Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 13: Đoạn kết

04 Tháng Chín 201100:00(Xem: 7540)
Chương 13: Đoạn kết

ĐÔI BẠN HÀNH HƯƠNG
Chiêu Hoàng

Chương 13: Đoạn kết

Công chúa ngồi bên bờ vực chờ Ếch, đến tối mịt mới trở về. Phần bị thấm lạnh vì sương đêm, phần vì quá xúc động trước tai nạn của Ếch, nàng bị mê man với cơn sốt tung hoành trong thân xác. Sư Cô phải cho nàng uống thuốc cầm hơi. Hai hôm sau, khi cơn sốt bắt đầu giảm, Công chúa trở lại bờ vực với một nỗi lòng thê thiết. Đầu óc nàng chơi vơi như người đang đứng ở bờ mé giữa Mộng và Thực. Nàng ước mong, tất cả những tai nạn chỉ là một cơn ác mộng. Tỉnh mộng rồi thì mọi sự vẫn như cũ, nàng vẫn tìm thấy Ếch nằm trên một cánh lá bên cạnh điểm tô bằng một đóa hoa tươi. Nhưng ở đây, lòng lạc loài đến ngẩn ngơ, chua xót. Vẫn khung cảnh cũ, nhưng người xưa giờ đã xa... Nàng ngồi bên bờ vực, không muốn khóc, nhưng nước mắt cứ rơi tong tong xuống ngực áo. Nàng nhớ lại tất cả những kỷ niệm nàng có với Ếch – như một cuốn phim quay chậm – tất cả đều trải dài trong tâm thức nàng. Từ hôm đầu tiên gặp Ếch trong vườn thượng uyển của vua cha, rồi bắt đầu đi tìm đạo. Những lúc Ếch đùa cợt trêu nàng, những lúc tỏ tình, những hôm nàng mải chơi, những khi gặp nạn v.v.. Tất cả.. tất cả... đều như đã chìm sâu vào dĩ vãng. Mới hôm qua, nay trở thành kỷ niệm. Ngày trước, người còn đây, hôm nay đã thành cố nhân. Vắng Ếch, công chúa nhận ra một điều rất thực, nàng đã thực sự yêu chàng từ lúc nào. Nàng chỉ mong mỏi, nếu có được một phép mầu nào đó, nàng diện kiến được chàng, một lần thôi, để nói lên một câu cổ lỗ sĩ nhất của loài người khi yêu nhau. “Em-yêu-anh”. Nhưng bây giờ thì dường như quá trễ. Mọi sự đều như bọt nổi theo dòng. Công chúa úp mặt vào hai lòng bàn tay nấc lên từng nấc ngắn....

Càng ngày, công chúa càng xanh xao vì thương nhớ. Nàng thường ra bên bờ vực ngồi chờ Ếch trở về... (dù biết đó là một điều hết sức vô lý, nhưng nàng vẫn cứ đi). Đi để cho lòng được nguôi ngoai đôi chút... Thỉnh thoảng, nàng tình cờ thấy được một đôi uyên ương đang đi sánh bước bên nhau, nghe giọng cười ròn rã của người nữ văng vẳng vọng lại, nàng cảm thấy thật tủi thân và cô độc... Vì chính nàng, nàng đã từng được trải qua những giây phút vui vẻ, hồn nhiên ấy. Nay, chỉ còn lại một niềm trống vắng vô bờ...

Đến ngày thứ 7 sau khi Ếch bị nạn. Công chúa không còn muốn sống nữa, nàng lang thang vào cánh rừng thưa tìm lại cây nhân sâm “Vợ-Chồng” (cái tên mà Công chúa đã đùa với Ếch và đặt tên cho nó ngày nào). Định bụng, sau khi hái được cây nhân sâm ấy, nàng sẽ trở lại bờ vực, nhảy xuống vực sâu và nguyện kiếp sau sẽ được kết làm vợ chồng với Ếch... Nhưng lang thang mãi, vẫn chưa tìm được lại cây nhân sâm quý ấy... Lòng buồn bã, nàng cất tiếng gọi:

– Ếch ơi... Anh ơiiiii....!!!

Tiếng gọi vang vọng, lạc lõng chìm vào không gian thênh thang...

– Ếch ơiiii......!!!

Không gian yên lặng đến nỗi giá như có một cây kim nhỏ rớt xuống phiến đá cũng làm vỡ tan đi sự thinh lặng... Công chúa lảo đảo, đi theo những bước chân rời rã... Hình như cơn sốt lại len lén trở về....

Bỗng dưng, trong không gian yên lặng. Lại một điệu nhạc nổi lên... Công chúa cứ tưởng Ếch đang quanh quẩn đâu đây, dưới một cội cây già nào đó đang thổi sáo... Nàng hớn hở, vui mừng gần như muốn oà khóc... Một niềm hy vọng mong manh nhưng mãnh liệt dậy lên trong nàng... Ôi, Ếch đấy ư?!...

Nhưng, lần này âm thanh rất khác, ban đầu rời rạc, bong... bong... bong... Từng nốt một, sau nhanh dần, nốt này nối tiếp nốt kia, thành một dòng nhạc rất nhẹ nhàng, như một làn khói mỏng, sau dần dần dâng lên cao vút. Nàng lắng nghe... Dòng âm thanh đó mênh mang, tan loãng trong bầu không gian tịch mịch...... Thật lạ lùng, hình như đó là một khúc nhạc của cõi trời... Âm thanh đôi khi theo một cung bậc, đôi khi không... Khi trầm... khi bổng... khi lơi lả... khi tươi vui... khi réo rắt... khi nũng nịu gọi mời...

Ngạc nhiên quá... Lòng tự hỏi lòng: Quái, chẳng hiểu sao hôm nay bỗng dưng Ếch dùng loại nhạc cụ gì lại khảy lên khúc nhạc lạ lùng đến thế? Khúc nhạc mà người nghe cảm thấy lòng lâng lâng, mọi ưu phiền gần như dứt bặt, âm thanh như biến thành đám bụi thủy ngân vàng phủ chụp xuống một vùng. Nàng đi lần sâu vào cánh rừng, theo dòng âm thanh bước vào một khu rừng trúc... Chợt thấy một ông lão đang đứng giữa rừng. Râu tóc ông bạc phơ... Trên người mặc bộ quần áo sốc sếch... Trên tay cầm một túi sỏi đang liên miên bắn những hạt sỏi trên những cây trúc dài, ngắn khác nhau chung quanh, tạo nên một dòng nhạc xuôi chảy. Tùy theo vận tốc bắn nhanh, chậm và tùy vào những cây trúc dài ngắn mà tạo nên một điệu nhạc như thế.... Ông lão chơi nhạc một cách say sưa, gần như nhập với dòng âm thanh làm một... Cho tới khi âm thanh lên đến cao độ, tiếng nhạc dập dồn như dòng nước từ trên cao chảy rút thì viên sỏi cuối cùng bị bắn tới một cội trúc già kêu lên tiếng “bục” ngắn... Dòng nhạc lập tức dừng lại....

Lão dừng tay, mắt đăm đăm nhìn vào những đám lá trúc xanh rung rinh như đang cười cợt. Lão lẩm bẩm một mình:

– Tiếc nhỉ... Luân vũ đang xuôi chảy thì lại bị tịt mất...!!!

Công chúa mon men đến gần, khe khẽ làm quen:

– Ông ơi... ông chơi nhạc hay nhỉ? Ông chơi giống Ếch lắm. Nhưng ông chơi hay hơn Ếch của cháu nhiều. Ếch chỉ có thể thổi sáo thôi, còn ông chơi nhạc bằng sỏi... Ồ... thật kỳ diệu phải không ông? Ông phải bắn sao để tạo thành một dòng âm thanh với nhịp điệu hẳn hòi...

–!!!..!!!!

– Ông ơiii....!!!!!!

– Shhhhhh.....!!!!!!!!!!

Tuy nghe ông lão “suỵt.. suỵt..” nhưng Công Chúa không thể nhịn được tính tò mò.... Nàng đi lòng vòng bao quanh lão vào giữa... Một lúc, không thấy lão nói gì, nàng lại thắc mắc, thốt lên:

– Ông ơi... Ông đang nghĩ gì thế?

Ông lão gắt gỏng, hai tay xua lia lịa như đuổi ruồi:

– Suỵttttt.... suỵtttt..... Con nít đi chỗ khác chơi!

Công chúa không quan tâm đến lời yêu cầu của lão. Nàng hỏi một hơi:

– Nhưng mà... ông đang nghĩ gì thế? Cháu thấy túi sỏi ông còn đầy mà sao lại ngưng chơi đi hở ông?

Ông lão dường như hoàn toàn không chú ý đến những lời léo nhéo của Công chúa, vẫn cứ lẩm bẩm một mình:

– Lạ nhỉ... Sao Ngài Quán Âm có thể nương âm thanhtu tập được? Tu tập tới khi nhĩ căn viên thông, thì cả 5 căn kia đều được viên thôngđắp đổi lẫn nhau... Âm thanh?... Hummmm... Âm thanh...!!! Sao thế nhỉ? Lạ chưa?

Sau đó, lão nhắm tít đôi mắt lại trong sự suy tưởng... Bỗng lão đánh một cái “đét” vào đùi và cười lớn... Ha...ha...ha... Phải rồi... phải rồi...!!! Tất cả chỉ là Quang Minh thôi... Khi quang minh di chuyển chậm lại, thô kệch hơn, thì nó sẽ trở thành Diệu Âm... Chậc... chậc... chậc! Tuệ giác nhà Phật không thể nghĩ bàn. Một lớp Quang Minh, lại đến một lớp Diệu Âm...

Công Chúa sốt tiết, réo rắt gọi to:

– Ông ơiiiii.... Ông aààà....!! Ông lẩm bẩm gì từ nãy giờ thế? Nói cho cháu biết đi...!!!

Ông lão vẫn cứ tiếp tục nói chuyện một mình...

– Kỳ lạ thay... Những chiếc lá...

– Những chiếc lá!? (tò mò, công chúa hỏi lại)

– Chúng không bao giờ ngừng rung động, giống như tâm thức chúng sanh vậy...

Công chúa ngẩn ngơ:

– Ồ... lạ nhỉ? Nhưng những chiếc lá thì có liên quan gì đến tâm chúng sanh hở ông?

Nghe Công chúa léo nhéo mãi bên tai. Bỗng nhiên, ông lão giậm chân bành bạch xuống đất, (làm bộ) giận dữ la lên:

– Thối lắm!!! Thối lắm!!! Mi chẳng biết gì mà cứ đứng đó léo nhéo hoài không thôi. Cút ra chỗ khác đi!!!

Nói rồi, lão ngồi phịch xuống một phiến đá, bên cạnh bụi trúc lớn, không còn nhìn vào đám lá đang run rẩy luân vũ trên cao nữa... Nghe lão hét. Công chúa giật bắn mình lùi lại mấy bước, hơi hoảng sợ khi thấy lão bất thình lình la hét như thế. Nhưng, chừng như lão cũng không có ác ý. Công chúa lại yên lặng đứng xa xa tiếp tục theo dõi...

Sau khi mắng Công chúa xong, lão rút từ trong túi ra một cây đàn nhỏ, chừng nửa sải tay. Chẳng biết đó là loại đàn gì, nhưng trông rất xinh xắnđẹp mắt. Có lẽ nó được đẽo bằng một loại gỗ quý và thơm. Công chúa đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nàng nhìn cái túi rách lỗ chỗ, vá chằng chịt cũa lão, chẳng thấy có vật gì gồ ghề bên trong, nhưng cứ hễ lão cần gì lại thò tay vào túi lôi ra đủ thứ... Tất cả những thứ lão rút ra, đều đẹp và quý. Dù nàng sống trong cung vua, từng nhìn thấy cơ man nào là những loại quý giá nhất trên đời, nhưng nếu so với những vật của lão cũng chẳng bằng một góc... Công chúa thấy trong lòng nhen nhúm một niềm hy vọng bâng quơ. Cho rằng lão chính là một vị Đại Bồ Tát tình cờ vân du qua đây. Nếu quả đúng như vậy, nàng cũng có thể hỏi lão ít nhiều về Ếch...

Ông lão bắt đầu dạo đàn. Tiếng đàn trong, nhẹ, âm thanh ngân đi rất xa... Hình như lão rất say mê âm thanh, những lúc có âm thanh trỗi lên lão đều chú tâm hoàn toàn vào nó...

Chẳng cần để ý đến Công chúa đang tò mò đứng nhìn. Lão bắt đầu cất giọng ồ ề, gân cổ, cố lấy hơi, uốn giọng, ư ử hát lên một điệu nhạc cổ nào đó. Nghe qua, Công chúa biết rằng lão hát rất dở. (Suýt chút nữa là nàng đã bưng tay che miệng cười, nhưng nhớ lại cơn – giả vờgiận dữ của lão hồi nãy, nên đành ráng nuốt cái cười xuống bụng) Đã thế, ở một vài đoạn, lão lại cố uốn giọng lên xuống theo thể nhạc, nhưng vì giọng lão rất cứng nên trở thành ngang phè...

Có những lúc soi gương ngắm nhìn vọng ảnh
Thấy ý tình vô tận bóng phù du!
Hình thô kệch làm sao theo nổi ý,
Vào những nơi sâu thẳm mịt mùng khơi?

Hắn ước mơ được phân thân thành vô lượng
Để ẩn mình từng hạt bụi, cánh hoa,
Để có thể phất vung tà áo rộng
Quơ vào trong muôn ức ánh trăng sao...

Huyền hoặc mà thôi..
Nhưng thực chẳng có gì huyền-hoặc,
thế gian này...
Tuồng huyễn hoặc khôn nguôi...

Nên hắn si ngây,
Tiếp tục mơ giấc-mơ-hình-hài-vô-lượng
Để gieo mình nơi vô lượng cuộc bể dâu...[4]

(Dạo nhạc... Chuyển qua một thể điệu khác...)

Thôi...thôi...,
Ta về bứt trái tim hồng,
Làm thơ nhỏ máu trên dòng Hoa Nghiêm...[5]

Hát đến đây. Lão bỗng ngừng bặt. Đôi mắt trở nên mơ màng nhìn vào khoảng không. Sau đó, thong thả rút từ cái bị nhỏ ra một bầu rượu và bắt đầu tợp nhiều hớp. Công chúa nhìn lão uống ừng ực một lúc thì thấy trong lòng kinh nghi. Kỳ diệu chưa? Chẳng hiểu lão uống loại rượu gì mà cứ hễ giọt nào bắn ra, rơi xuống áo cũng đều biến thành hào quang thấm mất qua làn vải thô. Thấy lão uống có vẻ ngon lành, say sưa quá, nàng mon men lại gần khe khẽ xin:

– Ông ơiii... Cháu cũng khát!

Ông lão làu bàu:

– Nước này mi không uống được đâu.

Công chúa năn nỉ:

– Nhưng... Ông cho cháu uống tí!

Lão gắt:

– Đã bảo, mi không uống được mà! Nó vừa đắng, vừa chát... Uống vào chỉ có say chết thôi!

Nghe lão nói, công chúa mè nheo, khóc lóc:

– Nhưng cháu khát lắm... hu...hu...hu..... Ông cho cháu uống đi. Đắng, chát cháu cũng chịu... hic...hic...hic...!!!

Nghe Công chúa khóc lóc, lão đặt bầu rượu ngang đùi, ngoảnh mặt nhìn Công chúa. Đây là lần đầu lão chú ý đến nàng. Đôi mắt lão sáng, xanh biếc như cánh lá sen, soi tỏ hết tâm tư người đối diện. Ngẫm nghĩ một lúc, lão hỏi một câu rất... ngoài đề:

– Hình như mi đang có tâm sự gì buồn lắm nhỉ?

Công chúa ngập ngừng:

– Phải... phải... Sao ông biết? Ông giúp cháu có được không?

Lão nói một cách bâng quơ, hàm nhiều ẩn ý:

– Giúp thì chẳng giúp gì được đâu. Vì mỗi người mỗi nghiệp. Nhưng ta có thể mách cho mi biết một đôi điều... Hắn vẫn... bình thường đấy thôi. Chẳng có ai chết đâu mà sợ! Chỉ là sự thay đổi từ một thân này qua một thân khác mà thôi!

Nói rồi, lão lại đưa bầu rượu lên tợp vài hớp. Lè nhè nói qua một đề tài khác, chẳng ăn nhập gì với câu chuyện lão đang nói trước đó. Lão nói thản nhiên như người đang nói chuyện với không khí.

– Loại rượu này không phải ai cũng uống được đâu đấy nhá. Người uống được nó phải có tâm dõng mãnh lắm, và nhất là phải hội đủ ba điều kiện...

– Ba điều kiện?!...

– Phải, đó là Tâm buông xả, Tâm Bồ ĐềTrí Huệ Bát Nhã...

Công chúa bối rối:

– Ông ơi... ông nói mù mịt, loanh quanh cái gì cháu không hiểu?

Nàng có ngờ đâu rằng, ông lão chính là một bậc đại Bồ Tát. Những gì lão nói đều hàm chứa một ẩn ý sâu xa. Một bậc Bồ Tát khi đã phát đại thệ nguyện thì phải có một tâm thức cực kỳ dũng mãnh, không gì có thể lay chuyển nổi. Cho dù phải xả thí hằng hà sa số thân, bỏ hằng hà a tăng kỳ kiếp để tu lục độ, tích tụ công đức không nhàm mỏi, triển khai trí huệ tới tột cùng, mài tâm mình ngày càng trở nên trong sáng như gương, để rồi có thể cưỡi trên những ngọn sóng Sanh-Tử độ sanh không nhàm mỏi...

Nàng ngờ ngợ như có một điều vừa kỳ, vừa diệu sắp xảy đến (mà nàng lại rất ưa thích những điều Kỳ-Diệu) với giọng nói ỡm ờ đầy ẩn ý của ông lão, thực tâm nàng cũng muốn kinh qua cho biết một lần. Nàng cũng có cảm giác ông lão này có lẽ không phải là một người bình thường, lại không có ý hại người... Lại nữa, không hiểu sao cứ hễ đứng gần lão chuyện trò, nàng lại cảm thấy thân tâm rất an lạc, mọi muộn phiền như muốn tiêu tan. Bụng bảo dạ: “Thôi, cứ thử liều một phen, cứ đòi nằng nặc uống bằng được, có thể lão sẽ đổi ý chăng?” Cùng lắm thì chết cũng chẳng sao. Ếch đã mất rồi thì nàng cũng chẳng thiết tha gì đến cõi đời này nữa. Nghĩ rồi, Công Chúa cứ khóc thút thít, mè nheo lằng nhằng với lão:

– Hu... hu... hu... Ông ơi... Thứ rượu của ông có gì mà phải quý? Cháu đang khát... Ông cho cháu uống một tí đi... hu...hu...hu!..

Ỗng lão lẩm bẩm:

– Chất nước này chỉ cho những kẻ thực tâm muốn cầu giải thoát. Nhưng hôm nay, chắc cũng là hữu duyên. Ta cho mi uống cũng được!

Nói xong, lão quăng bầu rượu cho Công Chúa. Nàng đỡ lấy một cách sung sướng. Hớn hở mở nắp bình. Mùi rượu bốc lên mũi làm nàng ngây ngất... Nhưng hơi bị khựng lại vì một cảm giác nhờm gớm khi thấy miệng bình đầy dãi nhớt của ông lão. Len lén, liếc nhìn lão thật nhanh. Xong, Công chúa khe khẽ lấy vạt áo lau vội miệng bình. Bỗng nghe tiếng lão cười khành khạch nói bâng quơ:

– Thật đáng tiếc! Chính những chất đó mới có thể rửa sạch những nghiệp chướng của mi đó!

Nhưng Công chúa không để ý đến lời lão nói. Nàng khẽ nâng bình lên, nhắm mắt tợp một hớp ngắn...

Rượu vừa qua môi. Chạm vào đầu lưỡi. Bỗng dưng, nước rượu biến thành một đám hào quang tan loãng thấm vào thân tâm thật mát mẻ. Công chúa bỗng thấy một vùng ánh sáng ngũ sắc chói loà phủ lên toàn thân mình... Rồi một sức mạnh ghê gớm đẩy nàng ngã bật ra phía sau. Đầu đập mạnh vào một hòn đá lớn khiến nàng kêu lên một tiếng “Ối!!” đau đớnngất đi...

***

Tỉnh dậy....

Ngạc nhiên quá. Ếch đang ngồi bên cạnh (dưới hình dáng người). Tay nàng vẫn còn ôm bình rượu trên ngực. Ông lão đã biến mất tự lúc nào. Lòng cảm thấy bồi hồi như mình vừa thoát kiếp. Nhìn xuống bình rượu, thấy một dòng chữ nguệch ngoạc đề “Bồ Đề luân hồi tửu”.

Công chúa ngồi nhổm dậy. Nàng có cảm tưởng mình đang đi từ cơn mơ này sang một cơn mơ khác. Không tin ở đôi mắt mình, nàng dụi dụi mắt... Lòng tràn ngập một niềm vui:

– Ồ... Anh đấy ư? Có phải em đang nằm mơ đấy không?

Hoàng tử nắm lấy đôi bàn tay xanh xao gầy guộc của công chúa, nói một cách tha thiết:

– Không, em ạ! Em không nằm mơ đâu. Đây chính là sự thật. Tình yêu của em đã làm cho anh trở thành người sớm hơn hạn định. Cũng may, nhờ vị Hồ Lô em vừa gặp đã đưa chúng ta đoàn tụ đấy!

Công chúa ngập ngừng:

– Em vẫn chưa hiểu. Anh đã bị rớt xuống vực sâu 7 ngày trước rồi mà?

– Phải...

Nói rồi... Ếch thong thả kể lại cho công chúa nghe những gì xảy ra sau đó...

Ngay cái hôm đó, sau khi Ếch bị bắn văng xuống vực. Nhưng vì thân nhỏ, nghiệp nhẹ nên chàng bị rớt xuống một hốc núi cách đó cũng không sâu lắm. Chàng có nghe công chúa khóc và gọi chàng mỗi ngày. Nhưng không cách gì chàng có thể kêu lên để công chúa có thể nghe được, đành phải nhẫn nhịn chờ đợi. Hai hôm trôi qua, Ếch không thấy công chúa ghé lại, chàng tin rằng nàng đã bỏ đi, và cảm thấy thất vọng tột cùng. Nhưng đến hôm thứ 3 thì công chúa trở lại. Nàng ngồi bên bờ vực, tỷ tê, khóc lóc và phổ Tình Yêu của nàng lên Ếch. Do tình yêu đó, Ếch dần dần lột xác thành người. Nhưng chàng phải chờ 7 ngày mới lấy lại đủ 7 vía để vĩnh viễn nhập lại thân người. Nhưng khi đã thành người được rồi thì một chuyện khó khăn khác lại xảy đến. Vì vực quá sâu, chàng không thể búng người lên được. Đang loay hoay, thì gặp lão Hồ Lô đi ngang. Lão cũng ngồi ngay đầu vực, (nơi công chúa vẫn thường ngồi) thò đầu xuống hỏi:

– Này, tiểu tử... Mi ở dưới đấy có vui không?

Hoàng tử nghe tiếng lão vang vang như tiếng trống, biết không phải là người bình thường, nên kêu lên:

– Xin lão làm ơn kéo cháu lên với. Dưới này buồn lắm!

– Được! Nhưng với một điều kiện...

Điều kiện gì thế?

– Ta sẽ đưa mi đi gặp một người. Nhưng không được ra mặt cho đến khi ta bỏ đi...

– Được... được... Ông muốn sao cháu cũng bằng lòng!

Nghe hoàng tử nói như thế, lão thò xuống một chùm dây trắng như dây cước, nhưng lại mềm như tơ. Hoàng tử bám vào chùm dây để lão kéo lên. Hóa ra, chùm dây trắng đó chính là râu của lão. Vừa lên đến đầu vực, lão vừa xoa xoa cằm vừa bảo:

– Trông ngươi chẳng lấy gì làm to lớn mà cũng nặng gớm! Cũng hên, mi túm lấy cả chùm nên chưa đứt sợi nào. (Mà kỳ thật, lão càng xoa cằm thì râu của lão càng ngắn lại – Lão đổi giọng). Mau theo ta đi cứu người cái đã...

Nói rồi, lão phăng phăng đi trước, cả hai đi một đỗi thì vào khu rừng trúc. Lão quay lại, búng hoàng tử bay tuốt lên cao. Để chàng ngồi đu đưa trên một nhánh trúc, trông mỏng manh mà lại rất vững. Đồng thời lão điểm huyệt làm cho hoàng tử bị cứng như một khúc gỗ và không thể nói được. Trên cao, hoàng tử nhìn xuống, thấy lão già lấy trong bịch một túi sỏi và bắt đầu chơi nhạc...

***

Hoàng tử kể kiếp...

– Sau đó thì em đã biết rồi. Anh ngồi trên cao, nhìn em ngơ ngác đi vào rừng trúc. Muốn gọi cũng không được nên đành phải ngồi yên nhìn sự việc xảy ra.

Cho đến khi em bị ngã bật ra sau khi uống chất rượu ấy thì anh thấy lão chạy vội lại, vực em lên, coi vết thương sau ót có bị nặng không. Sau đó, lão nhổ vào vết thương một ít nước bọt rồi bảo lớn:

– Tiểu tử, mi có thể xuống lo cho “cục nợ” này được rồi!

Nói xong, lão phất tà áo rộng, anh rơi xuống như một chiếc lá, đồng thời các huyệt đạo cũng được đả thông. Trước khi bỏ đi, lão còn dặn:

– Hãy đợi cho nó tỉnh dậy đã. Sau một canh giờ mà chưa thấy tỉnh thì mới phải đánh thức và nhai mấy lá thuốc này nhét vào miệng nó nhé...

Nói xong, lão bỏ lại vài chiếc lá khô, cất giọng hát ư ử ngang phè rồi bỏ đi. Đi vài bước, lão quay lại trao cho anh cuốn sách cổ này rồi dặn thêm:

– À này... Xong việc, hãy trở về kinh đô, xây một ngôi chùa lớn và tháp thờ kinh. Ba năm sau sẽ có một vị Thánh tăng đi ngang qua. Vị ấy sẽ là vị sư trụ trì cho ngôi chùa đó đấy. Lúc đó, Phật pháp sẽ được trường tồn...

Nghe lời lão, anh ngồi chờ thêm một chút nữa thì em tỉnh dậy

Công chúa im lặng nghe Hoàng tử kể. Đầu vẫn còn choáng váng và cảm thấy nhức buốt đằng sau ót. Nàng lấy tay xoa xoa. Ếch tiếp:

– Anh thấy kể cũng lạ, nơi đây vắng vẻ thế này, rất hiếm có bước chân người lui tới. Ông lão kia có thể là một vị Thiền sư sống quanh quẩn đâu đây. Vả, mỗi một lời nói của Ông đều có nhiều ẩn ý, đều nói lên con đường tu tập của một bậc Đại Bồ Tát. Anh đoán, vị này chắc là một bậc Đại Bồ Tát tu theo hạnh Quán Âm, nương vào âm thanhtu tập.

Rồi chàng chép miệng:

– Thật đáng tiếc... đáng tiếc!!! Chúng ta chỉ được gặp Ngài trong thoáng giây! Trong kinh đức Phật kể, có một vị Đại Bồ Tát tên là Quán Thế Âm, ngài nương âm thanh để tu tập, cuối cùng đạt được “Nhĩ căn viên thông”, viên thông được một căn thì cả 5 căn khác (Nhãn, tỷ, thiệt, thân và ý) cũng đều được viên thông cả. Lúc đó thì có thể chứng được đến bậc Diệu GiácĐẳng giác (tức là chỉ còn một bậc là đạt đến quả vị Phật). Ngài Quán Thế Âm có duyên rất nhiều với chúng sinh trong cõi Ta Bà này, là chúng ta đấy! Ngài luôn luôn nghe được hết những nỗi thống khổ của chúng sanh, và hễ chúng sinh nào khổ đau, kêu cứu đến ngài, ngài đều lập tức ứng hiện...

Ngừng một chút, Hoàng tử nói tiếp:

– Trong kinh lại còn nói, sức phương tiện hóa độ của ngài rất lớn, tùy theo chúng sinh mà ngài hóa hiện để độ sanh nữa cơ... Như nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, Tỳ Sa Môn, tiểu vương, trưởng giả, nhẫn đến người nữ, cư sĩ, Tể quan, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà v.v... đáng được độ thoát, Ngài đều hiện thân ra mà vì đó nói pháp.... Nếu thực là chúng ta đã gặp được một vị Đại Bồ Tát thì thật là mình đã gieo trồng được rất nhiều phước duyên mới gặp được Ngài thị hiệncứu độ thuyết pháp như thế, chỉ tiếc mỗi điều là phước mỏng, nghiệp dày, nên chỉ được gặp Ngài thật ngắn ngủi! Cũng may, ngài đã khởi từ bi tâm để lại cuốn kinh cổ này.

Cả hai nhìn xuống. Đó là một cuốn sách mỏng viết trên một loại giấy dày, cũ. Trên mặt bìa, một dòng chữ mạ vàng, tuy cũ kỹ nhưng vẫn còn rất rõ nét: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Cả hai đều cảm thấy rất hoan hỷ, công chúa vội lấy tấm khăn lụa cột tóc cẩn thận gói lại cuốn kinh. Nàng hân hoan nói:

- Hay quá, cuốn kinh này sẽ làm quà cho phụ vương, chắc hẳn vua cha sẽ rất vui mừng vì quyển kinh quý này.

(Hoàng tử nhìn công chúa trầm ngâm một lúc rồi lại tiếp) Nhưng bây giờ đưa anh xem vết thương sau ót có bị chảy máu không, khi em ngã văng vào hòn đá, anh nghĩ chắc không bị chấn thương bên trong, vì lão Hồ Lô đã xem xét vết thương và chữa cho em rồi, chỉ sợ máu còn rỉ nên tốt hơn là rịt một vài loại lá thuốc cho cầm máu mà thôi.

Nói rồi, hoàng tử xem xét vết thương cho nàng rất kỹ, chỉ thấy bầm và u một cục đằng sau gáy. Nhấn vào thì thấy hơi đau đau. Chàng kết luận, chắc không hề gì, nhưng sợ công chúa bị nhức đầu dai dẳng, chàng hái một ít lá thuốc, vò nát rồi bắt công chúa nuốt.... Còn mấy chiếc lá khô do ông lão đưa thì chàng cất vào túi, để dành tới khi nào cần mới dùng tới...

Vẫn còn bàng hoàng, công chúa nhìn quanh, lòng như chưa tin chắc sự thực xảy ra quá đột ngột. Công chúa nghe lòng như chùng xuống. Nhìn hoàng tử, lòng lại xôn xao, một niềm vui như sóng trào tràn ngập tâm hồn, nàng úp mặt vào ngực hoàng tử mà khóc thút thít (?). Nàng cũng không biết tại sao mình khóc? Vì quá sức vui mừng? Vì thẹn? Vì bối rốỉ Hay vì không biết... nên xử trí ra sao trong tình huống đột ngột này... Thôi đành... khóc cho tiện việc!

Hoàng tử vòng tay ôm lấy công chúa, hai tay nâng khuôn mặt nhạt nhòa nước mắt. Rồi như một lễ nghi, chàng cúi xuống...

Thấp dần...

Thấp dần...

Đặt lên đôi môi công chúa một nụ hôn, cùng câu nói qua hơi thở:

“Anh... yêu... em...”

Rất khẽ...

Lời kết:

Tất cả những gì trong truyện có liên quan đến Phật pháp đều được trích rải rác từ các Kinh và Luận. Nhưng do được viết lại theo sự hiểu biết thô thiển của tác giả, nên nếu có điều gì sai sót, tác giả xin thành tâm sám hối.


[1] Trích từ Tổng Quan về Mật Tông của Không Quán.

[2] Thơ của thiền sư Mãn Giác, bản dịch của Ngô Tất Tố.

[3] Thơ Bút Chì.

[4] Hình hài vô lượng – Thơ Nghiêm Xuân Hồng.

[5] Thơ Nghiêm Xuân Hồng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 259)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 513)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(Xem: 501)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(Xem: 473)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(Xem: 546)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(Xem: 342)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(Xem: 462)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 803)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(Xem: 1149)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(Xem: 1464)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(Xem: 1181)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(Xem: 1112)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(Xem: 2317)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(Xem: 1513)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(Xem: 1790)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(Xem: 2186)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(Xem: 1903)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(Xem: 2609)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 4754)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 2642)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(Xem: 6326)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(Xem: 3258)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 3056)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(Xem: 2906)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(Xem: 3687)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(Xem: 3187)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(Xem: 8096)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 2846)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(Xem: 8507)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 4410)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(Xem: 8141)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6726)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 11208)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 22833)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 5261)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(Xem: 11760)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 11385)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 12580)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 34623)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32772)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22182)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12517)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 11860)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 10385)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10852)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 11807)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11702)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10926)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10709)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 11398)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(Xem: 7200)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(Xem: 6539)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(Xem: 7233)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(Xem: 5735)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(Xem: 6435)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(Xem: 6018)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(Xem: 9385)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(Xem: 5911)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(Xem: 5890)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(Xem: 5641)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant