Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Lột Xác Và Tập Nghiệp Chúng Sinh

27 Tháng Ba 201300:00(Xem: 6443)
Lột Xác Và Tập Nghiệp Chúng Sinh

LỘT XÁC VÀ TẬP NGHIỆP CHÚNG SINH
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Quyển “Lột xác” chúng tôi đã viết khi xưa, nay có thời gian rà soát lại với lần tái bản kỳ này, được đổi tựa là “Lột xác & Tập nghiệp chúng sinh”. Chúng tôi chỉnh sửa lại cho đầy đủ và bổ túc thêm phần tập nghiệp chúng sinh, nói về một số nghiệp căn bản để mỗi người chúng ta cùng tham khảo. Kính mong rằng, lần hội ngộ kỳ này sẽ thêm cho ta nhiều đắn đo, suy nghĩ về tương lai con người sẽ ra sao, bởi càng ngày càng có nhiều thói quen xấu có hại cho người và vật. Chúng tôi xin chân thành bộc bạch, ghi lại đôi dòng để quý Phật tử gần xa cùng biết mà đón đọc lại tác phẩm “Lột xác & Tập nghiệp chúng sinh”.

 

PHẦN 1: QUẢNG ĐỜI NGHIỆP CHƯỚNG

THỜI THƠ ẤU

 Không biết kiếp trước tôi đã gieo tạo nghiệp nhân gì mà từ khi mở mắt chào đời, tôi đã mang theo mình chứng bệnh nan y đau ban khỉ. Chính bởi căn bệnh hiểm nghèo này mà tôi đã hành mẹ tôi vất vả, nhọc nhằn, khổ sở, khiến bà gầy mòn, ốm yếu, hao tâm, tổn lực vì lo lắng, chăm sóc cho tôi.

 Hồi đo, thân hình tôi ốm o, gầy gò như con khỉ khô, suốt ngày tôi chỉ nằm trên đầu gối của mẹ. Cứ mỗi lần mẹ tôi di chuyển sang nơi khác thì tôi lại khóc thét lên, tôi không bao giờ chịu rời khỏi vòng tay chăm sóc của bà. Phân của tôi thải ra bảy ngày sau vẫn còn hôi thối, vậy mà mẹ v?n phải chịu đựng suốt cả năm dài ròng rã.

 Theo lời mẹ tôi kể lại: ( hiện nay là tu sĩ Thích nữ chơn Huyền, đệ tử của Hòa Thượng Thường Chiếu) Suốt cả một năm trời cứu chữa, nhưng cơn bệnh ban khỉ của tôi không hề thuyên giảm m cịn n?ng hon. Các thầy thuốc đều bó tay bảo rằng đứa bé này chỉ còn chờ chết, mẹ tôi nghe nói v?y chỉ biết ngày đêm cầu trời khấn Phật cứu giúp mà thôi. Đang lúc mẹ tôi buồn rầu khổ đau trong tuyệt vọng không biết phải làm sao để cứu tôi, thì một đêm bà nằm mộng thấy Bồ-Tát Quán Thế Âm xuất hiện, tay cầm bình nước cam lồ đến vuốt đầu mẹ tôi và bảo rằng: “ Này tín nữ! Chớ có lo buồn, sầu khổ hãy nhanh chân lên núi Bà Đen ở Tây Ninh sẽ có vị thầy chữa khỏi”.

 Sáng ra, mẹ tôi mừng quá liền kể lại giấc chiêm bao cho cha tôi nghe. Vì thương con nên cha mẹ tôi không quản ngại đường xá xa xôi lặn lội tìm đến nơi với lòng tràn đầy hy vọng mong thầy cứu chữa. Gặp được thầy, sau khi bắt mạch, xem bệnh cẩn thận, thầy nói với ba mẹ tôi rằng:

 Đứa bé này 95% coi như đã chết không thể cứu chữa được, chỉ còn chút hy vọng mỏng manh mà thôi. Mẹ tôi vừa khóc vừa nghẹn ngào kể lễ:

Thầy ơi ! con đến đây là niềm hy vọng cuối cùng. Đời con thật là bất hạnh. Trăm lạy, ngàn lạy thầy, van xin thầy, mong thầy cứu giúp cho con của con, đời đời kiếp kiếp con xin nhớ ơn thầy.

 Nhờ sự chăm sóc nhiệt tình của mẹ và thầy sau gần một tháng, bệnh tình của tôi đã giảm, tôi được bình phục gần như trở lại hoàn toàn. Thật là nhiệm mầu và k? di?u thay, tôi như người từ cõi chết trở về. Ơn cứu mạng của thầy, suốt cuộc đời tôi luôn ghi nhớ khắc sâu.

 Sau đó, ông bà nội lãnh nuôi tôi dùm để cha mẹ tôi về Gò Vấp lập nghiệp, do hoàn cảnh nhà đông con và tôi là đứa con lớn nhất trong gia đình. Đến năm 1966, tôi đã có thêm ba đứa em và mẹ tôi đang mang thai, nên cha mẹ rước tôi về Gò Vấp để giữ em. Hồi đó, chỗ tôi ở là nơi nổi tiếng đệ nhất ăn chơi của giới giang hồxã hội đen, được sự bảo kê của quân lính chế độ củ, do Đực Cao Bồi làm thủ lĩnh. Sau này anh ta bị tên đệ tử bắn chết.

 Nơi đây là tụ điểm của bốn món ăn chơi tứ đổ tường: cờ bạc, rượu chè, hút chích, đĩ đếm, đủ các hạng mục từ thấp đến cao và nhiều hình thức khác. Tất cả ân oán của giới giang hồ, phía nhà nước chế độ cũ không đủ khả năng giải quyết được.

 Chỉ trong vòng hai năm, từ Bình Dương trở về Gò Vấp, tôi bắt đầu bị tiêm nhiễm bởi những thói hư tật xấu mà theo lẽ tuổi đời của tôi không thể nào dính mắc. Mới tám, chín tuổi đầu mà tôi đã biết hút thuốc, uống rượu và cờ bạc rồi. Thật đúng với câu:

 “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”

 Chỉ là một đứa trẻ còn trong tuổi thiếu nhi mà tôi đã sa đà vấp ngã quá sớm như thế!

 Ngoài những buổi đến trường, thời gian còn lại tôi làm nhiệm vụ canh gác cho các sòng bài. Được chút ít tiền công của các con bạc, tôi cùng những đứa trẻ trong xóm xúm lại nhậu lai rai, chơi bài đủ kiểu, do biết các ngón nghề gian lận học được của các anh chị. Ngoài ra tôi còn là một đứa bé rất ngang tàn, ngỗ nghịch. Hễ tôi bước ra khỏi nhà là có người đến trách móc, không bị người này đến mắng chửi tôi là thứ đã ăn cắp, ăn trộm thì cũng cũng có người dẫn con đến bắt đền vì bị tôi hiếp đáp, đánh đập. Cứ mỗi lần có người đến kêu ca như vậy, thì tôi lại bị mẹ dùng cái dây xích chó xích chân tôi lại rồi khóa vào chân giường hay bàn ghế. Như vậy, tôi vẫn chứng nào tật nấy không hề ngán sợ chút nào, hễ lúc nào mẹ đi vắng thì tôi lại bẻ gãy cái ổ khóa rồi quấn luôn dây xích vào chân, để đi chơi đầu trên xóm dưới.

 Là đứa con lì lợm nhất nhà, luôn cãi lời cha mẹ, nên tôi thường bị mẹ đánh đòn nhừ tử. Có những lúc bị đòn roi đau đớn, tôi phải chui xuống gầm giường trốn. Mẹ tôi tức quá lấy cây chọc vào người tôi không thương tiếc. Thế mà tôi vẫn chứng nào tật ấy, không sửa đổi bản thân mình. Có lẽ do bị đòn roi quá nhiều, nên tôi trở nên chai lì, không biết sợ sệt gì nữa.

 Năm tôi 13 tuổi, cha tôi bị bắt buộc đi lính trong đợt tổng động viên năm 1972. Lúc này, ở nhà chỉ còn một mình mẹ phải lo chạy ăn cho tám anh em và thăm nuôi cha tôi ở quân trường. Trước đó, mẹ tôi chỉ làm việc nội trợ, chăm sóc chồng con, kinh tế trong gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào cha tôi. Giờ đây, gánh nặng gia đình đè lên cả trên hai đôi vai gầy của mẹ tôi, bà phải thức khuya dậy sớm, buôn gánh bán bưng cực khổ sớm trưa để nuôi tám anh em chúng tôi ăn học, vì là đứa con lớn nhất trong nhà nên tôi phải giúp mẹ buôn bán để kiếm sống qua ngày.

 Lúc này kinh tế gia đình tôi rất khó khăn. Mặc dù mẹ tôi dã thức khuya, dậy sớm, buôn gánh bán bưng, bươn chải nhiều cách nhưng vẫn không đủ nuôi tám anh em chúng tôi. Thế là bao nhiêu của cải, vàng bạc mẹ tôi dành dụm trước ngày đi lấy chồng, đều từ từ đội nón ra đi. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, mẹ tôi đành phải cắn răng nuốt lệ vào lòng, đồng ý cho một người Mỹ nhận hai đứa em tôi làm con nuôi, để có được tiền trợ cấp hàng tháng.

 Trong lúc cuộc sống ngày càng khó khăn, thiếu thốn cơ cực như vậy, nhưng tôi vẫn chứng nào tật ấy “ ngựa quen đường củ”. Vì thói quen đam mê cờ bạc, tiêu xài hoang phí tôi đã tán tận lương tâm, lấy bớt phần lời kiếm được trong việc mua bán của mẹ để vui chơi thỏa thích.

THUỞ TẬP TÀNH ĂN CHƠI

 Từ năm 13 tuổi đến năm 16 tuổi, tôi chính thức tham gia vào băng trộm chuyên nghiệp nổi tiếng thời bấy giờ. Băng trộm này tung hoành ngang dọc khắp cả Sài Gòn-Chợ Lớn, gồm có: Thọ chín ngón, Sơn trại hòm, Bửu sô lô, Ngọc giang mai và Tuấn lúc ky v.v… hoạt động bằng nhiều hình thức như móc túi, giật đồ, vào nhà dân lấy trộm hoặc khống chế công khai hoặc vào cửa tiệm để lừa đảo… tuy không phải là người trực tiếp hình sự, nhưng tôi lãnh trách nhiệm chỉ điểm hoặc làm lá chắn cho đồng bọn thực hiện. Tiền bạc và đồ đạc sau khi trộm cướp được, đều tiêu vào cờ bạc, rượu chè, đàng điếm.

 Cuộc sống tôi cứ kéo dài trong triền miên tội lỗi như vậy cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Lúc này chúng tôi đổi phương hướng hoạt động, vào các khu quân sự do nhà nước tiếp thu và bộ đội quản lý. Trộm cắp ở khu quân sự này rất nguy hiểm, nếu bị phát hiện sẽ bị bắn chết tại chỗ. Thế mà chúng tôi cũng không biết sợ sệt là gì. Tất cả chỉ vì mục đích có tiền để ăn chơi, hưởng thụ nên chúng tôi sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình. Lúc này tôi đã biết chút về hương vị của gái làng chơi.

 Khoảng tháng 3 năm 1976, nhà nước có chủ trương kêu gọi thanh niên đi xây dựng vùng kinh tế mới ở các vùng ngoại ô thành phố. Tôi và một số đồng bọn đăng kí tham gia vào tổ chức Thanh Niên Xung Phong. Trong đội ngũ Thanh Niên Xung Phong, tôi luôn cố gắng phấn đấu gương mẫu học tập, lao động đi đầu trong mọi công tác. Trong lao động học tập, rèn luyện đạo đức, tôi luôn thể hiện là người có phẩm chất nhân cách tốt, tích cực tham gia các phong trào văn, thể, mỹ của đơn vị. Chỉ sau ba, bốn tháng siêng năng tinh cần làm việc gương mẫu, tôi được kết nạp vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Và trong suốt thời gian hai năm trời, tôi được bình chọn là đoàn viên ưu tú, được phong tặng là con chim đầu đàn của đơn vị.

 Trong hai năm này, cuộc đời của tôi đã hoàn toàn thay đổi đến tột đỉnh không thể ngờ được. Từ một con người ăn chơi sa đọa, gây ra nhiều lỗi lầm nghiêm trọng, giờ đây trong từng phút, từng giây tôi đã tự cải hóa được bản thân mình. Tôi thầm cảm ơn chế độ đã giúp cho tôi gột rửa tội lỗi và làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình. Sau đó, đơn vị đề cử tôi đi học khóa bồi dưỡng đào tạo cán bộ ba tháng, rồi chuyển sang công tác tại trường Thanh Niên Xây Dựng Cuộc Sống Mới phân hiệu Vĩnh An. Tại đây, tôi được phân công trông coi và giáo dưỡng các thanh niên, thanh nữ xì ke, ma túy, mại dâm, đầu trộm đuôi cướp và nhiều thành phần bất hảo khác trong xã hội.

 Trường Thanh Niên Xây Dựng Cuộc Sống Mới, do thành đoàn Thanh Niên Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lýchỉ đạo. Trong đó có cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc ấyBí thư thành ủy, cùng nhiều cán bộ cao cấp khác chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ. Nơi đây tôi được phụ trách nhiệm vụ đại đội phó bảo vệ nội bộ tại phân hiệu Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai. Cơ chế quản lý của trường gồm bốn địa điểm: phân hiệu Xuyên Mộc, phân hiệu Vĩnh An, phân hiệu Duyên Hải, phân hiệu Lộc Ninh, gồm có khoảng 10.000 học viên và hơn một ngàn cán bộ quản lý.

 Tưởng cuộc đời tôi đã hoàn toàn thay đổi tốt đẹp và vươn lên với cuộc sống mới, nào ngờ khi có chút danh vọng, địa vị nhỏ nhoi như vậy thì tôi bắt đầu sanh chứng ngựa quen đường cũ trở lại. Từ đó tôi sa ngã trở lại với quan niệm sai lầm chết là hết, không có con người tâm linh, không có nhân quả nghiệp báo, tốt xấu, không tội phước gì cả sống là phải hưởng thụ để chết làm ma ngáp ruồi.

 Chính vì quan niệm sai lầm như thế nên tôi lại một lần nữa lao thân vào tội lỗi, bất kể là cha mẹ hay người thân, tôi vẫn đối xử thậm tệ, không biết tôn trọng cung kính. Và thay vì quản lý, giáo dưỡng những con người tệ nạn xã hội thì tôi bị họ lôi cuốn vào con đường sa đọa trở lại. Tôi đã lén lút theo họ hút cần sa, dùng thuốc kích thích, rồi chích xì ke và bị mê mệt bởi các cô gái. Những kinh nghiệm lão làng của các cô gái làng chơi sành điệu hiện là học viên của trường đã làm tôi mê mẩn, tê tái cả tâm hồn. Tôi lao vào giống như con thiêu thân bởi sức hấp dẫn của thói đam mê bệnh hoạn này. Tôi dần dần bị mất uy tín và rồi bị mắc chứng bệnh xã hội lần thứ nhất.

 Từ đây tôi càng lún sâu vào tội lỗi. Thay vì thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho, tôi phải theo dõi đường dây xì ke ma túy lén lút đem vào cho trại viên, tôi lại bị những người này mua chuộc và chính tôi là người tạo điều kiện cho họ đem vô, cho con nghiện tiếp tục hút chích một cách dễ dàng. Mọi người trong trường giáo dưỡng đều gọi tôi là cán bộ biến chất, đánh mất hết lương tâm của người cán bộ. Đúng là tôi quá ngu si mê muội.

 Sau đó, nhà trường đổi tôi qua công tác đi trực tiếp các trạm kiểm soát trên tỉnh Đồng Nai, như trạm kiểm soát cây số 86 Phú Cường – Dốc Mơ, trạm ngã ba Dầu Giây để canh bắt những học viên trốn trại. Ngoài ra, chúng tôi còn bắt giữ những ai bị nghi ngờ. Vì thế, tôi thường lạm dụng quyền hạn để bắt những cô gái đẹp đi buôn bán hàng cấm hoặc hàng hóa không đủ chứng từ, không có giấy đóng thuế v.v… nếu họ chịu “ cho và nhận” thì sẽ được trả lại hàng hóa và còn được thêm một số quyền lợi khác.

 Trong thời gian từ 1978 đến 1979 tôi tha hồ nhiễu nhương, làm tình, làm tội những người buôn hàng chuyến, vận chuyển hàng hóa qua các trạm này. Nếu tôi làm đúng theo lời dạy của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh thì xã hội tốt đẹp biết bao. Nhưng tôi đã làm ngược lại, thường xuyên nhận hối lộ của người đi buôn, của những học viên trốn trại. Khi có tiền, chúng tôi tiêu dùng cả vào vi?c vui choi trác táng. Vì lúc ấy, tôi có quyền sử dụng súng riêng nên tôi muốn làm gì thì làm, không ai dám kêu ca hay khiếu n?i gì h?t.

 Lúc đó bản thân tôi rất háo thắng, c?ng cao ngã mạn chẳng xem ai ra gì. Có đôi lúc đụng chạm với bộ đội. Họ bao vây, thế là tôi nã súng tứ phía giống như đánh trận. Do thói quen ngông cuồng tôi hành xử rất liều lĩnh, không hề biết sợ sệt khi lực lượng bộ đội Đoàn 600 đến bao vây bắt, mặc dù họ trang bị vũ khí đầy đủ. Tôi là người bị bắt dù có súng trong tay, bị đưa lên xe trấn áp dưới sự chứng kiến của rất nhiều người đi buôn.

 Vì tôi hay bao bọc che chở, ăn đút lót của người đi buôn nên những người này đã tập trung lại xin thả tôi ra. Họ bảo lãnh tôi và nói tôi rất tốt, không hà hiếp ai cả. Âu cũng là phước đức nhiều đời của tôi còn xót lại, nếu không tôi cũng đã tan thân mất mạng, vì thời kỳ này là thời kỳ quân quản.

 Tháng 12 năm 1979 tôi xin nghỉ việc về nhà. Tháng 01 năm 1980, tôi được vào làm Trưởng Ban bảo vệ đội xây dựng nhà đất quận Gò Vấp. Sau đó do yêu cầu của Uỷ Ban Nhân Dân phường 7 quận Gò Vấp, họ mời tôi về để hợp tác làm việc và tôi đã xin nghỉ việc ở quận để về phụ giúp công việc ở phường. Do bất đồng quan điểm với địa phương, tôi bị đưa đi nghĩa vụ quân sự, học tập tại quân trường Quang Trung. Mặc dầu trước đó tôi đã nhiều lần tình nguyện xin đi nhưng Ủy Ban Phường không cho, nay vì đụng chạm nên họ đẩy tôi đi.

 Sau ba tháng huấn luyện ở Quang Trung, tôi về làm đơn khiếu nại với lý dobất mãn địa phương” với Ban chỉ huy quân sự quận Gò Vấp. Và tôi đã nhận được quyết định bổ nhiệm công tác về làm Ban chỉ huy quân sự phường đội 7: nơi trước đây tôi đã từng tranh chấp.

ĐẠI BÀNG TUNG CÁNH

 Về đây, tôi công khai phát triển sở trường của mình như tổ chức cờ bạc, rượu chè, đàng điếm ngay trong cơ quan và tôi đã sống thỏa thích với những tháng ngày trụy lạc. Lúc này tôi đã bỏ chích xì ke vì không đủ điều kiện đáp ứng, còn những thứ khác vẫn cứ tiếp tục duy trì thoải mái.

 Vì “ thành tích” sắp sửa bại lộ nên tôi xin xuất ngũ để chuyển công tác ra huyện Duyên Hải với lý do: “ mãn hạn nghĩa vụ quân sự 1980 – 1982”. Trong thời gian này tôi đã móc nối nhận hối lộ để làm giấy tờ miễn nghĩa vụ cho một số người.

 Tôi lại bị công an phường 7 quận Gò Vấp truy tố về tội môi giới nhận hối lộ và bị đưa vào trại tạm giam quận Gò Vấp chờ ngày ra tòa. Nhưng nhờ quen biết với công an có thẩm quyền nên tôi được đưa lên làm tù trưởng, được ra vào nơi giam giữ một cách tự do. Tôi thường hay đi mua đồ giúp cho một số tù nhân, mỗi lần mua như thế tôi thường tính giá cao để ăn lời. Ngoài ra tôi còn trấn lột những tù nhân nhà giàu và móc nối để tiếp tế cho những phạm nhân xì ke.

 Thay vì hối cải, sửa đổi bản thân để quay về con đường lương thiện, tôi lại tiếp tục lún sâu vào con đường tôi lỗi và tôi trở nên tàn nhẫn vô lương tâm hơn. Mỗi tù nhân một tháng có tiêu chuẩn là nửa ký thịt, tôi lãnh về, chừa lại một ít nấu qua loa một bữa, còn lại bao nhiêu đem bán hết rồi cùng chia với các công an quản lý. Ngoài ra tôi còn cắt xén gạo của tù nhân đem bán để có tiền phục vụ cho thói hư tật xấu của mình.

 Không những thế, tôi còn khống chế các đại bàng cũ như Quý đen lai Tây, Thống đại bàng và cuối cùng không còn ai là địch thủ đáng để tôi phải lo ngại nữa. Do đó chúng tôi tuy sống trong tù mà cũng giống như ông hoàng, bà chúa, muốn gì được đấy. Lúc này tôi bị bệnh xã hội lần thứ hai vì thường quan hệ bất chính với nhiều đối tượng khác nhau.

TẠO DỰNG MÁI ẤM GIA ĐÌNH

 Sáu tháng tù trôi qua, tôi được bảo lãnh miễn truy tố ra tòa với tội danh nhận hối lộ và môi giới hối lộ. Khi ra tù, tôi quyết định làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình. Nhưng cầm tờ đơn xin việc làm, đi đến đâu cũng bị từ chối vì lý do ở tù 6 tháng. Lý lịch đen đã làm cho tôi khổ đau, hận thù, bất mãn tột cùng, nhưng biết làm sao bây giờ. Giờ muốn làm lại cuộc đời nhưng không có cơ hội. Suy đi tính lại chỉ còn một kế sách duy nhấtđăng ký đi thanh niên xung phong lần nữa, hy vọng bạn bè năm xưa có thể giúp đỡ.

 Từ năm 1983 đến 1989, nhờ môi trường cực khổ và khắc nghiệt đã làm hạn chế thú đam mê của tôi so với trước rất nhiều. Thời gian thanh niên xung phong này không còn bao cấp như thời xưa, nên tôi liền đăng ký đi khai thác lồ ồ trên khắp tỉnh Sông Bé ( do ba tỉnh Bình Dương, Phước Long, Bình Long gộp lại).

 Tại đây, tôi hay qua lại với một người con gái sau này là vợ tôi. Ngày hôm đó tôi cùng nhậu với gia đình sau này là cha vợ của tôi, ví quá xỉn cho nên tôi ngủ ở lại. Nữa đêm tỉnh dậy trong cơn nửa tỉnh, nửa mê tôi không làm chủ được nên liền đến bên gường nàng ôm chầm lấy. Cha mẹ nàng hay mới bảo rằng:

 Nếu thương nó thì về bảo bố mẹ lên tao gả cho. Nghe vậy sáng hôm sau tôi liền bay về Gò Vấp, gặp cha tôi đúng lúc ông đang nhậu với vài người bạn, nhưng tôi cũng thật tình tranh thủ thưa thiệt:

 Ba ơi, đi hỏi vợ cho con.

 Ba tôi bảo:

 Thôi để bữa khác đi, hôm nay ba đang nhậu với các chú bác của con.

 Tôi năn nỉ ba tôi mãi mà không được, ba hỏi vợ cho con đi ba. Ba hãy tranh thủ sắp xếp đi liền nha ba. “ cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.” Được mấy người bạn của ba tôi nói thêm vào, bất đắc dĩ lắm ba tôi mới chịu đi. Tôi và một người bạn của ba tôi lên đường liền và nhờ thủ trưởng đơn vị của tôi đứng ra mai mối, làm lễ trầu cao, chờ ngày thành hôn theo kiểu tổ chức lễ cưới tập thể. Cuộc tình của tôi là như thế đó! Không trãi qua thời gian tìm hiểu, chỉ vì chút sỉn say mà nên duyên chồng vợ.

 Khi chưa cưới vợ thì tôi làm việc còn có tiền ra tiền vô, nhưng sau khi dạm hỏi rồi chờ sáu tháng sau cưới thì tôi lại không làm ra tiền. Suy nghĩ mãi cũng không biết làm thế nào để có tiền cưới vợ, vì ngày cưới đã sắp đến gần bên. Không biết xoay xở cách nào để có tiền tổ chức lễ cưới, suy nghĩ mãi mà vẫn bế tắc, tôi nảy sinh ý định tự tử để khỏi mất mặt với bạn bè và không cần biết sẽ để lại khổ đau cho gia đình tôi, như thế nào. Thật là ngu xuẩn và hèn mạc, khi nghĩ rằng chết là hết, là giải quyết xong được tất cả mọi việc.

 Thế là tôi lấy khoảng 20 viên ký ninh, dùng để trị sốt rét uống vào một lúc, rồi ăn một đĩa mì xào và nhảy xuống sông cho mau chết.

Duyên nợ chưa hết, tôi chưa chết được, mọi người cứu kịp thời và đưa tôi vào trạm xá súc ruột. Tôi may mắn thoát chết qua đường tơ kẽ tóc, nhưng khi tỉnh dậy, cặp mắt đã bị mù. Ba ngày sau mắt tôi từ từ sáng lại, nhưng bị mờ vì đồng tử đã giản nở. Sau đó để lại di chứng quáng gà nặng, không làm chủ được sự đi lại, bị mất phương hướng khi trời về chiều.

 Thấy tôi tự tử được cứu sống, anh thủ trưởng thương tình cho mấy bao phân bón để bán lấy tiền cưới vợ, cha mẹ cho tiền mua trang sức và vốn liếng. Đám cưới được tổ chức trùng ngày đám giỗ ông nội vợ cho tiện, một công hai việc. Bạn bè Thanh Niên Xung Phong của tôi đến dự khá đông.

 Lúc bấy giờ, tôi được làm trợ lý khai thác cho thủ trưởng mới. Sếp này rất tin tưởng nên giao hết quyền hành điều phối, sắp xếp các công việc khai thác lồ ồ trên tỉnh Sông Bé. Tôi được cắp một cây súng AK cùng chiếc xe jeep lùn của Mỹ để làm phương tiện bảo vệ đơn vị.

 Hạnh phúc đến với tôi, nhưng tôi không biết gìn giữ. Chứng nào tật nấy, tôi tiếp tục sa ngã trên con đường tội lỗi, rượu chè, bài bạc, đàng điếm nên cuối cùng thâm lạm tiền nuôi quân khai thác. Trong một lần thua cờ bạc, không có tiền chung, tôi đành thế lại khẩu súng và sau đó bỏ trốn về nhà vợ sinh sống.

 Hai tháng sau, ban bảo vệ nông trường Nhị Xuân Thanh Niên Xung Phong mới phối hợp với công an xã Mỹ Hạnh Bắc Huyện Đức Hòa Tỉnh Long An đến bắt tôi với tội danh làm mất súng và bỏ trốn. Tôi dẫn ban bảo vệ lên xã Minh Hưng Tỉnh Bình Phước để chuộc lại súng và làm tờ tường trình kiểm điểm. Thế là thủ trưởng đơn vị đồng ý cho qua hết và bãi nại cho tôi về nhà sống với vợ con, không một lời oán trách. Thật là may mắn cho tôi quá chừng. Sau này tôi được biết anh thủ trưởng đã bị tù 10 năm, vì không có khả năng chi trả các khoản nợ cho nhà nước.

 Khoảng 10 năm, sau khi đi tu, tôi có ghé lại thăm anh để trình bày và hối lỗi về việc trước đây tôi cũng có thâm lạm chút ít tiền quỹ của đơn vị mà anh đã thông cảm bỏ qua. Nhưng đến nơi, mới biết anh đã bán sạch hết nhà cửa và đi đâu, không ai biết? Tôi ăn nănhối hận vô cùng đối với hành động vô trách của mình trước kia đã làm cho anh liên lụy. Tội lỗi này tôi không biết trả làm sao đây, chỉ mong làm thật nhiều công đức để cầu nguyện trên chư Phật gia hộ cho gia đình anh được tai qua nạn khỏi.

Phật giáng trần gõ cửa vô minh

Chỉ đường giải thoát chúng sinh ta bà. (Chính Trung)

 Đó chỉ là một chút việc nhỏ nhoi mà tôi có thể làm được với vị cứu tinh của đời mình khi xưa.

 Đứa con đầu lòng của tôi ra đời, nhưng cũng đồng thời là lúc tôi bế tắc nhiều chuyện, đời sống kinh tế gia đình ngày càng thiếu thốn, khó khăn thậm chí đến cái quần xà lỏn tôi cũng không có mặc. Tôi bỏ quê vợ và chở đứa con đi theo trên chiếc xe đạp trành không có vè, trông túi không có lấy một xu nhỏ. Trên đường đi về nhà con tôi đói khóc đòi ăn khi thấy hàng quán bày biện bên lề đường, tôi nghẹn ngào rơi nước mắt nhìn con mà không biết làm sao. Tôi an ủi con mình, thôi ráng đi con gần đến nhà ông bà nội rồi con tha hồ muốn ăn gì cũng được. Ngày hôm sau cha mẹ cùng chú bác vợ và vợ tôi, xuống bắt con về trở lại. Tôi tự ái, ở lại nhà cha mẹ ruột sống và đứng ra làm chủ một lò bánh mì.

NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ

 Cũng chứng nào tật nấy. Đêm thì làm bánh mì, ngày thì cờ bạc, đàng điếm và hậu quảvỡ nợ. Mẹ tôi thấy vậy, mới khuyên tôi nên rước vợ con về đây cùng ở để tiện bề chăm sóc. Tôi xin lỗi cha mẹ vợ, dẫn vợ và con về sống chung. Thế là một đứa con nữa lại ra đời. Vợ tôi trở lại quê nhà sanh đứa con thứ hai, sau khi đầy tháng tôi có về thăm một lần rồi từ đó không bao giờ trở về nữa. Vì lý do sa sút, cờ bạc, rượu chè nên tán gia bại sản, vỡ nợ và bị chủ nợ siết lò bánh mì. Tôi không còn khả năng nuôi vợ và hai đứa con nữa, nên đành bỏ nhà ra đi lang thang bụi đời, tìm kế sinh nhai.

 Từ đó, cuộc sống của tôi ngày càng trở nên bế tắc, khó khăn tôi sống bất cần đời, không biết ngày mai. Thế là tôi bị bệnh xã hội lần thứ ba do đam mê trác táng.

 Lúc này, tôi sống quanh quẩn khu vực bệnh viện nhi đồng 2 quận 1. Vẫn cờ bạc, rượu chè, đàng điếm như xưa, tôi nói gạt mẹ, cho tiền mua xích lô chạy, nhưng thực tế tôi lấy tiền đó đi đánh bài và chơi số đề. Nơi đây tôi bắt đầu làm quen với Hùng Sài Gòn, Mỹ Trường Gà, Dũng Tây Đen và những tay đâm thuê, chém mướn là đàn em của Năm Cam. Do ăn chơi, tiêu xài quá mức nên dẫn đến vỡ nợ không có tiền chi trả. Cuối cùng tôi bỏ trốn về nhà định tự tử lần nữa để cho xong kiếp thân tàn ma dại.

 Trong khoảng thời gian lưu lạc giang hồ, tôi đụng độ nhiều trận khóc liệt như sau:

 Bởi vì đam mê nhậu nhẹt, nên có lần tôi cùng hai người bạn nhậu xỉn ngà ngà. Thấy bàn bên cạnh có mười mấy người công an cũng đang nhậu. Bọn tôi liền kiếm chuyện gây sự, chửi mắng. Thế là bị họ đánh cho một trận tơi bời. Bởi họ đông hơn nên bọn tôi phải chịu thua, bỏ chạy thục mạng. Nếu không sẽ bị họ bắt nhốt luôn. Sau đó bọn tôi phục trên đường đi về, dùng cây ba phân vuông để đánh trả thù.

 Đêm đó từ phía sau, chúng tôi đã đập mạnh vào ót của một anh công an. Anh ta bất tỉnh nằm tại chỗ, chúng tôi hoảng quá chạy về trốn trong bụi tre gần sau nhà. Thật là tày trời, dám đánh cả công an. Sau đó các công an đem súng xuống khám xét hết nhà tôi và truy quét quanh nhà. Tôi nằm trong bụi tre nghe rõ ràng tiếng lên đạn của nhiều cây súng AK và những âm thanh hằn học dọa nạt cha mẹ tôi, buộc phải tìm ra tôi và hai đứa bạn, nếu không sẽ đốt sạch nhà.

 Khoảng chừng ba bốn giờ sáng cha tôi ra tìm, biểu tôi phải đi lên đơn vị gấp vì lúc đó tôi vẫn còn là Thanh Niên Xung Phong. Cha của một người bạn tôi nhờ có quen cấp lớn, nên đã dàn xếp mọi chuyện đều ổn thỏa, nhưng vẫn phải bồi thường tiền cho người bị đánh. 

 Cũng trong ngày đó, tôi trở về đơn vị đóng tại Phú Riềng Đỏ, Bình Phước. Khi xe vừa chạy tới chợ Phú Riềng, tôi gặp anh đại đội phó va thế là hai anh em sáp vô nhậu cho đến ngà ngà say. Trên đường đi về đơn vị gặp ba thanh niên cũng đã say, chở nhau trên chiếc honda. Chúng kiếm chuyện gây sự với chúng tôi. Anh đại đội phó sẵn có cây rựa trên tay, nên chém chúng để thị uy, chúng bị thương nhẹ nên hoảng hồn rồ máy xe bỏ chạy. Chỉcòn một cây số nữa là tới đơn vị, bỗng tôi thấy nơi mé rừng thấp thoáng có nhiều đốm lửa của ngu?i hút thuốc nên bèn sinh nghi, tôi đề phòng và đi tránh xa hướng có tàn lửa chập chờn đó. Nhưng vẫn không sao tránh được, vì chúng có ba người, cầm cây sẵn chỉ chờ chúng tôi đi đến là ra tay trả thù. Tôi lanh lợi nên chạy thoát, còn anh đội phó không may, bị chúng đánh cho tơi bời nhừ tử. Đánh xong chúng bỏ đi. Tôi nhanh chân chạy về đơn vị cầu cứu và chở anh bạn đi cấp cứu. Đúng là nhân quả hiện tiền trước mắt.

Thiện ác cuối cùng đều có báo

Cao bay xa chạy cũng khó toàn.

 Một lần khác, tôi bị tên giang hồ Quang Đệ, là đàn anh tại khu vực Hồ Con Rùa, quận 1, chuyên chích xì ke, lúc nào cũng kiếm chuyện ăn hiếp tôi. Nhiều lần như vậy, tôi đã trình báo với công an địa phương để nhờ giải quyết dùm nhưng không hiệu quả. Một người có thớ như hắn thì làm gì mà không biết cách mua chuộc công an! Hắn ăn chia với công an, nên tôi không làm gì được. Đành chịu vậy bởi vì xung quanh tên này có rất nhiều anh hùng hảo hán. Tôi mà đụng đến chỉ có nước chết mà thôi.

 Tức tối dưới sự đàn áp của hắn, tôi bèn bàn kế với mấy anh em bạn nhậu làm thế nào để hạ thủ tên này. Và đây cũng là năm cuối cùng trước khi tôi đi tu.

 Có một đứa trong bọn tôi nói rằng: Đâu có chuyện gì là khó, nếu muốn thanh toán hắn thì cũng dễ dàng thôi. Anh nhờ tên Chính già trở đi, anh ngồi phía sau mã tấu sẵn sàng, canh nó ngồi ở đâu rồi chạy đến chém liền và lập tức tẩu thoát. Ta hành động trong chớp nhoáng như vậy làm sao nó trở tay cho kịp. Trong lúc bàn bạc như thế vô tình cha tôi nghe được, ông liền bảo:

 Nếu mày giết người mà làm được tổng thống thì nên giết, còn không thì thôi.

 Lời nói của cha tôi khiến tôi thức tỉnh, hoàn hồn trở lại và bỏ ý định giết người. Quả thậtmay mắn cho chúng tôi, nếu không nhờ có người cha khuyên can thì chắc chắn giờ đây tôi còn nằm trong tù gỡ lịch. Một khi thân phận con người bị chìm trong bóng tối của tội lỗi, chỉ có hận thùđau khổ chiếm hết cuộc đời, tôi làm sao có cơ hội làm mới lại chính mình, để ngày hôm nay chia sẻ tâm tình cùng với anh em bạn hữu gần xa.

 Cha ơi! Con xin cảm ơn cha đã kịp thời ngăn chặn tội ác tày trời và cho con có cơ hội làm mới lại chính mình, để con được sống tốt hơn, sống có ích cho xã hội và chia sẻ nỗi khổ niềm đau để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh cho tất cả mọi người.

 Còn nhiều chuyện khác còn tệ hại hơn nữa, nhưng chúng tôi xin tạm gác qua để trở lại vấn đề ban nãy, khi tôi bị vỡ nợ và có ý định tự tử lần thứ hai.

 Lúc đó, tự nghiệm lại bản thân, tôi thấy mình sống thật dư thừa, chưa từng giúp ích gì cho ai kể cả là cha mẹ. Tôi chỉ toàn gây ra phiền muộn đau khổ đau cho nhiều người và chắc chắn không một ai đoái hoài, thương xót đến một thằng ngang tàng bướng bỉnh như tôi. Miên man với những suy nghĩ chán chường trong tuyệt vọng, tôi quyết định tự tử để chối bỏ cuộc sống.

HỒI SINH

 Đã quyết định như thế, nhưng tôi vẫn chưa kịp thực hiện ý nghĩ điên rồ đó. Một đêm nọ, tôi đói quá bèn tìm đến chỗ mẹ bán cháo ngoài chợ để giã từ mẹ. Không ngờ đây là một đêm làm thay đổi cuộc đời của tôi sau này. Trong lúc tôi đang ăn cháo thì mẹ tôi bảo:

 Con đi tu đi con ơi! Đi tu sướng lắm con à.

Tôi cãi lại:

 Đi tu làm sao sướng, đi tu khổ thấy bà.

 Tuy miệng nói như vậy, nhưng một ý nghĩ khác lại len lỏi trong tôi có nên đi tu không, hay là phải tự tử? Tôi nhớ lại lần tự tử trước khi lấy vợ, tôi liền tự nhủ với lòng mình “ tội gì phải tự tử, đi tu đi rồi tính sao ” và tôi đã chấp nhận làm theo lời khuyên của mẹ.

 Tôi bắt đầu tập tành tu tại gia. Nhờ sự hỗ trợ của mẹ và các em, tôi có đủ tiền tiêu mỗi ngày. Về sau tôi bắt đầu ăn chay luôn nhưng vẫn uống rượu với mồi chay như đậu phộng, cóc, ổi…

 Nhìn lại quãng đời từ thuở ấu thơ cho tới bây giờ, tôi đã tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi như là nói láo, làm nhục gia cang, lường gạt, cờ bạc, rượu chè, đàng điếm… nói chung bốn món “ tứ đổ tường” tôi không thiếu món nào. Bao nhiêu đồ đạc, của cải trong nhà, tôi đều vơ vét đem bán hết; thậm chí đến những cuốn sách đi học của các em, tôi cũng không chừa. Tới mức gạo để trong nhà tôi cũng bán sạch. Mỗi khi cần tiền thì tôi xin, xin riết không cho thì tôi mượn, mượn rồi thì không trả.

 Đối với nợ nần bên ngoài, tôi đã vay mượn của ai thì không bao giờ trả. Mẹ tôi biết được liền lén giấu ba tôi trả hết. Lúc nào nói chuyện với mẹ, tôi cũng văng tục, chửi thề.

 Tôi đã lường gạt mẹ tôi nhiều cách, nào là lấy vàng để vượt biên, nhưng thực sự tôi có vượt biên bao giờ đâu, hoặc cần vốn làm ăn, nhưng đâu có làm gì. Khi nào túng quá mà mẹ tôi không cho tôi tìm cách ăn cắp.

 Cho đến khi tôi vào Thiền Viện tu rồi mà vẫn còn làm khổ bà. Suốt chín năm trời, tháng nào bà cũng lên Thiền Viện thăm tôi và còn cho tôi tiền mua kinh sách để làm các việc phước thiện. Bởi bà sợ tôi không chịu ở chùa tu học, mà bỏ trốn ra sống bên ngoài.

 Không chỉ đối với mẹ, đối với cha, tôi cũng là đứa con bất hiếu. Người đời ví ơn cha cao vời vợi như núi Thái Sơn. Còn tôi trả ơn cha bằng những lời chửi mắng thô tục. Thậm chí tôi có thể đánh ông khi có rượu vào. Những lúc như vậy ông thường kể lễ:

 Nếu tao không cứu mày hồi nhỏ thì mày đã chết rồi, bây giờ mày trả ơn tao bằng cách đó sao?

 Tôi trả đũa:

 Tại ông đam mê ân ái mới có tui ngày hôm nay, ông phải có trách nhiệm lo cho tôi chớ!

 Thật là một đứa con đại bất hiếu. Rồi thời gian trôi qua, thân thể của cha tôi ngày càng hao mòn do bị bệnh lao phổi phải nằm bệnh viện điều trị lâu dài. Ấy thế mà, tôi chưa một lần vào thăm viếng cha, mặc dù mẹ tôi thường nhắc nhỡ khuyên bảo tôi đi thăm. Chẳng hiểu lúc đó tôi có còn là con người hay không mà không có tình thương đối với cha như thế ? Tôi thật bất nhân, bất nghĩa quá chừng.

Chẳng những gạt cha mẹ, tôi còn gạt luôn người em là một thầy tu. Tôi nhờ thầy mượn giùm cho tôi mấy chỉ vàng rồi tôi không trả, khiến thầy phải bị mang tiếng lường gạt mấy năm liền. Sau đó thầy phải nhín ăn, bớt mặc mới trả hết số nợ ấy cho tôi.

Trở lại thời gian tôi chuẩn bị đi tu nhưng còn nghiện nặng cờ bạc, hút chích, đàng điếm. Làm sao vượt qua mọi cám dỗ để đi tu đây?

 Cuối cùng tôi quyết định rũ sạch bụi trần trước khi bước chân vào cửa thiền môn.

VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH

Đứng trước những cám dỗ của khoái lạc, một con nghiện như tôi, muốn dứt bỏ hẳn đâu phải là chuyện dễ dàng. Vật vã gần 2 tháng trời, tôi cũng chỉ bỏ được phân nửa, tưởng chừng không thể nào qua nỗi. Nhưng tôi đã vượt qua khỏi cơn vật vã dài hạn một cách lạ lùng. Hằng ngày tôi như người mất hồn, ăn không được, ngủ không được, trong người luôn thèm khát dã dượi, bần thần, khốn khổ vô cùng. Để khống chế cơn nghiện, ban ngày tôi phải ra bàn bida ngồi xem cho đỡ cơn ghiền, ban đêm ngồi xem tivi để khỏa lấp cơn thèm khát vật vã.

 Chấp nhận như vậy, gần 3 tháng mới vượt qua được. Khi chịu đựng cơn thèm khát của thói quen, sự hành hạ của thân thể, cảm giác trong tôi như có hàng ngàn con kiến đang tung hoành, thật không biết phải dùng ngôn từ nào để diễn tả cho hết. Ngày nay trong các trung tâm cay nghiện, có nhiều phương pháp để giúp cho học viên vượt qua nhanh hơn, chỉ trong vòng 10 ngày là có thể cắt cơn nghiện theo lời thuyết trình của cán bộ quản giáo mà tôi có dịp tiếp xúc.

Ngoài việc mẹ tôi hết lời động viên khuyên nhủ đi tu, trong nhà còn có một người em đi tu nay là Thượng tọa Thích Nhật Từ được mọi người quý kính và tôn trọng. Sau khi vượt qua cơn vật vã tôi quyết tâm xuất gia đầu Phật. Cho đến bây giờ nhà tôi đã xuất gia cả thảy năm người, trong đó có mẹ tôi. Được như vậy là nhờ nhân duyên có thầy Nhật Từ đi tu trước. Nhưng khi đi tu tôi chưa biết gì về Phật pháp, chỉ vì cảm thương mẹ chứ không phải đi tu vì lý tưởng giác ngộ, giải thoát.

 Rời xa đô thị, bỏ lại sau lưng dĩ vãng đen tối, tôi chọn vùng thôn quê hẻo lánh, có đời sống tự túc và phải tu thiền, trong khi đó tôi không biết tu thiền là gì!

Sau khi nhận giấy giới thiệu của thầy Nhật Từ, rồi nhờ thầy Thiện Long là sư huynh của thầy, cùng mẹ tôi đến Thiền Viện Thường Chiếu xin công quả dài hạn. Tôi đã xin giấy tạm vắng và may sẳn hai bộ đồ lam, để khỏi quay trở về nhà.

Một đi không trở lại

Hai đi không quay về

Ba đi vì quyết chí

Bốn đi đổi cuộc đời.

PHẦN 2: QUAY VỀ BỜ GIÁC

GIÁC NGỘ

 “ Như một đứa con lạc loài sau những tháng năm phiêu lãng tìm lại mái nhà xưa, con trở về với tấm thân tàn, ma dại. Tâm trí con đã lấm đầy bùn đen cùng thấm thía những nỗi khổ niềm đau trong tuyệt vọng. Nhớ lại lỗi lầm từng làm khổ cha mẹ, tội lỗi vút ngàn làm sao con kể hết. Hôm nay con trở về xin chư Phật một lòng thương xót cho đứa con bất hiếu. Con nguyện từ nay lìa bỏ những thói hư tật xấu, nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa.

 Tiếng chuông chùa rung động đã dắt thần thức con lần về Thiền Viện Thường Chiếu. Lạy Phật Tổ xin soi đường dẫn bước, cho con được gặp ân sư khai tâm mở trí, lòng ngập tràn nỗi niềm sám hối ăn năn”.

Phật giáng trần gõ cửa vô minh

Chỉ đường giải thoát chúng sinh ta bà.

 Bước chân dừng trước cổng Thiền Viện Thường Chiếu, lòng bình yên hạnh phúc như trở về dòng sông quê êm đềm như tôi đã từng ở đây tự thuở nào, tâm tôi liền phát sinh niềm phấn khởi vô biên.

 Sau đó chúng tôi đến nơi thầy trụ trì Thiền viện Thường Chiếu. Chỉ một mình tôi trực tiếp xin nên sư phụ không nhận, mặc dầu tôi đã nhiều lần năn nỉ. Sư phụ hướng dẫn tôi đến gặp sư ông Trúc Lâm để xin, nhưng sư ông cũng không chấp nhận. Cuối cùng, tôi đến gặp vị phó trụ trì là thầy Thông Hạnh nhưng cũng không được giải quyết. Mẹ tôi nản lòng nên nói rằng:

 Nếu quý thầy không chấp nhận, thôi thì con hãy về xin các chùa ở thành phố mà tu. 

 Tôi kiên quyết nói với mẹ, thôi mẹ về đi. Nếu quý thầy không cho thì con nằm vạ đến chết luôn ở đây.

 May sao, sau hai lần tha thiết trình bày nữa, tôi đã được sư phụ Thường Chiếu chấp nhận và được đưa vào nhà khách để tập sự công quả.

BƯỚC ĐẦU TU TẬP

 Ở đây tiêu chuẩn bắt buộc phải tập ngồi thiền theo tư thế kiết già, trong khi đó tôi ngồi bán già còn không được, huống chi ngồi kiết già. Phải trải qua 3 tháng thực tập nhưng tôi ngồi kiết già chỉ được một, hai phút là cùng. Phải mất 3 năm sau tôi mới ngồi được một tiếng đồng hồ.

 Thời khoá tu rất chặt chẽ, từ 3 giờ khuya ngồi thiền đến 5 giờ sáng, ban ngày phải lao tác, làm vi?c có khi phải làm cả ngày lẫn đêm mới xong việc, nhất là khi Thiền Viện vào những đợt trùng tu. Tối, sau một giờ sám hối thì tiếp tục ngồi thiền một tiếng rưỡi.

 Ngồi thiền rất khó, nhiều khi chúng tôi suy nghĩ thà làm việc cả ngày còn sướng hơn ngồi thiền. Thời gian công quả của tôi phải trải qua một năm sau mới được sư phụ cho xuất gia.

 Sau khi xuất gia một thời gian, được nghe lời giảng dạy của thầy, lúc bấy giờ tôi mới nhận chân rằng:

Được sinh làm người rất khó

Giữ được thân lại khó gấp vạn phần.

 Sự quý giá của thân người tương tự như con rùa mù bị trôi giạt trên biển cả, một trăm năm mới tìm được một bọng cây.

 Không ngờ hơn nửa đời người, vì hiểu biết sai lầm mà tôi đã làm tổn hại không biết bao nhiêu người, nhất là cha mẹ tôi. Than ôi!kiến chấp sai lầm cho rằng, chết là hết, không nhân quả, không tội phước, không có kiếp tái sanh, nên tôi tha hồ làm điều ác, sống trên sự đau khổ của nhiều người khác, mua một bán mười, đủ mánh khóe gian manh, lừa đảo, mượn nợ không trả, chỉ mong sao thỏa mãn sở thích của mình mà thôi chớ nào biết:

Phước họa do ta tạo lấy

Nhân quả theo ta như bóng với hình.

 Nhờ gặp được Tam Bảo, gặp được minh sư chân chánh, gặp được thầy lành bạn tốt nên tôi đã dần hồi thay đổi và chuyển hóa được những thói hư tật xấu ngày càng thuyên giảm được nhiều.

 Đến nay, tôi đã trải qua 12 lần nhập thất tu tập. Thiền viện Thường Chiếu là nơi đạo trên một ngàn Tăng ni, đã cho tôi nhiều bài học quý giá của cuộc đời. Khó có thể tin được rằng, một con người sa đọa, không nhân cách, không phẩm chất, tội lỗi đến tận cùng như tôi, giờ đây đã được cải hóa, đã được hoàn lương và thay hình đổi dạng một cách kì diệu. Nhưng đây là một sự thật, là sự nhiệm mầu của Phật pháp đã giúp cho tôi làm mới lại chính mình bằng trái tim yêu thươnghiểu biết. Nếu khôngPhật pháp làm gì cứu được đời tôi như ngày hôm nay.

 Sau khi xuất gia được 1 năm, theo lời yêu cầu của bản thân, tôi được thầy cho phép nhập thất để nhìn lại chính mình.

NHẬP THẤT

 Nhập thất là cửa phương tiện để mỗi hành giả tự nhìn lại chính mình mà biết cách chuyển hóa những phiền não khổ đau, thành an vui hạnh phúccuối cùng đạt được trạng thái tâm thanh tịnh sáng suốt, và tự tại giải thoát.

 Về phương diện hình thức như ở Thiền Viện Thường Chiếu hiện nay có 22 cái thất để quý thầy thay phiên nhập thất. Thiền sinh mới chưa đủ khả năng nhập lâu dài thì phát tâm nhập từ một tuần đến ba tuần, chúng bình thường thì nhập 49 ngày, ba tháng, sáu tháng hoặc một năm. Khi nhập thất mỗi thiền sinh chỉ một việc buông xả tất cả mọi vọng niệm, cho dù đó là niệm Phật. Mỗi thiền sinh không được qua lại thất kế bên để trò chuyện, không được bỏ ra ngoài trong suốt thời gian tu tập, chuyện cơm nước đã có các huynh đệ hỗ trợ hàng ngày nên không phải bận tâm, lo lắng.

 Về phương diện hành trì: Nhập thất giúp cho mỗi thiền sinh có cơ hội nhìn lại chính mình, thấy rõ từng tâm niệm thiện ác, tốt xấu, đúng sai mà không theo chúng thì tự động những vọng niệm ấy sẽ tan hòa vào hư không. Mỗi thiền sinh chỉ kiên trì bền bỉ làm một việc như thế nhìn rõ từng vọng niệm của mình, nó như thế nào, biết rõ như thế đó không cần xua đuổi thì tự động nó lặng và cứ như thế cho đến khi nào sạch vọng niệm mà vẫn thường biết rõ ràng thì đồng với chư Phật. 

 Lần đầu tiên chúng tôi xin được nhập thất hai tháng là kỷ niệm không thể nào quên được, trong cuộc đời tu tập của chúng tôi. Tại sao vậy? Vì trong hai tháng này tôi luôn sống trong cảnh giới lõa thể, thức cũng như ngủ đều thấy như vậy, không cách nào kềm hãm được, không cách nào hóa giải được, nó thôi thúc trào dâng như dòng thác đổ. Thật là trăm khó, ngàn khó, vạn khó! Nếu không đủ sức chịu đựng thì phạm giới thủ dâm, không chịu nổi thì phải bể thất. Theo kinh nghiệm của các thầy đi trước cho biết, nếu để bể thất lần đầu tiên, thì lần sau khó bề nhập thất trở lại. Biết làm sao đây? Nếu không hóa giải được thì sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, bởi ở trong thất khôngtiếp xúc với ngoại cảnh, cho nên bao nhiêu chuyện đã qua trong cuộc đời đều tái hiện rõ ràng như người cầm trái xoài trên tay.

 Lúc này tiến cũng không được mà lùi cũng không xong, bước tới thì sa hầm sụp hố, đứng lại thì thịt nát, xương tan.

 Nhớ lại lời Phật dạy, phải quán thân bất tịnh. Nghĩa là quán thân thể con người dù xấu hay đẹp cách mấy, dù xuất thân từ hạng bậc nào trong xã hội cũng chỉ là một cái nghĩa trang chứa đầy những rác rưởi hôi thối bên trong. Mình ăn các loài động vật như chim trời, cá nước, thú rừng, gia cầm, gia súc… nói chung những loài có sự sống là mình đã đẩy hết tất cả những vật thực này vào trong người, thành một nghĩa trang tập thể. Như thế thân người có khác nào chiếc đãy da chứa đựng những sự bất tịnh, nó có tác dụng lôi kéo bản thể của ta mãi mãi vào vòng nghiệp chướng. Nếu dung nạp ngày càng nhiều các thứ bất tịnh từ những món ăn chơi thì nghiệp chướng đó ngày càng trầm trọng đến đời đời kiếp kiếp không thể nào thoát ra được. Nhưng càng quán thì cảnh tượng lõa thể ấy lại càng hiện lên rõ ràng hơn, làm cho tôi bức rức khó chịu như người đứng trên hầm lửa.

 Sau đó, tôi chuyển sang quán pháp như thật và bất thọ giả. Nghĩa là chuyện như thế nào thì quán như thế ấy. Quán một cách rõ ràng tường tận, nó hiện thì biết nó hiện nhưng không có thân này tiếp nhận. Quán như vậy kéo dài gần một tháng mà vẫn không có kết quả. Trong phạm vi nhập thất của tôi, từ trong nhà cho đến ngoài sân lúc nào cũng đầy ắp những hình ảnh ân ái nam nữ, làm tôi cho ăn không ngon ngủ không được.

 Cuối cùng tôi phải chọn phương pháp thành tâm phát đại nguyện và thiết tha sám hối.

Nguyện đời đời kiếp kiếp tu hành cho đến khi thành Phật để cứu độ tất cả chúng sanh.
Nguyện cho đến khi nào chúng sanhcõi Ta bà này thành Phật hết, tôi là người thành Phật sau cùng.
Nguyện đời đời kiếp kiếp được gặp bậc minh sư chơn chánh, được gặp thầy lành, bạn tốt để cùng nhau diễn nói đạo vô thượng.
Nguyện đời đời kiếp kiếp, sau khi thành tựu đạo quả, giáo hóa chúng sanh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán.
Nguyện đời đời kiếp kiếp được trí tuệ rộng lớn thông đạt các pháp, biện tài vô ngại vì lợi ích chúng sanh.
Nguyện đời đời kiếp kiếp siêng làm việc lành, trừ bỏ việc ác giữ tâm không phiền não.
Nguyện đời đời kiếp kiếp chịu khổ cho tất cả chúng sanh.
Nguyện đời đời kiếp kiếp, thành quả lợi ích mà có được xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh.

 Sau khi phát đại nguyện, tôi sám hối quán kể hết tất cả lỗi lầm trong đời hiện đại. Đối diện trước bàn thờ Phật, chúng tôi thành tâm nguyện cầu chư Phật khắp mười phương quang giáng đạo tràng chứng minh cho lòng thành của con. Sau thời gian sám hối như vậy, tôi lại dùng phương pháp quán dục tưởng, từ tâm thức sinh nên phải từ tâm thức mà chuyển hóa. Bởi nội kết trong tôi về tính dục quá mạnh, cho nên phải tới ba bốn ngày gần ra thất, thế giới lõa thể trong tôi mới dần hồi giảm bớt.

 Qua thời gian được nhập thất hai tháng như thế, tuy không bị bể thất ra trước thời gian. Nhưng đã cho chúng tôi một bài học vô cùng quý báu trong cuộc đời những gì chúng ta gieo trồng trong quá khứ hoặc hiện tại dù tốt hay xấu nó đã trở thành thói quen quay trở lại sai sử chúng ta, nhà Phật gọi là pháp trần tức là những hình ảnh được ta nhớ lại. Nếu ta huân tập quá đậm đà, lâu dài, thì nó trở thành thói quen thâm căn cố đế, chúng ta không cần khởi niệm nhưng nó vẫn nhú lên trong tâm thứclôi cuốn ta nhớ lại những hình ảnh mà ta yêu thích trước kia.

 Những điều vừa kể trên là thật hết sức hổ thẹn đối với người tu như chúng tôi, vì đó là nghiệp chướng ràng buộc nhiều đời. Nhưng vì nhiệt huyết cao độ làm lại chính mình, cho nên chúng tôi phải trình bày ra đây để chúng ta cùng học hỏitham khảo.

 Chúng tôiThiền Viện tu tập phải trải qua thử thách hết chín năm, nghiệp thức luyến ái này mới tạm thời lắng dịu, có nghĩa là vẫn còn đối với nghiệp gieo giống làm người. Thật là không thể đơn giản chút nào, nếu dễ dàng thì ai tu cũng thành Phật hết rồi. Vì vậy, vấn đề chính yếuchúng tôi muốn nói cho quý vị biết được là đừng để cho niệm luyến ái dục vọng nam nữ cuốn hút quá mức. Người xuất gia thì phải dứt khoát, đoạn tuyệt, vì đi ngược lại dòng đời, còn người tại gia thì vẫn còn có quyền hưởng thụ dục lạc ái ân nam nữ nhưng phải biết cách điều hòa, vừa phải cho có chừng mực. Nhưng thế gian thì cần phải phát triển giống nòi nhân loại, người Phật tử có quyền lấy vợ, lấy chồng rồi có con để kế thừa sự nghiệp của gia đình. Thôi thì chúng ta có quyền chọn lựa miễn là sống như thế nào để không làm tổn hại cho người và vật là được rồi. Chỗ này nhường lại cho quý vị sáng suốt chọn lựa.

 Ba trong bốn thứ đam mê như : rượu chè, cờ bạc, hút xách, tôi có khả năng vượt qua một cách dễ dàng, nhưng để đoạn trừ nghiệp luyến ái nam nữ quả thật rất là khó khăn đối với tất cả mọi người, còn người xuất gia như chúng tôi vì phải lội ngược dòng cho nên cũng trày da tróc vãy lắm để vượt qua luyến ái lìa buộc ràng.

 Chúng ta vì sao có mặt ở trên cõi đời này? Xin thưa, đó là vì nghiệp tình ái. Để dứt trừ nghiệp ái đòi hỏi chúng ta phải có thời gian tu tập để lần hồi được chuyển hoá theo thời gian. Do tập khí luyến ái nam nữ huân tập nhiều đời nhiều kiếp, cho nên những pháp trần trong ta vẫn còn dấy lên, tự mình khó dừng lại được thói quen yêu thích này. Nhờ có tu hành, cho nên mình mới biết vọng niệm là không thật, ta khéo tìm cách chăn dắt tâm trở về chánh niệm, khác xa ngày xưa khi dục niệm khởi lên, ta liền bám víu chạy theo để hưởng thụ cho bằng được.

 Nhớ lại ngày xưa khi chưa biết tu là gì, chỉ cần khởi niệm nghĩ về tình dụcchúng tôi thao thức trăn trở không bao giờ ngủ được suốt cả đêm, thế là bằng mọi cách phải làm sao giải quyết cho bằng được, mới ngủ ngon lành.

 Cũng nhờ sự nhiệt tình chỉ dạy của sư phụ đã giúp cho chúng tôi dần hồi giảm bớt được những vọng niệm xấu ác, tuy chưa hoàn toàn dứt hẳn nhưng chúng tôi cảm thấy an lạc, hạnh phúc vô cùng. Nhớ lại trong kinh đức Phật đã từng nói: nếu có cái thứ hai nữa giống sự ân ái của nam nữ thì trên đời này không ai có thể tu hành, thành tựu đạo quả, may mà nó chỉ có một thứ thôi, đã làm cho loài người điên đảo vì chúng.

TẬP NGHIỆP CHÚNG SINH

 Nhờ có môi trường tu hành tốt, mỗi năm chúng tôi được nhập thất một lần 49 ngày cho đến 3 tháng và hiện nay có thêm chương trình nhập thất từ 3 tháng đến 3 năm cho mỗi thiền sinh.

 Chúng tôi đủ duyên nhập thất được 12 lần từ lúc xuất gia cho đến ngày hôm nay. Vì vậy mà những gì xưa kia chúng tôi lầm chấp cho rằng chết là hết không có nhân quả nghiệp báo, tội phước hoặc những gì ta làm thì không thể thay đổi được. Hôm nay nhờ gặp được Tam Bảo, nhờ gặp được Phật pháp và gặp được minh sư chân chánh, mà chúng tôi biết được cách thức chuyển hóa được những thói hư, tật xấu có tính cách làm tổn cho người và vật.

 Được sự chỉ dạy tận tình của sư phụ Thường Chiếu giúp cho tôi làm mới lại chính mình, từ một con người xấu xa tội lỗi đã thay đổi cuộc đời, bằng những việc làm thiết thực để dấn thân đóng góp phục vụ cho tha nhân. Qua lời Phật dạy trong kinh Nghiệp báo chúng tôi trích dẫn ra đây để mọi người cùng tham khảohọc hỏi.

 Hạnh phúc hay khổ đau đều do chính mình chủ động tạo lấy, rồi bị nó chi phối sai sử trở lại làm cho ta dính mắc vào đó không thể buông xả được.

 Như vậy nghiệp là do ta huân tập lâu ngày trở thành thói quen, đâu phải ai đem đến ép buộc cho mình. Nên nói tập nghiệp tánh nó vốn không, nếu tánh nó thật có thì mọi người ra đời đều giống nhau như khuôn đúc. Nhưng rõ ràng là không phải vậy, vì mỗi người đều có sự sai biệt khác nhau về mọi mặt. Do bản chất của nó vốn là không, nhưng tại ta tập nên lâu ngày trở thành nghiệp, cho nên nói là tập nghiệp.

 Thói quen ham thích là căn bệnh chung của tất cả mọi người hầu như ai cũng có, ham thích nhiều hay ít là do thói quen huân tập của chúng ta. Quý Phật tử ở nhà ăn uống những món quen miệng hợp khẩu vị, bây giờ vô chùa quý thầy cho ăn món khác, mình không thích nên ăn cảm thấy không ngon miệng. Cụ thể như đa số quý Phật tử quen ăn mặn, hôm nào đi chùa quý thầy đãi ăn chay, quí vị liền nói con ăn chay không được nên chạy ra ngoài kiếm ăn.

 Như vậy thói quen thích ăn mặn là do mình huân tập lâu ngày, bây giờ tuy mình là Phật tử nhưng không thích ăn chay, vì ăn chay chúng ta mới tập, chớ hồi nhỏ cha mẹ cho ăn gì ăn nấy, đâu biết chay mặn là gì đâu? Nhưng khi chúng ta đã tập quen rồi, nếu thức ăn có khác đi mình chịu không nỗi, chẳng muốn ăn. Trong ăn chay cũng có cái thích và không thích nữa. Như người thích rau luộc, thích đồ mát đem thức ăn có nhiều dầu hoặc đồ giả mặn thì ta không thích. Tại sao vậy? Tại vì rau luộc hợp với khẩu vị của ta.

 Người thích ăn đậu hủ, người thích xào chiên, người thích ăn rau luộc mỗi người thích mỗi thứ không ai, giống ai. Bây giờ chúng ta thử nghiệm lại coi cái thích đó tự nó có hay là do mình huân tập? Rõ ràng là do mình huân tập, lâu ngày trở thành thói quen, khi người đã quen ăn chay rồi khi nghe món mặn thì thấy khó chịu vì tanh. Cho nên cái gì chúng ta ham thíchcố gắng duy trì thì trở thành thói quen, thành ra cái thích đó trở lại sai sử chúng ta.

 Từ cái chưa tập mình cố gắng huân tập cho thành có, cái có đã thuần thục rồi cho nên gọi là tập nghiệpchúng ta bị nghiệp đó chi phối lại. Tất cả những gì ta ham thích, đó là sở thích theo nghiệp nên ta bị nghiệp sai sử trở lại, cho nên chúng ta phải gọi là thích đủ thứ. Bây giờ thử ta đi từ tập nghiệp hiện tại, trở lui về tập nghiệp quá khứ xem nó ra sao.

 Như người nam hồi còn trẻ chưa biết hút thuốc là gì, họ có bao giờ thèm thuốc đâu? Nhưng khi thấy người lớn phì phà điếu thuốc trông oai phong lắm nên từ đó bắt chước theo, mới đầu chỉ tập hút một hai điếu cảm thấy đắng miệng, khó chịu nhưng tập dần riết thành quen, rồi chừng năm ba tháng sau thành ghiền. Lỡ bữa nào không có thuốc hút, họ cảm thấy khó chịu nên nói tôi thèm thuốc quá, có ai cho tôi xin một điếu thuốc hút thì ngon biết mấy.

 Khi hút thuốc lâu ngày trở thành ghiền, những lúc như vậy nói tôi ghiền thuốc quá nên không làm gì được thật là khốn khổ, khó chịu vô cùng. Người nào không ghiền thuốc thì thấy khỏe re vì đâu có huân tập mà ghiền. Người nam thì hay có tật nếu không hút thuốc thì phải biết uống rượu. Nhiều người thấy hút thuốc, uống rượu hao tiền tốn của, suy giảm trí tuệ nên cố gắng chừa bỏ. Khi bỏ được chừng vài ba tháng bị bạn bè trêu chọc là pê đê, thờ bà nghe nói vậy liền tức quá hút thuốc, uống rượu trở lại sau này bị ghiền nặng hơn làm khốn khổ vợ con. Nếu ta trước kia chưa từng uống rượu, khi thấy rượu ta có ghiền, có thèm hay không? Nhưng khi ta đã uống năm ba năm rồi thấy ai bài sòng nhậu ra, dù người ta không mời, ta cũng tìm cách nhào vô uống, vì ta quá thèm và nghiền rượu rồi. Có người rắn mắc khi thấy người ta uống rượu, không mời mình liền nói: có ai kêu tôi không, không kêu à thì tôi tự phạt mình ba ly. Nhưng luật uống rượu vào ba thì ra bẩy, cuối cùng xạo xạo cũng uống được mười ly, đó là câu châm biến những kẻ ghiền rượu mà hay uống ké. Quý vị thấy mắc cở chưa, tại vì ghiền cho nên mới làm liều như vậy ai chê thì chê, miễn mình đỡ thèm là được rồi. Tại sao thèm? Vì ta huân tập lâu ngày nên thành quen, bữa nào thiếu nó thì chịu không nỗi, giống như con gà mất toi đứng ủ rủ.

 Đa số người nam biết uống rượu, hút thuốc là có hại vừa tốn tiền vừa bệnh hoạn, nhưng do ta tập hoài lâu ngày thành thói quen nếu thiếu nó ta chịu không nỗi. Thế là mình bị nghiệp ghiền thuốc, ghiền rượu sai sử chi phối nên thiếu mấy thứ đó ta cảm thấy bần thần rã rượi và mệt mỏi, không làm gì được.

 Trở lui về quá khứ chúng ta thấy tập quán của con người, do người này uống người kia hút rồi níu kéo chằng chịt nhau mời qua mời lại để rồi thành bạn ghiền. Nhất là ở thôn quê có tập tục, đám ma, đám cưới, đám giổ họ bày ra hút uống nhậu linh đình mỗi khi có dịp. Họ cho đây là một truyền thống tốt đẹp của người xưa để lại, nếu con cháu không bắt chước theo sợ ông bà tổ tiên buồn phiền. Nên mỗi khi có đám giổ, đám ma họ bày tiệc nhậu linh đình gọi là trả nợ thế gian, vì gia đình này mời gia đình kia.

 Thậm chí có nhiều nhà rất nghèo thiếu thốn khó khăn đủ thứ, vậy mà khi có đám giổ cũng ráng mượn nợ làm cho thật lớn để được gia đình người thân chòm xóm khen, nhà thằng Ba làm đám giổ cha nó lớn ghê, đúng là ông Bảy có phước thật. Phước đâu chẳng thấy chỉ thấy để lại hậu quả không tốt, hễ thanh niên, đàn ông là phải biết hút thuốc uống rượu, rồi lại còn cái nghiệp cờ bạc nữa. Đó là chưa nói đến vấn đề trai gái, ái chà quá nhiều thứ không tốt làm cho người ta điên cuồng trong si mê nghiện ngập để rồi càng ngày làm mất đi nhân cách làm người của mình.

 Thế giới chúng ta mỗi ngày có khoảng 40 ngàn người thiếu ăn vì không có đủ lương thực để cấp cho họ. Vậy mà từ gạo người ta biến chế ra rượu là cái thứ làm cho nhân loại hao tiền tốn của, mất thời gian để rồi sinh bệnh hoạn. Và từ đó vẫn đến nhiều tệ nạn xã hội do rượu gây ra, hiếp dâm, cướp của giết người, phá rối trật tự công cộng, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông, lãng phí giờ làm việc hành chánh và rượu còn tiêu tốn vào đối tác giao dịch làm ăn. Các làng nướng mọc lên như nấm, dần hồi làm mất đi phẩm chất nhân cách của con người cũng tự rượu mà ra.

 Như vậy, chúng ta sở dĩ khổ đau mất tự chủ là do nghiền thuốc, nghiền rượu và làm cho người thân gia đìnhxã hội lo thêm gánh nặng? Việc huân tập uống rượu, hút thuốc này ta không thể đổ thừa cho ai được, vì rõ ràng là do mình tập tành từ lúc ban đầu. Nếu ta đổ thừa tại vì người này dụ tôi hút thuốc, tại vì người kia dụ tôi uống rượu, đó là cách thức bao che lý luận đổ thừa bâng quơ không có căn cứ thực tế. Người ta ép dụ mà mình không hút, không uống thì thôi, tại vì mình ham thích và muốn chứng tỏ bản lĩnh với đời, nếu ta không huân tập thì làm sao trở thành tập nghiệp được.

 Nghiệp nghiền rượu, nghiền thuốc là chính mình đã huân tập lấy chớ nên đổ thừa cho ai. Ta đã lỡ huân tập nó rồi sau đó mới thấy khốn khổ, hao tiền tốn của, thân thể sinh bệnh hoạn, tâm trí mờ mịt tối tăm làm khổ gia đình, người thân. Bây giờ chúng ta muốn bỏ nghiệp ấy thì phải làm sao đây? Ta phải can đảm, dũng mãnh chấp nhận đau thương một thời gianthường xuyên nghiệm xét, quán chiếu sự tác hại của nó. Nghiệp do mình tạo ra từ thân, miệng, ý khi muốn bỏ, chúng ta cũng phải bắt đầu từ đó. Chúng ta biết rõ ràng trước kia mình đâu có nghiền rượu, nghiền thuốc, tại ta tập hút, tập uống lâu dần mới thành ghiền.

 Bây giờ chúng ta muốn hết nghiền, đỡ tốn tiền, ít bệnh hoạn và bớt khổ đau thì ta cố gắng tập trở lại, đừng hút thuốc, đừng uống rượu nữa. Vì bản chất của rượu, thuốc tánh nó là không, chúng ta tập lâu ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó trở lại sai sử chúng ta cho nên gọi là tập nghiệp.

 Nghiệp tuy có nhưng biết nó là không thật, đừng theo nữa thì từ từ nó sẽ hết chớ có gì khó khăn đâu, tại vì ta không chịu bền bỉ, kiên trì buông bỏ chúng. Thấy thuốc không thèm hút, thấy rượu không thèm uống, tuy có khổ sở khó chịu một thời gian, nếu ai có nói móc, nói méo là chuyện của họ, ta cứ an nhiên, bình thản thì lâu ngày sẽ hết nghiền. Bởi tánh của nghiệp nó vốn là không, đâu phải thật có, nó từ bên ngoài huân tập vô rồi trở thành nghiệp, không phải cái có sẵn từ trước đến giờ. Như vậy, nếu ta cố gắng kiên trì, bền bỉ một chút thì bỏ dễ dàng, chớ đâu có gì là khó khăn mà nhiều người không thể làm được.

 Có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo sinh nhiều bệnh tật. Những gì là mười?

 Một là vui thích với việc đánh đập chúng sinh và giết hại.

 Hai là khuyến khích người khác đánh đập và hành hạ chúng sinh.

 Ba là khen ngợi tán thán khi thấy người khác đánh đập chúng sinh.

 Bốn là thấy người đánh đập hành hạ chúng sinh mà mình sinh tâm vui mừng.

 Năm là luôn nói nặng lời với cha mẹ khiến cha mẹ buồn khổ.

 Sáu là phỉ báng và chê bai các bậc hiền Thánh.

 Bảy là thấy người đau khổ bệnh tật mà mình sinh tâm vui mừng.

 Tám là khi thấy người khác an vui hạnh phúc mà mình sinh tâm ghen tỵ, tật đố.

 Chín là không nhiệt tình chăm sóc cho người hết bệnh hoặc cho lầm thuốc giả.

 Mười là ăn đêm chưa tiêu mà lại tiếp tục ăn thêm.

 Do mười nghiệp đánh đập hành hạ chúng sinh cho nên trong hiện đời bị quả báo nhiều bệnh tật khổ đau. Tại sao chúng tôi mới tám chín tuổi đầu mà đã biết hút thuốc, cờ bạc và uống rượu rồi?

 Con người từ khi mở mắt chào đời là đã chịu sự chi phối của nghiệp nhân quá khứ, dần dần lớn khôn có sự hiểu biết, bắt đầu chúng ta huân tập nghiệp mới, cái gì ta tập lâu ngày thì trở thành thói quen. Nếu ta biết sống thân cận gần gũi và lắng nghe những lời chỉ dạy của các bậc hiền Thánh, luôn làm những điều hay lẽ phải thì lâu ngày ta trở thành người tốt, để đóng góp phục vụ cho gia đìnhxã hội.

 Ngược lại nếu ta thường xuyên sống gần gũi những người xấu ác, thì lâu ngày ta sẽ bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu, làm cho nhân cách và phẩm chất đạo đức của ta trở nên tối tăm mờ mịt, tự mình chuốc lấy khổ đau.

 Cho nên tục ngữ việt Nam có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là có nguyên nhân. Gần người tốt thì chúng ta cũng dễ dàng bắt chước làm tốt theo và gần người xấu thì ta cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của họ, đó là tập nghiệp trong hiện tại. Vậy cái gì đã thôi thúc chúng tôi bị dính mắc từ khi còn nhỏ.

 Phật gọi là tập nghiệp chúng sinh, còn nói theo từ ngữ khác là do thói quen hay còn gọi là chủng tử đã được huân tập thuần thục trong nhiều đời.

 Vậy nghiệp là gì? Nghiệp là năng lực, là hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần qua thân, miệng, ý của mỗi người, rồi lâu ngày trở thành thói quen. Thói quen đó có sức mạnh chi phối và sai sử lại chúng ta. Bản thân chúng tôi nếu không gặp được Tam bảo, không gặp được thầy lành bạn tốt thì suốt cuộc đời sống theo những tập nghiệp xấu ác.

 Thời gian được xuất gia tại Thiền Viện Thường Chiếu chúng tôi phải cố gắng tu học và lao động. Trong thời gian này chúng tôi bị nhiều chứng bệnh tưởng chừng như không qua khỏi. Thứ nhất là bị suy thận vì di chứng ba lần bệnh xã hội, huyết áp tăng cao đến độ không thể ngờ thường xuyên từ 21 hoặc 22 trên 11, bị viêm gan siêu vi B, bị bệnh trĩ, bệnh tim. Thân thể bị suy nhược mất sức đề kháng nên thường xuyên bị cảm cúm, đi phân sống bị tiêu chảy và nhất là bệnh mờ mắt. Bác sĩ Hồng Nhung sau khi khám bệnh đã khẳng định một câu rằng, mắt của thầy không thể chữa trị được vì đồng tử đã bị giản nở.

 Vì nhiều bệnh như thế, cho nên tôi phải áp dụng phương pháp nhịn ăn mỗi ngày chỉ uống nửa lít nước là tối đa, thời gian nhịn mỗi lần là 21 ngày. Bản thân chúng tôi tuy hiện tại bệnh tật có bớt nhiều so với khi trước, nhưng hết bệnh này thì đến bệnh khác. Loại bệnh thứ nhất là do nghiệp báo quá khứ tạo nên bây giờ phải trả. Loại bệnh thứ hai do hiện tại ăn uống sinh hoạt không phù hợp, trong 8 năm gần đây tôi bị đủ thứ bệnh hành hạ nhiều khi muốn thoái bồ đề tâm. Nhưng nhờ có tu chút đỉnh nên tôi sẵn sàng chấp nhận quả báo mệt mỏi, khổ đau và nặng nề nhất là bệnh mất trí nhớ vì bị tai biến mạch máu não.

 Đó là quả báo của sự làm khổ và hành hạ chúng sinh hoặc xúi giục người khác đánh đập và giết hại. Nhẹ thì bệnh hoạn, nặng thì chết yểu. Đức Phật đã từng dạy rằng đã làm người ít ai hoàn toàn không gây tạo tội lỗi làm hại chúng sinh, chính vì những tập nghiệp của mỗi người khác nhau nên không ai giống ai, người tốt kẻ xấu, người thiện kẻ ác.

 Chúng ta từ vô thủy kiếp cho đến nay không ít thì nhiều khi có mặt trong cuộc đời này, đều làm khổ đau cho nhau ngoài trừ các bậc Thánh nhân. Chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn phải chịu nhiều quả báo trong hiện đời, như bị cô gái giả làm bụng bầu để vu oan giá họa đức phật trước mặt bàn dân thiên hạ. Bị bọn ngoại đạo giết một cô gái rồi đem chôn trong Tịnh xá để vu oan cho đức Phật hãm hiếp.

 May nhờ phước đức của Ngài quá lớn nên đã chiêu cảm vua quan tìm ra sự thật. Nhân quả nghiệp báo sẽ không chừa bỏ một ai khi đủ nhân duyên, đủ điều kiện. Chiêm nghiệm những gì đã xảy ra trong cuộc đời của chúng tôi và một số bài học nhân quả của đức Phật.

 Chúng tôi chân thành khuyên nhủ tất cả mọi người hãy nên tin sâu nhân quả, vì làm lành được hưởng phước báo tốt đẹp, làm ác chịu quả sa đoạ khổ đau. Và chỉ có Phật pháp mới giúp ích cho chúng ta biết cách làm chủ bản thân, bằng trái tim yêu thươnghiểu biết để ta dấn thân, đóng góp phục vụ tốt cho gia đìnhxã hội.

 

PHẦN 3 : RỬA NGHIỆP LỘT XÁC

NĂM LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH

 Sự trải nghiệm trong suốt quá trình tu tập của biết bao nhiêu bậc hiền Thánh đã đi trước, để lại cho chúng ta những lời chỉ dạy rất bổ ích, chúng tôi xin chân thành trình bày ra đây bằng tất cả tấm lòng với trái tim yêu thươnghiểu biết.

1-TIN PHẬT

 Sự sống của con nguời là luôn tìm kiếm hạnh phúc cho thể xác lẫn tinh thần, vậy ai muốn tìm về cội nguồn của an lạc thì ta phải tìm hiểu coi Phật là gì? Là ai? Chúng ta muốn học hỏi và bắt chước đi theo con đường giác ngộ, giải thoát thì ta phải biết đức Phật là ai, trước khi tin Phật. Tin như vậy là niềm tin chân chánh vì có tìm hiểu học hỏitu tập. Phật có phải là con người lịch sử hay là một đấng thần linh thượng đế như người cổ xưa đã gán cho hoặc Ngài là một nhân vật huyền thoại không có thật.

 Phật là danh từ chung nói cho đủ gọi là Phật đà, nói gọn lại gọi là Phật. Phật là người giác ngộ, là người tỉnh thức, là người vì lợi ích tha nhân, vì sự sống của con người. Giúp cho mọi người biết cách làm chủ bản thân, tin sâu nhân quả với tinh thần chia vui sớt khổ.

 Trước khi thành Phật Ngài là một hoàng thái tử chuẩn bị kế thừa ngôi vua, ý thức được sự khổ đau của nhân loại vì bị sinh, già, bệnh, chết. Ngài chấp nhận bỏ hết cả cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, thần dân thiên hạ để ra đi tìm cầu chân lý giúp cho con người thoát khỏi sinh già, bệnh, chết. Sau 5 năm học và tu với hai vị đạo sư nỗi tiếng thời bấy giờ, vẫn không hết được phiền muộn khổ đau do tham, sân, si chi phối. Nghe nói rằng lối tu khổ hạnh ép xác, hành hạ thân thể sẽ thành tựu đạo quả nên Ngài đã kiên trì bền bỉ thực hành liên tục sáu năm, cho đến thân thể chỉ còn lại da bọc xương và cuối cùng bị ngất xỉu.

 Nhờ một cô thôn nữ cúng dường bát sữa, Ngài tỉnh lạitìm ra lối tu trung đạo, ăn uống vừa đủ để nuôi sống thân này và dùng trí tuệ để phá tan vô minh phiền não. Cuối cùng Ngài đã biết cách làm chủ bản thânan nhiên tự tại, giải thoát không còn bị mọi dục vọng trên cõi đời này làm lung lạc và thành Phật.

 Điểm đặc biệt ở đây Ngài là một con người bằng xương bằng thịt, giống như tất cả mọi người chúng ta. Ngài cũng được sinh ra từ bụng mẹ, lớn lên Ngài vẫn có vợ có con như tất cả mọi người thế gian. Ngài là một con người đi tu cuối cùng thành Phật để cứu độ chúng sinh, chúng ta cũng là con người nếu ai chịu tu theo lời Ngài chỉ dạy thì ta cũng sẽ thành Phật trong tương lai. Bởi vì Ngài thường nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Ai trong chúng ta cũng đều có khả năng thành Phật như Ngài, bởi vì Phật là tánh biết sáng suốt ngay nơi thân mỗi người, chỉ vì chúng ta chẳng chịu thừa nhận nên đời đời kiếp sống trong đau khổ lầm mê. Phật là con người như tất cả mọi người, vẫn sống làm việc phục vụ vì lợi ích chúng sinh mà không tham lam, sân hận, si mê dính mắc như người đời.

 Cho nên trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Bồ tát Thường Bất Khinh dù bị người mắng chửi, đánh đập nhưng Bồ tát vẫn không buồn, không giận không oán, không ghét mà còn nói rằng: Tôi không dám khinh các người vì các người đều sẽ thành Phật. Bồ tát Thường Bất Khinh suốt cả cuộc đời chỉ làm một việc nhắc nhỡ mọi người đều có Phật tánh.

 Về mặt thực tế cuộc đời Phật là con người dám buông xả hết tất cả những gì thế gian mong muốn, để dấn thân đóng góp, phuc vụ, giúp đỡ, sẻ chia không biết mệt mỏi, nhàm chán bằng trái tim yêu thươnghiểu biết, giúp cho con người biết cách làm chủ bản thân để cùng nhau chia vui sớt khổ bằng tình người trong cuộc sống. Về khía cạnh tâm linh Phật giúp cho ta nhận ra tính biết sáng suốt đang tiềm ẩn nơi mỗi người, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, thấy tức là biết, biết mà không dính mắc bị dòng đời cuốn trôi, vậy không phải Phật tánh là gì? Tai mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế, ai nhận ratrở về sống với chân tâm của mình thì đời đời kiếp kiếp thoát khỏi mê lầm khổ đau.

 2-TIN SÂU NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO

 Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau không ai có quyền ban phước giáng họa, mình làm mình chịu không đổ thừa cho ai hết.

 Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ hạt giống lành dữ ấy không bao giờ bị mất khi hội đủ nhân duyên, ta sẽ thọ nhận tất cả quả khổ vui do mình gây ra. Người biết tu và tin sâu nhân quả sẽ không oán trời trách đất, đỗ thừa tại bị thì là… sẵn sàng chịu nhận quả xấu mà không tạo thêm ân oán, hận thù do đó nhân quả ác dần hồi dứt sạch. Con người do tạo nhân quả không đồng đều nên có sự sai biệt rất lớn trong cuộc đời như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, thông minh hay ngu dốt, sống thọchết yểu.

 Vậy nhân quả là gì? Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Như ta trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu. Nhân là mầm, quả là hạt, từ hạt sinh ra mầm, từ mầm phát triển thành cây và từ cây cho ra trái. Nhân quả luôn đan xen kết nối nhau, nương vào nhau mà hình thành và tương quan mật thiết với nhau.

 Đặc tính của nhân quả là do nhiều nhân duyên kết hợp lại mà thành, không có cái gì một nhân mà cho ra kết quả được. Một ví dụ về hạt lúa người ta hay nói rằng hạt lúa sinh ra cây lúa, đó là lời nói rút gọn thật ra hạt lúa phải kết hợp nhiều duyên phụ thuộc như không khí, ánh sáng, đất, nước và sự chăm sóc của con người

Giáo lý nền tảng của đạo Phật có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.

Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy rơi vào tàng thức. Đến khi đủ duyên chúng ta sẽ thọ nhận tất cả các quả khổ vui, người biết tu sẽ không than oán, hờn trách khi quả khổ đến mà sẵn sàng thọ nhận và tìm cách chuyển hoá. Do đó, con người khi mới sinh ra đã có sự bất đồng và sai biệt như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, sống thọ, chết yểu, thông minh hay đần độn.

Tuy gieo nhân thì phải gặt quả nhưng nhân quả không cố định, có thể thay đổi được. Vì vậy, trong thực tế có người sinh ra trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nghèo đói, xấu xí, tàn tật, nhưng họ cố gắng vươn lên, cuối cùng thành đạt, trờ nên giàu có, danh vọng tiếng tăm, có địa vị cao trong xã hội được mọi người kính trọng.

Khi hiểu được giáo lý nhân quả, chúng ta sẽ sống có trách nhiệmý thức được hậu quả xấu gây khổ đau cho người. Không ỷ lại hay đổ thừa mọi chuyện xảy ra là do “khi không”, “tự nhiên” mà chính ta phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi tạo tác của bản thân.

Hiểu và ứng dụngnhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh.

Do đó, tin sâu lý nhân quả sẽ giúp chúng ta có cách nhìn thông thoáng hơn, không bị lệ thuộc vào một đấng quyền năng thượng đế, mà chính mình là thượng đế của chính mình. Không một ai có quyền ban phước, giáng họa. Mọi sự khổ vui đều do mình tạo lấy và ta có quyền thay đổi hoàn cảnh sự sống tùy theo năng lực và sự tu tập của bản thân.

3-TIN SÂU TAM BO (PHT, PHÁP, TĂNG)

Phật là con người, Pháp là những lời dạy chân chính của Ngài, Tăng là những người truyền thừa, thay Phật hoằng dương chánh pháp, sống trong tinh thần lục hòa, đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần chia vui sớt khổ, phục vụ vì lợi ích chúng sanh. Tăng là những người hiến trọn đời mình cho mục đích trên để cầu thành Phật, dưới hoằng hóa độ sanh vì lợi ích con người. Nhờ có chư Tăng, Ni thay Phật hoằng truyền những lời dạy của Ngài khiến cho chánh pháp được mở mang rộng rãi đến tất cả mọi người. Những ai hấp thu được tinh ba của Phật pháp, người đó ngày càng được an vui hạnh phúc hơn và sẵn sàng an ủi, sẻ chia, giúp đỡ vì tình người trong cuộc sống.

Nhưng Tăng cũng có nhiều loại. Đại khái lược lại có ba: Bồ Tát Tăng, Thanh Văn TăngPhàm Phu Tăng. Đây là Tăng bảo chân chánh xứng đáng được mọi người y chỉ tu họctôn kính cúng dường.

Phật tùy duyên giáo hóa và đã nhập Niết bàn, nay chỉ còn lại những lời vàng ngọc của Ngài. Còn Tăng thì thay Phật truyền trì chánh pháp, hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vì lợi ích chúng sanh. Tăng Phàm phu là những người chân thật, nguyện hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộgiải thoát, đang kế thừa con đường Phật đạo, tuyên dương chánh pháp giúp cho mọi người bớt khổ, thêm vui, luôn làm lợi cho chúng sanh. Tuy Phàm phu Tăng chưa thành tựu đạo quả, nhưng nhờ học hiểu và hành trì tới đâu thì hướng dẫn tới đó. Vì vậy, ai phát tâm cúng dường Phàm phu tăng vẫn được phước không thể nghĩ bàn.

Thực tế trong cuộc đời này, phàm phu Tăng là số đông gần gũi với chúng ta nhất. Nếu ai vâng theogìn giữ năm điều đạo đức của Phật chế ra, vì lòng từ bi, ngăn ngừa chúng ta rơi vào hố sâu tội lỗi, giúp ta có ý thức được sự khổ đau của sự giết hại gây nên.

Chúng con nguyện sống với lòng từ bi, thương yêu bình đẳng, không làm tổn hại con người cho đến các loài vật. Không gian tham trộm cướp, không tà dâm ngoại tình, không nói dối, không uống rượu và dùng những chất kích thích có hại như xì ke, ma túy v.v… Phàm phu Tăng chân thật tu hành, thuyết pháp độ sanh mang tinh thần của các vị Thánh Tăng Bồ TátThánh Tăng Thanh Văn.

Phàm phu Tăng là số đông cho nên quý Phật tử dễ gần gũi và tiếp cận hơn, chúng ta vẫn học hỏi được những điều hay, lẽ phải để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Nói tóm lại, tin sâu Tam Bảo là tin Phật, Pháp, Tăng, khi chúng ta tin, không nên thần tượng hóa, vì thần tượng hóa dễ sụp đỗ và mất tín tâm. Chỉ thấy thầy mình hay, thầy mình giỏi, vì vậy dễ dẫn đến tư tưởng phê bình, chỉ trích người khác do đó làm mất đi sự hoà hợp trong tăng đoàn gây sự chia rẽ.

Tăng là đoàn thể sống trong an vui hòa hợp. Vì lợi ích số đông mà nhiều người cùng sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết với tinh thần vô ngã vị tha.

4-Sám hối làm mới lại chính mình

Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh cuộc đời hoặc chối bỏ sự thật của tội lỗitìm cách sám hối để làm mới lại chính mình. Sám hối là sám lỗi trước, nguyện không cho tái phạm lỗi lầm xưa. Hối là ngăn ngừa lỗi sau, không cho phát sinh kể từ ngày hôm nay. Sám hối đúng nghĩa là phải có tâm hổ thẹn và cầu tiến.

Người biết hổ thẹn sẽ không dám cho tội lỗi phát sinh hoài. Nhờ vậy, người thành tâm sám hối thì tội lỗi dần dần được tiêu trừ.

Ai trong chúng ta không một lần vấp ngã dù ít hay nhiều. Nhưng điều quan trọng hơn hết là khi bị vấp ngã, chúng tacan đảm đứng lên hay không?

Sám hốitinh thần cầu tiến, làm mới lại chính mình. Với tinh thần cầu tiến, biết hổ thẹn, nhờ sám hối chúng ta sẽ không tái phạm lỗi lầm xưa. Với lòng chí thành thiết tha sám hối, sẽ giúp cho chúng ta vơi bớt tội lỗi và từ từ hết sạch.

Nhờ sám hối mà tâm ta ngày càng trong sạch. Dám sám hối là một việc làm can đảm, khiến tâm cống cao ngã mạn, tự ti, mặc cảm, lần lần thuyên giảm, nhờ vậy ta càng ngày càng sống tốt hơn ít phạm phải lỗi lầm.

Tu mà không gan dạ sám hối quả thật là người hèn nhát, không xứng danh là một con người. Sám hốiphương pháp sách tấn mạnh nhất. Nhờ sám hối, dù có tạo tội bao nhiêu, chúng ta vẫn là người tốt trong hiện tạimai sau.

Tóm lại, sám hối là một phương pháp tu hành rất thiết thực, có lợi ích cho hiện tạimai sau. Người đời vì không biết, nên một khi có lỗi lầm thì ém nhẹm giấu diếm, không cho ai biết, tìm cách che giấu tội lỗi. Vì thế tội lỗi ngày càng thêm chồng chất, cuối cùng hết phước, chịu họa không thể lường. Người xưa nói: “Người không gặp hoạn nạn, không biết quay đầu sám hối”. Do đó mà đại đa số người đời bị sa hầm sụp hố. Đến khi tỉnh ngộ, hiểu ra, mới biết sám hối là điều cần thiết cho tất cả mọi người chúng ta.

5-Áp dụng lời Phật dạy

Làm phước bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ, niệm Phật, tụng kinh, thiền quán, hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh, đó là những tiêu chí đầu tiên Phật dạy chúng ta. Nhờ vào công đức của những việc làm trên, chúng ta sẽ giảm bớt đi lòng tham, ích kỷ, nhỏ nhoi, ti tiện. Thấy rõ sự sống của chúng ta không thể tách rời nhau mà mọi người cần phảitrách nhiệm thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với tinh thần chia vui sớt khổ.

Tụng kinh nhằm mục đích hiểu lời Phật dạy, để ta biết được điều hay, lẽ phải, mà áp dụng vào trong đời sống hằng ngày nhằm chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc, ngay trong giờ phút hiện tại.

Tụng kinh để thấm nhuần lời Phật dạy, có ích thiết thực trong việc hành trì, gội rửa thân tâm chúng ta ngày càng được trong sạch hơn.

Tụng kinh là cơ hội tốt nhất để ta học hỏi, tìm hiểu, tư duy, quán chiếu soi xét lại chính mình. Nhờ thuờng xuyên nghiệm xét lời Phật dạy chúng ta thấy biết rõ ràng chỗ si mê chấp ngã để làm tổn hại cho người và vật.

Tụng kinh không phải để chúng ta cầu nguyện van xin Phật hay Bồ tát giúp cho mình tai qua nạn khỏi, gia đình được nhiều hạnh phúc, làm ăn được khấm khá.

Tụng kinh để cho ba nghiệp: thân, miệng, ý, của chúng ta hằng thanh tịnh, nhờ thân ngồi ngay ngắn, miệng tụng lời Phật dạy, ý nhiếp tâm vào lời kinh, nhờ vậy cảm thấy bình yên hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Niệm Phật để giúp ta nhớ nghĩ chân chánh, không nhớ nghĩ lăng xăng, có hại cho mình và người. Niệm Phật tức nhớ Phật. Phật vì lòng từ bi rộng lớn cứu khổ chúng sinh. Niệm Phật để tâm được thanh tịnh, sáng suốt, để thấy biết đúng như thật. Niệm Phật là quá trình chuyền hóa ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện, có công năng dừng lắng được điều ác chưa sanh, không cho phát sanh, điều ác đã sanh, không cho tái phát. Niệm Phật để nhớ nghĩ việc làm tốt của Ngài mà chúng ta cố gắng thực hành theo nhằm soi sáng muôn loài vật.

Thiền quán để chúng ta thấy rõ sự sai biệt trong cuộc đời đều do con người tạo lấy, giàu nghèo, tốt xấu, nên hư, phải quấy, thành bại, được mất, hơn thua, thông minh, dốt nát, sống thọ, chết yểu đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Người Phật tử chân chính ngoài việc học hỏi ra còn phải dùng thiền quán để soi sáng muôn loài vật.

Nhờ quán chiếu sâu xa lời Phật dạy, giúp cho chúng ta dễ dàng cảm thôngtha thứ, bao dungđộ lượng, giúp đỡ và sẻ chia, an ủinâng đỡ bằng trái tim yêu thươnghiểu biết trong tinh thần đoàn kết, hoà hợp với tấm lòng vô ngã vị tha. Không thấy ai là người thù của mình, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi. Nhờ hiểu và quán chiếu lời Phật dạy, chúng ta biết cách buông xả mọi chấp trước do bám víu vào xác thân này mà ta có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Cuối cùngphát nguyện hồi hướng.

Hồi là xoay lại, hướng là hướng đến. Chúng ta xoay sự ưa thích, quyến luyến phiền não tham, sân, si có công năng tàn phá và làm tổn hại muôn loài vật trở thành sự thương yêu chân thật.

Hướng là hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, nên mỗi khi làm việc phúc lành nào, chúng ta đều hồi hướng, nhất là sau khi thuyết pháp, giảng kinh, chia sẻ… chúng ta hay đọc bài kệ:

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tửchúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.

Phát nguyệnhồi hướng để chúng ta cố gắng duy trì những gì có lợi ích cho chúng sanh trong hiện tạimai sau để tất cả đều được chung hưởng.

3 ĐIỀU TU HỌC

Hòa thượng trụ trì Thiền viện Thường Chiếu dạy rằng:

“Học tập làm việc như uống ăn làm nên sự sống. Tu là hơi thở quyết định sự sống. Thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong chừng phút giây là chết ngay”.

Để từng bước đạt được kết quả vững chắc, Thiền Viện Thường Chiếu đã đề ra một công thức tu học gồm 3 phương tiện: Học tập, hành trì và lao động như cái đỉnh 3 chân, nếu thiếu một chân thì sẽ không vững chắc và không thể thành tựu đạo pháp.

Trong ba phương diện trên, phương diện thứ ba “lao động” nó quan trọng không kém hai phương diện học tập và hành trì.

Lao động để hiểu được sự nhọc nhằn của đàn na tín thí. Họ phải nhịn ăn, bớt mặc để giúp cho chúng ta tu hành. Nhờ lao động mà chúng ta cảm thông được từ con người cho đến muôn loài, đều phải nương nhờ lẫn nhau. Khống có một loài nào có thể tách rời khỏi sự cộng sinh của thế gian này mà bảo tồn sự sống. Ta không làm ruộng, nhưng vẫn có cơm ăn, ta không dệt vải nuôi tằm nhưng vẫn có quần áo để mặc, vì sự sống của nhân loạicon người đã làm tổn hại không biết bao nhiêu là sinh vật khác.

Đây là điều kiện đầu tiên mà chúng tôi học được ở Thiền viện Thường Chiếu. Lao động để hiểu được giá trị đích thực của nó, để bảo tồn sự sống, để được cùng nhau đóng góp và phát triển xã hội trong tình thương yêu nhân loại và muôn loài.

Lao động để biết được công lao cực khổ của con người, để phục vụ cho xã hội, cũng là lẽ sống thiết thực. Nếu thiếu lao động sẽ mất giá trị sự sống và con người không tồn tại. Ngoài ra, lao động còn là phương cách điều hòa trạng thái tinh thần, rèn luyện thể lực, hòa mình với thiên nhiên. Trong lúc lao động, chúng ta vẫn có thể an nhiên trì niệm, tu tập, lao động như một nhu cầu sống không thể thiếu trong xã hội.

Lao động như ăn cơm

Học hỏi như uống nước

Tu sửa như hơi thở.

(Lời Hòa Thượng Tôn Sư)

Phương thức thứ hai là học tập.

Học ở đây để hiểu lời Phật dạy, ta phải biết một cách rõ ràng, thấu đáo, tường tận. Khi hiểu được rồi, chúng ta phải biết áp dụng vào trong đời sống hằng ngày nhằm chuyển hóa phiền não tham, sân, si thành vô lượng trí tuệtừ bi.

Đức Phật không bắt buộc chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào những lời dạy của Ngài, mà Ngài muốn chúng ta chiêm nghiệm, quán xét, tư duy, soi sáng, khi ta thấy rõ lợi ích thiết thực của việc học hỏi lời Phật dạyáp dụng tu hànhlợi lạc thì ta mới tin.

Nhờ học hỏichúng tôi đã nhận ra được sự sai lầm quá lớn lao với quan niệm chết là hết và không có nhân quả tội phước gì hết. Thuở thiếu thời, mới tám, chin tuổi đầu, làm gì chúng tôi có đủ nhận thức về sự đam mê hưởng thụ. Ấy thế mà tôi đã tiêm nhiễm soa đọa ở lứa tuổi này. Nhờ chiêm nghiệm lời Phật dạy, tôi đã biết được con người khi mới sanh ra chỉ với hai bàn tay trắng, đến khi nhắm mắt lìa đời cũng hai bàn tay trắng. Duy chỉ có nghiệp thức tốt hay xấu là con người phải mang theo như bóng với hình. Nghiệp thức là những hành động tốt hoặc xấu, từ thân, miệng, ý mà chúng ta huân tập mỗi ngày, lâu dần trở thành thói quen. Thói quen đó, có sức mạnh chi phối, dẫn dắt chúng ta tới chỗ xấu hay tốt cho kiếp sau, tùy theo nghiệp nhân đã gieo tạo trong hiện tại.

Nghiệp là những hành động do ta huân tập hằng ngày được lặp đi, lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh sai sử chúng ta trở lại. Như việc hút thuốc chẳng hạn, lúc mới bắt đầu, bắt chước bạn bè hút thử. Những điếu thuốc đầu tiên, nó chỉ cho ta cái cảm giác đắng hôi, khó chịu mà thôi. Lúc này thì ta làm chủ nó, muốn hút hay không hút tùy ý dễ dàng. Nhưng lâu ngày, dài tháng khi đã quen với hương vị cay đắng ấy rồi thì sự xúc tác của nó mới có tác dụng. Lúc này, điếu thuốc là vật thơm ngon kỳ lạ, thiếu nó ta không thể chịu nỗi ngáp vắn, ngáp dài. Vì sao? Vì cơ thể ta đã quen với hương vị của nó rồi.Thiếu nó là gây ra trạng thái trong người bức xúc, xốn xang, khó chịu, chảy nước miếng, nước mũi, thèm khát một cách lạ thường. Khi tâm trạng thèm khát phát sinh làm cho ta cảm thấy khó chịu, vật vờ như thiếu cái gì trong cơ thể mình. Những khi cơn nghiện trỗi lên, thì lúc ấy ta thấy trên đời nay không có gì quý hơn điếu thuốc. Nếu khi đó có liền một con “dế nhủi” thôi là đã hấp dẫn rồi. Huống hồ là được thưởng thức một điếu thuốc nguyên vẹn với tách cà phê nóng.

Quý vị biết dế nhũi là gì không? Dế nhũi là phần tàn thuốc còn sót lại khi người ta hút thuốc gần hết rồi quăng đi. Trong lúc ghiền chỉ cần một con dế nhũi thôi là đã tạo cảm giác dễ chịu rồi, huống chi là đầy đủ.

Như trường hợp thực tế của bản thân tôi, khi còn nhỏ có thói quen mút móng tay, đến nỗi hai cái răng cửa mòn hết một nửa. Mỗi lần tôi mút, cạy răng cửa như vậy là một lần khổ đau. Vì cảm giác khó chịu nhức đầu, có khi giật bưng bưng cả mặt.Mỗi khi phiền muộn điều gì là tôi càng cạy răng nhiều hơn. Cạy càng nhiều thì càng nhức đầu. Vậy mà cho tới năm 47 tuổi, nhờ một bác sĩ nha khoa là một Phật tử thuần thành, pháp danh Xuân Anh, giúp công quả trám và nhổ thay răng cho tôi. Kể từ đó tôi mới chuyển được nghiệp cạy răng của mình.

Tất cả các vị thấy ghê hồn chưa, đó là thói quen không tạo giá trị, chỉ kích thích cảm giác khó chịu. Vậy mà tôi phải mất gần 40 năm mới có thể chấm dứt được. Như thế có phải là nhờ tha lực hoàn toàn không? Xin thưa với tất cả quý vị là có, nhưng không phải hoàn toàn nhờ vào tha lực, mà đạo lý nhà Phật nói “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này như thế này thì cái kia như thế đó”.

Ở đây nhà Phật gọi là nhân duyên chuyển nghiệp, chính vì sợ cạy răng tiếp sẽ bị khiếm khuyết, mất vẻ đẹp của răng và đau khổ, nên tôi chấm dứt không cạy răng nữa. Vì nghiệp xấu chiêu cảm quả báo, nên phải chịu trong một thời gian dài. Nay hội đủ duyên lành cùng cộng nghiệp tốt tôi đã chuyển được thói quen xấu.

Thí dụ về cái răng nói trên là tạo nghiệp cảm đau khổ mà còn khó bỏ. Thử hỏi, nếu chúng ta đã gieo tạo nghiệp cảm luyến ái khoái lạc thì làm sao mà có thể dứt bỏ được? Quả là “vượt cạn lên bờ được mấy ai”. Từ đó nhà Phật chỉ cho chúng ta phương pháp ngăn ngừa những điều tội lỗicố gắng duy trì phát sanh những điều thiện lành tốt đẹp để mình và người được lợi ích. Đó là giới. Giới như mảnh đất tốt cho muôn hạt giống lành nẩy mầm, sinh sôi, phát triển.

Muốn trì giớ cho tốt, đầu tiên chúng ta phải tin Phật là con người như tất cả mọi người, Ngài có khả năng thành Phật thì chúng ta cũng có khả năng thành Phật. Nếu chúng ta cố gắng kiên trì, bền bỉ, quyết tâm buông xả những thói hư tật xấu, đồng thời biết bố thí cúng dường, an ủi sẻ chia, giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên.

-Tin Phật pháp có khả năng giúp cho tất cả chúng sanh vượt qua nỗi khổ niềm đau, để sống bình yên hạnh phúc.

-Tin sâu nhân quả nghiệp báo, gieo nhân tốt hưởng quả tốt, gieo nhân xấu chịu quả xấu.

-Tin tất cả mọi người có khả năng chuyển hóa nghiệp xấu ác thành nghiệp thiện lành tốt đẹp.

-Tin chính mình làm được tất cả những điều thiện lành tốt đẹplợi ích thiết thực cho tất cả mọi người.

-Phải biết sám hối, quyết chừa bỏ thói hư tật xấu, làm lại cuộc đời.

-Phát nguyện lớn vì lợi ích Tam Bảo, vì lợi ích tất cả chúng sanh đời đời kiếp kiếp đi theo con đường đạo Phật.

Phương thức thứ ba là hành trì để chuyển hoá.

Phật ra đời tùy bệnh chúng sinh mà cho thuốc. Chúng sinh có nhiều bệnh thì đạo Phật có nhiều thuốc. Ai được nhận thuốc thích hợp bệnh mau hết, không có pháp môn nào cao, không có pháp môn nào thấp.

Thí dụ, từ Sài Gòn đi Hà Nội, người đi máy bay, người đi tàu hỏa, người đi xe đò, người đi xe gắn máy, xe đạp, hoặc đi bộ v.v… Nếu ai chịu đi cũng đều đến đích tùy theo nhu cầu nhanh chậm mà chọn phương tiện cho thích hợp.

Hơn nữa, nếu ai siêng năng tinh tấn tu hành đúng phương pháp, không lười mỏi thì kết quả sẽ càng nhanh hơn.

Nước trăm sông đều chảy về biển cả. Nói tóm lại, tùy theo sở thích, khả năng mà ta áp dụng tu hành chuyển hoá. Phương pháp nào của đức Phật chỉ dạy cũng đều số một cả, tùy theo nghiệp báo sai biệt của mọi người và mức độ phát huy năng lực tu hành của chúng ta mà được kết quả sớm hay trễ mà thôi. Cho nên có câu:

Truyền trao mãi không thôi

Chẳng bao giờ dứt mất

Chỉ vì chẳng chịu nhận

Nên đành chịu khổ đau.

Khả năng con người, nếu nhịn ăn phải từ 60 ngày đến 120 ngày mới chết. Nếu nhịn uống phải từ hai tuần đến một tháng mới chết. Còn thở ra mà không hít vào chỉ trong chừng phút giây là có thể chết ngay.

Đạo lý học tập, làm việc và hành trì không thể thiếu trong nhu cầu sự sống của con người. Nếu ai biết áp dụng nhuần nhuyễn và tinh cần thì sẽ an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bay giờ.

ĐÔI LỜI TÂM SỰ

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc lớp nghèo thành thị. Cha tôi có nhiều vợ, tám anh em tôi là dòng thứ hai. Vì vậy mà mẹ tôi phải khổ sở cả đời.

Khi được sinh ra, tôi đã mang theo thân xác bé nhỏ của mình chứng “đau ban khỉ”. Nếu chẳng nhờ vào phước đức mẹ và lương y chữa trị thì giờ đây tôi đã là một nấm mồ hoang xanh rêu, tốt cỏ từ lâu rồi.

Lớn lên một chút, tập nhiễm những thói hư tật xấu do môi trường sống mang lại. Tôi đã lao vào cuộc trác táng, tranh đua, danh lợi, ái tình. Tôi bản lĩnh đến nỗi tự tử mấy lần! Lần đầu nhờ bạn bè cứu sống, lần sau chính nhờ mẹ mà tôi được hoàn sinh theo đúng nghĩa của từ này.

Người ta thường nói: “Ngựa chứng” là ngựa hay, câu nói này chính xác đến độ nào? Riêng bản thân chúng tôi thì “Ngựa chứng” là “Ngựa chứng” mà thôi.

Tôi nhớ rất rõ, cái thuở sa đà, tôi thường chửi cha mắng mẹ, xem thường tất cả mọi người, làm khổ lụy đến người thân và ân nhân của mình. Hay đâu chẳng thấy, nhìn lại toàn bộ chỉ là gây tạo nghiệp chướng oan gia.

Cha tôi bảo:

-Nếu tao không lo chữa bệnh, thì mày đã chết từ hồi nhỏ rồi.

Tôi liền trả đũa:

-Tại ông đam mê nhục dục, mới có tôi, ông phải có trách nhiệm nuôi nấng và lo lắng cho tôi.

Nghe vậy, mẹ tôi lại khuyên:

-Con có gia đình rồi phải lo tu tỉnh làm ăn, chứ có đâu tụm năm, tụm ba cờ bạc, rượu chè, hút xách, giựt dọc hoài của người ta. Coi sao được.

Tôi lại trả treo:

-Ai có thân nấy lo, bà khỏi lo cho tôi. Tôi lớn rồi để tôi tự lo.

Tự lo đâu chẳng thấy, cho đến khi xuất gia đầu Phật, mẹ vẫn mỗi tháng ra Thiền Viện thăm tôi, còn cho tiền để mua kinh sách và làm các việc phước thiện. Bởi bà sợ tôi không chịu tu mà bỏ ra ngoài sinh sống.

Ý tưởng xuất gia ban đầu của tôi không phải vì mục đích chân chánh, chỉ vì bất đắc dĩ phải chọn lựa một trong hai là tự tử hay xuất gia.

Thất chí, bất mãn, buông lung, liều lĩnh, nghiện ngập, si vạy, sống không biết ngày mai, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình… với quan niệm “chết là hết, sống không hưởng thụ chết làm ma ngáp ruồi”. Bởi quan niệm sai lầm đó đã giết chết hơn nửa đời người của tôi. Rồi điều gì đã giúp cho tôi làm mới lại chính mình?

Nhờ mẹ, tôi biết đường tu

Nếu không có mẹ, tôi giờ ra sao?

Tình thương của mẹ đối với tôi thật vô cùng cao cả. Tôi không thể nào lấy ngôn ngữ, bút mực để diễn tả cho hết. Tôi chỉ thầm nhận, hứa nguyện tu hành cho đến nơi, đến chốn để mong trả công ơn mẹ.

Trong cuộc đời này, tôi không thể nào tìm được người nào như người mẹ sinh ra tôi bây giờ. Bà phải rời quê hương Thái Bình vào Nam trong một hoàn cảnh đặc biệt, xa cha mẹ họ hàng từ tấm bé. Không có điều kiện đến trường nên bà phải chịu thất học, dốt nát chỉ biết từ làm mướn cho đến mua gánh bán bưng. Lớn lên gặp cha tôi rồi sinh ra tám mặt con. Từ vai trò người nội trợ, mẹ tôi phải kiêm luôn trụ cột gia đình kể từ khi cha tôi bị bắt buộc đi lính.

Lúc này tôi đã sa đà quá mức, bệnh hoạn nghiện ngập, mất phương hướng, nợ nần chồng chất không khả năng chi trả, bế tắt đau khổ tột cùng, không còn lối thoát, đến mức chỉ muốn tự tử. Về thăm mẹ lần cuối, nghe bà khuyên đi tu tôi vẫn quen thói biện bác hằn học. Tuy nhiên, vật cùng tắt biến, trong phút giây ấy lời của mẹ như một dòng suối ngọt ngào êm dịu, nhiệm mầu len lỏi vào tâm thức làm cho tôi xiêu lòng mà không hay.

Để đánh đổi với cái chết, tôi chấp nhận đi tu. Những tưởng như vậy cho xong chuyện. Nhưng không ngờ từ đó, nhờ tấm lòng hộ trì của mẹ, sự kiên trì dần dần được bồi đắp trong tôi. Tôi đã thực hiện thời gian tự tu, tự cai nghiện. Tuy vất vả nhưng thành công ngoài sức tưởng tượng.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Tôi đã chiến thắng chính mình vượt qua những thói quen đam mê nghiện ngập và quyết định đầu Phật xuất gia.

Vừa bước chân vào cổng Thiền viện Thường Chiếu, tự nhiên tôi cảm thấy thân tâm đầy phúc lạc, thầm phát nguyện phải tu cho đến khi nào thành tựu đạo quả mới thôi. Dù có ai bù cho tôi hàng triệu cây vàng để ra đời lấy vợ đẹp tôi vẫn cương quyết từ chối để tu hành. Nhờ vậy, tôi đã đi từng bước vững chắc từ thành công này cho đến thành công khác.

Thiền viện Thường Chiếu là nơi khai sáng tinh thần cho tôi. Với cái nhìn chính chắn, rõ biết mọi nguyên nhân sai biệt trong cuộc đời. Tất cả đều do chính mình tạo ra và nhận lấy. Mọi thứ đều có thể tự mình thay đổi và chuyển quá. Nếu nói số phận đều được sắp đặt cố định, thì giờ đây tôi đã rũ xương trong lao tù nghiện ngập rồi.

Nếu không có được mẹ hiền

Đời tôi giờ đã ra miền bụi tro.

Nhờ mẹ đã giúp cho tôi thay đổi cuộc đời từ một người xấu ác để trở thành một người tu hành. Thế mà gần bảy mươi tuổi, mẹ tôi vẫn còn bán cháo sinh nhai để nuôi gia đình. Nhớ lại trong Kinh Bổn Sự đức Phật có dạy: “Giả sử có người một vai cõng cha, một vai cõng mẹ suốt đời không bao giờ dừng nghỉ, lại cung cấp cho cha mẹ đầy đủ thức ăn, vật dụng, thuốc thang đến trăm ngàn kiếp vẫn chưa đáp đền được ân đức cha mẹ trọn vẹn”.

Phật dạy, nếu khuyên cha mẹ quy y Tam bảo gìn giữ năm điều đạo đức thì có thể báo hiếu cho cha mẹ được trọn vẹn. Vì giữ được giới, thì sẽ an vui hạnh phúc không có vật chất nào đánh đổi được. Còn nếu khuyên cha mẹ xuất gia là một cách báo hiếu cao cả và vẹn toàn nhất.

Nói đến đây tôi cảm thấy hổ thẹn, bùi ngùi xúc động đối vối công ơn của mẹ. Mãi đến khi tu học được 9 năm, tôi mới khuyên mẹ xuất gia cùng tu học tại Thiền viện Thường Chiếu.

Theo lời dạy của đức Từ Phụ, ai sinh thời không có Phật ra đời, thì cha mẹ là hai vị Phật hiện liền lúc nào cũng kề cận bên ta. Ơn này không lấy gì có thể đáp đền trong muôn một, chỉ có cách duy nhấttu hành đến thành Phật mới có thể trả hết công ơn đã thọ nhận của cha mẹ.

Ơn mẹ

Mới hôm nào còn bé

Giờ con kề năm mươi

Bao lần con mong đợi

Để đền đáp ơn người.

Con tu là nhờ mẹ

Cả cuộc đời thương con

Không quản ngại thân gầy

Công ơn này khó đáp.

Mẹ là ánh trăng soi

Xóa tan bao trần lụy

Mẹ cho con tất cả

Bình yên tận cõi lòng.

Ơn cha mẹ đã khó đền đáp, lại thêm ơn Thầy, Tổ, bạn lành giúp cho ta biết được điều hay, lẽ phải, đạo đức làm người. Vì thế: “Cha mẹ làm nên thân, dưỡng nuôi lo vật chất, thầy tổ giúp tinh thần, an vui trong tỉnh thức”.

Cha mẹ và Thầy Tổ

Ơn sâu khó đáp đền

Biết ơnđền ơn

Lời Phật dạy xưa nay.

Cha mẹ và Thầy Tổ đã giúp cho ta làm mới lại chính mình, để làm người có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Thay hình đổi dạng gọi là lột xác, lột bỏ đi những gì cấu uế, nhiễm ô, thay thế vào đó những gì trong sạch, để hòa mình vào cộng đồng xã hội, hầu đem lại lợi ích cho tha nhân bằng trái tim yêu thươnghiểu biết.

Lột xác ở đây chủ yếu là thay đổi tâm thức chuyển mê thành ngộ để sống với tâm Phật thanh tịnh, sáng suốt và có cách nhìn thông thoáng hơn, cảm thôngtha thứ, bao dungđộ lượng, giúp đỡ và sẻ chia, hiểu biếtthương yêu, dấn thân và phục vụ, lợi íchmọi người.

Không thể cầu trời Phật

Hay thần linh thượng đế

Nếu tự mình vấp ngã

Thì chính mình đứng lên.

Khi mê thì Phật độ

Khi ngộ thì tự độ

Đó là lý nhiệm mầu

Của tất cả chư Phật.

Do đó, nói đến lột xác, chúng ta phải hiểu không phải là lột da xẻ thịt mà lột bỏ những kiến chấp, thành trì cố hữu, thấy biết sai lầm, thiển cậnvô minh che lấp. Muốn được như vậy, chúng ta phải có thời gian để quán chiếu, nghiệm xét lại chính mình. Nhờ đó trí tuệ được phát sanh. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng sự vận hành vũ trụ theo tiến trình diễn biến của nhân quảcố gắng làm lành lánh dữ với tinh thần chia vui sớt khổ của Bồ tát Quán Thế Âm.

Rời xa môi trường đời, tôi sống trong môi trường đạo thì những thói quenlần hồi được gột tẩy. Tôi gọi quá trình làm mới này là rửa nghiệp lột xác và phát tâm, phát nguyện chỉ làm những điều có lợi ích thiết thực cho mình và người, nhờ thế thân tâm ngày càng phúc lạc. Như trong kinh Pháp Cú nói:

Không làm các việc ác,

Hay làm các việc lành.

Giữ tâm không phiền não,

Vì lợi ích muôn loài.

Tôi còn nhớ thời gian trước, mỗi lần bị hiếp đáp là tôi tìm mọi cách để trả thù, sao cho kẻ ấy ít ra cũng bị ê chề như tôi từng gánh chịu. Giờ đây, ý niệm trả thù chỉ thoáng qua trong tâm thức. Mỗi lần như thế, tôi thường dùng pháp quán “báo oán hạnh” để cho ý niệm trả thù trôi theo dòng tâm thức, dần dần mất hút theo thời gian và tan hoà vào hư không.

“Báo oán hạnh” là gì? Đó là ta biết chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên, nghịch cảnh như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, muôn đời không sai chạy. Nay gặp quả xấu, chuyện chẳng hài lòng, nỗi khổ, niềm đau, buồn, thương, giận, ghét… Vậy thì bụng làm dạ chịu chứ đổ thừa cho ai. Vui vẻ mà đón nhận khổ đau, hoan hỷ mà ôm đón nghịch cảnh. Mọi việc rồi cũng sẽ qua nhờ ta biết buông xả!

Gọi là “lột xác” cho nó kêu thôi, thật ra là thay đổi tâm mình vậy. Đổi tâm từ trạng thái xấu sang trạng thái tốt bằng các phương pháp trong giáo lý nhà Phật. Trong đó có pháp “báo oán hạnh”.

Lấy hận thù diệt hận thù

Hận thù càng thêm chồng chất

Lấy tình thương xóa hận thù

Bao nhiêu oan nghiệt nhiều đời tiêu tan.


THAY LỜI KẾT

Chúng con cung kính dâng lên thầy

Người đưa đường chỉ lối cho con

Vượt qua khổ luỵ nữa đời

Ngày nay nhìn lại sáng soi muôn phần.

 Chúng con vô cùng biết ơn sâu sắc đối với Hoà thượng tôn sư, trụ trì Thiền Viện Thường Chiếu người ta trực tiếp chỉ dạy và giáo dưỡng cho con thoát khỏi bóng đêm tối tăm với không biết bao mê lầm của tội lỗi.

 Cùng với công đức cao cả của Hoà thượng Trúc Lâm, người đã khai sáng và phục hưng dòng Thiền hiện đại Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam với phương châm: “ Học tập, lao động và hành trì.”

 Nơi đây, khung trời Thường Chiếu đã mở sáng cho tôi từ cách nhìn sai lầm, thiển cận, cho rằng “chết là hết” không có nhân quả nghiệp báo, không tội cũng không phước. Phật pháp đã cứu đời tôi và chỉ có Phật pháp mới giúp cho nhân loại biết cách làm chủ bản thân để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc. Giúp cho mọi người thoát khỏi bóng đêm mê lầm của tội lỗi, bằng những lời dạy chân chính, thiết thựcích lợi lâu dài trong hiện tại và mai sai.

 Đạo Phật là đạo của con người, là đạo của sự tỉnh thức, là đạo của hiểu biết, vì con ngườiyêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần chia vui sớt khổ.

 Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta sống có trách nhiệm và bổn phận về mọi hành vi tạo tác từ thân, miệng, ý ám làm dám chịu không đổ thừa cho ai hết. Vì chúng ta biết rõ ràng mọi thành công hay thất bại trong cuộc đời đều do mình tạo lấy, không ai có quyền xen vô chỗ này.

 Đạo Phật đã giúp cho chúng tự tin ở chính mình và tin sâu nhân quả, không ỷ lại hay nhờ vả vào một đấng thần linh thượng đế hoặc dựa dẫm vào sức mạnh bên ngoài. Chính bản thân con người cần phải nỗ lực học hỏihành trì bằng hiểu biết chân chính, đúng đắn thiết thực, lời nói chan hoà, hành động lợi ích vì người khác.

 Chúng ta vào đời với muôn vàn sự cám dỗ của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ ấm… Nó luôn mời gọi quyến rũ, thôi thúc con người dễ dàng chấp nhận chạy theo, để rồi cuối cùng chuốc hoạ vào thân làm khổ gia đìnhxã hội, sống một cuộc đời đen tối trong mê lầm tội lỗi. Cho nên Tổ Hoàng Bá một Thiền sư nỗi tiếng dạy rằng:

Vượt khỏi trần lao việc chẳng thường

Nắm vững đầu dây giữ lập trường

Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh

Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.

 Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Quả thật là rất khó, trong cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc để nhận ra Phật tính sáng suốt nơi chính mình, nhìn lại bao người còn đang gục ngã, để rồi còn lại mình ta bao nỗi xót xa. Với chút hy vọng trong cuộc chuyển hoá này xin được sẻ chia cùng với các bạn gần xa, để chúng ta có cơ hội cùng ngồi lại bên nhau hưởng thức hương vị của hoa mai.

 Chúng con vô cùng biết ơn người mẹ yêu quý đã sinh ra tám anh em, suốt đời hy sinh, tần tảo sớm hôm, vất vả nhọc nhằn, chịu khó, chịu khổ chỉ để mong sau các con khôn lớn trưởng thành.

 Nhưng giờ đây mẹ đã ra đi không sống cùng với con trẻ nữa, tôi cứ nghĩ mẹ vẫn sống hoài. Nhớ mẹ, chút tâm tình cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa cho những ai đang còn mẹ mà không biết cung kính hiếu dưỡng ngay bây giờ hãy nên suy gẫm lại, để được sống với mẹ bằng trái tim yêu thươnghiểu biết.

 Nói đến con người là nói đến tình thương, là nói đến cái gì thiêng liêng và cao quý nhất, không có gì bằng công ơn cha mẹ. Phàm làm người ai cũng từ cha mẹ mà được sinh ra, vì vậy trên thế gian này không có công ơn nào bằng công ơn cha mẹ đối với con cái. Nó là mối dây thâm tình là nguồn năng lực vô biên, là sự kết nối yêu thương bao la hơn trời biển. Chính chúng tôi cũng nhờ mẹ cứu sống nhiều lần mà ngày nay được an ổn tu hành.

 Chúng con vô cùng biết ơn người cha kính yêu và không quên câu nói nói bất hủ của ông: “ Nếu mày giết người mà làm được tổng thống thì nên giết, còn không thì thôi.” Thât là diễm phúc cho đời chúng tôi đã có được một người cha, người mẹ, người thầy vĩ đại như thế, đã giúp cho chúng tôi thay đổi cuộc đời tăm tối, làm mới lại chính mình bằng tình yêu thương chân thật.

 Chúng tôi vô cùng biết ơn chư huynh đệ pháp lữ gần xa, bạn hiền thân hữu đàn na tín thí, cùng với tất cả chúng sinh đã nhiệt tình trợ duyên và giúp đỡ cho chúng tôithời gian gột rửa lại thân tâm, làm mới lại chính mình.

 Với lòng biết ơn sâu sắc đó, chúng tôi mạo muội viết ra những trang sách nhỏ này, mong mỏi được một chút kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống đến với tất cả mọi người với lòng tôn kính vô biên.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant