Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm (5)

28 Tháng Tư 201607:05(Xem: 10637)
Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm (5)

Bài Thứ 5 
GÓP NHẶT NHỮNG VIÊN NGỌC CHÁNH NIỆM 

Quán Như Phạm Văn Minh

Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm


FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng?

Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm. Các trung tâm nghiên cứu khác được thành lập rãi rác ở những nơi khác như Penn Program for Mindfulness ở Philadelphia. Phong trào phổ biến rộng rãi cho nên có các khóa huấn luyện cũng lan tràn Online. Các người tốt nghiệp được phát chứng chỉ Certified MBSR Teachers trước khi được nhận vào các bệnh xá hay bệnh viện trên toàn thế giới. Các kho dữ liệu Y tế như EBSCO, CINAHL, PSYCLINE và MEDI-LINE đều công nhận MBSR là một chương trình có chất lượng cao và hiệu quả đồng nhất trong việc chữa trị căng thẳnglo âu. Viện Y Tế Quốc Gia (Mỹ) đã tài trợ cho MBSR để tiếp tục nghiên cứu. Dù số tài trợ còn khiêm tốn nhưng đừng quên là 30 năm trước (1980) chưa ai (ở Mỹ) biết chánh niệm là gì!

Nhưng nghịch lý là mỗi khi thực hành chánh niệm quý vị là người đóng vai chánh, sống ‘đời mình’ không ai có thể thay thế quý vị được. Cho nên quý vị là người ‘Thầy’ giỏi nhất cho mình. Các nhà sư Tây Tạng dù đã bao năm tu tập trong các hang thâm cùng cốc khi được yêu cầu ‘dạy’ Chánh Niệm bao giờ cũng nhũn nhặn nói: “Tôi không biết gì cả! Lẽ ra quý vị nên học với người khác”. Đây không phải là lời khiêm nhượng giả vờ, nhưng các Đại Sư biết rằng mỗi lần thực niệm chánh niệm trong khoảnh khắc này là bắt đầu một cuộc hành trình ‘mới’, không giống hành trình trong khoảnh khắc trước. Các Thiền sư thường tự ví mình như một người bán thức uống gần bờ sông! Cần mà không cần!

Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống. Lúc ban đầu quý vị cần một người và các văn bản hướng dẫn cũng để sử dụng như bảng chỉ đường trí tuệ, để quý vị làm quen với kỹ thuật thực tập và có những tiến bộ sơ khởi. Giống như một đứa trẻ tập đi, phải té lên té xuống nhiều lần mới có ‘kinh nghiệm’ giữ thăng bằng. No pain no gain, nhưng chánh niệm không phải chỉ có pain. Khi quý vị đến mức hỷ xả, có những niềm vui xuất hiện, nhất là khi đạt được kết quả tích cực về thân tâm.

Nói một cách chính xác, không có người nào được gọi là Thiền Sư, ai cũng là thiền sinh, hành giả ‘sơ tâm’. Nhớ lời Phật thách thức đệ tử là, trước khi chấp nhận lời Phật dạy, phải tự tìm hiểu xem lời Phật có phải là vàng ròng hay không, rồi hãy áp dụng. Hay nhớ tới kinh Kalama chỉ chấp nhận giáo lý vì thấy giáo lý đó phục vụ được mục tiêu cứu khổ, không phải chỉ vì đó là giáo lý của Đức Thế Tôn truyền dạy. Lòng tin mù quáng không có chỗ đứng trong Phật giáo! Vì thế trong các bài tập chỉ dẫn các nhà khoa học bao giờ cũng nhấn mạnh tới thái độ uyển chuyển, ứng biến của ‘học viên’.

Các thiền sư dòng Tào Động thì ‘tuyển sinh’ khó hơn. Các hành giả thường là người Tây phương phải qua tận Nhật ‘hành hương’ và trình diện xem Sư phụ có chịu chấp nhận mình làm đệ tử hay không. Sau đó được giáo huấn trong một thời gian trung bình vài năm, khi Sư Phụ cho phép đệ tử trình kiến giải trong các cuộc tham vấn (dokusan) xem đệ tử có thực sự giác ngộ chưa, để tránh trường hợp đệ tử ‘quá’ tự tin, nghĩ là mình đã ‘giác ngộ’ (theo nghĩa satori)

Khi được chấp nhận đệ tử sẽ được ban danh hiệu Roshi và trên nguyên tắc có thể làm giáo thọ ở bất cứ nơi nào. Theo tôi được biết Thầy Phụng Sơnngười Việt duy nhất từ trước đến nay được phong danh hiệu Roshi. Có lẽ thầy Phụng Sơn nên kể lại quá trình Tầm Sư Học Đạo của mình cho quần chúng Phật tử biết.

FAQ: Có thầy, có văn bản hướng dẫn thực tập, nhưng liệu tôi ‘có thể’ thực hành Chánh Niệm được không?

Đây là một câu hỏi thông thường nhất. Người hỏi chưa đủ tự tin và còn hiểu lầm về chánh niệm. Ai có thân thể khỏe mạnh và óc não sáng suốt đều có thể thực hành chánh niệm, dĩ nhiên thực hành chánh niệm không phải dễ, nhưng nếu được hướng dẫn và với tinh tấnkiên trì, ai cũng có thể thực hành được!

Nghĩ mình không thể thực hành Chánh Niệm cũng giống như nghĩ mình không thể thở (thực ra cuống não tự động thở cho quý vị), hay không thể chú ý hay thư giãn. Khi đủ một số điều kiện hay biết cách vun xới, ai cũng có thể chú ý.

Thường người ta hay lẫn lộn giữa chánh niệm và thư giãn, hoặc nghĩ thực hành chánh niệm để đạt tới một tình trạng hay cảm tưởng ‘đặc biệt’ nào đó. Nếu họ thực hành chánh niệm một vài lần, họ cảm thấy không đi đến đâu, và không đạt được tình trạng mong muốn, họ nghĩ họ “không thể” thực hành chánh niệm được. Nhưng chánh niệm không nhằm mục đích nào hết, cũng không làm quý vị có cảm tưởng ‘đặc biệt’ nào. Nó cũng không có mục đích làm quý vị an tĩnh, mặc dù khi thực hành tới mức chín mùi, quý vị có thể có an lạcvui sướng của trạng thái “định” (Samadhi). Chánh niệm cũng không có mục đích làm Tâm rỗng không (vì tâm viên, ý mã, Tề Thiên không lúc nào chịu ngồi yên, lúc nào cũng nhảy nhót , khọt khẹt) quý vị càng đàn áp thì Tề Thiên càng ‘làm tới’. Khi niệm chú Chánh Niệm, Tề Thiên nhức đầu mới chịu thôi. Không tin quý vị có thể hỏi Đường Tăng! Chánh niệm là chú ý theo dõiđể Tâm xuất hiện như là just as it is (như nó là), không can thiệp hay áp đặt trên bất cứ một trãi niệm nào. Nhớ từ ngữ Let Be (giữ nguyên) và Let Go (buông xả), thái độ vô cầu như đã đề cập ở trên. Chánh niệm không nhắm tới đạt đến một chỗ nào như quý vị mong ước mà chỉ giúp quý vị biết mình đang ở đâu. Không hiểu điều này, quý vị sẽ nghĩ mình không thể thực hành chánh niệm! Thực hành chánh niệm dĩ nhiên đòi hỏi cố gắngkiên nhẫn, vì thấy mình không “đi tới đâu”, quý vị dễ bỏ cuộc. Vậy thì thay vì nói tôi “không thể” thực hành chánh niệm, quý vị nên nói là tôi không đủ ý chí kiên trì để thực tập! Khi quý vị cảm thấy “mất tự tin” quý vị nên ngồi xuống hay nằm, hay đi, hay ăn và lần này buông bỏ mong ước ‘đạt tới đâu’của mình! (Jon Kabat Zinn, Wherever You Go, Where you are, P 34).

FAQ: Chánh niệm khác với vô tác, vô vi ở chỗ nào?

Vô tác hay vô vi hoàn toàn khác với “không làm gì cả”. Vô vi nhưng vô bất vi. Vì chuyển qua Sensing Mind khi thực hành chánh niệm, nên quý vị dùng trực quan để mà sống. Khi giác quan còn lành mạnh, thì quý vị “thấy”, nghe thì quý vị thấy và nghe mà không cần cố gắng, ăn thì quý vị cảm thấy hương vị thức ăn, ngữi thì ‘thấy’ mùi thơm, đụng chạm thì thấy cảm giác đụng chạm (xúc), không cần một nổ lực nào miễn là quý vị duy trì chánh niệm. Vô vi có thể dịch là ‘Effortless Effort’ ‘cố gắng mà không cần cố gắng’, kiểu nói nghịch lý của Zen (như Vô Môn Quan, cánh cửa không cửa!). Chỉ có ý thứcý định là quan trọng ở đây. Trong lúc thực tập Formal Practice, quý vị cần ý thức về những gì mình đang làm. Khi quý vị chuyển được chánh niệm qua những sinh hoạt đời thường, lúc đó ăn thì quý vị biết mình đang ăn, khi đi thì biết mình đang đi, khi nằm ngồi, tắm, đọc báo, nói chuyện với người khác.. vân vân, cũng vậy. Quý vị không cần có một lịch trình gì ngoài việc ‘tỉnh thức’ trong khoảnh khắc hiện tại. Ngồi xuống, đừng làm gì cả, chỉ cần an trú trong chánh niệm, quan sát trãi niệm đang hé lộ ra trong Tâm just as it is.

FAQ: Định và Niệm khác nhau ra sao?

Định là một phần nền tảng quan trọng của Chánh Niệm. Không có Định, tấm gương soi giống như mặt nước nhấp nhô và không phản ảnh trung thực thế giới bên trong cũng như bên ngoài. Quý vị có thể thực tập Định và Niệm cùng một lúc hay riêng rẽ. Thực tập định bằng cách chú ý vào một đối tượng duy nhất, như hơi thở, một hình tượng tôn giáo hay niệm một câu thần chú vân vân… Tiếng Phạn Định là Samadhi (onepointedness). Khi tâm đi lạc quý vị chỉ nhẹ nhàng kéo Tâm trở lại hơi thở trong khoảnh khắc này, không phải hơi thở trong khoảnh khắc trước hay sau. Nếu kiên trì quý vị có thể duy trì chú ý trong một thời gian lâu hơn và quý vị có thể đạt tâm cảnh an lành, không có gì có thể quấy phá được. Nhưng cẩn thận, khi đạt tới mức Định, cảm giác an lạc (hỷ, xả) có thể tràn ngập Tâm và quyến rũ quý vị dùng đó làm nơi trú ẩn khỏi những khó khăn, bận rộn của đời thường, và có thể khiến quý vị nghĩ lầm là quý vị đã đạt tới ‘kết quả nào đó’. Quyến luyến với Định cũng giống như bất cứ một tham chấp nào khác, quý vị ôm chặt không chịu bỏ ra và sống trong tình trạng vô minh (delusion). Trong tình trạng Định, quý vị có thể quên cả thế giới bên ngoài, không nghe cả tiếng cửa đóng hay mở, và thế giới bên trong cũng có thể biến mất: ý tưởng, cảm giác, tình cảm ít xuất hiện. Sự an lạc này rất quyến rũ và làm quý vị “say” và quên đi mục đích Chánh niệmtỉnh thức, không phải để say, dù là say An Lạc! Tuy nhiên Định thiếu Niệm không thể đưa đến Tuệ (Giới, Định, Tuệ). An lạc của Định có thể làm quý vị thỏa mãn nhưng thiếu óc tò mò, điều tra, rộng mở của Chánh niệm.

FAQ: Nền tảng Đạo đức của Chánh niệm: Tâm và não là một (Mind cũng là Heart: Mindfulness cũng là Heartfulness)

Phần lớn trong các ngôn ngữ Á Châu, Mind cũng là Heart. Tâm cũng là Ý. Trong tác phẩm Nẻo về Của Ý , Nhất Hạnh có dùng một cụm từ rất thú vị “các cô gái ở Việt Nam được cha mẹ dặn dò là phải có ‘ý về tứ’, tcác các cô mới ‘đẹp trọn vẹn’! Hiện nay ai cũng có thể thực tập Chánh Niệm, bất kể nam hay nữ! Nhắc lại chuyện này để các cô các bà có thêm động cơ thực tập!

Nguyên tắc đạo đức căn bản của Đạo Phật là không làm hại bất cứ một chúng sinh nào, hữu tình hay vô tình. Dù trên thực tế không ai có thể hoàn toàn giữ được điều này, nhưng ít nhất Phật tử chúng ta lúc nào cũng trung thành với lý tưởng Ahimsa (giới sát), cố gắng không gây đau khổ cho người khác. Thực hành chánh niệm không phải là một trào lưu thời thượng của những người không có chuyện gì làm, chỉ ngồi im lặng ‘ngó rốn’,  như một số lời chỉ trích! Huấn luyện Tâm cũng là một cách vun xới một số tình cảm căn bản trong đạo đức Phật giáo như Từ bi, Độ lượng, Buông xả, Không tham chấp…Trước hết là quý vị áp dụng những tình cảm này cho chính mình. Không phải là chúng ta ích kỷ nhưng nếu không từ bi, độ lượng với chính mình là sao quý vị có thể từ bi, độ lượng với người khác? Quý vị phải nói ngược lại “thương thân như thể thương người” mới đúng!! Nhiều lúc quý vị đối xử nghiêm khắc với chính mình, lúc đó nên nhớ Ahimsa. Và buông xả tình cảm đó. Letting it go!

FAQ: Bảy thái độ cần thiết khi thực hành Chánh Niệm

1-  Thái độ căn bản: Không phán đoán (Let Be) Buông xả (Let go) 

Thái độ căn bản nhất là Let Be và Let Go. Let Be, chúng tôi dịch là bàng quan, không phán đoán hay can thiệp. Let Go là buông xả, như bàn tay mở ra để buông bỏ những gì đang nắm. Không phải bàn tay đang nắm mà Tâm quý vị đang nắm, nên còn chặt hơn cả bàn tay. Let Go là không bám chặt bất cứ điều gì, dù đó là một ý tưởng, một vật hay điều gì mà mình thích hay ghét bỏ, một quan điểm, niềm tin, ngay cả chính tín ngưỡng. Đây là một hành động có ý thức buông xả để chấp nhận những gì đang hé lộ chân nguyên (as it is) trong khoảnh khắc hiện tại. Buông xả nghĩa là không bám víu những gì mà quý vị yêu thích hay ghét bỏ. Chúng ta mắc kẹt trong tình cảm thương, ghét, thích & không thích. Chúng ta mang một cặp kính mầu, phân biệt những gì tốt hay xấu cho mình và theo thói quen chúng ta trở thành tù nhân của tình cảm thương ghét này. Nếu chúng giống với niềm tin hay triết lý của mình, thì chúng ta thích. Nếu khác với những gì mình nghĩ, chúng ta ghét. Những tình cảm này chế ngự tâm như là một gánh nặng, giống như quý vị đang mang cát đá trong đầu. Đến lúc quý vị phải bỏ gánh nặng này xuống cho nhẹ! Tưởng tượng Tâm của chúng ta nhẹ biết bao nhiêu khi buông xả được gánh nặng này! Buông bỏ những phán đoán này để trãi nghiệm just as it is tự hé lộ cho chúng ta thấy trong khoảnh khắc hiện tại. An lànhgiải thoát, phải không quý vị?

2 - Kiên nhẫn: Lúc nào chúng ta cũng nôn nóng muốn đến một nơi nào đó, muốn đạt điều gì đó cho mình, sống một khoảng đời khác hạnh phúc hơn ‘bây giờ’. Khi trẻ thì muốn học hành thành tài và lập sự nghiệp, tiết kiệm tiền cho thật nhiều, mới thấy hạnh phúc. Nếu gia đình không hạnh phúc thì đợi khi ly dị xong. Khi sinh con cái thì đợi chúng trưởng thành, ra ở riêng. Đồng cỏ bên kia lúc nào cũng xanh hơn.Tương lai mơ tưởng mới là hạnh phúc hơn là hoàn cảnh hiện tại. Hiện tại không bao giờ làm quý vị thỏa mãn. Giống như một threadmill, cứ chạy mà không có chỗ dừng! Quý vị không còn nhận biết là quý vị đang ở đâu. Quý vị quên là cái gì        cũng có ‘chu kỳ’ riêng, mùa xuân cây cỏ xanh tươi, hoa trái không thể nở trái mùa. Khi chúng ta nói khoảnh khắc hiện tại chúng ta muốn nói bây giờ, nghĩa là ngoài thời gian vật lý (Timeless). Thường chúng ta chỉ chú ý nhận biết hạnh phúc hay đau khổ hiện tại trong những hoàn cảnh hiếm hoi nhất (blue moon) như khi chinh phục được người tình hay khi bị phụ bạc, những lúc ecstasy hay tragedy, thường chúng ta để khoảnh khắc hiện tại qua đi trong thất niệm! Nếu quý vị duy trì được chánh niệm quý vị bước ra khỏi thời gian vật lý và sống trong chánh niệm, có nghĩa là quý vị có thêm nhiều thời gian để sống và sống trọn vẹn.

3-  Sơ tâm thiền (Beginners’s Mind) Thấy mọi sự như mới thấy lần đầu trong từng khoảnh khắc hiện tại. Khi mới gặp người tình, quý vị bị xúc động, để ý từng sợi tóc bay trong gió (có sợi tóc nào bay), nụ cười, lời ăn, tiếng nói. Nhưng khi sống chung trong một thời gian, quý vị nghĩ là mình đã biết kỹ người tình, nên không còn tò mò quan sát như lúc mới quen. Thái độ thấy một lầnthấy hết, sau đó dùng ký ức để ‘thấy’ người tình, không còn nhìn người này hiện giờ như lúc đầu tiên nữa! Sơ tâm Thiền rất cần thiết khi quý vị thực tập vì quý vị quan sát hơi thở vào hay hơi thở ra trong khoảnh khắc này, không phải là hơi thở trước hay hơi thở sau đó. Quý vị có thể cảm nhận khác nhau về từng hơi thở, không hơi thở nào giống hơi thở nào. Nhờ sơ tâm thiền quý vị có thể theo dõi hơi thở dễ dàng hơn.

4-  Vô Cầu (Non Striving) Khi học một kỹ năng trong đời như lái xe chẳng hạn, chúng ta mong muốn tới một lúc nào đó chúng ta có thể sử dụng kỷ năng này một cách tự động mà không cần chú tâm nữa. Tai nạn xe cộ xảy ra nhiều vì khi lái xe chúng ta quên mình đang lái xe, tâm trí để đâu đâu. Nên không có gì đáng ngạc nhiên khi tai nạn giao thông chết người vẫn tiếp tục xảy ra, dù luật lệ thắt chặt và cảnh sát được tăng cường! Khi thực hành chánh niệm, chúng ta thường mong muốn đạt tới một tình trạng nào đó, dù chỉ là một cảm giác khoan khoái, những mong muốn này rất ‘hợp lý’, hay nhiều khi mong muốn được áp suất máu hạ, hệ thống miển nhiễm tăng, trong một thời gian ngắn...Khi mong ước như thế, chánh niệm dễ bị mất. Tề Thiên rất nhanh nhẹn và thông minh. Lo âu này sẽ khiến chánh niệm biến mất và lạc qua thinking mind của Tề Thiên mà quý vị không để ý. Thực hành chánh niệm chỉ có mục đíchtỉnh thức, những kết quả khác chỉ tự nhiên đến. Công việc duy nhất của quý vị cần làmcảm nhận và theo dõi hơi thở! Giản dị nhưng không dễ dàng. Ngồi theo dõi hơi thở quý vị sẽ cảm nhận được những gì chúng tôi đang nói!

5-  Chấp nhận thực trạng (Acceptance)

Chúng ta nên xem bất cứ một ý nghĩ nào xuất hiện trong Tâm như những tâm hành khác, hiện đó, biến đó. Vì chúng ta mang cặp kính mầu, những phán đoán của chúng ta thường không chính xác. Thường chúng là những phản ứng thiếu nền tảng, méo mó do thiên kiến hay bị điều kiện hóa trong quá khứ. Nếu chúng ta bàng quan, không phán đoán, chỉ quan sát và chấp nhận những trãi nghiệm khi chúng xuất hiện, và tùy hoàn cảnh, chúng ta sẽ chọn lựa một phản ứng ý thức. Điều này không có nghĩa là chúng ta không phản ứng với những hành động sai trái hay vô đạo của người khác, mà chỉ có nghĩa là bất cứ một chọn lựa hay phản ứng nào cũng là chọn lựa ý thức dưới ánh sáng của chánh niệm. Nếu chúng ta phủ nhận thực trạng, chúng ta không biết chúng ta đang đứng chỗ nào để chọn lựa. Nếu chúng ta than thân trách phận, oán trời oán đất, chỉ làm tăng nỗi khổ niềm đau vì mũi tên thứ hai tự bắn. Giả sử chúng ta bị chẩn bệnh là mắc bệnh ung thư, chúng ta chấp nhận thực trạng này vì nếu tìm cách phủ nhận, chúng ta sẽ không chọn lựa một giải pháp thích ứng để đối phó, như đi chẩn đoán để xác nhận lại và bước tớitìm cách chữa trị. Khi chấp nhận hiện trạng, bệnh ung thư không tự nhiên thoái hóa hay biến mất, nhưng chúng ta có cái nhìn sáng suốt hơn những chuyện gì cần làm tiếp theo!

6-  Trust: (Tin tưởng)    

Tin tưởng phản ảnh cho lòng tự tin, khi thực hành chánh niệm: chúng ta phải tự tin là mình có thể quan sát, tâm có thể mở rộng và chú ý quán sát những gì đang hé lộ như chúng là just as it is trong khoảnh khắc này. Chỉ có chúng ta mới có thể sống đời mình, và những văn bản hay người hướng dẫn chỉ là những phương tiện đưa chúng ta đến cửa, chúng ta phải quyết định vào cửa Thiền, không ai có thể thay thế mình được.

7-  Generosity:  (Độ lượng)

Độ lượng là một đức tính tốt cũng như kiên nhẫn, buông xả, không phán đoán, tin cậy, là nền tảng thực tập chánh niệm. Và người cần được đối xử độ lượng trước tiên là không ai khác hơn là quý vị. Tự chấp nhận mình là món quà tặng quý giá không điều kiện, làm tăng sinh lực sống, tăng lòng tự tin, tấm lòng thêm rộng mở.

Nhiều khi thấy lòng độ lượng của mình không được đền đáp, quý vị có thể miễn cưỡng không muốn thực hành, nhưng nên nhớ chính quý vị là người đầu tiên hưởng “kết quả”. Độ lượng là một cách nuôi dưỡng lòng từ bi, không phải là một cách để góp nhặt ‘phước báu’ như nhiều người nghĩ. Nếu có phước báu chỉ là bonus thêm vào đó, không phải là động cơ chính của ‘bố thí’. Quý vị cảm thấy vui vẻ hạnh phúc ‘lên tinh thần’ vì đã làm những điều tốt (feel good when doing good!)  không phải vì áp lực bên ngoài (hay bên trên), không có Nam tào Bắc đẩu nào cầm sổ ghi chép những việc làm tốt (hay xấu) của quý vị, một hình thức cho mà không cần đền đáp, hành động một cách vô cầu. Đó chỉ là một ý định muốn chia xẻ với người khác tài nguyên hiện có của vũ trụ

Quán Như Phạm Văn Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11719)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11250)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11959)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10286)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29283)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11970)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11973)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10976)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 19648)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7364)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
(Xem: 11401)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 35360)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 12885)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12234)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 17375)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11498)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 22138)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 11860)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 15955)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12142)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14137)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 12630)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13235)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 13687)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 20035)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14431)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13574)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 12380)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 11915)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34772)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 13427)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13749)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 32019)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13232)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 13090)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13457)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(Xem: 13324)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
(Xem: 18068)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 14948)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15765)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14902)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15879)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20835)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 21352)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 35202)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 27569)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 44004)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 37942)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 15161)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15085)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13014)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12674)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 15647)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27788)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 15003)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 11430)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 53232)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 16561)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 13209)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 20731)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 12659)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15641)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15550)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14825)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15637)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 13079)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 11803)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12330)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 12600)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13509)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12505)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 25019)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 12017)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12789)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11633)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13785)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14136)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12942)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12774)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13036)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 13955)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 13025)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13643)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12489)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14478)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13331)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13809)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14659)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 11908)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 12746)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28325)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11822)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12679)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15110)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 12040)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11798)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12905)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 12020)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11549)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10315)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant