Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

9. Cầu sanh Tịnh độ

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 13712)
9. Cầu sanh Tịnh độ

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ÐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

IX. CẦU SANH TỊNH ÐỘ

Nguyên văn:

云何求生淨土?謂在此土修行,其進道也難;彼土往生,其成佛也易。易,故一生可致;難,故累劫未成。是以往聖前賢,人人趨向;千經萬論,處處指歸。末世修行,無越於此。然經稱:“少善不生,多福乃致。”言 多福,則莫若執持名號;言多善,則莫若發廣大心。是以暫持聖號,勝於布施百年。一發大心,超過修行歷劫。蓋念佛本期作佛,大心不發,則雖念奚為;發心原為 修行,淨土不生,則雖發易退。是則下菩提種,耕以念佛之犁,道果自然增長;乘大願船,入於淨土之海,西方決定往生。是為發菩提心第九因緣也。

Âm Hán Việt:

Vân hà cầu sanh Tịnh độ ? Vị tại thử độ tu hành, kỳ tấn đạo dã nan. Bỉ độ vãng sanh, kỳ thành Phật dã dị. Dị, cố nhất sanh khả trí; nan, cố lụy kiếp vị thành. Thị dĩ vãng thánh tiền hiền, nhân nhân xu hướng, thiên kinh vạn luận, xứ xứ chỉ quy. Mạt thế tu hành, vô việt ư thử. Nhiên kinh xưng: "Thiểu thiện bất sanh, đa phước nãi trí". Ngôn đa phước, tắc mạc nhược chấp trì danh hiệu; ngôn đa thiện, tắc mạc nhược phát quảng đại tâm. Thị dĩ tạm trì thánh hiệu, thắng ư bố thí bách niên. Nhất phát đại tâm, siêu quá tu hành lịch kiếp. Cái niệm Phật bổn kỳ tác Phật, đại tâm bất phát, tắc tuy niệm hề vi; phát tâm nguyên vị tu hành, Tịnh độ bất sanh, tắc tuy phát dị thối. Thị tắc hạ Bồ đề chủng, canh dĩ niệm Phật chi lê, đạo quả tự nhiên tăng trưởng; thừa đại nguyện thuyền, nhập ư Tịnh độ chi hải, Tây phương quyết định vãng sanh. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ cửu nhân duyên dã.

Dịch:

Thế nào là cầu sinh Tịnh độ? Ở cõi này tu hành thì sự tiến đạo rất khó khăn, vãng sinh cõi kia thì sự thành Phật cũng rất dễ dàng. Dễ dàng nên một đời đã có thể đạt đến, khó nên nhiều kiếp vẫn chưa thành tựu. Do đó mà thánh ngày xưa, hiền ngày trước, người người xu hướng; kinh cả ngàn, luận cả vạn, chỗ chỗ chỉ qui. Sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có pháp nào vượt qua pháp môn này. Nhưng kinh đã nói : " Căn lành nhỏ thì khó được vãng sanh, phước đức nhiều mới chắc chắn đến được". Nói phước đức nhiều thì không chi bằng sự chấp trì danh hiệu, nói căn lành lớn thì không chi bằng sự phát tâm quảng đại. Vì thế tạm trì danh hiệu Phật hơn cả trăm năm bố thí, một niệm phát tâm Bồ đề rộng lớn vượt hơn cả sự tu hành trong nhiều kiếp. Vì niệm Phật vốn mong thành Phật, vậy tâm lớn không phát thì niệm Phật để làm chi; còn phát tâm vốn để tu hành, vậy Tịnh độ không sanh thì có phát cũng dễ thối chuyển. Cho nên gieo hạt giống Bồ đề, cày bằng lưỡi cày niệm Phật, thì đạo quả tự nhiên lớn lên; ngồi chiếc thuyền đại nguyện, vào trong bể cả Tịnh độ, thì Tây phương Cực Lạc quyết định vãng sanh. Ðó là nhân duyên thứ chín của sự phát Tâm Bồ đề.

 

Giảng:

Vân hà cầu sanh Tịnh độ ? Vân hà có nghĩa là như thế nào? Thế nào mới có thể cầu sanh Tịnh độ ? Thế nào gọi là cầu sanh Tịnh độ? Vị tại thử độ tu hành, kỳ tấn đạo dã nan : Ở thế giới Ta bà này, tuy có thể tu hành, nhưng có thể tiến lên phía trước, có thể càng ngày càng tăng trưởng đạo nghiệp thì không phải là chuyện dễ dàng. Bỉ độ vãng sanh, kỳ thành Phật dã dị : Bỉ độ tức là thế giới Cực lạc. Một khi được vãng sanh thế giới Cưc lạc thì hoa nở thấy Phật, ngộ Vô sanh pháp nhẫn. Dị, cố nhất sanh khả trí : Vì dễ dàng cho nên một đời cũng có thể dễ dàng đạt đến. Trí là đạt đến, thành tựu. Nan, cố lụy kiếp vị thành: Vì ở thế giới Ta bà này tu hành không dễ dàng, chướng duyên rất nhiều, cho nên rất nhiều kiếp, trải qua thời gian rất lâu dài, cũng không dễ dàng thành tựu.

 

Thị dĩ vãng thánh tiền hiền, nhân nhân xu hướng : Vì lý do này, cho nên các bậc thánh nhânhiền nhân xưa kia, người người – là Tổ sư nhiều đời về trước, tất cả những bậc thánh hiền này đều mong cầu sanh Tịnh độ. Thiên kinh vạn luận, xứ xứ chỉ quy : tất cả kinh điển do Phật nói ra, và các bộ luận do chư Tổ sư tạo, mỗi một bộ kinh, mỗi một bộ luận và mỗi một bộ luật đều là chỉ quy Tịnh độ ; mục đích cuối cùng đều là dạy chúng ta cầu sanh Tịnh độ.

 

Mạt thế tu hành, vô việt ư thử : chúng ta nay ở thời đại mạt pháp tu hành, không có pháp môn nào có thể vượt qua pháp môn Tịnh độ, đây là pháp môn phương tiện nhất, dễ dàng nhất, trực tiếp nhất, đơn giản nhất. Nhiên kinh xưng: "Thiểu thiện bất sanh, đa phước nãi trí" Nhưng mà "kinh A Di Ðà" nói : "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc", không thể chỉ có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia. Cần phải gieo trồng nhiều thiện căn, vun bồi nhiều phước đức mới được vãng sanh, cũng chính là cần phải tu nhiều phước báu mới có thể đến được cõi kia.

 

Ngôn đa phước, tắc mạc nhược chấp trì danh hiệu : Như thế nào mới có thể vun trồng được nhiều phước đức ? Chúng ta niệm Phật chính là gieo trồng phước đức rất lớn, tức là tăng trưởng phước đức cho chúng ta. Ngôn đa thiện, tắc mạc nhược phát quảng đại tâm : Sao gọi là căn lành lớn ? chính là phải phát tâm Bồ đề rộng lớn.

 

Thị dĩ tạm trì thánh hiệu, thắng ư bố thí bách niên : Vì thế cho nên dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi thọ trì danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà cũng lớn hơn dùng bảy báu bố thí trong trăm năm. Nhất phát đại tâm, siêu quá tu hành lịch kiếp : Một niệm phát tâm rộng lớn thì có thể vượt qua sự tu hành trong nhiều kiếp.

 

Cái niệm Phật bổn kỳ tác Phật : Cái, tức là nói tổng quát, tóm lại. Tóm lại tại sao cần phải niệm Phật ? Niệm Phật chính là muốn thành Phật ; nếu không muốn thành Phật thì không cần phải niệm Phật. Cho nên đại tâm bất phát, tắc tuy niệm hề vi : nếu ông không phát tâm rộng lớn, không phát tâm Bồ đề, niệm Phật để làm chi ? Không cần phải niệm Phật. Phát tâm nguyên vị tu hành, Tịnh độ bất sanh, tắc tuy phát dị thối : tại sao cần phải phát tâm, chính là vì để tu hành. Nếu không cầu sanh Tịnh độ, tuy có phát tâm rộng lớn, cũng dễ dàng thối thất tâm Bồ đề.

 

Thị tắc hạ Bồ đề chủng : Gieo hột giống Bồ đề tức là phát tâm rộng lớn, canh dĩ niệm Phật chi lê : niệm Phật như dùng lưỡi cày nơi đó cày ruộng. Ðạo quả tự nhiên tăng trưởng : Vậy khi ông vừa niệm Phật thì ở bên thế giới Tây phương Cực lạc liền sanh ra đóa hoa sen. Thừa đại nguyện thuyền, nhập ư Tịnh độ chi hải : Ngồi chiếc thuyền đại nguyện của Ðức Phật A Di Ðà, vào trong biển lớn Tịnh độ. Tây phương quyết định vãng sanh : ông ngồi chiếc thuyền đại nguyện, chấp trì danh hiệu Phật thì nhất định vãng sanh thế giới Cực lạc, vãng sanh vào cõi Tịnh độ.

 

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ cửu nhân duyên : Ðây là nhân duyên thứ chín của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 270)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 522)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(Xem: 508)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(Xem: 481)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(Xem: 547)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(Xem: 343)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(Xem: 463)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 805)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(Xem: 1152)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(Xem: 1465)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(Xem: 1181)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(Xem: 1113)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(Xem: 2318)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(Xem: 1515)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(Xem: 1792)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(Xem: 2188)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(Xem: 1906)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(Xem: 2611)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 4762)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 2644)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(Xem: 6328)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(Xem: 3260)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 3057)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(Xem: 2908)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(Xem: 3690)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(Xem: 3187)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(Xem: 8098)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 2850)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(Xem: 8514)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 4413)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(Xem: 8144)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6736)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 11215)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 22838)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 5264)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(Xem: 11765)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 11392)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 12593)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 34630)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32778)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22188)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12529)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 11870)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 10396)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10864)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 11817)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11720)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10950)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10729)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 11406)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(Xem: 7202)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(Xem: 6542)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(Xem: 7234)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(Xem: 5736)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(Xem: 6436)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(Xem: 6022)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(Xem: 9388)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(Xem: 5916)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(Xem: 5895)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(Xem: 5643)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant