- Thích Ca Mâu Ni Phật
- Đạo Sư A Di Đà Phật
- Quán Thế Âm Bồ Tát
- Đại Thế Chí Bồ Tát
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát
- Mã Minh Bồ Tát
- Long Thọ Bồ Tát
- Thiên Thân Bồ Tát
- Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
- Huệ Viễn Đại Sư
- Đàm Loan Đại Sư
- Trí Giả Đại Sư
- Đạo Xước Đại Sư
- Thiện Đạo Đại Sư
- Hoài Cảm Đại Sư
- Vĩnh Minh Đại Sư
- Tuân Thức Đại Sư
- Từ Giác Đại Sư
- Từ Chiếu Đại Sư
- Hữu Nghiêm Đại Sư
- Ưu Đàm Đại Sư
- Thiên Như Đại Sư
- Diệu Hiệp Đại Sư
- Không Cốc Đại Sư
- Tông Bổn Đại Sư
- Tử Bá Đại Sư
- Liên Trì Đại Sư
- Hám Sơn Đại Sư
- Ngẫu Ích Đại Sư
- Triệu Lưu Đại Sư
- Đạo Phái Đại Sư
- Tĩnh Am Đại Sư
- Triệt Ngộ Đại Sư
- Ngộ Khai Đại Sư
- Diệu Không Đại Sư
- Ấn Quang Đại Sư
- Hoằng Nhất Đại Sư
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản
Triệt Ngộ Đại Sư
(Đại sư là vị Tổ thứ 12 trong Liên Tông, họ Mã, Húy Tế Tỉnh, người đất Phong Nhuận, 22 tuổi xuất gia, thông suốt cả thiền, giáo. Ban sơ, ngài chủ trì chùa Vạn Thọ ở Bắc Kinh, danh đồn khắp Nam, Bắc, hằng đề xướng pháp môn Tịnh Độ khuyên chúng tinh tu. Kế đó đại sư lại trụ trì chùa Giác Sanh, tiếng tăm cũng lừng lẫy như trước. Sau, ngài về ở non Hồng Loa, đại chúng qui hướng càng đông, bèn thành ra đạo tràng Tịnh Độ.
Đời nhà Thanh, niên hiệu Gia Khánh thứ 15, vào mùa xuân, đại sư nói trước ngày về tây và bảo: “Thân huyễn không bền, đừng để một đời luống qua, mọi người nên cố gắng niệm Phật”. Qủa nhiên, tới ngày kỳ hẹn, đại sư thấy Phật đến tiếp dẫn, liền chánh niệm mà tọa hóa. Lúc ấy đại chúng nghe mùi hương thơm lạ ngào ngạt, khi trà tỳ được xá lợi hơn trăm hột).
Đại sư nói: “Thật vì sanh tử, phát lòng bồ đề, dùng tín nguyện sâu, trì
danh hiệu Phật”, mười sáu chữ này là cương tông của môn niệm Phật. Nếu không phát lòng chơn thiết vì việc sanh tử, thì tất cả lời khai thị đều là phù phiếm. Bởi tất cả sự khổ trong đời này không chi hơn việc sanh tử, chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, sống chết, chết sống, ra khỏi bào
thai này kế vào bào thai kia, bỏ lớp da này lại mang lớp da khác, khổ não đã không kham, huống chi tự mình chưa thoát luân hồi, làm sao tránh khỏi đọa lạc? Ôi! Khi một niệm sai lầm, liền sa vào ác đạo, tam đồ dễ tới mà khó lui, địa ngục này dài mà khổ nặng! Cho nên đại chúng vãn đau đớn nghĩ vấn đề sanh tử, như chịu tang cha mẹ, như cứu lửa đốt đầu, gắng
chuyên tinh tu tập.
Nhưng ta đã khổ vì sự sống chết mà cầu thoát ly, nên liên tưởng đến tất cả muôn loài cũng như vậy. Chúng sanh cùng ta đồng một bản thể, là cha mẹ của ta trong nhiều kiếp, là chư Phật
đời vị lại, nếu chẳng phát tâm cứu độ, chỉ cầu giải thoát riêng mình, thì đối với tình có chỗ chưa an, với lý có điều sơ sót. Huống chi chẳng phát đại tâm thì ngoài không thể cảm thông với Phật, trong không thể khế
hợp với tánh chơn, trên không thể tròn qủa bồ đề, dưới không thể độ khắp muôn loài. Như thế, làm sao báo bổ người ân nhiều kiếp, làm sao giải thích oan gia nhiều đời, làm sao thành tựu căn lành đã gieo trồng tư xưa, làm sao sám trừ tội nghiệp đã tạo ra về trước? Và như thế thì tu
hành chỗ nào cũng gặp chướng duyên, dù có thành tựu cũng là qủa thấp, cho nên phải xưng tánh phát lòng bồ đề vậy.
Những đã phát đại tâm, phải tu đạt hạnh, mà trong tất cả hành môn, tìm phương pháp dễ dụng công, mau thành tựu, rất yên ổn, rất viên đốn, thì không chi hơn dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật. Nói chấp trì danh hiệu, tức là giữ chắc hiệu Phật nơi lòng không tạm quên. Nếu có một
niệm gián đoạn hoặc một niệm xen tạp, thì không gọi là chấp trì. Giữ được một niệm nối nhau không xen không tạp, đó là chơn tinh tấn, tinh tấn mãi không thôi, sẽ lần vào cảnh nhất tâm bất loạn và viên thành tịnh
nghiệp. Nhất tâm bất loạn là chỗ qui túc của tịnh nghiệp, là đại môn của Tịnh Đô, chưa vào môn này, tất chưa yên ổn, học giả há chẳng nên cố gắng ư?
Tâm đã hay tạo nghiệp thì cũng có thể chuyển nghiệp, và
nghiệp đã do tâm tạo, tất cũng tùy theo tâm mà chuyển. Nếu tâm mình không chuyển được nghiệp, tức bị nghiệp trói buộc, nghiệp không chuyển theo tâm thì có thể buộc tâm. Nhưng dùng tâm thế nào mới chuyển được nghiệp? „y là giữ tâm hợp với đạo đức, hợp với Phật. Và nghiệp làm sao buộc được tâm? „y là để tâm y theo đường lối cũ, buông lung theo cảnh trần.
Tất cả cảnh giới hiện nay, tất cả qủa báo về sau, đều do nghiệp cảm, do tâm hiện. Vì do nghiệp cảm nên qủa báo sẽ đến đều do nhất
định, bởi nghiệp buộc tâm. Vì do tâm hiện, nên qủa báo sẽ đến đều không
nhất định bởi tâm chuyển được nghiệp. Như có người đương lúc nghiệp buộc được tâm, qủa báo sẽ đến theo chiều nhất định, mà bỗng phát tâm rộng, tu hạnh chân thật, thì tâm chuyển được nghiệp, cảnh sẽ đến tuy định mà thành bất định. Nếu người ấy nửa chừng bỗng thối lui đại tâm, thật hạnh kém sút, thì nghiệp trở lại buộc tâm, cảnh sẽ đến bất định mà định.
Nhưng nghiệp tạo ra từ trước, đành đã lỡ rồi, chỉ trông mong có phát đại tâm để biến chuyển, mà nắm giữ cơ quan ấy chính là ta chớ không ai khác. Nếu hôm nay ta phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc để mau chứng qủa, độ chúng sanh, giữ niệm hiệu Phật nối nhau không dứt, lâu ngày tâm sẽ hiệp với đạo, thì chuyển được qủa bảo Ta Bà thành Cực Lạc, đổi nhục thai thành liên thai, không bao lâu, chính mình sẽ là một bậc thượng thiện, tướng tốt trang nghiêm, an vui tự tại nơi cõi liên hoa thất bảo. Như ta tu hành nửa chừng bỗng lần lần biếng trễ thối lui, tất bị nghiệp lực mạnh mẽ từ kiếp trước sai sử, rồi vẫn y nhiên là một kẻ chịu chịu vô
lượng sự thống khổ về thân tâm, ngạ qủy súc sanh vậy. Những ai có chí thoát ly, cầu về Tịnh Độ há không nên sợ hãi tỉnh ngộ, phát tâm phấn chấn tu hành ư?
Có tám điều cốt yếu, người tu tịnh nghiệp nên ghi nhớ:
Vì sự sanh tử, phát lòng bồ đề, đây là đường lối chung của người học đạo. Dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật, đây là chánh tông của môn
Tịnh Độ.
Lấy sự nhiếp tâm chuyên chú mà niệm, làm phương tiện dụng công.
Lấy sự chiết phục phiền não hiện hạnh làm việc yếu tu tâm.
Lấy
sự giữ chắc bốn trọng giới làm căn bản vào đạo.
Dùng các thứ khổ hạnh làm trợ duyên tu hành.
Lấy nhất tâm bất loạn làm chỗ qui tức của môn Tịnh Độ.
Lấy các điềm lành làm chứng nghiệm cho sự vãng sanh.