Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 12: Đối diện với Vọng tâm – II

26 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 7984)
Chương 12: Đối diện với Vọng tâm – II

CHÁNH NIỆM CƠ BẢN

Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình

Chương 12: Đối diện với Vọng tâm – II

Thế rồi bạn tu thiền thật êm xuôi. Thân thì hoàn toàn bất động và tâm của bạn rất tĩnh mịch. Bạn cứ lướt nhẹ theo dòng chảy của hơi thở, ra, vào, ra, vào … êm ả, bình thản và tập trung. Mọi thứ thật trọn vẹn. Nhưng rồi bất thình lình, cái gì ấy hoàn toàn xa lạ nhảy vọt vào tâm của bạn: “Chắc chắn là mình đang muốn ăn một cây cà rem!” Rõ ràng nó là vọng tâm. Đó là cái mà bạn không nên nghĩ đến trong giờ phút này. Bạn biết thế, cho nên kéo tâm mình trở lại với hơi thở, phẳng lặng trôi chảy, ra, vào … và rồi: “Mình đã trả tiền ga tháng này chưa?” Một vọng tâm khác. Bạn nhận ra nó ngay và quay trở về lại hơi thở. Vào, ra, vào, ra .. “Phim khoa học giả tưởng mới ra rồi. Có lẽ ta đi xem nó thứ ba. Không, thứ ba không được, thứ tư còn quá nhiều việc để làm. Thứ năm thì tốt hơn..” Lại vọng tâm nữa. Bạn nhận biết ngay và trở về với hơi thở, nhưng lần này chưa ổn định với hơi thở thì, “cơn đau ở lưng thật là chết người.” Và cứ thế mà tiếp diễn, từ vọng tâm này sang chập kế tiếp chừng như vô tận.

Thật là phiền toái. Nhưng đây là những gì làm cho tu thiền trở nên cần thiết. Sự xao lãng này là vấn đề muốn nói ở đây. Điểm chính yếu là học cách đối trị chúng. Học phương cách nhận ra chúng mà không bị lôi cuốn vào. Đó là những gì mà chúng ta đến đây để học. Tâm lang thang thật không dễ chịu, đó là điều chắc chắn. Nhưng tâm vốn có một vùng hoạt động bình thường. Đừng nên nghĩ về trạng thái xao lãng như kẻ thù. Nó chỉ là một sự thật đơn giản. Nếu bạn muốn thay đổi một điều gì, điều bạn phải làm trước nhất là, thấy điều đó như-nó-là.

Trước khi ngồi xuống để tập trung vào hơi thở, thì trạng thái tâm của bạn thật đang rất bận rộn. Nó nhảy múa như con ngựa dở chứng. Nó đổi hướng, chụm bốn vó, quay vòng vòng giống như con chó chạy đuổi theo chiếc đuôi của mình. Nó nói huyên thuyên, suy nghĩ, tưởng tượng, mộng du. Đừng nên bực mình về vấn đề này, vì đó là lẽ rất tự nhiên. Khi tâm của bạn lang thang ra khỏi đề mục thiền, chỉ quan sát sự xao lãng trong chánh niệm.

Khi nói đến vọng tâm trong thiền Tuệ, chúng tôi muốn nói về tình trạng lơ đãng kéo sự chú tâm rời khỏi hơi thở. Điều này đưa đến một qui tắc mới trong tu tập: khi nào có một trạng thái tâm nổi lên đủ mạnh kéo tâm rời khỏi đề mục, thì chuyển sự chú tâm của bạn sang trạng thái này lập tức. Tạm thời xem trạng thái xao lãng này như là một đề mục để quan sát. Ghi nhớ là chỉ tạm thời thôi. Điểm này rất quan trọng. Chúng tôi không khuyên bạn đổi ngựa trong lúc đang cởi, và không mong là bạn chọn đề mục mới trong mỗi ba phút. Hơi thở bao giờ cũng là đề mục chính. Bạn chỉ chuyển sự chú tâm qua sự xao lãng đủ lâu, để ghi nhận những đặt tính của nó thôi. Nó là cái gì? Mạnh yếu ra sao? Ở bao lâu. Đến bao giờ bạn biết (không phải niệm) đủ về nó, thì quá trình khám xét trạng thái xao lãng xem như hoàn tất, trở lại với hơi thở. Làm ơn ghi nhớ là BIẾT. Những câu hỏi này không phải là lời mời gọi cho một cuộc độc thoại bên trong. Nó có thể đưa bạn đi lạc hướng, dần vào trạng thái suy tư. Chúng tôi muốn bạn rời xa tiến trình tư duy, trở lại ngay với kinh nghiệm trực giác — không lời, không khái niệm — của hơi thở. Những câu hỏi này dùng để giúp bạn thoát ra khỏi sự xao lãng và cho bạn cái nhìn về thực chất của nó, chứ không phải nghiên cứu thâm sâu để kẹt vào nó. Chúng điều chỉnh bạn vào với vọng tâm và giúp bạn buông xả nó — tất cả trong một bước.

Vấn đề là ở chỗ này: khi có sự xao lãng hay bất kỳ trạng thái tâm nào khác, phát khởi lên trong tâm, nó nảy sinh từ trong vô thức. Chỉ một sát-na kế tiếpxuất hiệný thức. Chỉ một sát-na thời gian khác biệt thì rất là quan trọng, bởi vì chừng bấy nhiêu thời gian cũng đủ cho sự chấp thủ xảy ra. Sự chấp thủ hình thành gần như là lập tức, và ở ngay nơi vô thức. Theo lẽ này, vào thời điểm chấp thủ hiện thân và phát triển tới tầng mức mà ý thức nhận biết được, chúng ta đã bị dính mắc vào nó rồi. Thật là rất tự nhiên cho chúng ta cứ tiếp tục tiến trình này, dính càng chặt thêm hơn vào sự xao lãng trong lúc nhìn theo nó. Phút giây này chắc chắnchúng ta đang suy nghĩ, chứ không còn là quan sát vọng tâm bằng sự chú tâm đơn thuần nữa. Toàn bộ quá trình hoàn tất trong sát-na. Điều này chỉ ra cho chúng ta một vấn đề là, lúc chúng ta nhận thức ra được vọng tâm, cũng có nghĩa là chúng ta đã dính vào rồi. Có ba câu hỏi về cách điều trị cho căn bệnh này. Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta phải xác định phẩm chất của sự xao lãng. Muốn làm được việc này, chúng ta phải (1) tách rời mình ra khỏi nó, (2) đem tâm lùi về sau một bước, thả nó ra, và (3) nhìn nó một cách khách quan. Chúng ta phải dừng suy nghĩ hay cảm giác để nhìn đối tượng đang được giám định. Qui trình này là một bài ứng dụng trong chánh niệm, sự tỉnh giác không dính mắc, dùng để phân cách với vọng tâm. Sợi dây trói buộc của vọng tâm bị cắt đứt và chánh niệm trở lại. Ở thời điểm này, chánh niệm nhẹ nhàng mang sự tập trung về lại với hơi thở

Lúc mới thực tập phương thức này có lẽ bạn sẽ phải làm với ngôn ngữ (lập niệm.) Bạn tự hỏi và tự trả lời. Không lâu bạn phối hợp cách thức với nhau. Một khi quen thuộc rồi thì bạn chỉ đơn giản ghi nhận vọng tâm, phẩm chất của nó, và rồi trở về lại hơi thở. Quá trình này không dựa trên khái niệm và hoàn tất rất nhanh chóng. Vọng tâm có thể là bất cứ gì: một âm thanh, một cảm giác, một cảm xúc, một tưởng tượng, mọi thứ. Không cần biết nó là gì, đừng thử đè nén nó, đừng đẩy nó ra khỏi tâm. Đó là điều không cần thiết. Chỉ quan sát nó trong chánh niệm với sự chú tâm đơn thuần. Xem xét vọng tâm trong êm lặng và nó sẽ tự ra đi. Bạn sẽ thấy sự chú tâm của mình trở về lại với hơi thở một cách dễ dàng. Đừng tự kết tội vì đã để xao lãng. Vọng tâmtự nhiên, chúng đến rồi đi.

Dù cho lời khuyên này có vẻ thông thái ra sao, bạn rồi sẽ tự kết án mình vào một lúc nào đó. Đó cũng là lẽ tự nhiên nữa. Chỉ quan sát cả quá trình tự kết tội như là sự xao lãng khác, rồi trở về lại với hơi thở.

Xem xét cả trình tự của sự kiện: Thở. Thở. Vọng tâm nổi lên. Thất vọng về vọng tưởng đã nổi lên. Tự trách tại sao để cho tâm lang bạt. Nhận biết sự tự kết tội. Trở về lại với hơi thở. Thở. Thở. Rất là tự nhiên, một chu kỳ trơn tru trôi chảy, nếu bạn làm đúng. Điểm chính yếu dĩ nhiênKiên nhẫn. Nếu bạn có thể học quan sát vọng tâm mà không can thiệp vào với chúng, thì mọi việc trở nên rất dễ dàng. Bạn chỉ lướt nhanh qua vọng tâmtrở về với hơi thở lập tức. Dĩ nhiên, cũng là vọng tâm này, nó có thể trở lại vào phút giây kế tiếp. Nếu có thì chỉ quan sát một cách chánh niệm. Nếu vấn đề này xảy ra có trình tự và khuôn mẫu nhất định, thì bạn phải cần rất nhiều thời gian để phá vỡ cái khối ký ức tích lũy từ bao đời kia — có thể vài năm. Đừng nên nản lòng, tình trạng này rất tự nhiênphổ biến. Chỉ quan sát sự xao lãng và rồi trở về lại với hơi thở. Đừng đấm đá với những tư tưởng lang thang này làm gì. Cũng đừng căng thẳng hay vẫy vùng làm gì cho vô ích. Năng lượng dùng vào sự phản kháng sẽ bị guồng máy tư tưởng thu hút và làm cho nó lớn mạnh hơn thêm mà thôi. Cho nên, đừng cố gắng đẩy những vọng tưởng ra khỏi tâm. Đây là một trận chiến tất bại cho bạn. Chỉ quan sát vọng tâm trong chánh niệm thì nó lập tức ra đi. Thật là lạ kỳ, càng nhiều chú tâm đơn thuần cho phiền nhiễu như thế bao nhiêu, thì chúng suy tàn nhanh bấy nhiêu. Quan sát chúng đủ lâu, đủ thường xuyên với chú tâm đơn thuần, thì chúng sẽ tan biến đi vĩnh viễn. Chống chọi lại chúng thì chúng có thêm sức mạnh; còn ngắm nhìn chúng với sự thờ ơ thì chúng lại héo tàn.

Chánh niệmcông năng tháo gỡ vọng tâm, giống như chuyên gia rút ngòi quả bom. Vọng tâm yếu thì chỉ cần một chớp mắt. Rọi ánh sáng tỉnh giác vào chúng, thì những vọng tâm này lập tức biến thành mây khói và không còn trở lại nữa. Những tập khí hằn sâu cần phảichánh niệm liên tục và áp đặt vào chúng theo thời gian dài để chặt đứt xiềng xích của chúng ở trong ta. Vọng tưởng thật ra chỉ là những con cọp bằng giấy. Chúng không có nguồn sinh lực tự tồn. Nếu không có nguồn cung cấp năng lực liên tục thì chúng sẽ chết. Nếu bạn chối từ nuôi chúng bằng nỗi sợ hãi, cơn giận, và lòng tham lam của mình, thì chúng sẽ tan biến.

Chánh niệm là bộ phận quan trọng nhất của thiền định. Nó là điều quan yếu mà bạn cố gắng vun bồi. Cho nên, không thật cần thiết phải vật lộn với vọng tâm. Điều tất yếu là có chánh niệm về những gì đang xảy ra, chứ không phải kiểm soát chúng. Nên nhớ, sự tập trung chỉ là một dụng cụ mà thôi. Nó thuộc vào hàng thứ hai sau sự chú tâm đơn thuần. Từ góc độ nhìn của chánh niệm, không có gì gọi là vọng tâm cả. Bất cứ gì sinh khởi trong tâm đều được xem như là một cơ hội vun bồi cho chánh niệm. Ghi nhớ rằng hơi thở là điểm tập trung tùy tiện và được dùng làm đối tượng chính cho sự chú tâm. Còn vọng tâm thì được dùng như là đối tượng thứ hai. Chúng cũng không khác gì so với hơi thở cả trên thực chất. Chỉ có khác biệt một chút là cái nào hiện là đối tượng của chánh niệm đang trụ vào trong thời điểm ấy mà thôi. Bạn có thể chú tâm về hơi thở hay về tâm xao lãng. Bạn có thể chú tâm về trạng thái yên tĩnh của tâm, trạng thái bền vững của sự tập trung, hay sự tập trung giống như mảnh vải mà tâm của bạn đang kéo lê chân trên nó. Tất cả những thứ đó đều là chánh niệm. Chỉ duy trì chánh niệm thì sự tập trung lập tức đi theo sau.

Mục đích của tu thiền không phải để tập trung vào hơi thở không cho gián đoạn mãi mãi. Nếu chỉ là thế thì mục đích kia hoàn toàn vô ích. Mục đích của tu thiền cũng không phải để đạt đến cái trạng thái tâm hoàn toàn tĩnh lặng và yên ổn. Dù cho đó là một trạng thái kỳ diệu, nhưng nó không đưa đến sự giải thoát. Mục đích của tu thiền là để đến chánh niệm miên mật. Chánh niệm và chỉ có chánh niệm mới phát sinh ra giác ngộ.

Vọng tâm xuất hiện qua thiên hình vạn trạng. Triết học phật giáo có thống kê chúng vào nhiều loại. Một trong những loại này là những chướng ngại. Tất cả đều được gọi là chướng ngại bởi vì chúng làm cản bước phát triển cả hai bộ phận của thiền tập, Chánh niệm và sự Tập trung. Cẩn thận về từ ngữ này: từ “chướng ngại” mang ý nghĩ không tốt thay vì những trạng thái tâm này chúng ta muốn đoạn diệt đi. Nhưng đó không có nghĩa là chúng cần phải bị đàn áp, xa lánh hay kết án.

Hãy dùng tham lam làm ví dụ. Chúng ta mong tránh trạng thái tham lam càng lâu càng tốt, vì bởi, sự kéo dài của tâm tham sẽ dẫn đến cảnh nô lệ và đau buồn. Điều đó không có nghĩa là, chúng ta cố gắng vất bỏ cái tư tưởng kia ra khỏi tâm mỗi khi chúng sinh khởi. Chúng ta chỉ đơn giản không đồng ý làm điều gì để giúp nó ở lại lâu hơn thôi, mà để cho nó tự đến và đi. Lúc ban đầu tâm tham bị sự chú tâm đơn thuần quan sát thì không có sự phán xét hình thành cả. Chúng ta chỉ đơn giản đứng lùi ra sau và ngắm nhìn nó nổi lên. Toàn bộ chuyển biến của tâm tham được quan sát theo cách này từ lúc bắt đầu cho đến biến mất. Chúng ta không giúp, ngăn chặn hay cản trở nó dù một chút nhỏ nào. Nó muốn ở bao lâu tùy ý, và chúng ta học hết khả năng, tính chất của nó trong lúc nó đang nấn ná ở đây. Chúng ta tra xét xem tâm tham làm gì. Nó tạo ra khó khăn cho ta như thế nào và tạo nên gánh nặng cho người khác ra sao. Nhận thấy nó làm chúng ta thất vọng dai dẵng làm sao, và vĩnh viễn sống trong niềm ao ước không bao giờ toại nguyện. Từ kinh nghiệm lần đầu này, chúng ta biết chắc tận gốc rễ là, tham lam là một phương cách sống vụng về. Sự hiểu biết này không phải là một lý thuyết suông.

Tất cả những chướng ngại đều được xử lý theo một chiều hướng giống nhau, và chúng ta sẽ xem xét chúng từng loại một.

Tham Dục: Giả sử bạn bị xao lãng bởi một kinh nghiệm nào đó trong tu tập. Nó có thể là một tưởng tượng thích thú hay một niềm tự hào. Cũng có thể là một cảm giác của lòng tự trọng. Hoặc là một tình yêu, hay niềm hạnh phúc do cảm xúc sinh lý phát sinh từ kinh nghiệm thiền định. Bất kỳ nó là gì, theo sau đó là một trạng thái tham dụcham muốn đạt được cái gì đó mà bạn nghĩ đến, hay ham muốn kéo dài kinh nghiệm bạn đang có. Không cần biết bản chất của nó là gì, bạn nên xử lý tham dục theo cách này. Nhận biết “tư tưởng” hay “cảm giác” khi nó trồi lên. Nhận biết “trạng thái tâm ham muốnđi theo nó như một đối tượng biệt lập. Nhận biết chính xác rõ ràng cái “mức độ” của sự ham muốn. Kế đó, nhận biếttồn tại bao lâu cho đến khi nó cuối cùng diệt đi. Khi bạn làm tất cả những bước trên xong, đem chú tâm về với hơi thở.

Sân hận: Giả sử bạn bị xao lãng bởi kinh nghiệm tiêu cực. Có thể có những gì đó làm cho bạn lo sợ hay lo lắng liên tục. Hoặc là cảm giác tội lỗi, phiền muộn, hay đau đớn. Bất cứ bản chất của tư tưởng hay cảm giác đó là gì, bạn cảm thấy mình như bị khước từ hay ức chếcố gắng tránh đừng kháng cự hay phủ nhận nó. Phương pháp đối trị bản chất sân hận cũng tương tự, ngắm nhìn sự phát sinh của tư tưởng hay cảm giác. Ghi nhận trạng thái bị từ chối đi theo nó. Ước lượng mức độ và tầm mức sự khước từ. Xem bao lâu nó tồn tại cho đến lúc nó tan biến đi. Kế đó đem sự chú tâm về với hơi thở.

Lãnh đạm (Hôn trầm): Lãnh đạm xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, nhiều cấp bậc, cường độ, phạm vi từ hơi mơ màng cho tới thật là uể oải. Chúng tôi đang nói về “trạng thái tâm” chứ không phải về thân. Buồn ngủ hay mệt lả thân thể thì khác, trong hệ thống phật học phân loại, nó thuộc về cảm giác sinh lý. Tâm lý thờ thẫn thì gần gũi giống với sự ác cảm theo một chiều hướng có tính cách tinh ranh hơn của tâm, để tránh đi hiện trạng phải đối diện sự khó chịu. Sự thờ thẫn là một trạng thái tắt nghẽn những bộ phận hoạt động của tâm,nó làm lụt cùn giác quan và sự bén nhạy của tri thức. Nó là sự ngớ ngẩn cưỡng chế giả vờ như buồn ngủ. Đây là một tình trạng rất khó đối phó, bởi vì sự hiện diện của nó thì trực diện đối nghịch lại việc làm của chánh niệm. Sự uể oải thì gần như là bề trái của chánh niệm. Tuy thế, chánh niệm cũng điều trị được chướng ngại này, và cũng cùng một phương pháp chung. Ghi nhớ là, khi trạng thái mơ màng phát sinh, ghi nhận tầm mức và cường độ của nó; nổi lên khi nào, bao lâu, và lúc nào nó diệt đi. Điểm đặt biệt khác ở đây là, sự quan trọng nhất là bắt được hiện tượng này thật sớm. Bạn phải nhận ra nó ngay lúc nó hình thành và áp đặt sự chú tâm đúng mức lập tức. Nếu bạn để cho nó phát khởi, thì có lẽ nó sẽ lớn mạnh thật nhanh và vượt quá sức mạnh chánh niệm mà bạn đang có. Khi trạng thái uể oải thắng thế, thì tâm sẽ bị cùn nhụt và tê liệt suốt cả khoảng thời gian ngồi, và có thể đi vào những buổi ngồi sau đó.

Dao động (Trạo cử): Trạng thái bất anlo âuhình thức biểu lộ trạng thái tâm dao động. Tâm của bạn cứ nhảy lung tung, khước từ ở yên với bất kỳ một đối tượng nào cả. Bạn có thể gặp phải vấn đề này rất nhiều lần. Đôi khi, ngay cả cảm giác không yên cũng chiếm ưu thế hơn. Tâm chối từ dừng lại bất kỳ nơi đâu, nó liên tục nhảy chuyền. Phương pháp căn bản vẫn là cách đối trị tốt cho tình trạng này. Bất an chiếm một phần cảm giác trong ý thức. Bạn có thể gọi nó là đặt tính hay phần cấu tạo nếu muốn. Dù cho gọi nó là gì, cảm giác háo động đó đang hiện hữu với đặc tính có thể định rõ. Tìm cho ra nó. Một khi xác định ra rồi, ghi nhận xem nó tồn tại bao nhiêu, khi nào nó phát sinh, ở đó bao lâu, và ngắm nhìn nó ra đi, rồi đem sự chú tâm về lại hơi thở.

Ngờ vực (Mạn nghi): sự nghi ngờcảm giác khác biệt rõ ràng trong ý thức. Kinh tạng Pali diễn đạt nó một cách thanh nhã. Cảm giác của một người vật vã xuyên qua một sa mạc, dừng lại một ngã tư đường không có bảng chỉ dẫn. Con đường nào anh ta sẽ chọn đây? Không có một manh mối nào cả, cho nên anh chỉ biết đứng đó, mãi do dự. Một mẩu độc thoại thường hay xảy ra trong những buổi tọa thiền như thế này: “Tôi ngồi như thế này để làm gì? Tôi thật sự có được gì không từ những thứ này? Dĩ nhiên là có. Việc này sẽ tốt cho mình, cuốn sách đã nói thế. Không, cái này rõ là điên mà. Những việc này chỉ tổ làm mất thời gian. Không, tôi không thể nào bỏ cuộc được. Tôi đã nói tôi sẽ tu tập, thì tôi sẽ làm. Hay là mình chỉ là một người cứng cổ? Tôi không biết nữa. Tôi thật không biết.” Đừng bị rơi vào tình trạng này. Nó chỉ là một chướng ngại, một làn mây mù khỏa lấp tâm của bạn, để bạn đừng tiếp tục làm một việc làm khủng khiếp nhất trên đời: thật sự trở nên tỉnh giác về những gì đang xảy ra. Để đối trị nghi ngờ, chỉ đơn giản chú tâm về trạng thái tâm đang nao núng này như là một đề mục giám định. Đừng bị kẹt trong nó. Lùi lại và ngắm nhìn nó. Nhìn xem nó mạnh ra sao, đến khi nào, ở bao lâu, rồi nó cũng sẽ ra đi, để rồi trở về với hơi thở.

Đây là mô hình chung mà bạn sẽ dùng cho bất kỳ vọng tâm nào phát sinh. Vọng tâm là tên gọi chung cho bất cứ trạng thái tâm nào khởi sinh để ngăn cản sự tu tập của bạn. Một số thì rất vi tế. Những trạng thái tiêu cực dễ nhận ra như: thiếu tin tưởng, sợ hãi, giận dữ, phiền muộn, khó chịu, và chán nản.

Khát vọng và tham lam thì hơi khó nhận diện ra, bởi vì, chúng áp đặt những chiêu bàichúng ta thường coi như là đạo đức hay thánh thiện. Bạn có thể kinh nghiệm sự ham muốn là mình sẽ hoàn chỉnh bản thân, có thể cảm giác khát vọng có được nền tảng đức hạnh cao hơn. Ngay cả sự quyến luyến mà bạn có thể bị dính mắc vào trạng thái hạnh phúc của Thiền-na. Nhưng khó khăn hơn, là làm sao để tách rời bản thân ra khỏi cảm giác của lòng vị tha. Nói cho cùng, nó là trạng thái tham lam vi tế, cơn ham muốn sự hài lòng và đây cũng là một cách khôn khéo để tránh cái sự thật trong giây phút hiện tại.

Quỷ quyệt hơn tất cả là những trạng thái tâm quá tự tin; nó len lén đi vào trong buổi tu tập của bạn. Sự hài lòng, bình an, thỏa mãn nội tâm, sự cảm thông, và lòng bi mẫn cho muôn loài, là những trạng thái tâm quá êm ái, rộng lượng mà bạn có thể mở lòng ra, để bám víu vào chúng mà không hề bị ngăn ngại; bằng không thì bạn cảm thấy mình giống như kẻ phản bội loài người (vì mình không có lương tâmlòng nhân ái). Thật ra không cần phải cảm thấy như thế. Chúng tôi không khuyên bạn từ bỏ những trạng thái tâm này, để trở thành một người máy. Chúng tôi chỉ mong bạn thấy chúng như-nó-là mà thôi. Chúng chỉ là những trạng thái tâm, đến và đi, phát sinh để rồi hoại diệt. Trong khi tiếp tục việc tu tập của bạn, những trạng thái này sẽ sinh khởi nhiều hơn. Điều căn bản là đừng bao giờ dính mắc vào chúng, chỉ nhìn từng chập tâm một nổi lên. Hãy nhìn xem nó là gì, mạnh yếu ra sao, tồn tại bao lâu, ngắm nhìn nó trôi dạt đi mất. Tất cả đều là một đoạn phim trôi qua trên nền trời tâm tưởng của bạn mà thôi.

Trạng thái tâm diễn ra cũng giống tương tự như hơi thở thôi. Mỗi hơi thở đều có giai đoạn ban đầu, giửa, và cuối. Mỗi trạng thái tâm đều có sinh khởi, phát triển, và rồi hoại diệt. Bạn nên cố gắng thấy những trạng thái này một cách rõ ràng, nhưng việc này thật không phải là dễ. Trong khi chúng ta đã ghi nhận, mỗi tư tưởng hay cảm giác bắt đầu trong vùng vô thức của tâm và chỉ xuất hiện nơi ý thức sau này. Chúng ta thường hay chú ý vào những thứ này sau khi chúng đã phát sinh ở lãnh vực nhận biết và trụ lại đó trong một lúc. Thật sự, chúng ta thường trở nên chú ý đến vọng tâm, chỉ khi nào chúng đang vào giây sắp sửa muốn buông thả chúng ta để ra đi. Vào lúc ấy, chúng ta bàng hoàng như là bị giáng mạnh một đòn, bởi sự hiểu rõ thình lình là mình đã lạc lối, mơ ngày, tưởng tượng hay gì khác tự bao lâu rồi. Quá rõ ràng, lúc ấy là quá trể trong cả một chuỗi tiến trình đã xảy ra. Chúng ta có thể gọi hiện tượng này là “chộp bắt đuôi sư tử” và nó là một việc làm vụng về. Giống như đang chạm trán với con thú hung bạo, chúng ta phải tới gần trực diện với trạng thái tâm. Một cách kiên nhẫn, chúng ta sẽ học nhận ra chúng trong lúc đang phát khởi, lớn dần và đi sâu vào ý thức của mình.

trạng thái tâm phát sinh từ vô thức, để bắt được sự sinh khởi của nó, bạn phải nới rộng sự tỉnh giác xuống tới vùng vô thức. Điều này thật là khó, bởi vì bạn không thể nào thấy những gì xảy ra ở đó, ít nhất nó không giống như bạn thường hay thấy tư tưởng tri thức. Nhưng bạn có thể học để nhận ra sự chuyển động của nhận thức mập mờ và được điều hành bởi một loại cảm giác tâm lý của giác quan. Thứ này đến từ sự tu tập, và khả năng này chỉ là một trong những hiệu quả của trạng thái tập trung thâm sâu và tĩnh lặng. Sự tập trung làm chậm lại sự phát khởi trạng thái tâm, đủ thời gian cho bạn cảm nhận ra từng sự nảy sinh từ vô thức, và trước khi bạn thấy nó trong ý thức. Tập trung thâm sâu giúp bạn nới rộng sự tỉnh giác vào bóng tối xôi bỏng, nơi mà tư tưởngcảm giác khởi sinh.

Khi sự tập trung đã đủ sâu, bạn có được khả năng nhìn thấy tư tưởngcảm giác sinh khởi một cách từ từ, giống như những cái bong bóng riêng biệt, mỗi cái riêng và có khoảng cách giữa chúng. Chúng sủi bọt lên thật chậm từ vô thức, ở vùng nhận biết một lúc rồi trôi dạt đi mất.

Áp dụng tỉnh giác vào trạng thái tâm là một qui trình rõ ràng. Điều này thật đúng đặt biệt cho cảm giác hay khả năng cảm giác. Đối với khả năng cảm giác rất dễ bị quá trớn, có nghĩa là dễ dàng tô điểm thêm lên trên những gì đang có; và cũng dễ dàng bỏ qua những chi tiết về đối tượng mà không thấy hết. Cái tiêu chuẩn ở đây là cố gắng kinh nghiệm trọn vẹn mỗi trạng thái tâm như-nó-là, đừng thêm hay bớt gì cả. Hãy dùng cơn đau nơi chân làm ví dụ. Ở đó, rõ ràng là một luồng cảm xúc tinh khiết, liên tục thay đổi, không có hai phút giây nào giống nhau cả. Nó đi từ chỗ này sang nơi khác; cường độ cũng lên xuống liên tục. Cơn đau không phải là một thật thể, mà là một hiện tượng; không có khái niệm ghim dính vào nó hay hộ trợ cho nó cả. Sự chú tâm tinh thuần không đứt khoảng về hiện tượng này, sẽ kinh nghiệm thật đơn giản nó như một dòng năng lượng không khác. Không có tư tưởng hay là sự phản kháng nào cả. Chỉ là dòng năng lượng mà thôi.

Ở giai đoạn ban đầu của sự tu thiền, chúng ta cần nghĩ lại những giả thuyết phía dưới được cho là khái niệm. Đa phần trong chúng ta đều có một trình độ tri thức từ học đường, cuộc sống giúp cho khả năng thao tác những hiện tượng tâm — khái niệm hóa — một cách hợp lý. Sự nghiệp của chúng ta, những gì mà chúng ta cho là thành công trong đời sống hàng ngày, những mối quan hệ vui vẻ, đều được nhìn qua cái lăng kính khái niệm kia. Nhưng trong quá trình phát triển chánh niệm, chúng ta tạm thời gác lại cái tiến trình khái niệm hóa và tập trung vào thực chất của hiện tượng tâm. Trong quá trình tu thiền, chúng ta tìm kiếm kinh nghiệm cái tâm ở giai đoạn trước khi bị khái niệm hóa.

Nhưng tâm con người lại khái niệm hóa những cố sự như thế, rồi đặt tên là cơn đau. Bạn thấy mình đang nghĩ về nó như “cơn đau.” Đó là khái niệm. Đó chỉ là cái nhãn hiệu được dán lên cái thực chất của cảm giác này. Rồi bạn thấy mình gầy dựng lên một tâm ảnh, một bức họa về cơn đau, nhìn nó như là một hình thể. Bạn có thể thấy ra một biểu đồ của cái chân với cơn đau được phát họa với màu sắc nổi bật hơn. Đây quả thật là đầy sáng tạo và rất thú vị, nhưng không phải những gì chúng ta muốn. Những khái niệm này được đưa vào sự thật của đời sống. Gần như bạn sẽ phải thấy mình nghĩ là: “Tôi có một cơn đau ở chân.” “Tôi” là khái niệm. Nó là những gì dư thừa đã được gán thêm vào cơn kinh nghiệm thuần khiết kia. 

Khi đưa cái “Tôi” vào trong quá trình, là bạn đang gầy dựng lên một khoảng cách khái niệm giữa sự thật và sự tỉnh giác đang nhìn vào sự thật đó. Tư tưởng như là “Tôi”, “của tôi”, hay “những gì của tôi” không có chỗ đứng trong chú tâm trực giác; chúng chỉ là phần phụ thuộc với giá trị rất ư là hạn chế. Khi đem cái “tôi” vào trong hiện cảnh, có nghĩa là bạn xác định cơn đau, và thêm thắt những thứ không liên hệ gì với nó vào đó. Nếu bạn bỏ “Ta” ra ngoài tầm sự việc thì cơn đau không còn tính đau đớn nữa. Nó chỉ là một dòng năng lượng tinh khiết đang biến đổi, thậm chí nó còn rất đẹp nữa. Nếu bạn thấy ra cái “Ta” tiềm ẩn trong kinh nghiệm cơn đau hay hành động của bất kỳ cảm giác nào, chỉ quan sát nó một cách chánh niệm. Nhìn những hiện tượng đau đớn mang đầy nét đặc thù cá nhân với sự chú tâm thuần khiết mà thôi.

Nhưng cái ý niệm chung thì gần như là rất đơn giản. Bạn thật sự muốn thấy từng cảm giác, dù cho nó là cơn đau, niềm hạnh phúc, hay nỗi nhàm chán. Bạn muốn kinh nghiệm hiện tượng đó trọn vẹn với cái thể tinh nguyên và tự nhiên của nó. Chỉ có một cách duy nhất để làm được là, điều chỉnh thời gian phải thật chính xác. Sự tỉnh giác của bạn cho mỗi cảm giác phải phối trí chuẩn xác với sự sinh khởi của nó. Nếu chỉ trễ một chúng thì bỏ mất phần đầu, bạn sẽ không nhận hết toàn thể tiến trình. Nếu quấn quít với bất kỳ cảm giác nào trong giây phút, thì nó trở thành dĩ vãng, và bạn chỉ bận bịu với hồi ức, rồi không còn bắt kịp sự phát sinh của cảm giác kế tiếp xuất hiện. Đây là một qui trình hoạt động tinh vi. Bạn phải theo dõi đều đều giây phút hiện tại, nhặt lên và bỏ xuống sự kiện mà không có bất kỳ thời gian trì hoãn (hay ngập ngừng) nào. Nó cần một sự bén nhạy của cảm giác. Sự tương quan với cảm giác không thể nào bị rơi vào quá khứ hay tương lai, mà chỉ đơn thuần trong hiện tại, phút giây hiện tiền.

Tâm con người luôn tìm kiếm những hiện tượng khái niệm và đã được huấn luyện theo chiều hướng đó qua bao thời gian rồi. Mỗi một cảm giác nhỏ sẽ bộc phát, làm nổ tung ra một tư tưởng khái niệm theo chiều hướng tâm đang vận hành. Dùng tiến trình nghe để làm ví dụ. Bạn đang ngồi tọa thiền và ai đó ở phòng bên đánh rơi một cái dĩa. Âm thanh giáng mạnh vào tai của bạn. Lập tức bạn thấy toàn diện hiện cảnh của căn phòng ấy, và có lẽ bạn thấy được người đã đánh rơi chiếc dĩa kia nữa. Nếu đây là chốn quen thuộc, chẳng hạn như là nhà của bạn, thì có lẽ bạn sẽ có một cuộn phim không gian ba chiều, đủ màu, chiếu qua tâm là ai đã làm rơi và chiếc dĩa nào đã bị vỡ. Cả một tiến trình diễn ra trong tri thức một cách nhanh chóng. Nó nhảy ra từ vô thức, trong sángrõ ràng, ép buộc, đẩy tất cả những ý thức khác ra khỏi phạm vi hiện tại. Còn cảm giác lúc ban đầu đâu, kinh nghiệm thuần khiết của sự nghe đâu? Nó bị lạc mất trong sự xáo trộn, hoàn toàn bị áp đảobỏ quên. Chúng ta đánh mất hiện tại và đã đi vào thế giới của tưởng tượng rồi.

Một ví dụ khác: Bạn đang ngồi tọa thiềnâm thanh chọc mạnh vào màng tai. Nó chỉ là một tiếng động mơ hồ, lạo rạo không được rõ lắm; nó có thể là bất cứ gì. Những gì có thể xảy ra như thế này. “Cái gì vậy? Ai làm thế? Nó xảy ra từ nơi nào? Cách đây có xa lắm không? Có nguy hiểm gì không?” Và hơn nữa, bạn càng đi xa hơn, mà không có một câu trả lời, ngoại trừ sự ức đoán tưởng tượng của bạn. Khái niệm là một quá trình tiềm ẩn khéo léo. Nó lén đi vào kinh nghiệm và nắm lấy quyền kiểm soát. Khi nghe một tiếng động đang lúc thiền, chỉ hướng sự chú tâm tinh thuần tới kinh nghiệm nghe mà thôi, không gì khác. Những gì thật sự xảy ra thì rất đơn giản, và chúng tathể không cần nghĩ tới gì cả. Làn sóng âm thanh chạm vào nhĩ căn theo một thể nhất định riêng biệt, và được biến đổi thành những xung lực bên trong bộ não, rồi truyền vào ý thức của dạng tiếng động, vậy thôi. Không có hình ảnh, hồi ức trong tâm, khái niệm, mẩu chuyện tự hỏi trong đầu, chỉ là tiếng ồn. Sự thật thì rất đơn giản đến một cách duyên dáng và không tô điểm vẽ vời. Khi bạn nghe một âm thanh, chỉ chánh niệm về tiến trình của sự nghe. Những thứ khác chỉ là phần ríu rít thừa thãi, cần nên bỏ đi. Cùng phương cách này, có thể áp dụng cho từng cảm giác, tình cảm, kinh nghiệm mà bạn có. Nhìn thật cẩn thận vào kinh nghiệm của riêng mình. Đào sâuxuyên qua những tầng lớp tâm cũ rích, để xem thật sự những gì trong ấy. Bạn sẽ phải lấy làm kinh ngạcđơn giảnđẹp đẽ ra sao.

Rồi cũng có những khi nhiều cảm giác cùng nổi lên một lúc. Bạn có thể có tư tưởng sợ hãi, cái quặn thắt nơi bụng, cơn đau nơi lưng, và ngứa ngáy nơi vành tai trái một lượt. Đừng ngồi đó mà cảm thấy khó xử. Cũng đừng phân vân xem chọn cảm giác nào để quan sát. Chọn cái rõ ràng nhất. Chỉ thoải mái, cởi mở mình ra đón chào những hiện tượng này xâm nhập vào và đòi hỏi sự chú tâm của bạn. Vì vậy, hãy cho nó sự chú tâm đủ dài để thấy nó hoại diệt đi, rồi trở về với hơi thở. Nếu hiện tượng khác đến thì cũng tiếp đãi nó cùng một phương pháp như thế.

Nhưng quá trình này có thể kéo dài thật lâu. Đừng chỉ ngồi đó tìm kiếm sự kiện để chánh niệm. Giữ sự chánh niệm của mình nơi hơi thở cho đến bao giờ những sự kiện khác đến mang sự chú tâm của bạn đi. Khi bạn cảm thấy điều đó xảy ra, thì cũng đừng kháng cự lại. Cứ để cho sự chú tâm trôi chảy tự nhiên trên vọng tâmquan sát nó, cho đến khi nào nó phân hóa, rồi trở lại hơi thở. Đừng tìm kiếm những hiện tượng tâm hay sinh lý, chỉ ở với hơi thở. Để cho chúng đến với bạn. Dĩ nhiên sẽ có lúc tâm của bạn bị trôi dạt. Ngay cả sau một thời gian dài tu tập, bất ngờ giật mình, nhận ra rằng mình đã lạc lõng một lúc thật lâu rồi. Đừng nản lòng. Nhận thức ra rằng, mình bị trôi dạt chừng bao lâu rồi, rồi trở lại với hơi thở. Không cần phải có một phản ứng tiêu cực nào cả. Chỉ mỗi hành động của sự nhận thức về vọng tâm đã là một sự tỉnh giác tích cực rồi. Điều đó chính là một bài thực tập cho sự chánh niệm thuần khiết.

Chánh niệm lớn dần theo quá trình tu tập. Cũng tương tự như cơ bắp trong thân thể. Mỗi lần vận động, bạn mang sinh lực cho nó, làm cho nó mạnh lên một chút. Trên thực tế, bạn cảm nhận ra rằng, đánh thức cảm giác nghĩa là bạn cải tiến tốt hơn sức mạnh chánh niệm của mình. Có nghĩa là có kết quả. Trở về lại với hơi thở mà không cần phải hối tiếc. Nhưng hối tiếc chỉ là một phản ứng tự nhiên đã bị điều kiện hóa và nó chỉ có thể đi kèm theo một trạng thái tâm — là một trong những thói quen tâm lý. Nếu bạn thấy mình thất vọng, cảm thấy nản lòng, hay tự trách, thì chỉ quan sát hiện tượng đó với sự chú tâm đơn thuần. Nó chỉ là vọng tâm mà thôi. Cho nó một ít sự chú tâmngắm nhìn nó diệt đi, rồi trở về hơi thở.

Qui luật mà chúng ta vừa nói qua có thể và nên áp dụng một cách triệt để đối với tất cả những trạng thái tâm. Bạn sẽ thấy, đây là những sắc lệnh chính thức, đầy nhẫn tâm, nhưng hoàn toàn có kết quả thực dụng. Đây là một việc làm khó khăn nhất mà bạn chưa từng đảm trách qua. Bạn sẽ thấy mình sẵn sàng ứng dụng phương pháp này vào một vài lãnh vực của kinh nghiệmmiễn cưỡng dùng nó ở những lãnh vực khác.

Thiền định giống như là loại hóa chất tâm lý. Nó ăn mòn dần bất cứ gì bạn bỏ vào nó. Đời sống con người thì rất lạ kỳ. Chúng ta thích hưởng thụ chất độc, và tiếp tục một cách cứng đầu cứng cổ ăn (những chất độc này) dù cho chúng đang giết dần chúng ta. Tư tưởngchúng ta bám díu vào chính là chất độc. Bạn sẽ thấy ra, mình thiết tha đào bứng ra khỏi gốc rễ một số tư tưởng trong khi lại ganh tỵ bảo vệtrìu mến một số khác. Đó là tính điều kiện hóa của con người.

Thiền Minh Sát không phải là một trò chơi. Tỉnh giác trong sánggiá trị quan trọng hơn những thú tiêu khiển cho vui. Đây là con đường dẫn ra khỏi cái đầm lầy, nơi tạo bởi tham áisân hận của chính mình, mà chúng ta đang bị kẹt cứng trong ấy. Thật ra cũng không khó lắm, khi muốn áp đặt tỉnh giác vào những lãnh vực không tốt của đời sống. Mỗi khi nhận thấy ra nỗi sợ hãi, cơn phiền muộn tan biến trong sức nóng cao độ của tỉnh giác, thì bạn sẽ rất muốn diễn lại cái tiến trình này thêm nữa. Những trạng thái tâm khó chịu này thì gây ra đau đớn, cho nên bạn muốn lánh xa chúng. Lợi ích cũng không kém khi áp dụng tiến trình này vào những trạng thái tâm thương yêu, yêu quốc gia, tình thương của bậc cha mẹ, hay tình yêu luyến ái, nếu khi cần thiết. Những dính mắc lạc quan cũng sẽ giam giữ bạn trong vũng lầy, tương tự như chấp thủ tiêu cực mà thôi. Bạn có thể trồi lên khỏi mặt bùn đủ để thở dễ hơn một chút, nếu có tu tập thiền Minh Sát một cách chuyên cần. Thiền Minh Sátcon đường đi đến Niết Bàn. Từ trong thiền đăng lục đã được để lại của những người bước trên con đường đi đến quả vị cao thượng, thì thật là xứng đáng cho mỗi lần phấn đấu trong tu tập.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14423)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14138)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39693)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 15304)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 13875)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 13916)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 37311)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40044)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 14633)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14308)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12647)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14819)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19205)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13789)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 42602)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13821)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 37229)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 12660)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 11746)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22530)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12505)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12567)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 13045)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 13104)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 17255)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 33222)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 14827)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 11044)
Mùa xuân đang đến. Nhìn những bọt tuyết bay bay trong trời giá lạnh, tôi lại mường tượng đến những cánh hoa xuân rơi lả tả giữa một chiều mưa bão ở quê nhà.
(Xem: 12447)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11948)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11929)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 13124)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 51244)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 12376)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 6605)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 30400)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 13117)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 13307)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 30664)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 19340)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12472)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 11839)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 14754)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13187)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13184)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 30663)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 12021)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11820)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12712)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 31884)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 29400)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 11777)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11732)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10408)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11544)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9633)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9644)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 9965)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 35388)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 10136)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10090)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10036)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9639)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 27789)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 15470)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9829)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13659)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9828)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9686)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18305)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12040)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9565)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9678)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8697)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8904)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8405)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 11473)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31716)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 12327)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13311)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8817)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9430)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11929)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9214)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9069)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9653)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 29336)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 9064)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9085)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
(Xem: 33217)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 8419)
Thực chất Vu Lan chính là sự kết hợp của tự lực với tha lực, từ bi với trí tuệ, tu và học, tri hành đi đôi, đó là điều kiện tất yếu để đi đến giải thoát.
(Xem: 30585)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31206)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37095)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32238)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 9911)
Tính nhân văn của ngày lễ hội Vu lan rất sâu xa, rất đậm tình, không những loài người mà cả loài vật, không những loài vật mà luôn cho những người đã khuất.
(Xem: 27080)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 8439)
Đại Lễ Vu Lan trong ký ức của tôi như nặng đầy thương nhớ, bởi những ai khi mẹ không còn trên cõi đời này nữa, mới thật sự cảm nhận đầy đủ ân tình của ngày báo hiếu Vu Lan.
(Xem: 19222)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 12998)
Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dụcgiới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được. Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant