Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài pháp thoại 9: Loại cúng dường cao thượng nhất

19 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 13154)
Bài pháp thoại 9: Loại cúng dường cao thượng nhất
BIẾT VÀ THẤY
Tác giả: Pa-Auk Tawya Sayadaw
Dịch giả: Pháp Thông


BÀI PHÁP THOẠI 9

Loại cúng dường cao thượng nhất

(Tùy hỷ pháp đến các Thí Chủ, Ban Tổ Chức và những Người Trợ Giúp)

Có hai loại cúng dường:

- Cúng dường cho quả sung mãn
- Cúng dường không cho quả.

Quý vị thích loại cúng dường nào? Xin vui lòng trả lời câu hỏi này của chúng tôi.

Chúng ta hãy nhìn lại những ước nguyện của đức Phật dành cho hàng đệ tử (sāvaka) của Ngài vì nó liên quan dến sự cúng dường trong giáo pháp này. Ứớc nguyện của quý vị và ước nguyện của đức Phật giống nhau hay khác - điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhināvibhanga Sutta).

Một thời đức Phật đang trú ngụ trong vương quốc của dòng tộc Thích Ca (Sakyan) nơi khu vườn Nigrodha tại Ca-tỳ-la-vệ. Lúc bấy giờ, bà Mahāpajāpatigotamī đi đến đức Phật mang theo một cặp y mới mà bà đã nhờ những người thợ dệt khéo léo nhất làm nên. Sau khi đảnh lễ đức Phật, bà ngồi xuống một bên và nói với đức Phật:

- Bạch Ngài (Bhante), cặp y mới này do tay tôi quay tơ, nhờ người dệt để dành riêng cho đức Phật, xin đức Phậtlòng bi mẫn mà nhận nó.

Đức Phật nói:

- Này Gotamī, hãy cúng dường đến Tăng chúng (Sangha). Khi bà cúng dường y này đến Tăng chúng thì sự cúng dường ấy sẽ giống như vừa làm đến ta, vừa làm đến Tăng chúng vậy.

thỉnh cầu đức Phật đến ba lần và đức Phật cũng trả lời như vậy đến ba lần. Lúc ấy, Tôn giả Ānanda bèn thưa với đức Phật:

"Bạch Ngài, xin Ngài hãy hoan hỷ nhận lãnh cặp y mới này cho bà Mahāpajāpatigotamī. Bà đã từng giúp đỡ Ngài rất nhiều. Bà là di mẫu, là vú nuôi của Ngài, là người đã cho Ngài sữa. Bà đã cho Ngài bú mớm khi Mẫu hậu qua đời.

Đức Phật cũng đã đem lại cho bà rất nhiều lợi ích. Chính nhờ đức Phật mà bà đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Chính nhờ đức Phật mà bà đã giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống rượu và các chất say - là nhân sanh dễ duôi. Chính nhờ đức Phật mà bà có niềm tin tuyệt đối nơi Tam bảo và có giới hạnh mà các bậc thánh (ariya) yêu mến. Chính nhờ đức Phật mà bà dứt khỏi hoài nghi về Khổ Thánh Đế (dukkhasacca), về Tập Thánh Đế (samudayasacca), về Diệt Thánh Đế (nodrodhasacca) và về Đạo Thánh Đế (maggasacca). Như vậy đức Phật đã giúp ích cho bà Mahāpajāpatigotamī rất nhiều."

Đức Phật trả lời như sau:

"Thực sự là vậy, này Ānanda, thực sự là vậy! Khi một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư, mà biết quy y Tam Bảo, ta nói rằng không dễ gì cho người đệ tử ấy đền đáp bậc đạo sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp nước, phục vụ và dâng cúng những nhu cầu cần thiết đâu.

Khi một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư, biết giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống rượu và các chất say, là nhân sanh dễ duôi. Ta nói rằng không dễ gì cho người đệ tử ấy đền đáp bậc đạo sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp nước, phục vụ và dâng cúng những nhu cầu cần thiết đâu.

Khi một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư mà có niềm tin tuyệt đối nơi đức Phật, Giáo pháp, chư Tăng và có giới được các bậc Thánh yêu mến. Ta nói rằng không dễ gì cho người đệ tử ấy đền đáp bậc đạo sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp nước, phục vụ và dâng cúng những nhu cầu cần thiết đâu.

Khi một người đệ tử, nhờ bậc đạo sư mà dứt hoài nghi về Khổ Thánh Đế, về Tập Thánh Đế, về Diệt Thánh Đế, về Đạo Thánh Đế. Ta nói rằng không dễ gì cho người đệ tử ấy đền đáp bậc đạo sư bằng cách tỏ lòng cung kính, đứng dậy tiếp nước, phục vụ và dâng cúng những nhu cầu cần thiết đâu."

Ngang đây, chúng ta thử bàn luận ý nghĩa đức Phật muốn nói.

Nếu một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua sự hướng dẫn của một bậc đạo sư thì minh sát trí về Tứ Thánh Đế của vị ấy có lợi nhiều hơn so với những hành động tôn kính, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư. Nếu người ấy tuệ tri Tứ Thánh Đế qua Nhập Lưu Thánh đạo tuệ và Nhập Lưu Thánh quả tuệ (Sotāpatti magga phalañāa) thì minh sát trí này sẽ giúp họ thoát khỏi bốn ác đạo (apāya: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la). Kết quả này thực là kỳ diệu. Những người dễ duôi trong việc thực hiện những thiện nghiệp thường phải lang thang trong bốn cõi ác. Bốn đọa xứ ấy giống như căn nhà của họ (pamattassa ca nāma cattāro apāyā sakagehasadisā). Chỉ thỉnh thoảng họ mới viếng thăm các cõi lành. Như vậy, thoát khỏi bốn đọa xứ quả thực là cơ hội quý giá, không thể nào đem so sánh với những việc tôn kính, cúng dường tứ vật dụng cho bậc đạo sư của người đệ tử.

Lại nữa, nếu một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua Nhất Lai Thánh đạo tuệ và Nhất Lai Thánh quả tuệ (Sakadāgāmi magga phalañāa), người ấy sẽ trở lại cõi người này chỉ một lần nữa. Còn nếu vị ấy tuệ tri Tứ Thánh Đế qua Bất Lai Thánh đạo tuệ và Bất Lai Thánh quả tuệ (Anāgāmi magga phalañāa), minh sát trí này sẽ giúp vị ấy thoát khỏi mười một cõi dục. Vị ấy nhất định sẽ tái sanh vào một Phạm Thiên giới nào đó và không bao giờ trở lại cõi dục này. Lạc của Phạm Thiên giới thù thắng hơn dục lạc rất nhiều. Trong cõi Phạm Thiên không có đàn ông, không có đàn bà, không có gia đình, v.v... Ở đó không có đánh nhau, cãi nhau, chẳng cần phải ăn uống. Thọ mạng của họ rất dài. Không ai có thể phá hoại hạnh phúc của họ. Họ thoát khỏi mọi hiểm nguy, nhưng vẫn phải chịu tiêu hoại, phải chịu tái sanh trở lại, nếu họ không đắc A-la-hán.

Hơn nữa, nếu một người đệ tử tuệ tri Tứ Thánh Đế qua A-la-hán Thánh đạo và A-la-hán Thánh quả (Arahatta magga-phalañāa), minh sát trí này sẽ dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi của vị ấy. Sau khi Bát Niết-bàn nhất định vị ấy sẽ không còn khổ, không còn sinh, hoại, bệnh, tử, v.v... nữa. Vì thế, những lợi ích này có giá trị hơn những hành động cung kính và dâng cúng tứ vật dụng đến bậc đạo sư của người đệ tử. Dù cho họ có cúng dường tứ vật dụng cao như núi Tu Di, sự cúng dường ấy cũng không đủ để trả món nợ của họ, bởi vì thoát khỏi luân hồi, hay thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử giá trị hơn rất nhiều.

Thế nào là Tứ Thánh Đế mà người đệ tử đã tuệ tri?

1. Khổ Thánh Đế (dukkhasacca) ở đây là năm uẩn. Nếu một người đệ tử nương vào vị đạotuệ tri Khổ Thánh Đế, minh sát trí này có giá trị hơn hành động tôn kính, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư.

2. Tập Thánh Đế (samudayasacca) ở đây là duyên khởi. Nếu một người đệ tử nương vào vị đạotuệ tri Tập Thánh Đế hay duyên khởi, minh sát trí này có giá trị hơn những hành động tôn trọng, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư.

3. Diệt Thánh Đế (nidrodha sacca) ở đây là Niết-bàn. Nếu một đệ tử nương vào bậc đạo sư tuệ tri Niết-bàn, minh sát trí này giá trị hơn những hành động tôn trọng, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư.

4. Đạo Thánh Đế (magga sacca) ở đây là Bát Thánh Đạo. Nói cách khác, đây là minh sát trí (vipassanā ñāa) và đạo trí (magga ñāa). Nếu một người đệ tửminh sát trí và đạo trí do nương một vị đạo sư, những minh sát trí này có giá trị hơn những hành động tôn trọng, cúng dường tứ vật dụng đến bậc đạo sư vì những minh sát trí này đưa đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, trong khi những hành động tôn trọngcúng dường tứ sự không thể là nhân trực tiếp đưa đến sự giải thoát khỏi luân hồi. Tuy nhiên cúng dường tứ sự có thể là một nhân gián tiếp hỗ trợ cho người đang hành Chỉ-Quán đạt đến Niết-bàn được.

Những Cơ Hội Không Nên Bỏ Lỡ

Ở đây, một lần nữa chúng tôi muốn giải thích thêm năm uẩnThánh Đế thứ nhất, tức Khổ Thánh Đế. Trong năm uẩnsắc uẩn và sắc này sanh khởi như những tổng hợp sắc hay những phần tử rất nhỏ. Khi phân tích, hành giả thường thấy rằng chúng có hai mươi tám loại sắc. Ngoài Giáo pháp của đức Phật, không có bậc đạo sư nào có thể nói về những loại sắc này và làm thế nào để phân loại chúng. Chỉ có đức Phật và các vị đệ tử của Ngài mới có thể làm được điều đó. Hơn nữa, trong năm uẩn còn có bốn danh uẩn. Ngoài kiết sanh thức (tâm tục sinh), tâm hữu phần và tâm tử ra, các hành thuộc về danh hay tâm hành này khởi lên đều phải theo tiến trình tâm. Đức Phật dạy đích xác có bao nhiêu tâm sở phối hợp với một tâm trong một sát-na tâm và Ngài còn dạy cách làm thế nào để phân biệt và phân loại chúng nữa. Không có một bậc đạo sư nào ngoài đức Phật có thể chỉ rõ những tâm hành này được bởi vì các ngoại đạo sư ấy không thực sự liễu tri. Song nếu một người đệ tử của đức Phật thực hành chuyên cần và có hệ thống theo những chỉ dẫn của đức Phật, họ có thể phân biệt được các tâm hành ấy một cách rõ ràng. Đây là một cơ hội không gì sánh được cho hàng đệ tử. Quý vị không nên để lỡ cơ hội này.

Thêm nữa, duyên khởiThánh Đế thứ hai hay Tập Thánh Đế - Thánh Đế về nguồn gốc của khổ. Đức Phật cũng dạy cho hàng đệ tử của Ngài biết cách làm thế nào để phân biệt duyên khởi. Khi một người đệ tử của đức Phật phân biệt được duyên khởi đúng theo những chỉ dẫn của Ngài, họ sẽ tuệ tri mối tương quan giữa nhân và quả. Họ sẽ có được minh sát trí biết rõ rằng nhân quá khứ tạo ra quả hiện tại và nhân hiện tại tạo ra quả vị lai. Vị ấy tuệ tri được rằng trong ba giai đoạn quá khứ, hiện tạivị lai, hoàn toàn không có một sáng tạo chủ nào tạo ra quả và cũng không có gì khởi lên mà không có nhân. Trí này cũng chỉ có được trong Giáo pháp của đức Phật. Vì thế quý vị không nên bỏ lỡ cơ hội này.

Vả lại, khi một người đệ tử phân biệt duyên khởi, vị ấy thấy được các kiếp quá khứ và các kiếp vị lai. Nếu phân biệt vào nhiều kiếp quá khứ, hành giả có được minh sát trí biết rõ loại bất thiện nghiệp nào dẫn đến tái sanh trong các khổ cảnh và loại thiện nghiệp nào dẫn đến tái sanh trong các cõi lành.

Trí hiểu biết về ba mươi mốt cõi và quy luật của nghiệp chỉ có thể tìm thấy trong Giáo pháp của đức Phật. Ngoài Giáo pháp của một vị Phật, không ai có thể biết được ba mươi mốt cõi và quy luật nghiệp báo vốn tạo ra tái sanh trong mỗi cõi ấy. Như vậy quý vị cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này.

Còn nữa, nếu một người đệ tử phân biệt nhân quả trong các kiếp vị lai, vị ấy cũng thấy được sự diệt của danh - sắc. Vị ấy tuệ tri khi nào thì danh - sắc của mình sẽ diệt. Đây là Thánh Đế thứ ba - Diệt Thánh Đế. Trí này chỉ có thể có được trong Giáo pháp của đức Phật. Vì thế hành giả không nên bỏ lỡ cơ hội này.

Đức Phật cũng dạy con đường đi đến trạng thái diệt đó, tức Thánh Đế thứ tư hay Chỉ-Quán (samatha-vipassanā). Chỉ-Quán có nghĩa là Bát Thánh Đạo. Trí Phân Tích Danh - sắc và Trí Phân Biệt Nhân Duyênchánh kiến. Trí (biết) về sự diệt của danh - sắc cũng là chánh kiến. Sự chú tâm vào Tứ Thánh Đếchánh tư duy. Chánh kiếnchánh tư duy ở đây là minh sát (vipassanā). Muốn hành minh sát chúng ta phải có định của thiền chỉ (samatha), tức là chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định. Khi chúng ta trau dồi chỉ quán, chúng ta phải có thanh tịnh giới - chánh ngữ, chánh nghiệpchánh mạng. Trau dồi chỉ quán dựa trên giới, tức là trau dồi Bát Chánh ĐạoBát Chánh Đạo này chỉ có thể tìm thấy trong Giáo pháp của một vị Phật. Do đó, quý vị cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này. Vì sao? Minh sát trí về Tứ Thánh Đế đưa đến sự giải thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi của người đệ tử vậy.

Mười bốn loại cúng dường theo cá nhân

Như đã đề cập, sự giải thoát này vẫn có thể được hỗ trợ bởi những hành động bố thí hay cúng dường của người đệ tử. Trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường mà ở đầu bài giảng này có đề cập đến, đức Phật giải thích 14 loại cúng dường theo cá nhân hay đối nhân thí (pātipuggalikadakkhia) như sau:

"Này Ānanda, có 14 loại đối nhân thí:

- Cúng dường đến một vị Phật. Đây là đối nhân thí thứ nhất.
- Cúng dường đến một vị Độc Giác Phật (Paccekabuddha). Đây là đối nhân thí thứ hai.
- Cúng dường đến một vị A-la-hán. Đây là đối nhân thí thứ ba.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ dưa đến sự chứng đắc A-la-hán Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ tư.
- Cúng dường đến một vị Bất Lai. Đây là đối nhân thí thứ năm.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ đưa đến sự chứng đắc Bất Lai Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ sáu.
- Cúng dường đến một vị Nhất Lai. Đây là đối nhân thí thứ bảy.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ đưa đến sự chứng đắc Nhất Lai Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ tám.
- Cúng dường đến một vị Nhập Lưu. Đây là đối nhân thí thứ chín.
- Cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ đưa đến sự chứng đắc Nhập Lưu Thánh quả. Đây là đối nhân thí thứ mười.
- Cúng dường đến một vị ngoài giáo pháp (đức Phật) đã ly tham đối với các dục do chứng thiền. Đây là đối nhân thí thứ mười một.
- Cúng dường đến một phàm nhângiới đức. Đây là đối nhân thí thứ mười hai.
- Cúng dường đến một phàm nhân không giới đức. Đây là đối nhân thí thứ mười ba.
- Bố thí đến một con vật. Đây là đối nhân thí thứ mười bốn."

Sau đó, đức Phật giải thích những lợi ích của mười bốn loại cúng dường này.

Do bố thí đến một con vật, với tâm trong sạch, sự bố thí này có thể được đáp trả lại gấp một trăm lần.

Điều đó có nghĩa là việc làm ấy có thể tạo ra kết quả trong một trăm kiếp. Ở đây, "tâm trong sạch" tức là bố thí không mong đợi đáp trả như mong sự giúp đỡ từ người thọ nhận chẳng hạn. Người làm phước chỉ để tích tạo thiện nghiệp, với đức tin đủ mạnh nơi quy luật của nghiệp. Giả sử một người cho chó ăn với ý nghĩ: "vì đây là con chó của ta" - đó không phải là một trạng thái tâm trong sạch. Nhưng nếu một người bố thí thức ăn cho chim chóc thì sự bố thí ấy là trong sạch vì họ không mong đợi điều gì nơi những con chim đó cả.điều này cũng áp dụng cho những trường hợp khác đã đề cập. Chẳng hạn, nếu một người cúng dường tứ vật dụng tới vị tỳ khưu với ý nghĩ rằng sự cúng dường này sẽ đem lại may mắn trong công việc làm ăn của mình thì đó không phải là cúng dường với tâm trong sạch. Loại cúng dường như vậy không tạo ra những lợi ích thù thắng.

Rồi đức Phật giải thích thêm:

Do bố thí với tâm trong sạch đến một phàm nhân không giới đức, sự bố thí này có thể được đáp trả lại gấp một ngàn lần.

Do cúng dường với tâm trong sạch đến môt phàm nhân giới đức, sự cúng dường ấy có thể được đáp trả lại một trăm ngàn lần.

Do cúng dường đến một người ngoài giáo pháp đã ly tham đối với các dục nhờ chứng thiền, sự cúng dường ấy có thể được đáp trả một ngàn vạn lần.

Do cúng dường đến một vị đã nhập vào đạo lộ dẫn đến sự chứng đắc Nhập Lưu Thánh quả, kết quả của sự cúng dường ấy không thể tính kể, không thể đo lường được.

Như vậy, còn nói gì đến việc cúng dường đến một vị Nhập Lưu; hoặc đến một vị đã nhập vào đạo lộ dẫn đến sự chứng đắc Nhất Lai Thánh quả, hay đến một vị Nhất Lai; hoặc đến một vị đã nhập vào đạo lộ dẫn đến Bất Lai Thánh quả, hay đến một vị Bất Lai; hoặc đến một vị đã nhập vào đạo lộ dẫn đến A-la-hán Thánh quả, hay một vị A-la-hán; hoặc đến một vị Độc Giác Phật; hoặc đến một vị Toàn Giác Phật?

Ở đây, một sự cúng dường nghĩa là người ấy cúng dường, ví dụ thức ăn, chỉ đủ cho một bữa. Nếu người ấy cúng dường nhiều lần, như làm trong nhiều ngày, hoặc nhiều tháng thì không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết lợi ích của sự cúng dường đó.

Bảy Loại Cúng Dường Đến Tăng Chúng

Sau đó đức Phật giải thích cho tôn giả Ānanda về các loại cúng dường khác.

Có bảy loại cúng dường đến Tăng chúng (Sangha dāna).

- Cúng dường đến cả hai chúng tỳ khưu Tăng và tỳ khưu Ni có đức Phậttọa chủ. Đây là loại cúng dường thứ nhất đến Tăng chúng.
- Cúng dường đến cả hai chúng tỳ khưu Tăng và tỳ khưu Ni sau khi đức Phật đã Bát Niết-bàn. Đây là loại cúng dường thứ hai đến Tăng chúng.
- Cúng dường đến Tăng chúng tỳ khưu. Đây là loại cúng dường thứ ba đến Tăng chúng.
- Cúng dường đến chúng tỳ khưu Ni. Đây là loại cúng dường thứ tư đến Tăng chúng.
- Cúng dường bằng cách nói: "Xin tăng chúng hãy chỉ định chừng này vị tỳ khưu và tỳ khưu ni đến con." Đây là loại cúng dường thứ năm đến Tăng chúng.
- Cúng dường bằng cách nói: "Xin Tăng chúng hãy chỉ định chừng này vị tỳ khưu đến con". Đây là loại cúng dường thứ sáu đến Tăng chúng.
- Cúng dường bằng cách nói: "Xin Tăng chúng hãy chỉ định chừng này vị tỳ khưu Ni đến con". Đây là loại cúng dường thứ bảy đến Tăng chúng.

Trên đây là bảy loại cúng dường đến Tăng chúng. Đức Phật sau đó đã so sánh những sự cúng dường đến cá nhân (đối nhân thí) với sự cúng dường đến Tăng chúng.

Trong thời vị lai sẽ có những người chỉ là tỳ khưu trên danh nghĩa, chỉ còn "mảnh vải vàng quanh cổ", ác tánh, không đạo đức. Người ta sẽ cúng dường đến những người không đạo đức thay mặt cho Tăng chúng ấy. Ngay cả như vậy, một sự cúng dường đến Tăng chúng cũng đem lại phước báu không thể tính kể, không thể đo lường được.

Điều này có nghĩa, sự cúng dường đến Tăng chúng (Sangha dāna) lợi ích hơn rất nhiều so với sự cúng dường đến cá nhân (ipuggalika dakkhina). Nếu bà Mahāpajāpatigotamī cúng dường cặp y ấy đến Tăng chúngđức Phật tọa chủ thì lợi ích sẽ thù thắng hơn, kết quả không thể tính kể và không thể đo lường được. Vì thế mà đức Phật khuyên bà nên cúng dường đến Tăng chúng.

Trong bài Kinh, đức Phật cũng giải thích bốn loại thanh tịnh cúng dường.

Bốn Loại Thanh Tịnh Cúng Dường

Đó là:

- Cúng dường được thanh tịnh bởi thí chủ chứ không bởi người thọ nhận. Ở đây, thí chủ là người giới đức, thiện tánh và người thọ nhận là người không đạo đức, ác tánh. Như vậy, sự cúng dường ấy được thanh tịnh bởi thí chủ chứ không bởi người thọ nhận.

- Cúng dường được thanh tịnh bởi người thọ nhận chứ không do thí chủ. Ở đây, thí chủ là người không đạo đức, ác tánh và người thọ nhận là người giới đức, thiện tánh. Như vậy, sự cúng dường ấy được thanh tịnh bởi người thọ nhận chứ không bởi thí chủ.

- Cúng dường không được thanh tịnh bởi cả thí chủ lẫn người thọ nhận. Ở đây, thí chủ và người thọ nhận đều là người không giới đức, ác tánh. Như vậy, sự cúng dường ấy không được thanh tịnh bởi cả thí chủ lẫn người thọ nhận.

- Cúng dường được thanh tịnh bởi cả thí chủ lẫn người thọ nhận. Ở đây, thí chủ và người thọ nhận đều là người giới đức, thiện tánh. Như vậy, sự cúng dường ấy được thanh tịnh bởi cả thí chủ lẫn người thọ nhận.

Đức Phật giải thích thêm:

"Khi một người giới đức bố thí đến một người không đạo đức,
Với tâm trong sạch không cấu nhiễm[,
Vật thí có được một cách chân chánh,
Đặt niềm tin lớn vào quả của nghiệp,
Giới đức người bố thí đã làm thanh tịnh cúng dường."

Để có được những lợi ích cao thượng, người bố thí phải hoàn tất bốn điều kiện kể trên, vì lúc ấy, mặc dù người thọ nhận là một người không đạo đức, việc cúng dường vẫn được thanh tịnh bởi thí chủ.

Chú giải có đề cập đến trường hợp của Vessantara. Đức Bồ tát của chúng ta trong một kiếp quá khứ có tên là Vessantara đã bố thí người con trai và con gái của mình (sau này là Rahula Uppalavaṇṇa) cho Bà-la-môn Jūjaka, một người ác tánhvô đạo đức. Cuộc bố thí ấy là cuộc bố thí cuối cùng vì các ba-la-mật về bố thí của Bồ tát Vessantara đã được đầy đủ. Sau khi hoàn tất ba-la-mật cuối cùng này, Ngài đã sẵn sàng để đạt đến sự giác ngộ, một sự kiện mà Ngài chỉ chờ thời gian để chín mùi mà thôi. Nhờ ba-la-mật bố thí này và các ba-la-mật khác trước đó, giờ đây Ngài chắc chắn sẽ đắc Nhất Thiết Trí (Sabbaññutā ñāa). Vì thế, chúng ta có thể nói rằng bố thí là một trợ duyên cho sự chứng ngộ của Ngài. Nó đã được thanh tịnh bởi Bồ tát Vessantara. Vào lúc đó, Vessantara là một người giới đức, thiện tánh. Sự bố thí của Ngài có được một cách chân chánh. Tâm Ngài trong sạch và không cấu nhiễm vì Ngài chỉ có một ước nguyệnđạt đến giác ngộ. Ngài có đức tin đủ mạnh nơi Quy luật nghiệp báo. Vì thế, sự cúng dường ấy được thanh tịnh bởi người cho hay thí chủ.

Loại cúng dường được thanh tịnh bởi người thọ nhận là khi một người không đạo đức, tâm không trong sạch, đầy những tham đắm và sân hận v.v..., không có đức tin nơi Quy luật nghiệp báo, cúng dường vật có được một cách bất chánh cho một người giới đức. Chú giải đề cập đến một người đánh cá. Người đánh cá này sống gần cửa sông Kalyani ở Sri Lanka (Tích Lan) đã ba lần cúng dường thức ăn đến một vị Trưởng lão là bậc A-la-hán. Vào lúc sắp chết, người đánh cá ấy nhớ tới những lần cúng dường của mình đến vị Trưởng lão. Do vậy, những tướng tốt về một Thiên giới đã xuất hiện trong tâm ông. Vì thế, trước khi chết ông nói với thân quyến của mình "Trưởng lão ấy đã cứu tôi". Sau đó, ông được tái sanh vào cõi chư Thiên. Trong trường hợp này, người đánh cá là người không đạo đứcác tánh, nhưng người thọ nhận là một bậc giới đức. Vì thế, sự cúng dường này được gọi là thanh tịnh nhờ người thọ nhận.

Loại cúng dường không được thanh tịnh bởi cả thí chủ lẫn người thọ nhận là khi một người không đạo đức, tâm không trong sạch, đầy những tham đắm và sân hận, không có đức tin nơi Quy luật nghiệp báo, cúng dường vật có được một cách bất chính cho một người không đạo đức. Chú giải đề cập đến trường hợp một người thợ săn. Khi ông ta chết, ông sanh vào cảnh giới ngạ quỷ. Lúc vợ ông cúng dường vật thực cho một vị tỳ khưu không giới đức để hồi hướng phước cho ông, ngạ quỷ này không thể nói lên lời "Sādhu" (lành thay - tỏ ý hoan hỷ) được. Tại sao? Thí chủ là một người không đạo đức, không có giới. Vì là vợ của một người thợ săn, bà ta thường phụ với chồng khi ông giết thú. Hơn nữa, vật cúng dường của bà lại có được một cách bất chánh do giết thú mà ra. Tâm bà không trong sạch vì nếu trong sạch và có hiểu biết hẳn bà đã không đi săn cùng với chồng. Bà không có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, vì nếu có bà đã không làm việc sát sanh. Trong khi đó người thọ nhận cũng là người không đạo đức, ác tánh nên sự cúng dường ấy không được thanh tịnh bởi cả thí chủ lẫn người thọ nhận. Bà ta cúng dường vật thực như vậy ba lần và cả ba lần đều không có kết quả. Vì thế mà ngạ quỷ (chồng bà) la lên: "Một kẻ vô đạo đức đã ba lần ăn cắp tài sản của tôi". Sau đó, bà cúng dường vật thực đến một vị tỳ khưu giới đức, vị này đã làm cho sự cúng dường được thanh tịnh. Ngay lúc ấy, ngạ quỷ thốt lên lời "Sādhu" và thoát khỏi cảnh khổ.

(Ở đây, chúng tôi xin nhắc lại, nếu quý vị muốn có được những kết quả tốt đẹp từ việc cúng dường thì nên hoàn tất bốn điều kiện sau:

- Là người có giới đức.
- Vật cúng dường có được một cách chân chánh.
- Tâm trong sạch, không cấu nhiễm.
- Có đức tin đủ mạnh nơi nghiệp và quả của nghiệp.

Thêm nữa, nếu là người thọ nhận, tâm từ bi của quý vị đối với thí chủ phải đủ mạnh. Ngoài ra, quý vị còn phải là người có giới đức. Nếu giới của quý vị được kèm theo bởi thiền và các tuệ minh sát thì điều đó càng tốt hơn nữa. Vì sao? Loại cúng dường này có thể cho thí chủ những kết quả to lớn hơn.)

Bây giờ chúng ta sẽ xét đến loại cúng dường kế tiếp, loại cúng dường được thanh tịnh bởi thí chủ lẫn người thọ nhận. Khi thí chủ hoàn tất bốn điều kiện kể trên và người thọ nhận cũng phải là người giới đức thì theo lời đức Phật:

"Này Ānanda, ta nói loại cúng dường này sẽ đưa đến quả sung mãn."

Có nghĩa là, cúng dường này có thể tạo ra những kết quả không thể tính lường được. Nếu giới của người thọ nhận được kèm theo bởi thiền hoặc minh sát trí, hoặc các Đạo - Quả trí thì hiệu lực của sự cúng dường ấy còn thù thắng nhiều hơn nữa.

Sáu Pháp Của Một Sự Cúng Dường Bất Khả Tính Lường

Ở đây, chúng ta sẽ đọc một bài Kinh khác - Chalangadāna Sutta - trong Tăng Chi bộ Kinh. Một lần, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên tịnh xá (Jetavana) trong khu vườn của ông Cấp Cô Độc gần thành Xá-vệ. Lúc ấy mẹ của Nanda, một đệ tử tại gia của đức Phật sống ở Velukandaka, đã cúng dường thức ăn đến Tăng chúng. Buổi cúng dường của bà có đầy đủ sáu pháp và người thọ nhận là chư tỳ khưu Tăng do Tôn giả Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên đứng đầu. Đức Phật với thiên nhãn thấy được sự cúng dường này bèn nói với chư Tăng:

"Này chư tỳ khưu, nữ cư sĩ ở Velukandara đã sửa soạn một lễ cúng dường có đầy đủ sáu pháp đến chư Tăng do Xá Lợi PhấtMục Kiền liên đứng đầu. Thế nào là sự cúng dường có đầy đủ sáu pháp?

Này chư tỳ khưu, thí chủ phải có đầy đủ ba pháp và người thọ nhận cũng phải có đầy đủ ba pháp.

Thế nào là ba pháp của thí chủ?

- Trước khi cúng dường thí chủ có tâm hoan hỷ.
- Trong khi cúng dường tâm của thí chủ thỏa mãn.
- Sau khi cúng dường thí chủ cũng hoan hỷ.

Đây là ba pháp của thí chủ.

Này chư tỳ khưu, thế nào là ba pháp của người thọ nhận?

- Người thọ nhận đã diệt tham hay đang cố gắng diệt tham.
- Người thọ nhận đã diệt sân hay đang cố gắng diệt sân.
- Người thọ nhận đã diệt si hay đang cố gắng diệt si.

Đây là ba pháp của người thọ nhận.

Tất cả có sáu pháp. Nếu sự cúng dường có đầy đủ sáu pháp này thì sẽ tạo ra những kết quả cao quý và bất khả tính lường".

Sau đó đức Phật giải thích thêm:

"Này các tỳ khưu, thật không dễ gì hiểu thấu được hạn lượng công đức của một sự bố thí như thế này bằng cách nói: "sẽ đem lại nhiều chừng này công đức, chừng này là sự tốt đẹp, đã tích tạo nhiều thiện nghiệp cho đời sau, sẽ cho quả báo lạc dẫn đến cõi trời, dẫn đến hạnh phúc, được yêu mến." Quả thực khối công đức lớn này, thiện nghiệp lớn này chỉ được liệt vào bất khả tính kể, bất khả tính lường.

Này chư tỳ khưu, ví như không dễ gì hiểu thấu được hạn lượng của nước trong đại dương để nói: "Có nhiều chừng này xô nước, nhiều trăm xô nước, nhiều ngàn xô nước", vì khối nước lớn ấy được liệt vào bất khả tính kể, bất khả tính lường. Cũng vậy, này chư tỳ khưu, thật không dễ gì hiểu thấu được hạn lượng công đức của sự cúng dường có đầy đủ sáu pháp này. Quả thực vậy, khối công đức này được liệt vào bất khả tính kể, bất khả tính lường."

Tại sao? Vì thí chủ này có đầy đủ bốn pháp mà trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường đã đề cập:

- Là người có giới.
- Vật cúng dường có được một cách chân chánh.
- Tâm trong sạch, không cấu nhiễm.
- Có đức tin đủ mạnh nơi nghiệp và quả của nghiệp.

Và ba pháp của thí chủ, trong Kinh Sáu Pháp Cúng Dường đề cập cũng đã đầy đủ:

- Trước khi bố thí có tâm hoan hỷ.
- Trong khi bố thí tâm thỏa mãn.
- Sau khi bố thí tâm cũng hoan hỷ.

Dù nam hay nữ, những điều kiện này có mặt trong người cúng dường (thí chủ) là điều rất quan trọng. Nếu người nam hay nữ nào mong đợi những thiện quả không thể tính, không thể lường này, họ phải cố gắng hoàn thiện những điều kiện ấy. Dĩ nhiên, theo Kinh Phân Biệt Cúng Dường thì đó phải là một vị tỳ khưu hay tỳ khưu ni đã hành Chỉ-Quán đến A-la-hán Thánh quả, hoặc là người đang trau dồi Chỉ-Quán để tiêu diệt tham (lobha), sân (dosa) và si (moha).

Cúng Dường Trong Tháng Tịnh Cư

Hiện nay, trong ngôi chùa Yi - tung này có nhiều vị tỳ khưu và tỳ khưu ni đang hành thiền chỉthiền quán để đoạn diệt tham, sân, si. Họ cũng là những người có giới đức. Vì thế, chúng ta có thể nói:

- Có những người thọ nhận xứng đáng ở đây.
- Thí chủ cũng là những người có giới đức.
- Tâm của họ có thể trong sạch, không cấu nhiễm.
- Những gì họ cúng dường có được một cách chân chánh.
- Họ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nghiệp và quả của nghiệp.

Và:

- Họ đã hoan hỷ trước khi cúng dường.
- Thỏa mãn trong khi cúng dường.
- Hoan hỷ sau khi cúng dường.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng sự cúng dường trong hai tháng này là hợp theo những ước nguyện của đức Phật. Đó là sự cúng dường cao quý.

Những Ước Nguyện Của Thí Chủ

Nếu những thí chủ mong đợi quả báo tốt lành trong ngày vị lai, chắc chắn thiện nghiệp này sẽ đáp ứng lòng mong muốn của họ. Vì sao? Trong Kinh Dānūpapatti, đức Phật có nói:

"Ijjhati bhikkhave sīlavato cetopaidhi visuddhattā"
(Này chư tỳ khưu, ước nguyện của một người có giới chắc chắn sẽ được thành tựu nhờ giới hạnh trong sạch.)

Như vậy, thiện nghiệp của một người có giới đức có thể làm cho ước nguyện của người ấy trở thành hiện thực.

- Nếu muốn trở thành một vị Phật, người ấy có thể trở thành một vị Phật.
- Nếu muốn trở thành một vị Độc Giác Phật, người có thể trở thành một vị Độc Giác Phật.
- Nếu muốn trở thành một vị Thượng Thủ Thanh Văn (Aggasāvaka), người ấy có thể trở thành một vị Thượng Thủ Thanh Văn.
- Nếu muốn trở thành một vị Đại Thanh Văn (Mahāsāvaka), người ấy có thể trở thành vị Đại Thanh Văn.
- Nếu muốn trở thành một vị Thanh Văn thường (Pakatisāvaka), người ấy có thể trở thành một vị Thanh Văn thường.

Nhưng điều này chỉ xảy ra khi các ba-la-mật của người ấy đã chín mùi. Ước nguyện thôi thì chưa đủ để đạt đến những loại giác ngộ ấy được.

Lại nữa:

- Nếu muốn hạnh phúc nhân loại trong kiếp sau, người ấy có thể đạt được hạnh phúc ấy trong cõi người.
- Nếu muốn đi đến cõi chư Thiên, người ấy có thể đi đến cõi chư Thiên.
- Nếu muốn đi đến cõi Phạm Thiên sau khi chết, thiện nghiệp này có thể là một trợ duyên cho người ấy đi đến cõi chư Thiên.

Bằng cách nào? Nếu sự cúng dường của người ấy hội đủ những điều kiện đã đề cập ở trước, nghĩa là, trước, trong và sau khi cúng dường, tâm vị ấy tràn đầy hoan hỷ, trong sạch, không cấu nhiễm, đồng thời xem vật cúng dường và người thọ nhận như những đối tượng. Ở đây, người thọ nhận trở thành đối tượng để hành thiền tâm từ. Tâm từ của người ấy đối với người thọ nhận rất mạnh. Nếu vào lúc đó vị ấy hành thiền tâm từ (mettā bhāvanā) thì thiền đó sẽ đưa vị ấy đến cõi Phạm Thiên sau khi chết. Như vậy, sự cúng dường này là một trợ duyên cho vị ấy đi đến cõi Phạm Thiên. Do đó, nếu người thí chủ muốn đi đến Phạm Thiên giới sau khi chết, họ phải hành thiền tâm từ cho đến khi đắc thiền (jhāna). Còn nếu họ đã hành và đắc thiền tâm từ, lại hoan hỷ cúng dường vật thực thì thiện nghiệp ấy sẽ là một trợ duyên thù thắng và mạnh mẽ cho họ đi đến cõi Phạm Thiên. Cho nên, muốn có được những thiện quả trong tương lai, quý vị nên hành thiền tâm từ. Trong số ba loại lạc: nhân lạc, Thiên lạc và Phạm Thiên lạc thì Phạm Thiên lạc là tối thượng. Không có lạc nào trong tam giới cao thượng hơn lạc của cõi Phạm Thiên. Đó là lạc thù thắng nhất trong 31 cõi.

Thù Thắng Nhất Trong Các Cúng Dường Thế Gian

Đó là loại cúng dường thứ hai đã được đề cập ở đầu bài giảng này - loại cúng dường không cho quả. Quý vị có thích loại cúng dường này không? Nếu thích, xin quý vị hãy lắng nghe bài kệ sau đây trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhināvibhanga Sutta).

"Yo vītarāgo vītarāgasu dadāti dāna
Dhammena laddha
supasannacitto
Abhisaddaha
kammaphala uhāra
Ta
ve dāna āmasadānānamagganti."

(Này chư tỳ khưu, ta nói rằng, một vị A-la-hán với tâm trong sạch, không cấu nhiễm, tin vào quả của nghiệp, cúng dường đến một vị A-la-hán vật (mà họ) có được một cách chân chánh thì sự cúng dường ấy thực sự là tối thắng nhất trong các loại cúng dường thế gian.)

Trong trường hợp này, chúng ta thấy có bốn pháp hiện diện nơi người thí chủ:

- Thí chủ là bậc A-la-hán.
- Vật cúng dường có được một cách chân chánh.
- Tâm thí chủ trong sạch, không cấu nhiễm.
- Có đức tin đầy đủ nơi nghiệp và quả của nghiệp.

Nhưng ở đây, pháp thứ năm cần thiết đó là:

- Người thọ nhận cũng là một bậc A-la-hán.

Đức Phật dạy loại cúng dường này, tức một vị A-la-hán cúng dường đến môt vị A-la-hán, là loại cúng dường thế gian cao thượng nhất. Vì sao? Vì sự cúng dường này không có quả. Nghĩa là sao? Thí chủ là người đã đoạn tận si mê và mọi tham ái đối với cuộc sống. Vô minh (avijjā) và tham ái (ta) là những nhân chính tạo nghiệp (kamma), tức các hành (sakhāra). Trong trường hợp này, các hành nghĩa là những hành động thiện như làm phước cúng dường. Tuy nhiên, nghiệp này không cho quả vì không có những nhân hỗ trợ, tức là không có vô minhtham ái. Chúng ta biết, nếu rễ của một cái cây bị cắt đứt hoàn toàn thì cây ấy không thể trổ quả được nữa. Cũng vậy, sự cúng dường của một vị A-la-hán không thể tạo quả vì các nhân vô minhtham ái đã bị diệt hoàn toàn. Vị ấy không mong chờ một kiếp sống tương lai. Trong Kinh Châu Báu (Ratana Sutta), đức Phật dạy:

Khīna purāna nava natthi sambhava
Virattacittā"yatike bhavasmi

Te khī
abījā avirūlhichandā
Nibbanti dhīrā yathāya
padīpo
Idampi sanghe ratana
panīta
Etena saccena suvatthi hotu.

(Nghiệp cũ đã tiêu mòn
Nghiệp mới không sanh khởi
Nhàm chán kiếp lai sinh
Chủng tử dục đoạn tận.
Bậc trí chứng Niết-bàn
Ví như ngọn đèn tắt.
Như vậy chính Tăng Bảo
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.
(Tỳ khưu Viên Minh dịch)
(Hạt giống tái sanh (chủng tử) ở đây là vô minh, tham áinghiệp lực.)

Nghĩa là các bậc A-la-hán đã cạn hết mọi thiện nghiệpbất thiện nghiệp cũ. Các thiện nghiệpbất thiện mới cũng không khởi lên nơi họ. Các Ngài đã đoạn diệt hết những hạt giống tái sanh, không mong chờ một kiếp sống tương lai. Danh - sắc của các Ngài sẽ chấm dứt, tựa như ngọn đèn khi dầu cạn và tim lụn vậy.

Do lời chân thật này, cầu mong tất cả chúng sinh được an vui và thoát khỏi mọi hiểm nguy.

Đây là một lời xác nhận sự thật. Do lời xác nhận sự thật này mà tất cả người dân ở Vesāli (Tỳ-xá-ly) được thoát khỏi mọi hiểm nguy (Vesāli là một thành phố lúc này đang bị nạn đói, hạn hán, dạ xoa ác và những bệnh dịch nguy hiểm. Người dân ở đây đã thỉnh cầu đức Phật giúp họ và Ngài đã dạy cho họ bài Kinh Ratana này).

Cúng dường của một vị A-la-hán là cúng dường cao thượng nhất vì nó không có kết quả trong tương lai. Nếu khôngđời sống tương lai, sẽ không còn sanh, lão, bệnh và tử. Đây là loại cúng dường cao thượng nhất - cúng dường không cho quả hay không có kết quả.

Trong trường hợp của loại cúng dường thứ nhất - cúng dường có kết quả, như hạnh phúc trong nhân giới, trong Thiên giới hoặc trong Phạm Thiên giới, vẫn còn khổ. Ít nhất thì người bố thí vẫn phải chịu sự chi phối của sanh, già, bệnh, chết. Nếu thí chủ vẫn còn tham đắm các dục trần, dù hữu tình hay vô tình thì khi các đối tượng ấy hoại diệt hay mất đi, vị ấy cũng còn cảm giác sầu, bi, khổ, ưu và não như thường.

Quý vị thử suy xét về vấn đề này xem, chúng ta có thể nói rằng, một sự cúng dường là cao thượng khi nó tạo ra sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não hay không? Và cũng suy xét thêm, chúng ta có thể nói rằng, một sự cúng dường là cao thượng khi nó không cho quả - không còn sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não không? Đây là lý do vì sao đức Phật tán dương loại cúng dường thứ hai là cao thượng nhất. Đến đây chắc quý vị đã hiểu ý nghĩa của bài Pháp này. Lúc bắt đầu bài Pháp, chúng ta đã đề cập có hai loại cúng dường. Đó là, cúng dường cho quả sung mãncúng dường không cho quả. Quý vị thích loại cúng dường nào? Bây giờ chắc quý vị đã có được câu trả lời.

Quý Vị Thực Hiện Việc Cúng Dường Cao Thượng Nhất Như Thế Nào?

Nếu thí chủ không phải là bậc A-la-hán, làm sao có thể thực hiện được loại cúng dường thứ hai? Trong Kinh Sáu Pháp Cúng Dường (Chaangadāna sutta) đã nói ở trước, đức Phật dạy rằng có hai cách người ấy có thể làm, đó là, khi người thọ nhận hoặc đã đoạn trừ tham, sân, si; hoặc đang cố gắng đoạn trừ tham, sân, si. Chúng ta có thể nói rằng cúng dường ấy là cao thượng nhất, nếu thí chủ cũng là người đang cố gắng đoạn trừ tham, sân, si, tức là vào lúc cúng dường, vị ấy thực hành Vipassanā.( Paṭṭhāna (Duyên Hệ) - Bộ thứ năm của Tạng Diệu Pháp, phần Kusalattika (các nhóm Ba Thiện Pháp).

- Phân biệt danh - sắc của chính mình và tính chất vô thường, khổ và vô ngã của danh - sắc ấy.
- Phân biệt tính chất vô thường, khổ và vô ngã của danh - sắc bên ngoài, đặc biệt danh - sắc của người thọ nhận.
- Phân biệt tính chất vô thường, khổ và vô ngã của sắc chân đế trong các vật cúng dường.
- Phân biệt tính chất vô thường, khổ và vô ngã của danh pháp thiện khởi lên nơi tự thân trong lúc cúng dường.

Khi hành giả nhìn vào tứ đại trong những vật cúng dường, hành giả rất dễ thấy các tổng hợp sắc. Khi phân tích các tổng hợp sắc, hành giả phân biệt được tám sắc chất: đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị và dưỡng chất. Các tổng hợp sắc là những thế hệ sắc do thời tiết sanh (utujarūpa), được tạo ra bởi hỏa đại trong mỗi tổng hợp sắc. Kế tiếp, hành giả phân biệt tính chất vô thường, khổ và vô ngã của chúng. Nếu có thể thực hiện được loại minh sát này trong lúc cúng dường thì tham, sân, si của thí chủ bị đè nén ngay lúc đó và sự cúng dường ấy cũng thường không cho quả. Theo cách đó, chúng ta cũng có thể nói rằng loại cúng dường này là cao thượng nhất.

Thí chủ có thể thực hiện loại minh sát này trước, sau hoặc trong lúc đang cúng dường. Nhưng minh sát của họ phải thật kiên trì và mạnh mẽ. Ít nhất, họ cũng phải hành (minh sát) cho đến giai đoạn Tuệ (quán) Sự Hoại Diệt (Bhanga ñāa). Chỉ khi ấy hành giả mới có thể hành loại minh sát đó. Như vậy, chúng ta cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này. Cơ hội này chỉ có trong thời kỳ giáo pháp của đức Phật. Ở đây, quý vị có thể hỏi, làm thế nào chúng tôi có thể thực hiện loại cúng dường này nếu chúng tôi không có minh sát trí? Trong trường hợp như vậy, tôi đề nghị quý vị nên thực hiện việc cúng dường của mình với ý nghĩ: "Cầu mong cúng dường này sẽ là một trợ duyên đạt đến Niết-bàn". Bởi vì đức Phật đã nhiều lần dạy là nên thực hiện việc cúng dường với ước mong chứng đắc Niết-bàn như vậy.

Để kết thúc bài Pháp, chúng tôi xin nhắc lại bài kệ từ Kinh Châu Báu (Ratana Sutta).

"Khīnaṃ purānaṃ nava natthi sambhavaṃ
Virattacittā"yatike bhavasmiṃ
Te khīṇabījā avirūlhichandā
Nibbanti dhīrā yathāyaṃ padīpo
Idampi sanghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

(Nghiệp cũ đã tiêu mòn
Nghiệp mới không sanh khởi
Nhàm chán kiếp lai sinh
Chủng tử dục đoạn tận.
Bậc trí chứng Niết-bàn
Ví như ngọn đèn tắt.
Như vậy chính Tăng Bảo
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.)
 (Tỳ khưu Viên Minh dịch)

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui và hạnh phúc.

-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10130)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10406)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9676)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 23599)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 11836)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10729)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10068)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 28679)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 21611)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 29401)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 11386)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 12361)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
(Xem: 26318)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 31011)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25328)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22800)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 13045)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21928)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 12221)
Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất giatại gia (chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ).
(Xem: 14135)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 12431)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 11240)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10690)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 38055)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 13666)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
(Xem: 13453)
Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương.
(Xem: 12343)
Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này.
(Xem: 12583)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạchsáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
(Xem: 12049)
Theo truyền thống các nước Phật giáo Nguyên thủy, ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người biết đến với cái tên thân thiết hơn, đó là ngày lễ Vesak.
(Xem: 10721)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11208)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 23356)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
(Xem: 33184)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 12793)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
(Xem: 7389)
Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển.
(Xem: 12188)
Hôm nay mùa Phật đản Nắng xuân rọi chói chang, Chim reo hót muôn ngàn Chốn đạo tràng thênh thang
(Xem: 12613)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
(Xem: 12035)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12868)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11939)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10693)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11358)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11651)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10861)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10795)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10369)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10484)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10701)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10626)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11906)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10690)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12732)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10803)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11378)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11089)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11624)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10510)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11253)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12298)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11158)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12488)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11420)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11502)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11292)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11577)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12995)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14170)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 11006)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11864)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13155)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11575)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11417)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10930)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11275)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10808)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11055)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10876)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10243)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17104)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10997)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10862)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10404)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10748)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11385)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11074)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10571)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11378)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10352)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10654)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12764)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 19243)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19676)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21264)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20310)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19741)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19022)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20454)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21074)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17916)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21812)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant