổng Tam Quan, cũng gọi là Tam Môn. Ngoài ra, còn có những tên khác là: Quán Mộc Môn, Dược Y Môn, Anh Môn, Nhị Trọng Môn v.v... Tông Tào Động thường dùng Anh Môn và Nhị Trọng Môn. Ở phần hai bên trước cổng, thường an trí các vị Nhơn Vương. Trên Anh Môn (lầu) thường đặt tượng Phật, Bồ Tát hay các vị La Hán. Trên cao, treo một Phạn Chung (Đại Hồng Chung). Nếu chùa lớn, ngoài Sơn Môn còn có Tổng Môn (chỉ có một cửa ra vào), Tam Tùy Quan, Đống Môn, Dược Y Môn và Sắc Sứ Môn còn gọi là Hương Đường Môn.

Điện Phật còn gọi là Đại Hùng Phong Điện, Đại Hùng Điện, Đại Điện v.v... tọa lạc ngay chính giữa, trong đó có Tu Di Đàn thờ Đức Bổn Tôn Thích Ca Mâu Ni ngay trung tâm, hai bên trái phải của Phật, mỗi bên an trí một tượng Bồ Tát. Đa phần, thờ Đức Phật Thích Ca ở giữa (vị khai Tổ của Phật Giáo). Tôn Giả Ca Diếp trưởng tử Phật, Sơ Tổ Thiền Tông. Tôn Giả A Nan đệ tử thị giả của Đức Phật Thích Ca, vị Tổ Sư thứ hai, thị giả hầu Phật được nghe nhiều lời giảng nhất. Ngoài ra, còn thờ Tam Tôn Phật: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (biểu hiện Đức Phật trong hiện tại), Đức A Di Đà Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong quá khứ). Đức Di Lặc Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong tương lai). Tam Tôn Phật cũng còn được hiểu là: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù (biểu trưng cho trí tuệ Phật) và Bồ Tát Phổ Hiền (biểu trưng hạnh nguyện Phật). Phía đông của Phật Điện (từ ngoài nhìn vào phía bên mặt) thờ Đàn Thổ Địa hay thờ Bồ Tát Chiêu Bảo Thất Lang Đại Quyền Tu Lý. Phía Tây (phía trái từ ngoài nhìn vào) là Tổ Sư Đàn, thờ Sơ Tổ Đạt Ma. Thông thường bàn thờ làm bằng gạch hay đá, có chỗ để bày dâng lễ cúng. Đặc biệt, phần nghi lễ được tổ chức tại Phật Điện.

Pháp Đường là nơi vị Trụ Trì thuyết Pháp cho Tăng sĩ đang tu tập. Khi thuyết Pháp vị Trụ Trì được cung kính như đại diện chư Phật, chư vị Tổ Sưtrách nhiệm truyền trao giáo Pháp cho thính chúng, cho nên trong Pháp Đường không thiết tượng Phật nào cả. Tại Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự, có đặt tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát biểu trưng tâm từ bi bao la của Phật, một lý do khác, như đã trình bày ở trước, ở Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, Tổ Đường chính là Pháp Đường, nơi đó là Đại Tổ Đường được xem là một Đạo Tràng thuyết pháp của Tổ khai sơn Thiền Sư Oánh Sơn. Giữa Tổ ĐườngPháp Đường cũng còn có ý nghĩatôn trọng giữ gìn lời giáo huấn của Tổ. Tại Đại Tổ Đường nầy, đàn trên cao ở chính giữa, thờ tượng Tổ khai sơn Thiền Sư Oánh Sơn, hai bên trái phải thờ Thiền Sư Đạo Nguyên, Cao Tổ và thờ Thiền Sư Nga Sơn Chiêu Thạc, vị Tổ thứ hai của Tổng Trì Tự. Ngoài ra, các tượng của chư vị Tổ Sư cũng được thờ tại đây. Tại Pháp Đường thường có những thời Kinh sáng, trưa, tối và hầu như tất cả nghi lễ quan trọng đều cử hành tại đây.

Khố Viện hay Khố Lý thờ tượng Vi Đà Thiên và tượng Đại Hắc Thiên còn gọi là Đài Hương Tích, vừa là nơi chứa thực phẩm cho chư Tăng thường trụ và khách Tăng, vừa là nơi thâu nhận thực phẩm cúng dường, cũng là chỗ xay thóc.

Dục Thất, nhà tắm, có thờ tượng Tôn Giả Bạt Đà Bà La. Trong Chùa, Tăng Đường, Đông Ty và Dục Thất là ba nơi cần phải giữ thật trang nghiêm yên tĩnh, tuyệt đối cấm không được cười đùa, nói chuyện riêng tư, không được tạo ra âm thanh ồn ào. Ngay cả, tắm rửa kỳ cọ thân thể cho thanh tịnh cũng quan trọng như những việc tu hành khác.

Tăng Đường có nơi gọi là Vân Đường, cũng còn gọi là Tuyển Phật Trường, mà những chữ nầy được treo ngay ở chính giữa. Thông thường người ta còn gọi nơi nầy là Tọa Thiền Đường nhưng Tông Tào Động không gọi là Tọa Thiền Đường vì gọi như thế nghĩa là phân biệt chỗ hành thiền khác với nơi ăn uống. Tăng Đường là nơi mà chư Thánh Tăng và chư Bồ Tát thường lui tới, vốn gọi là Thánh Tăng Đường. Trong Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động cũng có những nơi quan trọng biểu trưng hiện hữu của Thần Thánh, cũng có thể gọi là nhiệm mầu thiêng liêng, mà tuyệt đối không ai, cả người trong Chùa lẫn người ở ngoài tự ý vào được.

Đồng thời, Tăng Đường chia làm hai phần, bên ngoài là nơi dùng cơm, uống nước của chư Tăng, bên trong còn gọi là Nội Đường hay Đường Nội thờ chư vị Thánh Tăng như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quan Thế Âm, cũng có Chùa thờ Tôn Giả Kiều Trần Như, trên cái Trang ngay chính giữa. Bên dưới thiết kế những chỗ ngồi thiền, gọi là Trường Liên Sàng, là những cái đơn cao chừng một mét, rộng chừng một chiếc chiếu (Tatami), để ngồi Thiền mặt hướng vào tường hoặc cửa sổ. 

Còn có những cái Đơn khác gọi là Hàm Quỹ, mặt bằng độ chừng 30 cm làm bằng gỗ, bên trong Hàm Quỹ (cái rương) đựng y áo và bình bát, phía dưới trải ra làm chỗ nghỉ, còn gọi là Tịnh Duyên, bởi vì chỗ nầy, vật nầy cũng dùng để làm nơi ăn uống. Tịnh Duyên có ý là ăn uống trong sạch thanh tịnh. Ngay cả ở bên ngoài cũng có kê những chiếc Đơn như thế. 

Bên ngoài còn có những giá treo chuông gọi là Tăng Đường Chuông, Ngoại Đường Chuông và có cả Pháp Cổ (trống) cũng như những pháp cụ khác để báo hiệu khi cần thiết. Những việc như đọc sách, viết lách, cạo tóc, khâu vá v.v.., đều thực hiện trong liêu chúng. Mô hình liêu chúng là giữa liêu đặt tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, hoặc tượng Hư Không Tạng Bồ Tát, chỉ có Hàm Quỹ (cái rương) và Tịnh Duyên (chỗ ăn) và liêu chúng gần Tăng Đường.
Đông Ty là Tiện Sở (cầu xí) cũng còn gọi là Tây Tịnh, nhưng chữ nầy bây giờ không còn dùng đến nữa, ở nơi nầy thường để tượng Điểu Sô Sa Ma Minh Vương.

III.2.4 Trường Hợp Những Tự Viện Thông Thường

Tóm lại, các vấn đề xây dựng như thế nào, ai xây, xây ở đâu, khi nào của các chùa thuộc Tông Tào Động lệ thuộc vào vấn đề xã hội địa phương và nguyện vọng của mọi người nữa. Thật ra, mỗi chùa có mỗi điều kiện, mỗi tính cách và mỗi mục đích khác nhau, không thể phán đoán chung chung được, tuy nhiên, có thể phân loại ra như sau:

Thứ nhất, Tu Hành Tự là tự viện như một đạo tràng dùng để tu tậptọa thiền. Những tự viện nầy vốn có liên hệ với Tông Tào Động từ xưa, như Lưỡng Đại Bổn Sơn, mà dù cho chùa ấy có gì đặc biệt đi chăng nữa, thì vấn đề căn bản vẫn là chỗ để tu hành theo Tông Tào Động 

Thứ hai, Bồ Đề Tựtự viện để lễ báiphụng thờ Ngài Hoằng Pháp Đại Sư, Ngài Quan Thế Âm, Thất Phước Thần, Linh Trường, thường thấy nơi các chùa thuộc Tông Pháp Tướng, Tông Hoa Nghiêm, Tông Thiên Thai, Tông Chơn Ngôn v.v... về sau dù đã đổi sang Tông Tào Động nhưng vẫn còn giữ tôn phong cũ.

Thứ ba, Kỳ Thọ Tự là chùa thờ Đức Quan Âm, Ngài Dược Sư, Ngài Địa Tạng, Ngài Bất Động, các vị Tổ Sư, Thần Lúa, Thiên Cẩu v.v... vì nhu cầu của mọi người đến tự viện lễ bái cầu nguyện.

Thứ tư, Quán Quan Tự là chùa lịch sử danh lam thắng cảnh, gần gũi mọi ngườicảnh trí đẹp, được nhiều người tới lui vãn cảnh.

Tuy nhiên, trừ Lưỡng Đại Bổn Sơn và những tự viện lớn, còn các chùa thuộc Tông Tào Động về hình thức căn bản là những Già Lam theo mô hình: Sơn Môn, Bổn Đường, Khai Sơn Đường, Vị Bi Đường, Khố Lý, Chung Lầu, Tọa Thiền Đường v.v... mà chúng ta lần luợt tiếp xúc với những phần nầy.

Sơn Môn thờ tượng Nhân Vương, trên lầu cao thờ tượng Phật, Bồ Tát, nhưng cũng có nơi không có, bởi vì những chùa nhỏ nhiều khi không có Sơn Môn (cửa ra vào) nữa, đôi khi chỉ khắc tên chùa trên phiến đá thay cho cổng tam quan.

Bổn Đường cũng còn gọi là Phật Điện hay Pháp Đường, bên trong thờ Bổn Tôn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc thờ Tam Tôn, song chính giữa vẫn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế nhưng, tùy theo sự thành lập của tự viện, có những đặc thù riêng, không phải hoàn toàn giống nhau, có chùa thờ Đức A Di Đà Như Lai, Đại Nhật Như Lai, Dược Sư Như Lai v.v... có chùa thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Bất Động Minh Vương, Biện Tài Thiên và cũng còn nhiều tượng khác nữa. Tựu trung vẫn là hình tượng chư Phật và chư Bồ Tát mà ở đây có thể rõ thêm rằng đó là đặc trưng Phật tánh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rộng lớn bao la như thế.

Trên bốn bức tường chung quanh Bổn Tôn trong Chánh Điện thường có 18 vị A La Hán. Hai bên tả hữu của Bổn Tôn thường thờ tượng Chiêu Bảo Thất Lang Đại Quyền Tu Lý Bồ Tát và tượng Đạt Ma Đại Sư. Sau Chánh Điện ngăn ra hai bên phải trái thờ linh vị của Tín Đồ Phật Tử.

Tại Bổn Đường (Chánh Điện) sáng, trưa, tối đều có tụng Kinh, nơi đây thường cử hành những nghi lễ cầu an, cầu siêu, thuyết pháp, lễ hằng thuận v.v...

Khai Sơn Đường tiếp giáp sau Bổn Đường, ở giữa thờ Ngài Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư hay Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư. Ngoài hai vị Tổ Sư, còn thờ tượng bằng gỗ của vị Hòa Thượng khai sơn chùa ấy nữa. Hai bên phải trái thờ tượng của các vị Trụ Trì, linh vị của những người sáng lập chùa, nơi đây cũng thờ linh vị Tín Đồ nữa, miễn sao ở giữa có nơi làm lễ là được. Phía trước còn bàn kinh, có gối để lạy, có chuông mõ hai bên.

Vị Bi Đường là nơi linh vị Tín Đồ. Thông thường có thể thờ ở phía sau Chánh Điện hay Khai Sơn Đường, nhưng tùy địa phương Vị Bi Đường được xây riêng một nơi biệt lập bên ngoài Bổn Đường hay Khai Sơn Đường. Ở giữa, thờ tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi gia đình có mỗi bàn thờ nhỏ và tự quản lý, cúng dường và tự mỗi gia đình đến chùa chăm sóc lấy.

Khố Lý được xây dựng ở bên phải Chánh Điện và mặt hướng về Chánh Điện. Nơi đây gồm có hành lang, phòng tiếp lễ vật, phòng khách, phòng ở của vị Trụ Trì, phòng ở của gia đình Trụ Trì, phòng sinh hoạt, phòng chuẩn bị, phòng ăn, phòng tắm, nhà vệ sinh v.v... Tùy theo chùa, Khố Lý lớn hay nhỏ, có chùa Khố Lý còn lớn hơn Chánh Điện nữa.

Tọa Thiền Đường được xây dựng phía bên trái hướng về Chánh Điện, đối diện tương xứng với khố lý. Cũng tùy điều kiện đất đai, đôi khi được thiết lập ngay tầng dưới của Khai Sơn Đường, những chùa không có Tọa Thiền Đường, có thể dùng Chánh Điện hay Khai Sơn Đường thay thế.

Lầu Chuông được thiết kế ở một góc vườn. Mỗi sáng tối thỉnh chuông nhứt định vào một thời điểm nào đó. Chùa nào không có lầu chuông, thường treo chuông bên ngoài cửa hay bên trong Chánh Điện.

Ngoài ra, trong vườn còn xây những nơi như: Đại Sư Đường, Trấn Thủ Đường, Đạo Hà Đường (nơi thờ Thần Lúa), Thần Xã, Sáng Khố v.v...

III.2.5 Công Việc Của Các Vị Tăng

Già Lam không phải chỉ thờ Phật, mà với người sống, nơi đây là những Đạo Tràng tu hành để thành Thánh, thành Phật. Già Lam của các chùa tu Thiền, như đề cập ở trên, được tổ chức theo thể thức sinh hoạt cộng đồng với mục đích tu hành. Riêng Thiền Tông, đặc biệt Tào Động Tông, có sự phối trí khác biệt. Chư Tăng ở chùa tu hành, tất cả nhất định phải phân công công việc để làm, không ai không làm việc, những công việc từ thời Lưỡng Tổ Đại Sư cho đến bây giờ vẫn thế. Được gọi là người tu, việc đầu tiên ở chùa, phải có khả năng làm việc hiệu quả. Không những chỉ riêng người tu ở chùa Tu Hành Tự, mà cho tất cả những tự viện lấy chùa Tu Hành Tự làm căn bản. Chư Tăng trong chùa phải làm việc được giải thích như sau:

Trụ Chức nghĩa là viết tắc của Chức Trụ Trì, người có trách nhiệm lớn lao đối với chùa. Với tư cách là “Tôn Giáo Pháp Nhơn” đại biểu cho chùa đó. Nếu chùa lớn, cũng còn xưng là Sơn Chủ thay cho Trụ Trì, đôi khi thay đổi gọi là Đường Đầu Hòa Thượng, mà thông thường gọi là Phương Trượng, Đường Đầu hoặc Hòa Thượng. Có nơi gọi vị Trụ Trì là Ojutsusan và Hòa Thượng là Ossan.

Quản Thủ là Chức Vụ của hai đại Bổn Sơn, cũng còn gọi là Quản Thủ Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự và Quản Thủ Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự. Ở hai Đại Bổn Sơn còn có vị Phó Quản Thủ, vị thứ hai sau Quản Thủ nữa.

Tây Đường là nơi ở của những vị Cao Đức do vị Trụ Trì cung thỉnh đến để chỉ đạo các Phật sự, bình thường vị Tăng nầy đứng sau vị Trụ Chức.

Giám Viện nghĩa là người thay thế vị Trụ Trì, làm Tổng Quản quán sát tất cả những công việc và mọi vấn đề hành chánh của chùa. Trước đây, vị nầy đứng đầu trong bảng Lục Hòa, mà có nơi gọi là Giám Tự. Ngoài ra còn có Phó Giám Viện thay thế việc điều hành mỗi khi vị Giám Viện vắng mặt .

Hậu Đường là chỗ hành trì của vị Tăng trực tiếp chỉ đạo.

Đơn Đầu là ngôi vị thứ hai của vị Tăng ở Hậu Đường đang hành trì và trực tiếp chỉ đạo

Phó Tự là vị Tăng lo việc chi tiêu của chùa, lo trọn một trong 6 phép hòa kính.

Tri Khố là vị Tăng lo quản lý thức ăn, tiền bạc và giúp đỡ cho vị phó Trụ Trì.

Duy Na là người giúp đỡ cho vị Hậu Đường và Đơn Đầu, chỉ đạo và hướng dẫn chư Tăng tu hành, quản lý Tăng Đường, tụng khai Kinhhồi hướng mỗi thời tụng Kinh, giữ vững kỷ cương một trong 6 phép hòa kính, tuy nhiên, có chùa xem đây là việc của vị Giám Tự.

Duyệt Chúng là vị giúp đỡ cho Duy Na, phần vụ thủ mõ.

Đường Hành cũng là nhiệm vụ của Duy NaDuyệt Chúng, phải gõ khánh, tụng khai Kinhhồi hướng trong mỗi thời công phu tụng Kinh.

Điển Tọa là vị Tăng lo việc ăn uống vâng giữ một trong 6 phép lục hòa.

Phó Điển còn gọi là Phạn Đầu, vị Tăng hổ trợ giúp việc cho Điển Tọa.

Trực Tế là vị Tăng chuyên lo việc chấp tác, trùng tu sửa chữa Già Lam, chữa đường sá, cũng là người vâng giữ một trong 6 phép lục hòa.

Tri Khách là vị Tăng lo việc tiếp đón khách.

Thị Chơn là vị Tăng chăm sóc chỗ thờ Tổ Khai Sơn.

Cúng Chơn là vị Tăng giúp đỡ Thị Chơn, cũng gọi là Truyền Cúng.
Tri Điện là vị Tăng quản lý Phật ĐiệnPháp Đường. Người phụ tá gọi là Diện Hạnh.

Thượng Sự là vị Tăng lo việc thư ký, bảo quản văn thơ giấy tờ.

Tri Dục cũng còn gọi là Dục Chủ, vị Tăng quản lý nhà tắm.

Thị Cục Trưởng là vị Tăng thân cận, chăm lo và giúp đỡ vị Trụ Trì. Ở hai Đại Bổn Sơn những vị nầy hổ trợ vị Quản Thủ.

Thị Giả là vị Tăng thân cận hầu hạ vị Trụ TrìChư Tôn Đức đến thăm chùa. Có 5 loại Thị Giả chánh thức như:

Thiêu Hương Thị Giả, là người có trách nhiệm lo việc hương đăngdâng hương cho vị Trụ Trì, mỗi khi có lễ.

Thư Trạng Thị Giả là vị lo vấn đề thư từ cho vị Trụ Trì.
 Thỉnh Khách Thị Giả là vị Tăng lo ứng đối tiếp đãi khách của vị Trụ Trì.

Y Bát Thị Giả là vị Tăng lo Pháp Y cho vị Trụ Trì.

Thang Dược Thị Giả là vị Tăng lo thức ăn và thuốc men cho vị Trụ Trì

Thông thường chỉ hai hay ba vị kiêm nhiệm luôn.

Thị Thánh nghĩa là Thị Giả của chư Thánh Tăng thờ tại Tăng Đường (như Ngài Văn Thù Bồ Tát), lo việc cúng dường nước hoặc trà nóng lên Bồ Tát.
Giảng Sư nghĩa là vị Thầy thường giảng nghĩathuyết pháp cho Chư TăngTín Đồ.

Tạng Chủ tức là vị quản lý tạng Kinh và điện thờ có nhiều bảo vật.

Tịnh Đầu là vị Tăng quản lý Đông Ty (nhà xí).

Tấu Giả là vị Tăng có trách nhiệm thông tin cho khách hoặc những liêu xá, khi có những việc cần thiết.

Thủ Tọađịa vị cao nhất của chư Tăng, còn gọi là Thượng Tọa.

Thư Ký nguyên là chức vụ Thị Giả Thư Trạng, phụ trách những công việc phụ giúp vị Thủ Tọa liêu, thường ngồi ở vị trí thứ hai sau Thượng Tọa.

Biện Sự là vị Tăng còn trẻ luôn ở bên vị Thư Ký, Thủ Tọa, nơi liêu Thủ Tọa.

Hành Giả là vị Tăng còn đang tu học, gần gũi thân cận, làm các công việc.
Ngoài ra, ở Điện Đường, Điện Ty, Đường Ty, Phật Điện, Pháp Đường khi có lễ, vị thỉnh chuông gọi là Chung Ty, vị lo công việc trong Tăng Đường gọi là Trực Đường, vị lo việc dọn dẹp gọi là Thanh Tảo Đương Phiên v.v... nhiều lắm không thể ghi chi tiết ra đây hết. Vả lại, còn có khá nhiều công việc như xuất bản, bố giáo, và nhiều việc không cần có chức vụ ở Lưỡng Bổn Sơn nữa, song tùy theo tính chất quy mô hay đơn giản của chùa, tùy theo địa phương, tùy theo xã hội mà công việc có thể tùy nghi sửa đổi thêm hay bớt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10129)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10395)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9671)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 23588)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 11829)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10719)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10063)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 28663)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 21595)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 29387)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 11380)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 12361)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
(Xem: 26302)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 31008)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25308)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22785)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 13038)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21908)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 12217)
Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất giatại gia (chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ).
(Xem: 14123)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 12409)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 11228)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10681)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 38043)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 13661)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
(Xem: 13448)
Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương.
(Xem: 12334)
Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này.
(Xem: 12578)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạchsáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
(Xem: 12047)
Theo truyền thống các nước Phật giáo Nguyên thủy, ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người biết đến với cái tên thân thiết hơn, đó là ngày lễ Vesak.
(Xem: 10714)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11205)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 23348)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
(Xem: 33171)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 12781)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
(Xem: 7381)
Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển.
(Xem: 12182)
Hôm nay mùa Phật đản Nắng xuân rọi chói chang, Chim reo hót muôn ngàn Chốn đạo tràng thênh thang
(Xem: 12600)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
(Xem: 12029)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12854)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11934)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10684)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11351)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11647)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10851)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10781)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10362)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10469)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10697)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10623)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11899)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10683)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12727)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10793)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11372)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11085)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11616)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10505)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11245)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12292)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11144)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12483)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11411)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11494)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11286)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11572)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12984)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14153)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 10997)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11856)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13145)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11557)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11405)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10916)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11271)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10800)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11052)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10868)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10236)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17098)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10994)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10858)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10400)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10743)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11377)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11064)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10563)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11369)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10340)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10651)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12750)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 19232)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19665)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21253)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20297)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19720)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19011)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20441)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21059)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17909)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21790)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant