Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tinh hoa của Phật giáo Đại thừa

05 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10427)
Tinh hoa của Phật giáo Đại thừa

TINH HOA CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Thích Kiên Định

Phật tánh ấy là giao điểm trên cùng tầng số giác ngộ và đồng nhịp điệu với Pháp thân của đức Như Lai. Đón mừng Phật đản chính là để khơi cái tánh giác nơi thâm cung trong tiềm thức của mỗi chúng ta. Phật tánh khi đã được hiển bày mầu nhiệmchói sáng thì cũng tợ như vừng hào quang chiếu diệu trong ngày Đản sanh được tôn trí trên những lễ đài cao nhất và thiêng liêng nhất cho thập phương bá tánh vãng lai chiêm ngưỡnglễ bái. Phật tánh ấy cũng là chất liệu bi trí toàn giác và linh hiển, vi diệumầu nhiệm đã được Āsaṅga (Vô Trước) trình bày trong Nhiếp Đại Thừa Luận. Nói về Phật tánh cũng ngụ ý trỏ đương thể ‘không tánh’ thường trụ trong Như Lai tạng,[1] một trong những danh xưng của A-lại-gia. Bản giác và tánh giác của chúng ta, không phải chỉ trong mỗi một ngày Đản sanh; vì nếu khi lễ Đản sanh qua đi, thì tánh giác cũng ngủ vùi, như đèn hoả châu vụt sáng trên khoảng không rồi tắt lịm, 364 ngày còn lại Phật tánh cũng bị bụi trần che khuất, thế giới của ‘ngũ ma’ lộng hành; như thế việc cung đón Phật đản thiếu đi những ý nghĩa trọng đạithiêng liêng. Vậy chẳng phải chua xót lắm hay sao? Để trợ duyên cho chúng ta khơi lại bản giác sống với tánh giác, đã có vô lượng pháp môn, như: công phu, lễ sám, niệm Phật, thiền hành, tu quán, v.v... cho mọi tầng lớp, hợp mọi căn cơ. Còn ở đây, Nhiếp Luận được cân nhắc như là tinh hoa của Phật giáo Đại thừa. Dĩ nhiên nó không phải là Phật tánh, nhưng chính chúng ta dụng nó làm phương tiện để phát huy nguồn tuệ giác; vì Phật tánh hay chân lý không phải là ngón tay chỉ trăng, cũng không phải là bổn luận này mà chỉ là phương tiện.

Vô số phương tiện là những lời Phật dạy đang còn trong Tam tạng giáo điển. Đức Thế Tôn tuy đã diệt độ, nhưng Pháp thân của Ngài vẫn thường hiện hữu trong tất cả chúng sanh. Pháp thân ở đây là một trong Tam thân Phật; vì nó vô tướng cho nên vô trụ; vì vô tướng cho nên hàng phàm phu không thể thấy được; hàng Nhị thừa thì ít lưu tâm để ý; còn hàng Tân học hay Sơ học Bồ-tát thì chỉ có khái niệm khi tỏ khi mờ, lúc ẩn lúc hiện, hoặc có thấy một phần nào nhưng chưa thấu đáo; chỉ có hàng Bồ-tát thượng căn thượng trí mới có thể thấy một cách rốt ráo rằng Pháp thân của Như Lai vẫn luôn an trú bên trong tạng thức[2]. Nếu là những Bồ-tát chơn chánh, luôn tinh tấn hành Thập độ để chứng nhập Thập địa, tận trừ Thập chướng thì mới có đủ năng lực chứng nhập Thập Chơn-như.[3] Chứng Thập Chơn-như cũng là địa bàn hoạt động, là cảnh giới hay trú xứ của chư Phật và của những Bồ-tát thượng thượng căn, thượng thượng trí. Đây nhấn mạnh đến nghĩa lý siêu việt của "vô trụ";[4] chính vì vô trụ, cho nên vô ngại; vì vô ngại cho nên ở bất kỳ nơi đâu, trong bất kỳ cảnh giới nào nó cũng thường hiện hữu. Đối với Báo thân của đức Phật, về lãnh vực ‘sự’, thì nó đã quyện vào thất đại[5] và đã trở thành khí thiêng ngút trời của xứ Kusinara trong lịch sử Ấn; còn Pháp thân (Dharmakāya) của Ngài, về lãnh vực ‘lý’, thì luôn có mặt trong tất cả các loài hữu tình từ vô lượng kiếp đến nay. Đây trỏ cho Phật tánh (Buddhatā) như đã được nói trong kinh Pháp Hoakinh Phạm Võng: "nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh".

Chừng hạ bán thế kỷ thứ năm trước CN, khi pháp âm của đức Thế Tôn đã đi vào thinh không, thì Pháp thân của Ngài dường như đã trở nên mờ nhạt trong ý niệm của những người theo Phật giáo Bộ phái. Nó chỉ bắt đầu vụt sáng trong lòng của những người theo Śarvāstivādas (Nhất Thiết Hữu Bộ), Śammitīyas (Chánh Lượng Bộ) và dần dần toả sáng trong tâm thức của những người theo Mahāsaṅghikas (Đại Chúng Bộ), rồi bừng sáng chói lọi trong khoảng thời kỳ Phật giáo Đại thừa (thế kỷ thứ I trước và sau CN), manh nha và hình thành, phát triển và cực thịnh. Đó là thời kỳ Chánh pháp, mà cả Aśvaghoṣa (Mã Minh, chừng 80 trước CN đến 100 sau CN) và Nāgārjuna (Long Thọ, 100-200; hoặc 150-250 sau CN) hai bậc Thánh tăng vô tiền khoáng hậu đã đóng góp vĩ đại cho Phật giáo Đại thừa.[6] Aśvaghoṣa (Mã Minh) và Nagārjuna (Long Thọ), cả hai ngài đã nghiễm nhiên trở thành những bậc Siêu Vĩ nhân trong những bậc vĩ nhân của thời kỳ này tại Ấn-độ. Phật giáo vẫn chói sáng gần ba thế kỷ, rồi trở nên nguôi ngoa hơn nửa thế kỷ thứ ba. Khí thiêng của Phật giáo Đại thừa đã bừng sáng trở lại chừng khoảng nửa sau của thế kỷ thứ 3, mà chói sáng nhất trong thế kỷ thứ tư. Đó là để nói "tinh hoa của Phật giáo Đại thừa" đã được phục hưng trong thời kỳ của ngài Maitreya (Di Lặc) và thật sự chói sáng nhất trong thế kỷ thứ tư; thời Tượng pháp mà Āsaṅga (Vô Trước, 310-390) và Vasubandhu (Thế Thân, 320-400) là hai bậc siêu vĩ nhân, nổi tiếng nhất và chói sáng nhất trong lịch sử Phật giáo Ấn-độ. Thời Tượng pháp ấy đã thật sự biểu hiện trong thế giới của Nhiếp Luận và nhiều tác phẩm như sẽ đề cập dưới đây của Āsaṅga, và nó cũng biểu hiện trong Triṁsikā vijñaptikārikā (Tam Thập Tụng Luận), Madhyānta-vibhāga-śāstra (Biện Trung Biện Luận), Mahāyāna-vijñaptiśāstra (Đại Thừa Duy Thức Luận) ... của Vasubandhu mà hôm nay chúng ta có đủ thiện duyên được nếm lại một phần nào hương vị giải thoát của ánh đạo vàng, thưởng thức lại thượng vị đề hồ của Chánh pháp và tắm gội trong ánh sáng của bi trí, trong pháp vị của cam lồ, của dòng suối pháp đã đang và sẽ mãi còn vang vọng trong Mahāyāna-saṃparigraha-śāstra (Nhiếp Đại thừa Luận) này.

Tác giả của Nhiếp Luận là Āsaṅga; Tàu phiên âm là A-tăng-già, với ý nghĩa tôn xưng là "Vô chướng ngại", một trong những người sáng lập phái Yogācāra (Du-già) của Phật giáo Đại thừa ở Ấn-độ. Ngài người puruṣa-pura, thuộc Tây Bắc Ấn, nước Gandhāra (Kiền-đà-la). Cụ thân sinh ngài là Kauśika (Kiều-thi-ca), một Quốc sư dòng Bà-la-môn, có ba anh em đều gọi là Vasubandhu (Thế Thân). Ban đầu Ngài xuất gia tu học theo phái Sarvāstivāda (Nhất-thiết-hữu Bộ). Ngày nọ, ngài tư duy và quán về nghĩa không mà chẳng có thể nhập được; ngay lúc ấy, ở phía trước có piṇḍola (Tần-đầu-la) từ phía đông Videha (Tỳ-đề-ha) đi đến vì ngài mà giảng nói cách quán nghĩa không của Tiểu thừa. Ban đầu vừa nghe qua liền ngộ nhập, song đối với nghĩa ‘không’ này ý vẫn chưa thoả mãn, theo Phật Quang Đại Từ Điển, ngài bèn dùng thần thông lên cung trời Đâu-suất để thọ giáo với Di-lặc Bồ-tát mong được chỉ dạy về cách quán ‘không’ của Đại thừa. Khi trở về thực hành đúng như thuyết đã học, ngài liền đạt được phương thức quán không ấy. Sau nhiều lần được Di-lặc Bồ-tát trao truyền giáo nghĩa sâu xa của Đại thừa, như: Yogācārabhūmiśāstra (Luận Du-già-sư Địa), Madhyānta-vibhāga-kārikā (Biện Trung Biên Luận Tụng) v.v... ngài bắt đầu thu nạp đồ chúng rồi tuyên thuyết về giáo nghĩa của bộ luận ấy cho họ. Nhờ xiển dương pháp môn Mahāyānayogācāra (Đại thừa Du-già) và pháp tướng của Đại thừa, mà đặc biệt nhất là toàn bộ tinh hoa của Phật giáo Đại thừa được thâu tóm trong Mahāyāna-saṁparigraha-śāstra (Nhiếp Đại thừa luận) đã được quảng bá khắp nơi. 

Ngoài ra, Ngài đã không ngừng phát huy giáo nghĩa Đại thừa trên nhiều lãnh vực khác nhau về tâm lý giáo dụctâm lý triết học Phật giáo bằng cách chú giải nghĩa lý trong Tam tạng mà nổi bậc nhất là trước tác nhiều bộ luận thuộc về pháp tướng Duy thức và Du-già tông. Mặt khác, Ngài đã khuyến hoá người sư đệ của mình, Vasubandhu[7] (Thế Thân) trở về với Phật giáo Đại thừa. Từ đây, cả hai đã trở thành đại biểu nổi tiếng nhất trong lịch sử tư tưởng pháp tướng duy thức tông và Du-già tông tại Ấn độ. Và cũng từ đây, thế kỷ thứ 4, bắt đầu khai sinh ra một kỷ nguyên mới, thời kỳ vàng son và chói sáng nhất, thời đại Tượng pháp trong lịch sử Phật giáo Đại thừa

Ngài Maitreya Bodhisattva (Bồ-tát Di Lặc), theo truyền thuyết, được cân nhắc như là Sơ Tổ của tông Duy thức, còn Āsaṅga và Vasubandhu chỉ là những người kế thừa. Āsaṅga và Vasubandhu, một mặt dựa vào hai kinh nền tảng của Duy thức: Sandhinirmocana (Giải Thâm Mật), Laṅkāvatāra (Lăng-già),[8] mặt khác đã sử dụng những bộ luận, như: Mahāyāna-śūtralaṅkāra (Đại thừa Lăng-già) Madhyānta-vibhāga (Biện Trung Biên) cũng như Yogācāra-bhūmi (Du-già Sư Địa) do Bồ-tát Maitreya đã thuyết, cùng với những tác phẩm trước tác và chú thích của mình, cả hai Āsaṅga và Vasubandhu đã không ngừng xiển dương cùng tột giáo nghĩa thâm áobí tạng của Như Lai và đã thật sự đưa trường phái này đến cực điểm của nó trong suốt thời sinh tiền của họ. Bởi sự tâm đắc qua lời dạy của bậc Thầy_Maitreya, Āsaṅga đã chủ trương mệnh danh cho trường phái của ngài là ‘Yogācāra’ (phái Du-già, hoặc Du-già Tông); trong khi đó ‘Vijñānavāda’ là một thuật ngữ khác được Vasubandhu đặt tên.[9]Yogācāra thiên trọng nhiều đến vấn đề thực hành; trong khi đó Vijñānavāda (phái Duy thức) nhấn mạnh đến những đặc trưng siêu hình thuộc về những lãnh vực tâm lýtâm lý triết học của Phật giáo. Đây cũng là tính chất đặc thù nhất của Duy thức tông, dù vẫn biết Duy thức đã được ngài Aśvaghoṣa (Mã Minh) hình thành nền tảng của Phật giáo Đại thừa bằng tác phẩm tiêu biểu: Mayāyāna-śraddhotpāda-śāstra (Đại Thừa Khởi Tín Luận), mà nó có nguồn gốc từ những kinh Đại thừa vừa nêu. 

Với pháp bảo sẵn có của đức Như Laitư tưởng được thụ giáo từ Maitreya cùng với khả năng siêu phàm vốn có của mình, ngài Āsaṅga đã trước tác rất nhiều tác phẩm vô cùng quan trọng cho cả Duy thức và Du-già tông. Ngoài tác phẩm nổi tiếng nhất và phổ biến nhất của ngài như đã nói, còn có 7 bộ luận quan trọng khác của ngài, là: (1) Prakaraṇarayavācā-śāstra (Hiển Dương Thánh Giáo Luận), 20 quyển, thời đường, Huyền Tráng dịch, Đại Chính [ĐC] 1602; (2) Prakaraṇarayavācā-śāstra (Hiển Dương Thánh Giáo Luận Thích), 1 quyển, thời Đường, Huyền Tráng dịch, ĐC 1603; (3) Vajracchedika-prajñā-pāramitā-śāstra (Năng Đoạn Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật Đa Luận Thích), 3 quyển, Thế Thân thích, thời Đường, Nghĩa Tịnh dịch, ĐC 1513; (4) Vajracchedika-prajñā-pāramitā-sūtra-śāstra (Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật Kinh Luận Tụng), 1 quyển, thời Đường, Nghĩa Tịnh dịch, ĐC 1514; (5) Vajracchedika-prajñā-śāstra (Kim-cang Bát-nhã Luận), 2 quyển, thời Tuỳ, Bodhigupta (Đạt-ma Cấp-đa) dịch, ĐC 1510; (6) Thuận Trung Luận, hay Thuận Trung Luận Nghĩa Nhập Đại Bát-nhã Ba-la-mật Kinh Sơ Phẩm Pháp Môn, 2 quyển, Nāgārjuna (Long Thọ Bồ-tát) tạo, Āsaṅga thích, thời Hậu Nguỵ, Cù-đàm Bát-nhã Lưu Chi (Prajñāruci) dịch, ĐC 1565; và (7) Lục Môn Giáo Thụ Tập Định Luận Tụng, 1 quyển, Āsaṅga tác, Bồ-tát Thế Thân thích, thời Đường, Nghĩa Tịnh dịch, ĐC 1607.[10] 

Nhiếp Luận được ra đời sau thời Phật giáo Đại thừa bị ngắt quãng khoảng nữa thế kỷ. Nhờ nội dung hàm súcthâm áo đang thâu tóm toàn bộ tinh hoa của Phật giáo Đại thừa trên nhiều lãnh vực khác nhau, cho nên nó đã thu hút đông đảo những đại Luận sư của Phật giáo nổi tiếng và những dịch giả uyên bác suốt những thế kỷ sau đó. Trước đó ngoài tác phẩm tiên phong Đại Thừa Khởi Tín Luận của Aśvaghoṣa, còn có Madhyamika(vāda) (trường phái Trung Quán) được Nāgārjuna sáng lập đã không ngừng xiển dương tột cùng tinh thần Bát-nhã xuyên qua Bát bất trong Trung Luận, và nó cũng đã được Āryadeva (Đề-bà), đệ tử của Nāgārjuna, kế thừa và phát huy chói sáng. Về sau, nó đã dần dần chuyển mình và hợp thành một thể thống nhất với Pháp tướng tông cùng chủ trương và nhấn mạnh đến svabhāva (tánh) của tất cả các pháp. Với tầm quan trọng và tư tưởng thâm áo của nó, Nhiếp Luận đã được nhiều vị đại Luận Sư phiên dịch và chú thích thành 7 tác phẩm khác nhau, như: (1) Nhiếp Đại Thừa Luận, Āsaṅga tác, 2 quyển, Hậu Nguỵ, Buddhaśānta (Phật-đà Phiến-đa) dịch năm 531, ĐC 1592; (2) Nhiếp Đại Thừa Luận, Āsaṅga tác, 3 quyển, thời Trần, Paramārtha (Chân Đế) dịch năm 563, ĐC 1593; (3) Nhiếp Đại Thừa Luận Bổn, Āsaṅga tác, 3 quyển, Huyền Trang dịch năm 648-9, ĐC 1594; (4) Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, Vasubandhu (Thế Thân) thích, 15 quyển, thời Trần, Chân Đế dịch, ĐC 1595; (5) Nhiếp Đại Thừa Luận Thích Luận, Thế Thân tạo, 10 quyển, thời Tuỳ, gồm nhiều Luận Sư, như: Gupta (Cấp Đa), Hành Củ.... dịch, Đ C 1596; (5) Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, Thế Thân tạo, 10 quyển, thời Đường, Huyền Tráng dịch, ĐC 1597; và (7) Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, Bồ-tát Vô Tánh tạo, 10 quyển, thời Đường, Huyền Tráng dịch, ĐC 1598. 

Đối với việc phiên dịch như những tác phẩm vừa nêu cho thấy rằng bộ Nhiếp Đại Thừa Luận của ngài Āsaṅga đã được Vasubandhu và những vị đại Luận sư Ấn-độ và Trung-hoa trước tác và chú thích thành nhiều bản khác nhau. 

Ở Trung-hoa, Nhiếp Đại Thừa Luận đã được ngài Paramārtha (Chân Đế), người sáng lập trường phái Kośa (Câu Xá), dịch sang Hoa ngữ (bản thứ 2 trong 7 bản trên) trở thành huyết mạch và làm nền tảng của phái Nhiếp Luận. Trường phái Nhiếp Luận, do ngài Chân Đế sáng lập, là người đi trước trường phái Duy thức tông tại Trung-hoa sau này.[11] 

Việt Nam, về tác phẩm Nhiếp Đại thừa Luận, hiện chúng ta chỉ biết một bản Việt dịch của Hoà Thượng Trí Quang với tựa đề "Nhiếp Luận". Bản này nghĩa lý được dịch rất thoáng, dễ hiểu; vì có sự đối chiếu, kê cứu và tham khảo cả bản sớ giải trọn bộ của ngài Mật Lâm đăng trong Hải Triều Âm, cùng với bản sớ giải phần đầu và phần cương yếu của ngài Thái Hư cũng như bản Nhiếp Đại Thừa Luận Giảng Ký của những vị Pháp sư, như: Ấn Thuận, Diễn Bồi, Diệu KhâmVăn Tuệ.[12]

Thông thường khi trước tác hoặc tạo Luận, phần lớn những vị Đại Luận Sư đã tinh thông cùng tột giáo nghĩa thâm áo của đức Phật, thẩm thấu rốt ráo bí tạng của Như Lai. Đây là điều tất yếu; vì nó bắt nguồn từ sự tín kính đức Thế Tônhạnh nguyện độ sanh với một hoài bão duy nhất là khiến cho giáo lý Phật đà luôn được duy trì và được quảng bá khắp nơi. Mục đích tạo luận này cốt để giúp cho những tầng lớp trí thức và hàng Nhị thừa nâng cao tầm trí giác với một tầm nhìn cao và sâu hơn. Để phát huy lý tưởngquả vị của Phật giáo Đại thừa mà không xa lời Phật dạy, những Đại Luận Sư thường viện dẫn Kinh tạng để chứng minh. Nếu các đề Kinh thường dụng "Pháp, Nhân, Dụ" để đặt tên, thì đề Luận thường cứ vào "Pháp" để đặt tên cho toàn bộ nội dung của nó. Cũng vậy, Nhiếp Đại Thừa Luận đã được ngài Āsaṅga dụng Pháp để đặt tên; nó chuyên tải và thâu tóm toàn bộ tinh hoa giáo nghĩa thâm áo của Phật giáo Đại thừa. Chẳng hạn, thuật ngữ Mahāyāna (The Great Vehicle) có nghĩa là Đại thừa (Cỗ xe lớn)[13] Saṃparigraha (Acceptance) có nghĩa là nhiếp, dung nhiếp, bao quát, tổng quát, thâu tóm. Śāstra (Treatise) có nghĩa là luận. Vì vậy Mahāyāna-saṃparigraha-śāstra (Treatise on Acceptance of the Great Vehicle) có nghĩa là Luận Nhiếp Đại Thừa, gọi tắt là Nhiếp Luận. 

Toàn bộ nội dung của Nhiếp Đại Thừa Luận này được tóm thâu trong ba vấn đề chính, là: "cảnh, hành và quả" mà chúng tổng quát cả mười sắc tướng thù thắnghiển thị đặc tính của mười lãnh vực khác nhau. Trong đó, "cảnh" bao gồm hai phần đầu; "hành", sáu phần kế tiếp; và "quả" là hai phần còn lại.

Trong hai phần đầu của "cảnh", phần thứ nhất nêu lên chỗ căn cứ, hoặc nơi nương tựa của A-lại-gia thức. Chỗ căn cứ hay nơi nương tựa của A-lại-gia ở đây tức là danh xưng của A-lại-gia. Nó có rất nhiều tên khác nhau, mỗi tên đóng một vai tròchức năng riêng của nó, như: tâm, ý, thức, A-đà-na, căn bản thức...[14] Phần thứ hai nêu lên sắc thái hay sự hoạt dụng của A-lại-gia thức, bao gồm cả tướng và tánh của A-lại-gia. Tướng A-lại-gia bao trùm cả tam thiên giới; còn tánh của nó chỉ có thể nhận biết qua ba tánh: thiện, ác và vô ký. Đối với pháp tướng duy thức thì có thể nhận biết qua ba tánh: Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thật. Y tha khởi là duyên sanh tánh, là thực tại tánh và cũng là đương thể không tánh. Nó là nhân duyên sanh khởi của vạn pháp, là ranh giới, là nhịp cầu nối liền giữa hàng phàm phu với biến kế sở chấp tánh và bậc Thánh với Viên thành thật tánh. Do đó, nơi Y tha khởi tánh vẫn tiềm tàng đủ cả Biến kế sở chấp tánh và Viên thành thật tánh. Tuy nhiên Y tha khởi nơi hàng phàm phu thì giống như viên ngọc quý đang ở trong chéo áo của người cùng tử; Y tha khởi nơi hàng Nhị thừa thì như người trèo lên núi báu mệt nhọc mà cụt hai tay không lấy được vật báu nào; Y tha khởi nơi hàng Sơ học và Tân học Bồ-tát như người vào đại dương, thấy báu đang ở đáy biển mà không có phương tiện để lấy; Y tha nơi hàng Bồ-tát thượng thượng cănvô tướng báu, tức là vô trụ nơi tướng báu, không trụ nơi sắc báu, thanh, hương, vị, xúc và pháp báu. 

Thông thường, sự hiện hữu của A-lại-gia chỉ trên bình diện sắc tướng hoặc danh xưng của nó; thế nhưng sự hoạt dụng của nó thu nhiếp toàn bộ tướng trạng của tam giới, cả thế và xuất thế gian. Với thế gian thì sự biểu hiện của thức này trên nhiều lãnh vực khác nhau, như: sự tác ý (nghiệp), sự sanh tạp nhiễm của loài hữu tình. Đặc biệt là sự khám phá để nhận biết được tự tánh bất biến của A-lại-gia trong từng loài hữu tình nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài ra, A-lại-gia thức cũng còn được gọi là tạng thức, hay Như Lai tạng. Nói A-lại-gia thức hay Như Lai tạng thường hiện hữu và nhiếp cả hai lãnh vực: thế gianxuất thế gian. Hai lãnh vực này gồm: 1) Nghiệp riêng, theo kinh Lăng-nghiêm, gọi là ‘vọng kiến biệt nghiệp’, theo Thành Duy Thức Luận, gọi là ‘tình thế gian’, theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, gọi là ‘thần thức’, hay ‘thần hồn’, mà nói theo Suzuki là ‘linh hồn’ của tất cả loài hữu tình; và 2) Nghiệp chung, theo kinh Lăng-nghiêm, gọi là ‘vọng kiến đồng phận’, theo Thành Duy Thức Luận, gọi là ‘khí thế gian’, theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, được gọi là sự hình thành thế giới. Như vậy, nghiệp riêng = vọng kiến biệt nghiệp = tình thế gian = thần thức/hồn; còn nghiệp chung = vọng kiến đồng phận = khí thế gian = sự hình thành thế giới

Làm thế nào để biết tướng nào là giả, tướng nào là thật của A-lại-gia? Thật tướng của A-lại-gia phải chăng là thật tại tướng của các pháp và tổng nhiếp cả loài hữu tình? Quan điểm này, nếu đúng, thì sẽ đối lập lại với chủ trương của Duy thức tông; vì Vasubandhu đã nói: "Do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển" đó ư? Nếu khi các thứ tướng chuyển, thì làm sao để biết được những tướng nào là đồng với dị, vọng với chơn, hư với thật? Lại nữa, nếu là thật tướng, thì ngay khi tướng chuyển, những tướng ấy đã thành giả tướng ư? Vậy thì làm sao gọi nó là thật tướng? Vô lẽ duy thức tông nói sai ư? Nếu sai, thì trái với Thánh giáo. Vậy lý đáng duy thức tông không nên quảng bá, nhưng thật tế thì ngược lại. Nếu không thì làm sao Nhiếp luận này lại truyền đến chúng ta! 

Vậy phải chăng "hữu chủng chủng tướng chuyển" là thật tướng của các pháp, và cũng là thật tướng của thức A-lại-gia? Trong khi đó, Saddharmapuṇḍarīkasūtra (kinh Pháp Hoa) đã chỉ bày thật tướng ấy bằng thập như thị, tức là "như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh bình đẳng" rồi lại khẳng định: "Thị pháp trụ, pháp vị; thế gian tướng thường trụ". Trái lại, Duy thức tông thì cho rằng "hữu chủng chủng tướng chuyển". Vô lẽ Duy thức tôngkinh Pháp Hoa trái nhau. Nếu trái nhau thì sao có thể được gọi là Thánh giáo? Nếu không mâu thuẫnđối lập nhau, thì vô lẽ "tướng chuyển" cũng là "thật tướng"? Lại nữa, nếu là "thật tại tướng", thì có thể nhận biết được tánh của nó; còn khi "tướng chuyển" thì làm sao nhận ra được tánh của nó? Vô lẽ tướng chuyển ấy không có tự tánh? Như vậy, phải chăng là "thật tại tướng" và "tướng chuyển" trái nhau? Vì "thật tướng" thì có tánh; còn khi "tướng chuyển" thì tánh cũng chuyển ư? Vì tất cả các pháp đều do duyên sanh, cho nên không có thật tánh, như trong kinh Pháp Hoa nói: "Chư Phật lưỡng túc tôn, tri pháp thường vô tánh, Phật chủng tùng duyên khởi, thị cố thuyết nhất thừa". Thật ra "vô tánh" của Pháp Hoagiao điểm trên cùng một tầng số của Tam vô tánh: Lakṣaṇa-nihsvabhavatā (Tướng vô tánh), Utpattinihsvabhavatā (Sanh vô tánh) và Paramarthanihsvabhavatā (Thắng nghĩa vô tánh) trong pháp tướng duy thức.

Như vậy, nếu không liễu tri hai tướng thế giới cùng với hữu tình, vậy sao rõ biết cả hai tướng đó trong A-lại-gia? Bởi chính thức này dung nhiếp cả hai: thế giới muôn màu cùng với chúng sanh vô số. Cả hai tướng ấy cũng đều là tướng, tướng đại tướng tiểu, tướng vọng tướng chơn, tướng đồng tướng dị, tướng sinh tướng diệt. Nhưng khi tướng diệt, tánh cũng diệt ư? Vậy lúc tướng sanh, tánh cũng sanh ư? Tướng có chơn vọng, lại còn sanh diệt, tánh không chơn vọng, nào có sanh diệt. Vô lẽ tánh tướng, hai thứ dị biệt? Vậy thì làm sao để biết được tướng, để thấy được tánh của A-lại-gia? Tướng đã chưa tường thì sao rõ tánh? Nên biết, tướng dị tánh đồng, tướng tánh dung thông; tướng vọng tánh chơn, hỗ tương dung nhiếp; tướng dụng tuỳ duyên, tánh thể bất biến

Tánh thể bất biến tức là một cách diễn đạt khác của đương thể không tánh Như Lai tạng. Chẳng hạn, khi nhĩ căn duyên với thanh trần tạo thành nhĩ thức, nếu chấp chặt vào nhĩ thức mà không như lý tác ý, thì vọng tưởng điên đảo khởi, nghiệp thức có mặt; từ đây sự trầm luân trong tứ sanh lục đạo vẫn tiếp diễn, cửa ngõ luân hồi sanh-diệt-và-tái-sanh mở ra. Trái lại, ngay khi nhĩ thức có mặt, nếu như lý tác ýtư duy xuyên qua nền tảng của Chánh kiến_ ngay lúc ấy nhĩ thức không có mặt và nó tự động tiêu diệt_ thì cái nghe biến thành cái tánh nghe. Khi cái tánh nghe thật sự hiện hữu, thì nhân luân hồi dứt, không còn tương tục

Lại nữa, cái tánh nghe chỉ là sự tiếp cận với, sắp thể nhập vào cái thể tánh trạm nhiên ấy, chứ chưa thật sự thể nhập. Song nếu cứ huân tập mãi cái tánh nghe như thế thì chắc hẳn sẽ được thể nhập. Vì cái tánh nghe vừa mới được phát hiện đó chỉ là cái ‘thỉ giác’; còn cái thể tánh trạm nhiên của cái tánh nghe ấy mới chính là cái ‘bản giác’. Đặc biệt, khi cái tánh nghe_ nó được huân tập thuần thục và chín mùi_thể nhập vào cái thể tánh trạm nhiên của nó, thì cũng chính là lúc nó trở thành viên dung vô ngại với các tánh khác; đó là sự diệu dụng của lục căn viên thông bất ly đương thể không tánh Như Lai tạng

Khi đã tường tận sắc tướng cùng với hoạt dụng của A-lại-gia, vậy khổ đau nơi cõi ta-bà làm sao giải thoát? Nếu học cho biết, thì đồng thế gian; nào liên quan gì đến chuyện sanh tử, tận diệt khổ đau. Do đó, tam tuệ luôn được vận dụng trên nền tảng của chánh kiếnchánh tư duy, để thấy được tướng thiên biến vạn hoá trong A-lại-gia. Thấy tướng biết dụng, tướng hiện muôn thứ, thảy đều bắt nguồn vọng kiến sai khác nơi từ bản ngã; vọng thức phân biệt là gốc sanh tử luân hồi tái sanh trầm luân khốn khổ. 

Lại nữa, muốn chứng ngộthể nhập duy thức tánh trước hết Bồ-tát phải tri tường thiện xão về nhân duyên, hay nguyên lý duyên sanh; vì ‘ai thấy được lý duyên sanh tức là thấy được pháp’; và ‘ai thấy được duyên sanh thật tại tính của các pháp, thì có thể thấy được Phật’. Song muốn thấy biết rốt ráoduyên sanh, phải tu tập Lục độ Ba-la-mật; vì tu Lục độ Ba-la-mật cần phải vận dụng "phương tiện", phải phát "hạnh nguyện", hay "đại nguyện", phải có "năng lực" thiền-định và phải có "trí".[15] Bồ-tát phải luôn trau dưỡng và làm tăng thượng Giới, Định và Tuệ thì mới có thể đạt đến sự "chuyển y", có thể tiếp cận và có đủ công năng thể nhập vào duy thức tánh, tức là pháp thân, là Như Lai tạng tâm, là đương thể không tánh trong Như Lai tạng. Diệu dụng của "chuyển y" còn được gọi là pháp thân.[16] Nói cách khác, khi đã đạt đến "chuyển y" tức là đạt đến sự vi diệumầu nhiệm của "ngũ phần pháp thân". Ngũ phần pháp thân là sự hội tụ linh hiển của bốn pháp "thường, lạc, ngã, tịnh" xuyên qua "Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ" trên nền tảng của Chánh kiếnChánh tư duy; vì Tam tuệ đã có đủ cả ‘tín, giải’ và Tam vô lậu học (Giới, Định và Tuệ). Ngũ phần pháp thân, theo Du-già khoa, còn được gọi là ngũ phần hương: giới, định, tuệ, giải thoátgiải thoát tri kiến. Giải thoátgiải thoát tri kiến trong Nikaya gọi là tâm giải thoáttuệ giải thoát. Đối với những Bồ-tát thượng thượng căn một khi đã thật sự chứng đắc ngũ phần pháp thân tức cũng là sự hội nhập đầy đủ Tam thân. Tam thânquả vị thù thắng trong bổn luận này. Rốt ráo và cùng tột của Tam thân chính là quả vị Vô thượng Bồ-đề của đức Như Lai

Nếu mỗi chúng ta tinh tấn tu tậpthành tựu viên mãn một phần nào trong ngũ phần pháp thân để dâng cúng đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong ngày Đản sanh thì có rất nhiều ý nghĩa và trở nên vô cùng thiêng liêngmầu nhiệm. Đón mừng Phật đảndâng hương ngũ phần pháp thân lên cúng thập phương tam thế Phật, Bồ-tát Thánh Tăng, Hộ Pháp Long Thiên nguyện cùng pháp giới chúng sanh cùng là bạn pháp, đồng thành Phật đạo.

[1]Vấn đề này đã được đề cập ở quyển thứ tư trong Śūraṁgamasūtra (kinh Lăng-nghiêm). 

[2] Tạng thức còn được gọi là Tathāgatagārbha (Như Lai tạng). Nó cũng được mệnh danh là Pháp thân thường trụ trong Tam thân Phật (Pháp thân, Ứng thânBiến hoá thân). Nói khác đi, Pháp thân thường trụ của Như Lai ở đây cũng chính là Như Lai tạng, mà nó được đề cập trong Laṅkāvatāra-sūtra (Kinh Lăng-già), trong Śrīmāla-sūtra (Kinh Thắng Man); vì Tạng thức cũng còn được gọi là Ālaya-vijñāna (A-lại-gia) hay Ādāna-vijñāna (A-đà-na) như đã được nêu trong Sandhinirmocana-sūtra (Kinh Giải Thâm Mật), Śūraṁgama-sūtra (kinh Lăng-nghiêm), và trong nhiều bộ luận khác, như: Mayāyāna-śraddhotpāda-śāstra (Đại Thừa Khởi Tín Luận), Ratnagotra-śāstra (Bảo Tánh Luận)... 

[3] Đây chính là quả vị cứu cánh rốt ráo của Phật giáo Đại thừa. Do không gian có hạn không tiện trình bày chi tiết. Xem chi tiết thế nào là Thập địa, Thập độ, Thập chướng, Thập Chơn-như đã được trình bày trong Thành Duy Thức Luận, do HT. Thích Thiện Siêu (sách cũ), Viện Nghiên Cứu Phật Học VN, 1996, tr. 428-455. 

[4] Nói về nghĩa lý siêu việt của "vô trụ" thì chúng ta có thể sánh với nghĩa lý của câu: "ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" như đã đề cập trong kinh Kim-cang. Không trụ vào bất kỳ cảnh giới nào mà sanh tâm của mình; nói khác đi, không nên trụ vào sắc thanh hương vị xúc pháp mà sanh tâm của mình, thì đồng nghĩa với tư tưởng thiền học: “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền), một trong bốn câu kệ trong bài "Cư trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông

[5] Chúng là địa đại, thuỷ đại, hoả đại, phong đại, không đại, thức đại và kiến đại.

[6] Hai bậc Danh Tăng chói sáng nhất trong công cuộc khai sinh và lập nền tảng cho Phật giáo Đại thừa trong thời kỳ ban đầu, đó là thời Chánh pháp, theo ngài Huyền Trang, là hai trong bốn mặt trời chói sáng nhất của Ấn-độ. Bốn mặt trời là ngụ ý chỉ cho bốn vị Thánh Tăng siêu phàm vô tiền khoáng hậu, đó là: Aśvaghoṣa (Mã Minh), Deva (Đề-bà), Nāgārjuna (Long Thọ) và Kumāralabdha/Kumāralāta (Cưu-ma-la-đa). Xem Winternitz, M., History of Indian Literature, Vol. II, tr. 258 và Footnote cùng trang. 

[7] Ban đầu Vasubandhu theo phái Sautrāṇtika (Kinh Lượng Bộ), bấy giờ ngài đã không ngại công kích Đại thừa và chủ trương cũng giống như những người theo Sautrāṇtika rằng chỉ có kinh văn mới đích thực là lời Phật dạy, mà không chấp nhận những luận tạng khác. Về sau Ngài chuyển sang phái Śarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ) và từ đây chính Ngài đã được Āsaṅga khuyến hoácuối cùng quay về với Đại thừa. Điều này đã được đề cập trong cuốn “Indian Philosophy" của A.B. Keit, song chúng ta ít thấy những nơi khác nói " của A.B. Keit, song chúng ta ít thấy những nơi khác nói đến.

, Vol. II, tr. 258 và Footnote cùng trang. 

[8] Ngoài hai kinh vừa nêu, còn dựa vào một phần lớn trong Sūraṁgāma (Lăng-nghiêm). Bởi kinh này tổng hợp cả tam tạng: Kinh, Luật và Luận; do đó, nó không được xem như một tác phẩm thuần tuý duy thức như trong Sandhinirmocana (Giải Thâm Mật) và Laṅkāvatāra (Lăng-già). Ngoài ra, ngài còn dựa vào một phần trong Āgamasūtra (kinh A-hàm). 

[9] Bapat, P.V., 2.500 Years of Buddhism, Publications Division, New Delhi, 1997, tr. 108.

[10] Ngoài những tác phẩm vừa nêu, Phật Quang Đại Từ Điển còn cho rằng Mahāyānābhidharmasamuccaya-śāstra (Đại thừa A-tỳ-đạt-ma Tạp Tập Luận), 16 quyển, là do ngài Vô Trước Bồ-tát tạo, nhưng có lẽ đây là sự nhầm lẫn. Tác phẩm này do ngài An Huệ nhữu (pha trộn), thời Đường, Huyền Tráng dịch, ĐC 31_1606.

[11] Xem Takakusu, Junjirō, The Essential of Buddhist Philosophy, Motilal Banarsidass, Delhi, 1998, tr. 84. 

[12] Xem Nhiếp Luận, HT. Trí Quang dịch, XN in Gia Định, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr. 34.

, Motilal Banarsidass, Delhi, 1998, tr. 84. 

[13] Nguồn gốc của thuật ngữ Mahāyāna này chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ I trước Công Nguyên (CN) và thế kỷ thứ I sau CN. Mục đích của thuật ngữ này xuất hiện là để nhấn mạnh đến sự xuất hiện của tam tạng giáo điển được viết bằng tiếng Buddhist Saṅskrit và Buddhist Hybrid Saṅskrit (Saṅskrit Phật giáo và Saṅskrit Pha trộn của Phật giáo), mà hầu hết những tác phẩm này đều bắt đầu cùng thời điểm Phật giáo Đại thừa manh nha, phát triển và thịnh hành. Lại nữa, thuật ngữ Mahāyāna được cho ra đời là để phân biệt với thuật ngữ Hīnayāna (the Small Vehicle) _ Tiểu thừa. Nhưng phân biệt trên lãnh vực ngôn ngữ giữa Saṅskrit và Pāli; vì hệ thống Bắc tạng hay Bắc truyền như Tam tạng giáo điển Đại thừa của Nepal, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam... đều bắt nguồn từ tiếng Saṅskrit. Trái lại, hệ thống Nam tạng hay Nam truyền như Tam tạng giáo điển của Ceylon (Tích-lan), Thái Lan, Lào, Campuchia... đều bắt nguồn từ ngôn ngữ Pali. Nhưng trên thực tế, cả Đại thừaTiểu thừa chỉ là phương tiện để phân biệt hai tạng kinh này, chứ trong thời sinh tiền của đức Thế Tôn, khi Ngài thuyết pháp cho mọi tầng lớp chỉ quán căn cơ của họ cao hay thấp để thuyết, chứ không có kinh nào được gọi là Đại thừa hay Tiểu thừa cả.

[14] Vì không gian có hạn, vả lại danh xưng của A-lại-gia được gọi bằng nhiêù tên khác nhau, nếu chỉ liệt kêgiải thích thì ngại rườm rà và dài dòng, cho nên phần này ở đây không đề cập.

[15] Trí tiếng phạn là Jñāna, khác với trí tuệ: Prajñā; trí ở đây tức chỉ cho bốn trí: Đại viên cảnh trí (Mahādarśana-jñāna), Bình đẳng tánh trí (Samanta-jñāna), Diệu quan sát trí (Pratyaveksana-jñāna), và Thành sở tác trí (Kṛtyanusthana-jñāna). Đây là bốn nguồn pháp nhũ, bốn suối cam lộ pháp vị được qui tụ lại từ sự thanh lọc thuần tuý nghiêm tịnh của tám thức: A-lại-gia thức (ālayavijñāna), Mạt-na thức (Manas-vijñāna) và Tiền lục thức (Pravṛttivijñāna) tức là thức thứ sáu và năm thức giác quan.

[16] Chuyển y (āsrayaparavṛtti) còn được gọi là Pháp thân. Tướng của chuyển y là sự tu tập chín mùi Thập địaLục độ Ba-la-mật. Nhờ xa lìa tất cả công đức chuyển y làm tướng, và nhờ nghe và huân tập bốn pháp mà thành tựu. Bốn pháp là 1) Tín vui Đại thừahạt giống đại tịnh; 2) Bát-nhã Ba-la-mậthạt giống đại ngã; 3) Hư không hay tam-muội là hạt giống đại lạc; và 4) đai bi là hạt giống đại thường. Thường, lạc, ngã và tịnh là bốn đức của pháp thân. Nghe huân tập và bốn pháp này là những hạt giống của bốn đức. Đại Chính 1595cb.

Thích Kiên Định (Nội san Liễu Quán - 07)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11338)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
(Xem: 11515)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13512)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14070)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10281)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10751)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11280)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
(Xem: 11234)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
(Xem: 11402)
Bảy đóa hoa sen tinh khiết, là biểu hiện cho cả sức sống cao thượng ngàn đời, là hình ảnh sống động mang chất liệu yêu thương, chứa đầy hùng tâm, hùng lực vững bước độ sanh.
(Xem: 10133)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
(Xem: 9927)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
(Xem: 10673)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
(Xem: 11288)
Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
(Xem: 42108)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 10454)
An nhẫn là hạnh tối thắng của chư Phật. An nhẫn là thọ nhận mọi chướng duyên và khổ nạn với tâm bình lặng, giống như mặt đất thọ nhận tất cả mọi vật...
(Xem: 11833)
Ðối với Phật đạo, siêu vượt trói buộc của tử sanh phiền não, nhơn quả luân hồi là một việc rất thực tế, hoàn toàn không phải là điều viễn vông hay mơ mộng.
(Xem: 9989)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
(Xem: 10585)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
(Xem: 45665)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32060)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11290)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 10661)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộnăng lực tiềm ẩn...
(Xem: 11276)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
(Xem: 10594)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
(Xem: 13422)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụchạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
(Xem: 12334)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
(Xem: 11005)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
(Xem: 10593)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nóiý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
(Xem: 12273)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
(Xem: 11130)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
(Xem: 11810)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
(Xem: 29211)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 9191)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
(Xem: 10511)
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo...
(Xem: 10200)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
(Xem: 10541)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
(Xem: 10877)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
(Xem: 10783)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bitrí tuệ...
(Xem: 32075)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 27341)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17752)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11836)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
(Xem: 12235)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 10408)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
(Xem: 11668)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
(Xem: 10398)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
(Xem: 10742)
Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử...
(Xem: 27990)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 10112)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
(Xem: 10238)
Trí tuệ bao giờ cũng chiếm một địa vị ưu tiên, tối thắngtối hậu trong đạo Phật. Giới-Định-Tuệ nói lên hai căn tánh sẵn có trong mỗi người...
(Xem: 10619)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
(Xem: 10751)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng runtri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
(Xem: 11207)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
(Xem: 10365)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
(Xem: 10668)
Ân sâu hướng đạo về thanh tịnh, Nghĩa lớn độ sinhpháp thân. Trong cõi thanh bình đầy phúc lạc Vừng dương soi nẻo, tự đưa chân.
(Xem: 11452)
Tháng tư ấy rất xưa mà mới Đóa sen hồng phơi phới mãn khai Ca Tỳ La Vệ trang đài Ngàn sao rực rỡ đẹp thay đất trời.
(Xem: 18203)
Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
(Xem: 10493)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
(Xem: 12819)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
(Xem: 11723)
Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều...
(Xem: 29121)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28537)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 28255)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 13294)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
(Xem: 22741)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 13415)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 11541)
Tất Đạt Đa dụng Pháp lành Tay Ngài hai mở Tinh Anh muôn loài Từ Quang Phật Đản sáng soi...
(Xem: 13767)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 25659)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26026)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22257)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14458)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạonhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
(Xem: 12044)
Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức tạpnhân loại đang đối mặt ngày hôm nay.
(Xem: 11777)
Hạnh phúc thay cho loài người chúng con; được tận mắt chứng kiến bảy bước chân trên bảy đóa hoa sen của Ngài đang bước đến với chúng con, tỏa ánh hào quang diệu pháp...
(Xem: 11667)
Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha”...
(Xem: 11448)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
(Xem: 33125)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31798)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 12000)
Xá Lợichân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyênnguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
(Xem: 39576)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22413)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 11943)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
(Xem: 14183)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
(Xem: 13322)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
(Xem: 14275)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
(Xem: 12030)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
(Xem: 10382)
Phát tâm bồ đềbước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bitrí tuệtriển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
(Xem: 11210)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hậnsi mê, nhờ vậy mà chúng tathể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
(Xem: 13275)
Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương.
(Xem: 34464)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 12587)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12203)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13510)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12593)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12922)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16274)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11695)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 27339)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28350)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 13369)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant