Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 3: Phương Pháp Kỹ Thuật Và Hạ Thủ Công Phu

08 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 7372)
Phần 3: Phương Pháp Kỹ Thuật Và Hạ Thủ Công Phu


VÔ NIỆM VIÊN THÔNG YẾU QUYẾT

Thích Minh Thiền
Phật Lịch 2536 - 1992

PHẦN THỨ BA
PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT 
HẠ THỦ CÔNG PHU

Cách bắt chuột của con chó bao giờ cũng chú trọng đến tiếng động, nên tiếng giục và cục đất ném trở nên quan trọng. Có khi cục đất ném trở nên quan trọng. Có khi cục đất ném xuống ao cũng cứ lặn mò; Khi bắt được chuột thì toát mồ hôi le lưỡi. Vì thế trong thiền học có câu: trục khối (chó đuổi theo cục đất ném).
 
Cách bắt chuột của mèo, khi con chuột không chạy nó không bao giờ chụp vì sợ bất thần nó muốn đào tẩu. Nó ngồi thu hình tập trung tinh thần hớp hồn con vật. Khi con chuột run lên, nó liền vẩy đuôi, chuột giật mình phóng tới. Tức khắc nó nhảy bổ chụp liền phía trước là vồ được ngay.
 
Cách bắt chuột của con chồn đèn thì hoàn không rình không đuổi, trái lại nhẹ nhàng điềm tĩnh, khoan thai, hệt như không có điều gì xảy ra. Khi sát lại gần, nhanh như chớp nhẩy bổ chụp cổ liền. Không những bá phát bá trúng, mà con chồn chỉ bằng cổ chân còn có thể bắt một con gà trống to độ 2 ký dễ như trở tay.
 
Nếu mỗi người thường trực nhớ rõ chính thân tâm mình cùng vạn hữu bao la vốn đồng nhất không hai, vì tâm mê quên tánh, chấp thân hướng ngoại, mà hóa ra sa đọa. Một khi trở về với tánh hướng nội, hết đắm chấp lấy thân, không quên thân giác, thì thân không những càng được bình an, mà trong đi đứng nằm ngồi không lúc nào có công phu hay không có công phu. Như thế mới đích thực là công phu.
 
Thế mới biết, chỉ có hạ thủ công phu trong tư thế ngồi thì chẳng khác nào thợ nề xây tường mà chỉ biết xếp gạch không cần có hồ vậy.

*
* *

1. Đường lối hạ thủ công phu
 
Đây là một phương pháp, một kỹ thuật để trị bệnh tâm, được nghiên cứu một cách kỹ càng để hành giả được đi trên con đường thẳng tắt rõ đúng, bảo đảm. Kỹ thuật này phân làm hai đường lối.

a. Đường lối thứ nhất:
 
Làm cách nào để nhất thời nhận thẳng được bổn tánh, rồi tiếp tục bảo dưỡng từ cái thấy tánh đó gây thành một tác dụng để phá vỡ vọng tâm. Đường lối này chỉ được áp dụng trong cơ duyên khai thị, tùy kẹt mà gỡ, trong biện chứng nghịch lý hoặc trong vấn đáp, sẽ có nói nhiều ở phần hàm dưỡng và vấn đáp.

b. Đường lối thứ hai:
 
Dùng một phương pháp khéo léo, một kỹ thuật chọn lọc để phân hóa toàn bộ vọng tâm cho trở về với tâm thể vô niệm thì hành giả được kiến tánh. Cả hai đều được áp dụng một lượt hầu đưa đường cho hành giả đi vào thế giới lúc nào cũng được tâm thể vô niệm, giáp mặt với bổn tánh mà người xưa đã từng gọi một cách văn vẻ là: “Phong quang quê cũ muôn đời, bốn phương tám hướng nhạc trời trăng soi”, chớ không phải thêm vào một việc gì.
 
Đến đây nhị nguyên kết thúc, mình người thân cảnh hết thành vấn đề, nên gọi là chứng. Và toàn bộ cuộc sống của người đó được giải quyết dứt khoát, mà chương nói về phương pháp và kỹ thuật hạ thủ công phu như ở đây là thuộc đường lối thứ hai.
 
Như thế nghĩa là sao? Nghĩa là biết rõ trận địa một cách kỹ càng, chọc thẳng vào tận sào huyệt của bốn phần vọng tâm mà cầm chắc toàn thắng. Nên nội dung tính chất của nó hoàn toàn lệch hẳn về phương pháp và kỹ thuật hơn là dùng sức mạnh, để nuôi dưỡng năng lực cho hành giả lúc nào cũng dồi dào, cũng như sự hệ lụy của xác thân đồng thời cũng được giải toả. Thì vấn đề dặm đường, thời gian, với con ngựa đang cỡi sẽ không còn là vấn đề lo ngại về sự chênh lệch mà công cuộc giải thoát dọc đàng bị đổ vỡ nữa.

2. Điều Kiện Tinh Thần:
 
Đi vào con đường này là để giáp mặt với sự thật nên cần phải có bốn điều kiện tinh thần sau đây:

Không mong cầu tất cả những gì thuộc về tài, tình, danh, lợi xoay quanh theo trục lợi hại bổn thân của cái Tôi.

Không nương tựa vào bất cứ một quyền cai thần thánh nào.

Không sợ hãi một điều gì xuất phát từ lợi hại bổn thân.

• Phải tuyệt đối thành thật với chính mình.

3. Điều Kiện Vật Chất
 
Hành giả nên lắng lòng thanh tịnh, khiêm tốn, kiểm điểm kỹ lại xem từ trước tới giờ những điều đã nói, chính mình có thật hiểu rõ ràng chưa? Nếu chưa thì phải chịu khó nghiên cứu kỹ lại, đừng hấp tấp vội mà sai lầm.
 
Đây là đi vào một hình thức tĩnh tọa nên cần phải có những điều kiện thực hành chi tiết như sau:

Khí hậu thời tiết:
 
Khi thực tập hãy chọn nơi tương đối yên tĩnh và thoáng khí. Nếu khí trời nóng bức qúa rất khó thực hành, nên chọn những lúc mát trời càng hay, không lựa là ngày hay đêm. Nếu gặp lúc thời tiết nóng bức không làm sao hơn, thì thời giờ thực tập được thu ngắn lại, gặp khí hậu mát mẻ ta có thể kéo dài ra, suốt ngày đêm ta có thể chia làm mấy thời cũng được. Căn cứ theo khí hậu xứ ta, người mới thực tập chỉ nên công phu từ 15 phút đến 30 phút mỗi thời. Tổng cộng trong 24 giờ chỉ từ 2 giờ trở lại, đừng có tham lam dồn ép thái quá sẽ nảy sinh biến cố.

Sanh Hoạt:
 
Trong sanh hoạt hằng ngày phải nên điềm đạm, khiêm tốn, chậm rãi, dù việc có gấp đến đâu trong tâm cũng đừng nên vội vã bối rối. Phải biết mình là tất cả, tất cả là mình, nếu trừ hết tất cả những cái không phải mình ra, thì chính mình cũng không còn nữa. Nên nếu mình nhúc nhích thì bên ngoài cũng nhúc nhích theo.
 
Một con chó nuôi trong nhà, khi chủ đi khỏi về, nó liền nhảy bổ lên mừng rỡ, liếm túi bụi. Nhưng nếu ta ngồi lặng yên, ta có việc của ta, lặng yên đến cả trong tâm thì nó không bao giờ dám nhảy vô. Nhưng nếu tâm ta vừa nhúc nhích, mũi vừa thở mạnh, mắt vừa chớp, là lập tức nó nhảy bổ lên cả đầu mà liếm. Nên nhớ yếu tố này không phải chỉ ở con chó nuôi trong nhà mới có như thế, dù cho con cọp ở ngoài rừng hay những bùa chú thư ếm cũng không có khả năng vượt khỏi lằn mức tâm linh này. Nên cốt yếu mình phải tỉnh bơ thì cảnh vật bên ngoài mới không lung lạc được. Trong kinh Lăng Nghiêm có câu: “Nếu chuyển được vật là đồng với Như Lai”. 
 
Vì vậy trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta cũng phải chịu khó để ý soi trở vào chính con người của mình một cách thường trực để đón bắt, giáp mặt với những chớp nhoáng mống niệm ngay trong những lúc giao tế tiếp xúc hằng ngày kẻo bị vô tình phóng vọt.
 
Phần này trông qua tuy thấy tầm thường nhưng lại là một điều kiện vô cùng quan trọng cho đến khi ta ngộ được tâm thể vô niệm. Nếu lìa nó ra, ta không lấy đâu để nhập vào cảnh toàn chứng. Chớ không phải để ý chủ tâm trong lúc thu hình ngồi lại mà thôi. Phải giữ cho tinh thần càng tột bậc bình thường chừng nào càng tốt chừng ấy. Nếu bình thường hay giận dữ thái qúa, đến lúc ngồi lại tất phải bị khí giận thừa làm thành chất độc phản ứng không yên.

Ăn Uống:
 
Chúng ta tưởng chừng khi ăn vào một món gì, tiêu hóa xong là hết, sự thật nào phải thế. Nếu trong trời đất này mọi chuyện đã qua đều mất hết thì làm gì có chuyện truyền thanh truyền hình, hư không rỗng suốt mà còn thế, thì khi thâu nạp nguyên con vào cơ thể làm sao mất được! Do đó, ta ăn thứ nào vốn có khả năng cục cựa, thì khi vào cơ thể nó cục cựa càng nhiều. Vì sao thế? Vì con người là một bầu vũ trụ thu hẹp lại, thì đương nhiên trong ta đã có đủ ba cõi sáu đường, bốn cách sanh, mười hai loại.

Nay lại được tăng cường lẽ cố nhiên phải vậy, thứ nào có khả năng nằm ỳ một chỗ như khoáng chất, khi vào cơ thể nó cũng nằm ỳ! Với thảo mộc thì khi có gió mới động, nên ăn thảo mộc vào nó không nằm ỳ như chất khoáng, mà cũng không cựa quậy như động vật. Thêm nữa, ta đừng tưởng khi ăn một cục thịt là chỉ có một cục thịt. Thật lạ thay cho khoa học ngày nay, ai ai cũng biết một là tất cả, tất cả là một, nguyên tử chăng nữa cũng vẫn là một bầu vũ trụ.

Thế sao ăn một cục thịt lại chỉ tính có một cục thịt mà thôi, phải là nguyên con mới được chứ! Sự thật là như vậy. Tại mình không phóng đại ra nên không thấy. Tĩnh tọa là một cách phóng đại. Nếu mình bỏ vô 1 chút xíu khỉ thì nó ra nguyên con khỉ, một chút xíu heo cũng ra nguyên con heo. Điều đó chính tôi chứng thực mà nói chứ không hề bắt chước ai. Chỉ vì bình thường chúng ta bị vọng tâm mê muội thiên cổ che khuất, nên không thấy được.

Do đó khi mới tập tĩnh tọa nếu chưa ăn rau được thì nên ăn cá hơn ăn thịt. Ta đừng vội sợ ăn chay thiếu nhiệt lực, nếu pháp chúng ta đang tu là pháp hoàn toàn hướng nội, quay hẳn trở vào 180 độ, 6 căn không phóng vọt, không lười biếng nằm ỳ, không ê a ó ré, thì bảo đảm không có việc trở ngại thiếu lửa bao giờ. Phương chi còn phải ý thức học hỏi về những thức ăn tính nóng tính lạnh có độc hay không độc nữa. Thường người ta quan niệm rằng ăn uống thiếu chất thịt cơ thể sẽ bị hụt hao, thế sao con trâu chỉ ăn cỏ, chớ nào có ăn chất sắt chất muối, con mểnh con nai muốn mập cũng chỉ ăn cỏ, còn con người muốn mập lại bắt mểnh nai làm thịt ăn.
 
Con thú gặp lạnh qúa thì sanh mỡ, hoặc mọc lông nhiều để chống lạnh, con người lạnh qúa ra chợ mua áo lên mặc vào, con thú muốn bay thì mọc cánh, con người muốn bay phải chế máy bay. Vì thế nên khi té không phải chỉ đau một mình như thú, mà là cả đám cùng té, cùng chết. Do đâu nên nổi? Nên biết rằng con người bị lý trí (nọc trái cấm) đánh mất phản ứng trực giác bản năng của thiên nhiên bảo vệ. Công phu tĩnh tọa là để thanh lọc vọng tâm lẽ đâu ta không nghĩ kỹ!!!
 
Chúng ta chỉ nên tĩnh tọa sau khi ăn độ một tiếng rưỡi trở đi cho khỏi xảy ra những bệnh ở bộ tiêu hóa, và khi ăn chớ nên ăn no qúa.
 
Con người ăn buổi sáng, chất bổ đến nuôi phần trên nên gọi là điểm tâm, gọi là chư thiên ăn. Ăn buổi chiều nuôi phần dưới, nên ăn bằng tham lam còn gọi là súc sanh ăn. Vì vậy nếu buổi chiều ăn nhiều chất bổ thừa thải, các bộ phận bên dưới được tiếp tế nhiều quá, tâm mê tất phải đòi hỏi thị trường lôi thôi. Người ta thường nói:

 “Đói cơm khát nước tèm hem
 No cơm ấm áo lại thèm nọ kia”
 
Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn lúc 9,10 giờ sáng và 4, 5 giờ chiều, đừng nên ăn 9, 10 giờ đêm. 
 
Lại thêm những thức ăn lạ, nặng nề như củ cải sống, củ hành sống, củ kiệu sống … hay các thứ rau cay nóng qúa không nên dùng như hành hẹ phải nấu thật chín mới nên ăn. Những thức ăn tính chất qúa nóng hay quá lạnh, chất sùi bọt, dậy men … những thứ nghiện ngập như cà phê, thuốc lá, thuốc lào, trà tàu, các thứ rượu mạnh phải cần nên tránh.

Không uống trà đậm vì làm tổn tim. Chớ nên thường trực ăn những thức ăn để đông lạnh hay uống nước đá theo bữa ăn. Vì khi đủ nhân, đủ duyên hội ngộ, chúng nó sẽ tạo thành những bệnh ở mũi, ở mắt, ở cổ họng, ở bộ tiêu hóa, ở ruột, và còn nhiều thứ bệnh nan y khác nữa. Không nên ăn nhiều món trong một lúc, vì nó sẽ va chạm biến hóa thành những chất độc mà ta không hay.

Trong bữa ăn chỉ nên chọn 2, 3 món thích hợp mà ăn. Nếu không hợp đừng vì lẽ cho là bổ mà ráng nuốt. Nấu nêm cũng phải đơn giản, thứ nào ngọt ra ngọt, mặn ra mặn, đừng pha lẫn chút tương, chút đường, chút muối, chút giấm, chút ớt … nhiều chất đụng nhau sẽ gây ra tai hại.
 
Thí du: Nêm canh bằng nước tương với bột ngọt nó liền biến ra chua (acid). Nếu bột ngọt nêm với muối ớt thì ra hương vị nấm mối. Về rau cải, phải để ý học hỏi về tính chất của mỗi thứ. Nên ăn cốt sao sạch sẽ ngon lành, đừng cố tình tạo màu xanh đỏ trắng vàng, rồi đặt tên con này thịt kia. Thà muốn ăn thứ gì ra chợ mua ăn còn ít tội lỗi.

Về Y Phục:
 
Nếu công phu vào lúc trời lạnh thì nên mặc dầy, nên đậy hai đầu gối cho kín. Nhớ đừng để gió nhập vào đầu gối và hai lỗ tai. Nếu trời nóng, mặc mỏng càng tốt.

4. Hiểu qua một hai nét cần thiết vể cơ thể sinh lý:
 
Trong cơ thể con ngườihệ thống tuần hoàn âm huyết, là hệ thống tuần hoàn máu trắng. Tết bào máu trắng là động vật, nó đóng một vai trò chủ động để bảo vệ cho tất cả cơ cấu toàn thân, khi có một thứ chất độc hay vi trùng từ bên ngoài xâm chiếm vào. Bên trong nó hoạt động đúng theo tầm mức rung cảm tâm lý để đáp ứng với tác dụng của mọi nơi trong thân. Thí dụ: Mỗi ngày ta cầm chiếc búa đẽo liên tục ngày này qua ngày nọ, thì chúng nó sẽ tập trung về cánh tay nhiều hơn nơi khác. Về nghe, ngửi, thấy, nếm, cọ sát, va chạm, cách đáp ứng của nó đều giống hệt theo một kiểu. Nên kinh Lăng Nghiêm có nói: 
 
“Mỗi chúng sanh có một thứ nước gọi là nước ái, khi khóc ứa ra mắt gọi là nước mắt, khi tủi ứa ra mũi gọi là nước mũi, khi thèm ứa ra miệng gọi là nước miếng, khi thèm khát dục vọng ứa ra bộ phận sinh dục gọi là nước dâm. Tính chất mỗi nơi tuy có khác nhưng kỳ thực vẫn là một”. Lại nói: “ Hễ tình thì đổ dồn dập tập trung xuống dưới, tưởng thì đổ dồn tập trung lên trên. Muốn thoát vòng tục lụy thì phải ly tình tưởng”.
 
Hằng ngày, tai mắt, miệng mũi, thân ý chúng ta hễ hướng ra ngoài thì nhiệt lực giảm xuống, đóng lại thì nhiệt lực trồi lên. Con mắt đừng nhìn ra, lỗ tai đừng nghe ngóng, mũi đừng thở mạnh, miệng đừng nói nhiều thì tất nhiên nhiệt lực trong thân tăng thêm. Nhiệt lực trong thân tăng thì bầu khí quyện xác thân được trương nở để chống chọi với sức ép bên ngoài.

Nếu nhiệt lực bị xài ra nhiều qúa thì bầu khí quyện xác thân bị thắt lại. Đó là một việc trong sinh lý rất rõ ràng cần nên hiểu biết. Do đó nếu thái độ hướng nội của ta thiếu tinh thần dứt khoát, còn để kẽ hở cho năng lực bị thoát ra thì kỹ thuật sẽ bị tổn giảm. Một điều nữa, với thân này trong sinh hoạt hằng ngày, nếu trên đầu thường mát, dưới chân thường ấm là thuận với trật tự thiên nhiên nên gọi là hỏa thuận.

Nếu ngược lại là hỏa nghịch. Nên khi tĩnh tọa định thần vào điểm đơn điền dưới rún trước, rồi sau sẽ bắt đầu, thì nhiệt lực trong cơ thể theo sự định thần mà thuận chiều. Theo đó nó sẽ giúp cho ta được quân bình cả bộ tuần hoàn, bộ tiêu hóa, không đến nỗi xẩy ra lệch lạc.
 
Về phần phụ nữ mỗi tháng còn có kinh kỳ xen vào, nên khi có kinh là phải ngừng tĩnh toạ.
 
Phụ nữ thuộc về tĩnh của thái âm nên cơ thể rất dễ định, nhưng cũng dễ gặp cái bơ vơ trống trải hoặc hôn trầm. Thế nên khi tĩnh tọa, tinh thần cần nên phấn chấn.
 
Bất cứ một tôn giáo nào, hay một người sống một cách bình thường cũng vậy, nếu khinh thường 5 điều răn cấm giết hại, dối trá, gian dâm, tham lam, nghiện ngập, tức là người đó chưa đủ điều kiện để tập tĩnh tọa. Vì khi đã khinh thường 5 điều răn cấm này rồi tức là khinh thường cuộc sống yên ổn của chính mình cũng như tất cả người chung quanh.

Thế mới biết đây là 5 điều kiên để duy trì cho cuộc sống cộng đồng sinh tồn. Tuy nhiên, đây không phải đưa kiều kiện để bảo vệ giáo điều như của tôn giáo tín ngưỡng, mà là muốn nói phải thâm hiểu tận cùng cái vô lý của tính giết hại, tham lam, gian dâm, lừa dối và ghiền gập. Nếu thấy 5 thứ tâm lý này là nguồn tai hại cho thế quân bình của cuộc sống thì mỗi người phải tự giới, tự luật, chớ không phải đợi ai bắt buộc mình. Bất cứ người của một tôn giáo nào hay tầng lớp nào nếu thiều 5 điều kiện này là thiếu hẳn tình yêu thương chân thật, chỉ là kẻ lừa mình, lừa người mà thôi. Nếu không chín chắn 5 điều kiện này thì cuộc tĩnh tọa thủ công phu trở thành vô nghĩa.
 
Nhắc qua vấn đề gian dâm. Đây không phải nói là tư thông với kẻ khác mới gọi là gian dâm, dù là vợ chồng chính thức mà mỗi khi mống ý muốn tìm dục lạc tức là đã phạm vào điều gian dâm rồi đó.
 
Còn về phần ghiền gập, dù cà phê, trà, thuốc lá, thuốc lào cũng vẫn là ghiền, chứ không lựa là nghiền rượu. Nếu đã là ghiền thì quyết định phải thanh toán cho kỳ được. Nghĩa là phải bỏ dứt khoát, nếu không thì mãi mãi hệ lụy không sao dứt được.

 
Từ xưa đến nay, phần đông đều cho tu là một cái gì huyền bí. Đạo là cái không thực tế, còn hành Phật giải thoát đều là chuyện hên xui may rủi và có khi còn bị thông qua các tướng ma ma Phật Phật của mấy bà đồng cốt nữa. Chớ không mấy ai ngờ đây chỉ là một việc làm của Y đạo – siêu giai cấp, siêu khoa học, minh bạch rõ ràng, không phải một thứ mù mờ ấm ớ. 

 
Trước khi đi vào phần thực tập hạ thủ công phu, có những điều bắt buộc hành giả nên ghi nhớ cẩn thận.

5. Tư thế tĩnh tọa:
 
Có mấy cách tùy theo khả năng của mỗi người, nhưng hay nhất là ngồi kiết già.

Ngồi kiết già
 
Chân trái gác lên đùi phải, chân phải gác lên đùi trái, thúc sát vào, chống hai nắm tay lên đầu gối, đè cho hai đầu gối xuống sát chỗ ngồi, chuyển động nhẹ xương sống cho các khớp lưu thông, lưng thẳng đầu ngay, vai ngang, hai bàn tay đặt sát vào bụng dưới rún, tay trái nằm dưới tay phải nằm trên, hai đầu ngón cái đụng sát nhau để giữ thế điện trong cơ thể được lưu thông ít bị hao tán, mắt nhắm miệng ngậm, răng đụng nhau, lưỡi đụng răng. Đồng thời tập trung tinh thần tưởng tượng tuyến từ mũi xuống đơn điền cho ngay.


Ngồi bán già:
 
Chỉ có để chân trái lên đùi phải, cũng có thể để chân phải lên đùi trái mà ngồi yên thì cũng tạm được. Không nên ngồi xếp bằng vì rất cấn. Ngoài ra tất cả bố trí đều giống hệt như ngồi kiết già.

Ngồi trên ghế thòng chân:

 
Cách này để dành riêng cho những người không thể ngồi bán già, kiết già, hay xếp bằng hoặc vì tuổi cao, xương cứng. Ngồi cách này thì phải có ghế vuông hay trường kỷ, hoặc ngồi trên giường thòng chân.

Với 3 cách ngồi này cốt sao cho được vững vàng, thẳng người cho ngồi được lâu.
 
Về phương tiện, nên ngồi trên chiếu hay trên ván, có lót bồ đoàn hay mền chớ không nên ngồi trên nệm, vì ngồi nệm dễ cấn thịt, dễ bị tê. Ngồi ván tuy bị cấn xương đau chơ không có tê nên dễ điều chỉnh.

6. Phần thực hành:

a. Chuẩn bị:
 
Tùy khả năng mỗi người có thể phân ngày đêm ra từ 2 đến 4 thời. Khi bắt đầu ngồi thì phải xếp đặt chỗ ngồi, quay mặt vào vách, nới thắt lưng và bâu áo cho thong thả. Nếu trời lạnh thì đội mũ hay đội khăn che khuất 2 lỗ tai. Tư thế phải giữ cho lưng thật thẳng, chớ không nên ễnh, vì ễnh thì khí lực sẽ xông lên làm nặng đầu, còn khòm thì dễ ngủ gục.
 
Ngồi xong khẽ ấn người nghiêng bên phải, bên trái cho các đốt xương sống được ngay. Vì thường xương sống của mỗi người do tập quán sinh hoạt mà thường bị lệch lạc.

Giữ đầu cho thẳng, 2 mắt buông xuôi mí xuống để nhắm theo thế tự nhiên, không nên mở, vì mở thì thấy ở ngoài và tâm quang bị phân tán. Cũng không nhắm híp vì nhắm khít quá mất tự nhiên dễ ngủ gục. Xong rồi bố trí hai bàn tay như đã nói trên và làm như hơi mỉm cười để xóa hết những chuyện ban ngày và tưởng cho tuyến mũi xuống rún được thẳng một hàng với nhau.

Tiếp theo đó, hít vào thở thật nhẹ, chậm chậm để tự nhiên cho bụng dưới từ từ nở ra. Thở ra cũng chậm chậm cho bằng cái hít vào. Và bụng dưới từ từ thót lại. Hít vào thở ra bằng mũi, và miệng bao giờ cũng ngậm kín, giữ cho hơi thở được tương đối đều, đừng nghe tiếng càng tốt.

 
Nếu trụ thần được dưới rún thì nhiệt lực sẽ tụ về bên dưới, và ăn uống được tiêu hoá không bị trở ngại. Nên chú ý khi bắt đầu điều chỉnh hơi thở, nhắm mắt lại, nếu hơi thở có tiếng kho kho một cách êm đềm tế nhị, dù tiếng đó có hết sức nhỏ cũng phải hiểu đó là điểm sắp đi vào cõi ngủ. Khi mới tập nếu có đồng hồ nên canh giờ quyết định, mới tập chót hết cũng phải 20 phút.

b. Hạ thủ công phu:
 
Nên nhớ việc chánh yếu của hạ thủ công phu là tiến về tâm thể vô niệm.
 
Giai đoạn thứ nhất: Dùng niệm nhiếp niệm:
 
Ta chọn lấy một câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hay DƯỢC SƯ NHƯ LAI. Nếu là câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì trong khi thu xếp tĩnh tọa, thân yên lặng nhắm mắt ngậm miệng lại, răng cắn vừa đụng nhau, lưỡi đụng răng, tay không lần chuỗi, không quán tưởng để ngừa phân tâm hay ly tâm hướng ngoại. Trong tâm mặc niệm 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT một cách đều đều không gấp không hưỡn, vừa nhắm con mắt thịt lại cũng vừa mở hoác con mắt tâm ra, soi hẳn vào trong thân tâm để tìm lấy tướng chuyển động của làn sóng mặc niệm trong thân tâm xem nó ở đâu, ra sao? Cứ vừa theo dõi, vừa mặc niệm, không nên gấp, không nên hưỡn. Cứ như thế mà tiến. Buổi đầu chỉ là một khốt tối thui hoặc vọng niệm xẹt ra xẹt vào, mặc kệ nó. Thời gian này ít nhất cũng phải hao phí từ một tuần lễ đến 10 ngày hay nửa tháng thì tình trạng hỗn độn tối thui mới bắt đầu sáng sủa.
 
Nếu người nặng nề nghiệp dâm, nghiệp sát thì có thể hao phí hàng tháng cũng nên.
 
Khi nước tâm đã lắng trong, tình trạng hỗn độn được sáng sủa thì hành giả sẽ dễ dàng bắt gặp làn sóng đông tướng năng niệm của câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT đang rung chuyển một cách đều đều. Nhưng nên nhớ nếu ngừng hẳn mặc niệm thì làn sóng rung chuyển này sẽ bị mờ mất hút. Phải cố giữ cho mặc niệm đều đều và chú tâm theo dõi cho thật sat đến bao giờ mãn giờ tĩnh tọa sẽ xả ra.
 
Đến được hiện tượng này ít nhất hành giả cũng đã tiến lên ½ giờ mỗi thời và hao phí ít nhất cũng từ 1 đến 3 tháng tùy trình độ bén nhạy của mỗi người.
 
Điều nên biết là: mặc niệm liên tục cố để qui tụ muôn niệm vọng tâm, kết thành một khối cho tinh thần được định. Còn chú tâm vào làn sóng động tướng năng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là để ngăn hẳn si mê không cho xuất hiện, tinh thần thường trực tỉnh táo, sáng suốt, cho định và huệ cân nhau. Khi đã kết qủa đúng như dự định thì phải giữ tình trạng này cho kéo dài thêm ít nhất từ ½ tháng đến 1 tháng rồi mới nên bước sang giai đoạn 2.

Đến đây thời gian tĩnh toạ cũng theo đây mà gia tăng. Hành giả nên biết giai đoạn một này là nền tảng cho tất cả giai đoạn sau. Nên càng thực hành kỹ lưỡng chừng nào thì kết quả càng được chín chắn chừng nấy. Từ khi phát hiện làn sóng động tướng năng niệm trong thân thì hành giả sẽ bắt đầu đi vào cõi toàn thân được thoải mái yên ổn, không còn cảm thấy lăng nhăng ray rứt như buổi đầu; để rồi trạng thái này sẽ lên cao, kéo dài hơn nữa và lần lần vào cõi thanh lương an lạc, hành giả nên thận trọng.

 
Một điều nữa cần phải biết là khi phát hiện được làn sóng động tướng năng niệm của câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT đang mặc niệm; chính là lúc muôn niệm chầu về làm một niệm. Nhưng không phải một lần tụ về là tất cả vọng niệm đều tụ hết, mà có khi còn bao nhiêu vọng niệm tản mác, rải rác khắp mọi nơi; niệm nhiếp niệm càng kỹ, theo dõi càng sát; giữ thời gian càng được kéo dài thì sự qui tụ vọng niệm càng được kỹ càng hơn, để tránh khỏi rơi vào thế làm một lần không kỹ thì sự chữa đi chữa lại cũng phải hao tốn nhiều lần.
 
Giai đoạn thứ hai: Dùng niệm hóa niệm:
 
Trên kia ta đã thực hành pháp dùng niệm nhiếp nhiệm để cho muôn vọng niệm đều qui tụ về một niệm. Nhưng phải biết vọng niệm tuy không có hình tướngvẫn có tụ có tan, nếu đã thực hành pháp dùng niệm nhiếp niệm rồi thấy chừng như muôn niệm đã đóng thành một khối, và chừng như nếu ta ngừng niệm thì nó sẽ tan biến đi mất. Nhưng sự thật nào có thế đâu.

Nếu ta ngừng niệm thì lấn hồi nó sẽ tản mát ra khắp mọi nơi, để nó sẽ tổ chức ráp lại như cũ, hay hoặc nó giữ nguyên trạng mà lắc lư bắt ta phải theo đà đó mà niệm liên tục, để rồi nếu ta được vãng sanh về nước cực lạc, thì nước cực lạc đó nếu không phải là Tiểu Lôi Âm trong Tây Du Ký, thì cũng là một thứ nước cực lạc kiến thiết tựa lưng vào vách của ông hỗn độn vô kýthiền học có khi gọi là cụm mây chắng ngang hang núi làm cho đàn chim vỡ tổ lạc mất lối về, cũng có khi gọi là bị một mảng mạt vàng rơi vào con mắt.

Vì thế phải lợi dụng kỹ thuật dùng niệm hoá niệm này là một hóa chất cho tất cả khối vọng tâm phải tiêu tan từng đợt, từng đợt theo thời gian ngắn để đi đến tâm thể vô niệm vĩnh viễn thực tại, và khi có nghĩ một điều gì tức là chơn như tự tánh khởi niệm, việc ấy sẽ hiển hiện một cách rõ ràng, chớ không khó khăn như trước.

 
Hoá niệm bằng cách nào??
 
Nghĩa là trong khi tĩnh tọa, vừa mặc niệm danh hiệu Phật đều đều liên tục, vừa phát giác động tướng của làn sóng mặc niệm cũng một cách đều đều liên tục, và cũng bắt đầu thêm vào: “Lạ thật! tấm thân này chỉ là một khối vật chất tứ đại giả hợp không thể có khả năng niệm Phật, cũng không thể có khả năng tạo nên vọng niệm; nó vốn tuyệt đối tỉnh chí. Thế sao hiện giờ lại có ra làn sóng động tướng năng này? Vậy cứu tận của nó là cái gì? Nó có bằng cách nào? Mà qủa thật vậy, nó đang hiển hiện rõ ràng trong thân ta, tại sao có chuyện kỳ bí đến thế?
 
Đặt nghi vấn này là áp dụng thân giác để dựng đứng nghi tình. Mục đích là để tiêu hóa vọng niệm cho không còn chỗ bám víu, chớ không phải để mò tìm câu trả lời rằng nó là tâm, là vọng tâm gì gì ấy. Vì đây là kỹ thuật giao lưu, phân hóa cho nghi tình phản động xen vào khối vọng niệm đang lắc lư. Đến đây hành giả phải làm việc thật kỹ lưỡng, vừa mặc niệm vừa theo dõi động tướng của làn sóng năng niệm, vừa liên tưởng đến thân giác, vừa dựng đứng nghi tình. Chỗ này người mới thực tập cảm thấy thật là bê bối đa đoan như người mới tập xe đạp. Tình trạng này giữ được đều như thế chừng năm mười phút là có thể tiếp nhận được tin mới.
 
Tin mới như thế nào? Tức là đến đay hành giả sẽ bắt gặp khối vọng niệm tự nhiên tiêu tan, toàn thân bỗng nghe một chấn động tựa như hột gạo ngâm nước bị bẻ gẫ, rồi trở nên thật là yên ổn. Tất cả giao động bên ngoài đều hết thành vấn đềcảm thấy một niềm thú vị yên vui sáng suốt làn sóng vọng niệm dứt bặt, mặt phẳng của nước tâm được trải ra, đến đây ta cũng ngừng dứt mặc niệm theo dõi. Cảm giác này có thể kéo dài từ 5 phút đến 15 phút, hay lâu hơn nữa không chừng, tùy theo trình độ hiểu biếtcông phu thực tập của mỗi người.

Đây là chỗ trong kinh gọi là tâm cuồng loạn ngừng dứt, hoặc nói tâm sinh diệt đã dứt, cảnh tịch diệt hiện tiền, hoặc gọi chân như hiển lộ, bổn tánh hiển bày. Hiện tượng này tuy chưa được liên tục mãi mãi, nhưng mặt thật của tâm tánh đã xuất hiện, và có thể trong giây lát vọng niệm sẽ đến vùi lấp trở lại. Nếu đã mãn thời tĩnh tọa phải xả ra, thì lần sau lai tiếp tục. Càng ngày càng kéo dài thời gian, càng nhân thêm tần số đến bao giờ cảnh tượng này được kéo dài ½ tiếng hay một tiếng đồng hồ. Thế là ta đã ngộ được pháp thân rồi đấy.

 
Thời gian này, ta có thể tổn phí từ ½ tháng hay 3 tháng 6 tháng là cùng, cũng có thể có khi trong một thời gian tĩnh tọa mà phải làm đi làm lại 2, 3 lần nếu vọng niệm thô bạo. Nghĩa là nếu vọng niệm thô bạo như ngay buổi đầu thì ta phải dùng niệm nhiếp niệm trở lại, rồi mới dùng niệm hóa niệm, thì cảnh thanh tịnh cũng lại xuất hiện trở lại.

Nếu như trường hợp người đã tu tập thuần thục, vọng niệmtrở lại cũng chỉ nhỏ nhặt tầm thường thì không cần dùng niệm nhiếp niệm mà cũng chỉ dùng niệm hóa niệm đương đầu với vọng niệm, ném hẳn thân giác và nghi tình vào là lập tức bình minh trở lại, tâm địa mới sáng tỏ rạng như thường. Sâu xa tế nhị hơn nữa, có những trường hợp sa mù mỏng do tinh thần sắp muốn hôn trầm, thì liên lập tức chấn chỉnh lại, vừa nhắm kín con mắt thịt mà cũng vừa mở hoắc con mắt tâm, dùng pháp giác chiếu soi hẳn trở vào trong đến tận cùng gốc gác của tế vọng, thì tế vọng cũng liền theo đó được tiêu trừ, rồi trời quang mây cũng tạnh trở lại. Đây là chỗ thiền tông gọi “Muôn dặm không mây muôn dặm trời”.

 
Kết qủa này tuy lâm thời tạm bợ, nhưng vẫn là ngộ pháp thân cho nên gọi là tiểu ngộ. Nhờ đó mà tinh thần ta được nuôi dưỡng, thúc đẩy tuần tự xúc tiến một cách cao hứng không còn muốn bỏ dở nữa. Và đến bao giờ trong tất cả đi đứng nằm ngồi, tâm thể đểu được vô niệm như vậy, cuộc sống sẽ trở thành một cách linh động tự nhiên. Thế là chứng nhập. Chữ “Chứng nhập” nói đây là nghĩa là không còn thấy có cái thấy có mình có người, có có có không nữa, nó tự nhiên như nhiên. Thế là hành giả là một pháp thân đại sĩ rồi đó.
 
Đến đây hành giả chớ nên nghi ngờ: làm sao ta dám tin chắc là ta đã ngộ được pháp thân, mà không bị rơi vào hai tướng?
 
Xin thưa: Đây là việc làm có bản đồ, có kỹ thuật, nên phải quyết định tự mình phải biết, tự mình mình phải hay, đối diện với mức độ tâm địa mờ tỏ, mát mẻ yên vui, càng ngày càng tiến bộ hay càng ngày càng thụt lùi. Chuyện này người bàng quang thông thường không phải đại thiện tri thức làm sao biết chứ! Ta đừng nên hiểu chữ “Biết” một cách hồ lốn, vì cái biết bởi giác quan, bởi phân tích, bởi so sánh mà biết, thì chữ biết qủa là cửa của muôn tai họa. Còn chữ biết của ngộ Pháp thân đây là chữ biết do rơi tõm xuống nước mà biết toàn thân mát lạnh. Hay cũng như mình uống nước, lạnh nóng tự biết tự hay. Chỉ chữ biết này qủa là cửa của muôn sự nhiệm mầu, chớ không còn cái biết nào khác nữa!
 
Có người ngỡ rằng giải thoát sao mà dễ dàng đến thế? Xin thưa đây là một phương pháp có kỹ thuật chặt chẽ chỉ có thực hành đúng hay sai, và nếu hành giả có một trình độ tin nhận, thực hành một ngày cũng như một tháng, một tháng cũng như một năm, một năm cũng như trọn đời. Nếu không bỏ dở thì dù có căn cơ thấp kém cũng quyết định phải được giải thoát, chớ không có nghĩa hên xui may rủi.

c. Cách Xả:
 
Khi mãn giờ muốn xả thì trước hết khẽ hạ xương sống xuống một chút để cho chân bớt tê nếu có, rồi lơi chân ra và hô hấp trở lại bình thường. Khi hết tê, xoa mạnh hai lòng bàn tay cho thật nóng, áp lên mắt để rút hết những ngưng động trong mí mắt lúc mình ngồi. Kế đó xoa sau lưng chỗ hai bên trên mông đít, xoa chẽn vùng phía dưới tim bên phải bên trái, và hai bên mạn sườn; xoa hai bên lỗ tai đến xoa các khớp lắc léo; rồi dùng tay mặt xoa lòng bàn chân trái, tay trái xoa lòng bàn chân mặt và giữ yên cho lòng bàn tay, lòng bàn chân sát nhau nửa phút. Xong rồi nằm yên xuống, xuống sống giãn ra có hơi kêu, bây giờ bắt đầu xoa bụng nhè nhẹ, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, rồi từ phải qua trái. Hễ từ trái qua phải thì dùng tay trái, từ phải qua trái thì dùng tay phải, cho ruột được trở lại ngăn nắp bình thường. Nằm yên độ vài ba phút, rồi ngồi dậy đi tới lui năm bảy bước mới nên nằm ngủ trở lại.
 
Khi mới xả ra không được ăn uống vật chi chấp bách như nóng quá hay lạnh quá. Nếu uống nước thì thong thả uống từ chút để tránh cho cơ thể bị phản ứng thay đổi đột ngột. Tựa như ô tô chạy đường trường hết nước, muốn cho vào phải dở nắp thùng máy ra cho máy nguội, nếu không thì phải đổ bằng nước nóng kẻo bể bình nước.

d. Những điều cần biết trong khi hạ thủ công phu:
 
Mục đích của tu hànhđiều chỉnh con người trở về với tâm thể vô niệm viên thông giải thoát. Cho nên tất cả những điều gì không dính dắp đến mục đích này đều phải được kiểm điểm kỹ, gạt hẳn ra ngoài lề không để chen vào cho thành ngã tẻ, đại khái như:

- Hoặc trong lúc ngủ, mơ thấy tất cả những chuyện dữ lành, nào thiên đàng, nào địa ngục, nào dạo chơi đến cảnh thần tiên, nào thấy thần tiên đến đón rước … tất cả đều không nên đắm chấp, mặc kệ cho nó, việc ta ta cứ làm, dù cho có Phật hiện trong chiêm bao cũng đừng đếm xỉa.

- Hoặc đang khi tĩnh tọa thấy có giai nhân đến ăn mặc hấp dẫn, hoặc mang thức ăn, cá thịt đến đút vào mồm, hoặc đem đàn đến đánh bên tai; hoặc xướng ca múa hát; hoặc có khi thấy rắn hiện đến bò quanh chỗ ngồi; hoặc nhìn thầy trong bụng có những con lãi có thể thò tay bắt được mà trong bụng vẫn không sao; hoặc thấy có nhiều phụ nữ loã thể áp đến khêu gợi; hoặc thấy Phật đến thọ ký; hoặc nghe trong tâm có tiếng nói; hoặc thấy có ánh sáng đầy nhà hoặc nghe mùi hương thơm ngát hoặc đúng giờ ấy Phật xuất hiện
 
Hết thảy những thứ ấy đều thuộc lãnh vực huyễn giác. Nếu ta bỏ lỡ mục tiêu tâm thể vô niệm mà chú ý đến chúng nó, đó chính là biến chúng nó thành ma quái để khuấy rối ta. Cho nên việc của ta, ta cứ làm, đừng thèm đếm xỉa gì đến, rồi tất cả đều tiêu tan. Cho nên Thiền Học có nói: “Gặp ma thì trảm ma, gặp Phật thì trảm Phật” như thế nghĩa là sao? Nghĩa là may hay Phật ở đâu, giờ đây đột ngột cấp bách quay hẳn trở vào trong, tạo thành thế đảo lộn, biến cố lạ kỳ, chứ ma ở đâu, Phật ở đâu?

- Hoặc đêm nằm thấy có thần linh đỡ chỗ nằm, hoặc thấy có nhiều người đến nắn bóp … cũng đều là những chuyện không có gì linh thiêng chớ nên lưu tâm tham đắm.

- Hoặc có khi nghe chim chóc, thú vật nói chuyện với nhau một cách rõ ràng. Hoặc nhìn thấy cụm mây biến thành thần linh; cây cột biến thành người đứn; cái ghế biến thành con heo, sợi dây biến thành con rắn, tiếng giã gạo biến thành tiếng chuông … tất cả đều là thác giác.

- Hoặc có khi trong thời kỳ hạ thủ công phu bỗng dưng có nhiều người tập trung đến xin thuốc, có khi chỉ cho uống nước lạnh hoặc lá cây khô cũng khỏi bệnh. Thậm chí đến rờ đầu bệnh nhân là bệnh khỏi, chăng nữa đối với mục đích tâm thể vô niệm viên thông giải thoát cũng chẳng liên quan, chớ nên đam mê mà rơi vào con đường danh lợi, dâm tà. Việc đâu còn có đó, việc nào theo việc nấy chớ nên lầm lẫn mà đường tẻ mất dê.

- Hoặc có khi vì công phu quá thiết, thời gian kéo dài, sức dồn ép quá táo bạo, làm cho từ chỗ ngồi trong phong, hoặc nhìn suốt ra tới mặt biển thấy mặt trời vừa lên, hoặc nhìn sang bên kia núi thấy có người đi, hoặc biết người xung quanh trong bụng nghĩ gì; hoặc xung quanh am chỗ ngồi cây cỏ trổ hoa sen … Hết thảy những việc vừa nói đều thuộc lĩnh vực dồn ép thái quá, làm cho tâm linh bốc bay mà có ra như thế!
 
Chỉ nên nhắm vào mục tiêu tâm thể vô niệm viên thông giải thoát mà làm việc, tự mình mình biết, tự mình mình hay, không cần phải rong ruổi theo một mệt mà còn gây thêm tai hại. Thiền học có câu: “Chỉ cần hết tình phàm, chứ không dung chứa sự tạo ra thành lý giải”. (Đản tận phàm tình bất dung thánh giải) là nghĩa thế.

- Hoặc trong giấc mơ có khi thấy xuất thần đi cứu người dưới địa phủ, hoặc lên cung trời Đâu Suất gặp Phật Di Lặc, hoặc trong khi ngồi mơ màng thấy binh ma tướng qủy … tất cả như thế đều thuộc ngoài lề mục đích, không cần phải lưu tâm.

- Hoặc trong thời gian tu hành được tiếng tăm nổi dậy, người đến hoan nghênh như nước, hoặc xin thuốc, hoặc cầu pháp, hoặc đem lễ vật đến cúng bái …. đều là những việc thúc đẩy cho hành giả dễ bị rơi vào vòng sa đọa danh lợi thường tình mà vẫn tưởng mình là thần thánh.
 
Đây là một ngã rẽ rất nguy hiểm, mà đa số vẫn coi thường nhưng kỳ thực nào có quan hệ gì đến mục đích tâm thể vô niệm viên thông giải thoát đâu! Từ trước đến giờ biết bao người tu bị sa đọa cũng chỉ vì đặt cái nhân không chính xác mà ra.

- Hoặc có khi đang ngồi tĩnh tọa, bỗng dưng khua tay múa chân, mình nghiêng ngửa quay đảo như lên đồng, hoặc cất bổng lên, hoặc sa chìm xuống. Như thế vì bởi từ trước quen theo đà hướng ngoại, giờ đây quay hẳn trở vào, bị một cơn xáo trộn, bản năng tự vệ phải xuất hiện chuyển động để lấy lại thế quân bình. Cứ để tự nhiên rồi tuần tự sẽ hết. Có khi nhờ những bản năng hoạt động này mà những bệnh cố cựu nan y được khỏi hẳn. Tuy nhiên nếu thấy tướng lạ kỳ, người xung quanh vội đam mê rong ruổi theo, làm cho bản thân hành giả cũng sẽ bị mê hoặc, rồi tự rơi vào nẻo đồng bóng, ông lên bà xuống không sao thoát khỏi.

- Hoặc có khi trong thời hạ thủ công phu xảy ra nặng ngực, nhức đầu nhức răng, khó thở, mệt tim … thì phải lập tức kiểm điểm lại xem mình thực hành có đúng theo phương pháp vạch ra hay không. Nếu chưa đúng thì phải sửa chữa lại cho chính xác. Nếu không có sự sai lầm thì đó là sự phản ứng thông thường của thế đổi chiều hướng nội, hãy lập tức ngừng nghỉ đợi cho cơ thể bình thường sẽ tiếp tục công phu thì mọi việc bình an vô sự, không cần phải thầy, phải thuốc.

- Hoặc có khi đang hạ thủ công phu, bỗng dưng nghe thấy êm đềm hơi thở có tiếng tựa như muỗi kêu, tinh thần cảm thấy bắt đầu tơ lơ vớ vẩn … tức là muốn hôn trầm rồi đó. Nếu chấn chỉnh theo sát làn sóng động tướng năng niệm thì cũng có thể qua. Bằng không cứ mặc kệ, qua cơn rồi sẽ tỉnh, nếu khí thế hôn trầm đi đến không thể gượng cứ để cho nó yên nghỉ, ngủ đã rồi trở lại công phu sẽ đắc lực. Nếu sau khi ngủ đã mà vẫn còn hôn trầm là bởi ăn nhiều thức ăn lạnh, như uống nước đá lạnh theo bữa ăn chẳng hạn. Phải điều chỉnh lại sự ăn uống. Nếu không thì sẽ hoàn toàn bất lực.

- Hoặc có người cứ bắt đầu xếp bằng vào ngồi là cơn buồn ngủ cũng bắt đầu đến, trăm lần như một. Như thế là bởi nghiệp si mê qúa nặng, phải đòi hỏi một chí khí quyết định, và khi công phu phải đốt đèn trong phòng sáng tỏ. Mục đích của tu hành là để giải thoát, giải thoát cho chính mình và giúp cho mọi người chung quanh được giải thoát.

Nhưng nghĩa giải thoát ở đây bao hàm nghĩa tâm thể vô niệm viên thông, chớ không có nghĩa mong cầu danh lợi hay tình cảm lạc lòng. Cho nên khi mục đích chưa dứt, tức là mình tắm gội chưa sạch, thì làm sao có đủ khả năng giúp đỡ cho ai. Vậy nên khi hạ thủ công phu, trong tâm chớ nên pha trộn những ý nghĩ: nào ta phải biết cho thuốc, chữa bệnh … để cứu dân độ thế. Phải biết rằng tất cả đau khổ của thế gian đều từ tâm mê mà kiến lập. Nếu không căn cứ vào đó để gỡ, mà chỉ dong duỗi theo bên ngoài, rốt rồi không khỏi sa vào vòng danh lợi.

Nếu người thiệt có chí xuất trần, cứ nhắm thẳng mục đích mà đi. Khì nào kết qủa được viên mãn sẽ nghĩ đến chuyện khác không muộn, kẻo không khéo đường tẻ mất dê. Kết lại, chúng sinhmê chấp súc tích muôn đời lũy kiếp mà kết thành một khối vọng tâm được phân làm 4 phần như đã nói trước. Nhưng kỳ thực chẳng qua là tâm mê chấp, thấy có cảnh thiệt, kết thành chấp ngã, chấp pháp, tạo nên cái tôi và những cái thuộc về tôi. Đã chấp có, tất không thể không chấp không. Ba thế chấp này từ kiếp nguyên thủy chưa nứt con mắt ra tuy chưa hiện hành nhưng cơ tiềm phục vẫn đầy đủ, tựa như người chưa nhiễm bệnh để rồi sẽ nhiễm bệnh, chứ không như người miễn nhiễm.
 
Vì thế ba thế chấp này ở thời kỳ hỗn độn vô ký còn tiềm phục chưa phân thì được gọi là “Câu sanh ngã chấp, câu sanh pháp chấp và câu sanh không”.
 
Ba thế chấp này từ khi nứt con mắt ra cho đến bây giờ được mệnh danh là “Phân biệt ngã chấp, phân biệt pháp chấpphân biệt không”.
 
ngã chấp mới có tạo ra dụng cụ đựng. Có pháp chấp mới có tạo ra vật để đựng. Có chấp không mặc dù không đựng gì cả mới có cảnh hỗn độn tối thui.
 
Tâm thức tuy đối với người như không hình tướng, nhưng kỳ thực tựa như ta sắm một cái thùng đựng rác. Hễ có cái thùng là có khoảng trống trong cái thùng, nên khi trút hết rách trong thùng, thùng vẫn còn thì khoảng trống âm u trong thùng vẫn còn. Khối mê chấp này bao hàm cả không gianthời gian nên gọi là không gianthời gian tâm lý.

Nay ta đặt nền tảng hạ thủ công phu quay hẳn trở vào hết 180 độ, lẽ tất nhiên dọc đường không thể không xảy ra những hiện tượng biến cố rối rắm. Trong cái thế lộ nhộn, trời chưa quang mây chưa tạnh. Nếu không đặt cái nhân cho chính, mục tiêu cho rõ ràng, làm định hướng thì căn cứ vào đâu để mình tìm được mình chứ. Cho nên cứ hãy căn cứ và cái nhân và mục tiêutuần tự nhi tiến. Và tất cả những kỳ kỳ quái quái đã nêu trên đều được gạt hẳn ra ngoài lề, thì công phu của hành giả mới bảo đảm kết quả và thời gian chính xác.

e. Công Phu Hàm Dưỡng:
 
Công cuộc cách mạng toàn diện cuộc sống con người trong lãnh vực thiền học, dù phương pháp kỹ thuật của người hướng dẫn có khéo léo đến đâu, hành giả phải ý thức 5 điều khó là: biết khó, thực hành khó, chứng khó, bỏ khó và dụng khó. Như thê nghĩa là sao? Tại sao đã cần phải chứng mà lại bỏ, và tại sao bỏ mà lại khó?
 
Thực ra nói biết, nói thực hành, nói chứng, nói bỏ, nói dụng, chẳng qua nhắm vào khối vọng tâm mà nói vậy thôi, kỳ thực đạo vốn y nguyên từ xưa như thế, muôn thủơ thường hắng không tăng không giảm, lấy đâu để nói biết, nói thực hành, nói chứng, nói bỏ cái dụng? Thê mới biết: nói biết là biết cái không biết, nói thực hành là làm cái không làm, nói chứng là chứng cái không chứng, nói bỏ là bỏ cái không bỏ, nói dụng là dụng cái không dụng. Như thế mới gọi là biết diệu, làm diệu, chứng diệu, bỏ diệu và dụng diệu. Như thế nghĩa là sao? Như thế nghĩa là phải đi đến chỗ nào cũng như lúc nào đều phải tuyệt diệu một cách tự nhiên như nhiên, và thế mới có chuyện công phu hàm dưỡng. 
 
Ta vẽ một hình tròn dù nhỏ bằng đầu kim đi nữa, nếu đã tròn thì mở ra bao lớn cũng tròn, nếu méo càng mở ra càng thêm. Đã là con sư tử dù ở trong thai cũng là sư tử, không có chuyện nuôi con dê già lâu năm thành con sư tử.
 

Tuy nhiên, con sư tử lọt lòng mẹ mấy hôm, dù có biết vươn vai gào thét đi nữa cũng vẫn còn được tiếp dưỡng bằng sữa mẹ đến bao giờ trưởng thành. Cho nên từ nhân tướng đến qủa tướng, quãng đường dài này công phu hàm dưỡng có một giá trị to tát bao trùm.
 
Đã trót có cái thùng đựng rác, rác chưa đến nỗi đầy tràn, mà có chủ ý đập vỡ thùng thủ tiêu cả rác, mặc dù khi đập vỡ, chắc chi rác rến không tung toé. Nhưng thùng đã vỡ thì không còn cái để đựng, rác rến tung toé cũng sẽ được thu xếp lần hồi. Việc làm này trông có phần táo bạo và đột ngột.
 
Cũng một cái thùng rác, với một thời gian dài, rác đựng đầy nhóc, tràn ra ngoài, cái thùng cũng được củng cố lại cho được bền chắc hơn. Nay muốn thủ tiêu cho dứt khoátphương pháp trên không thể áp dụng, thì chỉ có cách tuần tự trút hết rác mang vứt đi, rồi sau đó sẽ phá vỡ cái thùng cho mất tích, hai việc làm, hai đường lối, hai kết quả, mỗi mỗi đều có khôn ngoan, và kỹ thuật khác nhau.
 
Trong thời kỳ kẹt đâu gỡ đó, chú trọng hoàn toàn đến cơ duyên khai thị, mở chỉ cho thấy thẳng bổn tâm bổn tánh, vốn có giá trị độc đáo. Ví dụ: có người hỏi Bồ Đề Đạt Ma: Cư sĩ còn vợ con dâm dục, đồ tể sát sanh làm sao thành phật được? Đáp: đây không bàn đến đồ tể sát sanh hay vợ con dâm dục mà chỉ bàn đến việc thấy tánh. Khi đã thấy tánh thì nghiệp dâm, nghiệp sát tự nó rỗng lặng, khỏi cần phải mó tay vào.

Lại nói: Từ phàm qua thánh phải nên ngừng nghiệp, dưỡng thần tùy thuận qua ngày tự nhiên nhập diệu.
 
Lại nói: khi đã thấy tánh dù có học nữa cũng được không học chả sao, nếu không khéo giữ càng học càng trở nên mê muội.
 
Với Lục Tổ Huệ Năng, khi đã được khai thị rồi thì lại dạy rằng: “Từ đây về sau, phải kính trên nhường dưới, thương xót kẻ nghèo nàn, học rộng nghe nhiều, suốt lý như phật”.
 
Thế thì khuyên bảo đừng cần học, hay cần phải học rộng nghe nhiều … trong đó đều có ngụ ý công phu, hàm dưỡng, chớ không phải ngôn ngữ chết cứng như người ta thường tưởng, cũng không phải là thứ có kẽ hở bời rời. Như thế điểm trọng tâm hoàn toàn nằm ở thấy tánh mà thành tác dụng.
 
Đến thời kỳ hạ thủ công phu bằng thoại đàu, bằng công án, bằng chỉ quán, bằng hô hấp tĩnh tọa để tìm kiếm cái trút sạch rác trong thùng, lẽ cố nhiên sự nỗ lựccông phu hàm dưỡng cũng phải có khác. Cả hai thời kỳ đến nay đều đã trở thành qúa độ.
 
Nay ta muốn có một kỹ thuật siêu tuyệt hoàn toàn ứng hợp với thời cơ duyên của thế kỷ khoa học vật chất năm châu họp chợ này, tất nhiên ta không thể bước vào thời kỳ siêu độ, áp dụng cả 2 thủ đoạn của hai thời kỳ một lúc trong khuôn khổ kỹ thuật, để nắm vững cơ thành công thì lẽ cố nhiên công phu hàm dưỡng cũng theo đó mà trở nên siêu tuyệt. Nhưng ngược lại, lẽ ra mục công phu hàm dưỡng này không cần phải đề cập, tại sao?
 
Sau khi trong thời tĩnh tọa đã bắt gặp được cái “Tâm thể vô niệm chơn như bổn tánh” rồi từ đây về sau hoàn toàn tùy thuộc vào chí khí hướng thượng của mỗi người. Phương chi công phu hàm dưỡng không ngoài đi đứng nằm ngồi, nhưng cũng phải siêu ra ngoài đi đứng nằm ngồi của cuộc sống.
 
Huống chi công phu hàm dưỡng của phép vô niệm viên thông lại càng đặc biệt hơn. Hơn nữa ngoài việc hạ thủ công phu nhắm hướng tâm thể vô niệm, còn biết bao nhiêu kinh sách nhứt thừa liễu nghĩa như kinh Kim Cang, Quán Tâm Pháp Bồ Đề Đạt Ma, Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng, lúc nào cũng là ngọn đuốc soi đường đưa ta đi thẳng vào toàn bộ cuộc sống.
 
Xưa Lục Tổ đến với Ngũ Tổ sau mấy phút khám nghiệm. Ngũ Tổ bảo: Thôi, hãy đi xuống nhà dưới cùng làm việc với mọi người”. Lục Tổ thưa: “Tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ, chẳng lìa tự tánh tức là phước điền, chẳng hay hòa thượng còn sai bảo chi nữa?”. Ngũ Tổ nói: “Thằng Mường Mán này căn tánh sáng qúa! …” Với tinh thần đó, công phu hàm dưỡng còn thành vấn đề gì nữa không?
 
Thiền Sư Trí Hoàn ở với Ngũ Tổ một thời gian khá dài, tự tin rằng mình đã được chánh thọ, tách rời đến một nơi xa xôi cất am ở ẩn, ngồi hoài không nằm suốt mười mấy năm. Tình cờ Huyền Sáchđệ tử của Huệ Năng đi du phương tới gặp, Huyền Sách hỏi: “Ngài ở đây làm chi?” Đáp: “Nhập Định!”, Huyền Sách hỏi: “hữu tâm mà nhập hay vô tâm mà nhập. Nếu hữu tâm mà nhập thì lý ưng bò bay máy cựa cũng phải được định. Nếu vô tâm mà nhập thì cây cối ngói gạch vô tình cũng phải được định”. Giây lâu Trí Hoàn đáp: “Ngay trong khi tôi nhập định, tôi không thấy có cái tâm hữu vô”.

Huyền Sách nói:” Nếu không thấy có cái tâm, có hữu, có vô tức là thường định, mà đã là thường định sao lại có nhập có xuất”. 
 
Trí Hoàn làm thinh, giây lâu hỏi: “Thầy của ông là ai?” Huyền Sách đáp: “Lục Tổ Huệ Năng”. Trí Hoàn hỏi: “Lục Tổ nói thế nào?” Huyền Sách đáp: “Chỗ thầy tôi nói là nhiệm mầu rỗng rang, tròn đầy, vắng lặng, thể và dụng như như, 5 uẩn vốn không, sáu trần không phải có, không ra không vào, không định, không loạn, tánh thiền không trụ, lìa cái trụ vắng lặng của thiền, tánh thiền không sanh, lìa cái tưởng sanh thiền, tâm như hư không cũng không có cái tâm suy lường hư không nữa. Thế rồi cả hai người dắt nhau đến Lục Tổ, ra mắt Lục Tổ kể hết tự sự, Tổ đáp: “Đúng như vậy”, và thương hại nên có lời khai thị: “Đạo do tâm ngộ há phải do ngồi, ngồi hoài còm lưng có ích gì cho đạo?” Rồi lại nói kệ rằng:

 “Sống ngồi hoài không nằm
 Chết nằm hoài không ngồi
 Vẫn là bộ xương thối
 Tại sao căn cứ làm công khoá?”.

 
Từ đó Trí Hoàn mới vỡ lẽ. Như thế mới biết cái tâm mê của chúng sinh chẳng ai giống ai, nhân duyên của mỗi người đều khác. Nếu công phu hàm dưỡng phải bao gồm cả đi đứng nằm ngồi lồng vào cuộc sống; không công phu hàm dưỡng thì hóa ra đầu voi đuôi chuột, vậy phải thế nào?
 
Thực ra cuộc sống này nếu có một chút nào bỏ lơ quên bổn tánh là bắt đầu rơi vào sa đọa. Nếu không căn cứ vào tâm thể vô niệm để làm tay lái thường xuyên thì kim chỉ nam cuộc sống sẽ mất. Nếu trụ vào một tướng nào thì đã bị rơi vào tướng. Nếu không trụ vào tướng mà trụ vào không là đã bị rơi vào không, cho nên phải là không trụ. Và điều quan trọng là phải nhập vào cuộc sống cho thật liền.
 
Cho nên nếu muốn công phu hàm dưỡng được nhập diệu thì phải lấy cuộc đời làm lò, thường xuyên hồi quang phản chiếu biện chứng nghịch lý, đề cao cảnh giác làm lửa đê trui luyện cho chính con người của mình mãi mãi đến bao giờ viên mãn vô thượng giải thoát, vì đời với đạo không phải hai. Nếu lìa đời mà tìm đạo là không tưởng. Lục tổ có dạy đồ đệ: “Các người hãy thận trọng đừng khai tri kiến chúng sanh”.
 
Đã là kẻ có chí xuất trần thì bao nhiêu đây cũng là nhiều lắm, nếu thiếu ý chí xuất trần, muốn tỉa ngón chân cho vừa chiếc giầy e không khỏi có phần thương tổn.
 
Kệ rằng:

 “Tất cả đều không dè
 Với tấm thân vật chất
 Bổn lai không hay biết
 Không tự sanh phân biệt
 Cũng không tham, sân, si
 Không đam mêm dục lạc
 Không đòi hỏi thèm khát
 Vốn tuyệt đối bình thường
 Không hề có rắc rối
 Vậy tại sao bây giờ?
 Lại phát sanh hệ lụy
 Quái gở từ đâu ra
 Do đâu thành trói buộc?
 Tại sao không thắc mắc
 Bùng dậy khối nghi tình
 Để thoát cả thân tâm
 Nhứt thời liền an lạc?”
 

 

HẾT PHẦN 3.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10309)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(Xem: 11169)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(Xem: 10982)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Xem: 11215)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(Xem: 11272)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(Xem: 14276)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(Xem: 12499)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(Xem: 26367)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 11718)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(Xem: 29297)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 11676)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 10799)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(Xem: 11107)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(Xem: 10971)
Món chay ngày nay thật hấp dẫnphong phú chứ không đơn điệu với đậu phụ, rau củ như bạn nghĩ. Tham khảo nhé!
(Xem: 10794)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(Xem: 11336)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(Xem: 10796)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
(Xem: 12262)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông...
(Xem: 11302)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
(Xem: 10077)
Thực tế, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, thì cả dân tộc đang bước vào thời kỳ phục hưng mọi giá trị văn hóa sau hơn 1.000 năm bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Phật giáo trở thành quốc giáo...
(Xem: 11416)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp...
(Xem: 13427)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
(Xem: 11280)
Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu...
(Xem: 11488)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
(Xem: 12715)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
(Xem: 13788)
Mỗi Mùa Thắng Hội Vu Lan Ai ai cũng cảm bàng hoàng tâm tư Một năm man mác còn dư Đến Mùa Thắng Hội thêm như thế này
(Xem: 13202)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
(Xem: 12825)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12180)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 30162)
Ở nơi đâu hoa xuân rồi cũng úa Chỉ sắc Thiền tươi thắm đóa nghìn năm Niềm vui nào lòng người rồi cũng nhạt...
(Xem: 38147)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24918)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 10985)
Sương phủ dầy đặc, 10 giờ 30 đêm mà cứ như khuya lắm; chim chóc im bặt, cảnh vật chìm vào u tịch. Trong màn đêm, xa xa còn le lói ánh sáng mờ đục của những ngọn đèn...
(Xem: 11750)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
(Xem: 10689)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
(Xem: 11234)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
(Xem: 11545)
Trong giáo lý đạo Phật tuyệt nhiên không có chuyện đốt vàng mã cho người đã chết. Kinh điển của Phật có dạy rằng, một người bình thường chúng ta sau khi chết rồi...
(Xem: 12923)
Mấy độ xuân lai nắng lên vàng cả hiên ngoài xuân về chim hót gọi mùa xuân lai
(Xem: 12119)
Sáng sớm mùng 1 Tết, tiết trời Đà Lạt (Lâm Đồng) thường se lạnh, mưa xuân lất phất bay, ngoài đường phố cũng thường thưa thớt người bởi hầu hết các gia đình còn tất bật làm cơm cúng tân niên.
(Xem: 11339)
Tết Nguyên Đán, hầu như nhà ai cũng có một mâm ngũ quả đặt trên mâm bồng. Đó là mâm trái cây, ít nhất là phải đủ 5 thứ quả theo thuyết Ngũ hành.
(Xem: 10229)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
(Xem: 11818)
Thỏng tay ra phố một mình Đêm ba mươi xả buông giành áo cơm Mặc người chộn rộn lo toan Ta tìm ta giữa ngổn ngang dập dìu
(Xem: 11214)
Năm nay, Tết Nguyên Đán Canh Dần nhằm vào cuối tuần, cho nên đêm Giao Thừa và ngày Mùng Một Tết, nhằm Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày 13, 14 tháng 2 năm 2010, tất cả các Chùa đều tấp nập người đến Lễ Phật...
(Xem: 10912)
Sau nhiều trận long tranh hổ đấu thật hào hứng ở vòng loại, tứ kết, rồi bán kết, còn lại hai ứng cử viên nặng ký ngang sức ngang tài, từng hòa nhau hai trận không tỉ số với chất lượng chuyên môn rất cao...
(Xem: 13093)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
(Xem: 10207)
Thật ra, sự giàu có là một khái niệm rất mơ hồ và chỉ dễ sử dụng khi nói về người khác. Bản thân bạn có phải là người giàu có hay không? Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi này...
(Xem: 10888)
Đi bách bộ ra sân, hít thở không khí trong lành buổi sáng, tôi cảm nhận rõ sự sảng khoái sau một đêm dài ngon giấc. Sân trước vang lên tiếng chổi quét cùng tiếng cười nói của mấy chủ Tiểu ở chùa.
(Xem: 10956)
Tất cả mọi thất bại hay thành công trên cuộc đời đều bắt nguồn từ tâm. Tâm cũng là gốc của sanh và tử, là cội nguồn của mọi bất hạnh cũng như hạnh phúc.
(Xem: 14549)
Mỗi gia đình hãy tạo ra một bầu không khí ân phúc linh thiêng thanh tịnh để mở rộng cửa đón nhận thần lực gia trì của chư Phật. Chúng ta có thể thắp đèn càng nhiều càng tốt.
(Xem: 10707)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
(Xem: 21983)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 12087)
Nụ cười, tuệ giácmùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
(Xem: 11446)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30204)
Xuân Tân Mão chuyển mình Thung lũng phủ màu xanh Vận hành sức diệu dụng Tiếp nguồn sống tâm linh.
(Xem: 19611)
Sở dĩ được gọi là Mật giáođa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
(Xem: 20590)
Chùa Phật Đà tổ chức Cung Nghinh Chiêm Bái Phật Ngọc và Xá Lợi Phật tại CALIFORNIA CENTER FOR THE ARTS, Escondido - 340 N. Escondido Blvd., Escondido, CA 92025 từ ngày 29/1 đến 6/2/1011
(Xem: 12572)
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. - Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 12570)
Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này... Tâm Không Vĩnh Hữu
(Xem: 21217)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 13267)
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc.
(Xem: 14479)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
(Xem: 30446)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 28039)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 28391)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
(Xem: 20971)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 28700)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 27255)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 21971)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 21502)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 26248)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quảchúng ta đã vun trồng...
(Xem: 21661)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda.
(Xem: 23428)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
(Xem: 26416)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23223)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 19865)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
(Xem: 22959)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 21179)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 19979)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 15435)
Một điều tối quan trọng là mọi người cần biết học cách trân trọngtri ân; nếu không họ sẽ vẫn mãi khổ đau và tự gây áp lựccăng thẳng cho chính bản thân mình.
(Xem: 39270)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25692)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14140)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 26087)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 22528)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
(Xem: 29155)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22572)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 22902)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 13224)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 23206)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 13189)
“Các vị là Phật sẽ thành, tôi không ngần ngại đảnh lễ quý vị, giống như Phật đang ngồi trên cao. Các vị và Phật không khác nhau.”
(Xem: 28986)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 30523)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 14257)
Năm giờ sáng, mây xám tuy mỏng, nhưng che phủ bầu trời, che cả những vì sao muộn khiến không gian ẩm tối, lạnh lẽo và rưng rức quạnh hiu! Vậy mà có vị Phật lặng thinh ngồi đó...
(Xem: 26279)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 33248)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35583)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 8657)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 13329)
Đạo Phậttôn giáo đầu tiên vượt thoát ra khỏi giới hạn tự chiêm nghiệm và đặt định của con người để vươn tới cõi bao la vô cùng, vô tận của thế giới tâm linh... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 30676)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 22154)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant