Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

8 Thiền Định

31 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4392)
8 Thiền Định
8
THIỀN ĐỊNH


1. Bây giờ tinh tấn đã được phát triển,
Tôi sẽ tập trung tâm ý.
Vì người nào tâm thức thả lỏng và lang thang
Sẽ sống trong nanh vuốt của những phiền não.

Để làm mạnh mẽ sự thực hành của chúng ta, cần thiết phải phát triển tập trung nhất niệm của tâm thức. Để cho điều này, trước tiên chúng ta cần hiểu những tai hại của phóng dật. Thiếu tập trung ngăn cản chúng ta giữ được tâm thức chúng ta chú tâm vào đối tượng của thiền định. Tâm thức chạy theo tư tưởng nào khởi lên, và bấy giờ rất dễ dàng cho thức tình tiêu cực phát triển. Những hành động tích cực chúng ta đang làm sẽ không phát huy đầy đủ hiệu lực của chúng. Phóng dật bởi thế là một khuyết điểm chính, và rất quan trọng cần chống lại nó bằng phát triển an định của tâm thức (shamatha).

Sự thực hành định tâm không độc nhất cho Phật giáo. Những truyền thống không phải Phật giáo có những phương pháp để phát triển định qua đó có thể đạt đến trạng thái tập trung của chư thiên vô sắc giới trong cõi vô sở hữu xứ.(33) Trong trạng thái này những thức tình tiêu cực được yên lặng nhưng không hoàn toàn triệt tiêu – chúng còn trong trạng thái tiềm ẩn. Bởi thế, bản thân định tâm nó không là đặc biệt độc nhất. Những sự tập trung nhất niệm này là rất quan trọng trong sự phát triển hoàn toàn sức mạnh của những hành động tích cực, và cốt yếu cho sự thực hành của chúng ta về quán thấy sáng tỏ (vipashyana). Cái thấy của Madhyamika (Trung Đạo), là chung cho cả hai Kinh thừa và Mật thừa, được kiến lập qua lý luận phân tích cho đến khi chúng ta sở đắc được sự chắc chắn trong nó.(34) Đây là một cái gì rất vi tế, và trừ phi sức mạnh tập trung của chúng ta vững vàng, có một nguy hiểm là mất đi cái thấy này về tánh Không. Sự tập trung của chúng ta càng vững chắc, sự thấu hiểu về tánh Không càng rõ ràng.

Chúng ta hiểu thiền định là cái gì ? Trước tiên, có thiền định qua phân tích, nhờ đó chúng ta khảo sát lập đi lập lại một đối tượng cho đến khi chúng ta có được một mức độ chắc chắn về bản chất của nó. Khi chúng ta không thể tiến hành thêm nữa với phân tích, chúng ta hãy dừng lại nghỉ ngơi trong trạng thái sáng tỏ và xác tín mà chúng ta đã thành tựu. Đây là thiền định an trụ. Chính loại thiền định sau được dùng trong những thực hành như là quán tưởng những hóa thần bổn tôn và tu định tâm, trong đó người ta phát triển sức mạnh tập trung.

Người ta cũng có thể thiền định về lòng sùng mộ, để hiểu và tăng trưởng nó ; hay về vô thường, trong đó người ta chiêm nghiệm một đối tượng và cách nó thường trực biến đổi ; hay về tánh Không, thấu hiểu rằng đối tượng không có hiện hữu thực sự.

Có nhiều cách để diễn tả tri giác về những sự vật. Trong thiền định, quan trọng là có thể phân biệt giữa đối tượng được tri giác, đối tượng tự chính nó, đối tượng như nó được xem là thế, và đối tượng của ý định.(35) Chúng ta cũng cần khảo cứu năm khuyết điểm cần tránh trong thiền định, được đề cập trong Khảo Luận về Trung Tâm và những Cực Đoan.(36)

Tóm lại, thiền định là một cách tu hànhchuyển hóa tâm thức, và điều này nó chắc chắn làm được. Vì những mục đích của chúng ta, cái chính là phát triển tập trung nhất niệm của định tâmthiền định về Bồ đề tâm. Để cho tập trung trở nên trong sáng, chúng ta cần những điều kiện chân chánh, tức là tự do khỏi những phóng dật bên ngoài. Lý tưởngthiền định trong một nơi biệt lập, nó sẽ khơi dẫn sự yên tịnh của thân và tâm.

3. Nếu do những người thương mến và lòng tham sở đắc,
Sự chán sợ đời sống thế gian không khởi lên.
Bấy giờ, đấy là những thứ trước tiên phải từ bỏ.
Đó là những ý nghĩ của một người thận trọng.

4. Sự quán thấy thấu suốt của một tâm an định
Hủy hoại hoàn toàn tất cả mọi trạng thái phiền não.
Biết thế, người ta phải bắt đầu bằng tìm kiếm an định
Mà những người hoan hỷ từ bỏ thế gian đã tìm ra.

7. Nếu khởi ra sự khát khao đối với những người khác,
Thì một tấm màn sẽ phủ che chân lý toàn hảo,
Sự sáng tỏ không có vọng tưởng tan biến
cuối cùng nọc độc của đớn đau lại đến.

8. Những tư tưởng của tôi đều dành cho họ,
dần dần cuộc đời tôi tan tác.
Gia đình tôi, bạn bè tôi rồi sẽ nhạt dần và qua đi,
Tuy nhiên vì họ mà giáo pháp thường trụ bị bỏ qua.

chúng tavô thường, có thực sự đáng luyến bám quá vào những người khác, họ cũng vô thường ? Có thực sự đáng nổi giận với họ ? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này và chấm dứt dòng bám níu và ghét bỏ.

9. Nếu tôi làm như những người trẻ con dại dột,
Chắc chắn tôi sẽ rơi vào những cõi thấp kém.
Vậy tại sao lại kết đoàn với những trẻ con
Và bị chúng dẫn vào những đường lối xa lìa đức hạnh ?

Những người bình thường bị chế ngự bởi sự bám níu và ghét bỏ thô thiển giống như những trẻ con. Nếu chúng ta đối xử như họ, chúng ta chẳng thành tựu được gì cho mình, và sẽ chẳng thể làm lợi lạc gì cho họ. Một phút trước họ là bạn của chúng ta, phút sau họ trở lại chống chúng ta. Chúng ta có khổ cực làm vui lòng họ, cũng khó cho họ được hài lòng. Và khi chúng ta không nghe theo họ, họ nổi giận.

13. Tham gia với những người trẻ con – cái gì theo đó ?
Tự tâng bốc mình, hạ thấp người khác, và
Líu lo về những lạc thú của sanh tử.
Đủ loại xấu xa chắc chắn sẽ tới.

14. Loại liên hệ này giữa chúng ta và những người khác
Sẽ chỉ sản sanh ra những điều bất hạnh :
Họ chẳng đem lợi lạc nào đến cho tôi ;
Và tôi cũng chẳng làm được cho họ điều tốt đẹp nào.

Bởi thế tốt hơn là giữ khoảng cách với những người như vậy. Tuy nhiên làm thế, chúng ta không khinh thường họ, và khi gặp họ, chúng ta phải lịch sự, hòa nhã và làm cái gì có thể làm cho họ được hạnh phúc, mà không trở nên quá thân thiết.

16. Giống như những con ong lấy mật từ những đóa hoa,
Hãy chỉ lấy cái gì hợp với Pháp.
Hãy đối xử với họ như mới quen lần đầu ;
Chớ có thân thiết với họ.

Chúng ta hãy không vướng vào những thích thú phù du. Chỉ có những người ngu si và lầm loạn mới tiêu hết thì giờ của mình để góp nhặt của cải. Họ chấm dứt đời mình với khổ đau ngàn lần hơn cái hạnh phúc mà họ đã tìm kiếm.

19. Do đó, người trí không thèm khát,
Vì từ thèm khát, sợ hãi được sanh ra.
Và hãy cố định điều này trong sự hiểu biết của bạn :
Mọi thứ được ước mong rồi sẽ đương nhiên tan biến vào
hư không.

20. Vì dù họ có kiếm được giàu sang của cải,
Hưởng thụ danh tiếng, sự trọng vọng ngọt ngào,
Ai nói rằng lúc phải ra đi, họ có thể mang theo
Tất cả những hành lý giàu cótiếng tăm ấy ?

Có gì trong hy vọng với sự khen ngợi của người khác và sợ hãi với sự chỉ trích của họ ? Nếu có một ít người ca ngợi chúng ta, thì không có gì nhiều để vui sướng vì đó, bởi vì có thể có nhiều người hơn âm thầm chỉ trích chúng ta. Chúng ta cũng không cần bận tâm khi một số chỉ trích chúng ta, bởi vì có những người khác chỉ có khen ngợi chúng ta. Những thiếu sót và nhu cầu của những người khác quá khác nhau đến nỗi chúng ta, những chúng sanh bình thường không thể thỏa mãn hết được. Ngay chư Phật cũng không thể làm thế. Thế nên tốt hơn là có khoảng cách với sự trẻ con và thay vào đó xem xét những điều lợi khi sống đơn độc.

25. Trong rừng già, hươu chim nhởn nhơ lui tới,
Giữa cây cối nơi không có những âm thanh chát chúa
đến tai,
Đấy là những người chung sống đáng yêu của tôi.
Bao giờ tôi ra đi và trú ẩn nơi ấy ?

26. Khi nào tôi sẽ sống và làm nhà
Trong hang động hay am vắng hay dưới tàn cây,
Và có trong lồng ngực trái tim tự do, không ràng buộc,
Nó không bao giờ ném một cái nhìn trở lại đàng sau.

Trong những nơi biệt lập như vậy chúng ta có thể bỏ đi tham luyến vào những thứ của mình và thân thể, và dâng hiến tất cả thời gian của chúng ta vào thiền định.

28. Khi nào tôi thoát khỏi sợ hãi,
Không cần phải tránh né một ai,
Với chỉ một bình bát và một ít vật dụng tùy thân,
Mặc những y phục chẳng ai thèm muốn ?

33. Như những người đi trên đường,
Họ dừng lại và nghỉ ngơi dọc đường,
Chúng sanh trên những con đường sanh tử luân hồi,
Dừng lại và nghỉ ngơi và tiếp tục sanh lại.

34. Cho tới thời gian khi nào
Bốn người khiêng tôi ra đi,
Giữa những nước mắt và thở dài của thân thuộc thế gian
Tôi sẽ ra đi vào rừng trước khi điều đó xảy đến.

35. Ở đấy, không thân thương hay không khó chịu
Tôi sẽ ở một mình, trong vắng vẻ,
Ngay từ đầu, được xem như đã chết,
Như thế, khi tôi chết, không là nguồn đau đớn cho một ai.

Tóm tắt, trong những nơi một mình người ta có thể thiền định với tập trung nhất niệm, thoát khỏi những quan tâm cá nhân và luyến chấp. Những tư tưởng của đức Phật và lời dạy của ngài sẽ đến với tâm thức một cách tự nhiên.

Shantideva tiếp tục chỉ ra những lỗi lầm luyến ái những khoái lạc thể xác. Vì Bồ Tát Hạnh vốn được nói cho một cộng đồng tăng sĩ, đoạn này đặc biệt đề cập những khuyết điểm của thân thể nữ giới, nhưng cần hiểu rằng một hành giả phụ nữ có thể áp dụng cùng một phương pháp suy nghĩ đối với thân thể nam giới.

40. Gởi nhiều sứ giả và người mai mối
Với nhiều sự mời mọc cô dâu
Điều tra xem có tội lỗi gì không
Hay những hành vi đem lại tiếng xấu.

41. Không có những hành động liều lĩnh đáng sợ,
Không làm mất mát và phá hoại tiền của của họ.
Và tất cả chỉ để cho ái dục và khoái lạc hoàn hảo,
Nhất là cái hôn thấm thía

42. Những thứ ấy thật ra không có gì ngoài một đống xương,
Không có tự ngã, không cả hiện hữu tự thân !
Nếu đó là tất cả đối tượng để tham muốn, khát thèm,
Tại sao không vượt qua tất cả muộn sầuđau đớn ?

Hãy nghĩ về điều này : con ngườichúng ta quá luyến bám, và vì nó chúng ta đã chịu đựng quá nhiều khó nhọc, chỉ là một đống thịt và bộ phận và hơn nữa, những chất chẳng đáng ưa. Bấy giờ cái gì chúng ta luyến bám vào – thân thể hay tâm thức của con người ? Nếu chúng ta dò xét cẩn thận, chúng ta thấy rằng chúng ta không thể chỉ ra một cái gì thực sự là nguồn gốc cho sự luyến bám của chúng ta.

54. ”Nhưng đây là làn da thịt
Tôi ưa nhìn ngắm và sờ chạm.”
Thế thì sao bạn không muốn chỉ sờ thịt thôi,
Vô hồn và trong trạng thái tự nhiên của nó ?

55. Tâm thức của người mà bạn say đắm
Lẩn tránh sự sờ chạm của bạn ; tâm ấy bạn không thể thấy nó.
Mọi thứ mà giác quan cảm nhận không phải là tâm,
Bởi thế, tại sao lại chạy theo sự phối hợp vô vị đó ?

Chúng ta hãy khảo sát kỹ thân thể. Trước hết, nó sanh từ những chất lỏng sanh dục của cha mẹ. Khi lớn lên, nó làm bằng máu, thịt, bộ phận và xương. Nếu thấy bất cứ thứ gì của chúng để trên mặt đất, chúng ta sẽ kinh hãi. Vậy tại sao chúng ta không từ bỏ tham muốn cái thân, nó hoàn toàn làm bằng những yếu tố ghê tởm ?

63. Như thế bản chất của những đồ vật ấy
Đã biểu lộ, tuy nhiên nếu còn ôm mối hoài nghi,
Tôi hãy nên đi vào những nghĩa địa
Để nhìn vào những xác chết buồn nôn.

Một phần lớn những thứ chúng ta ăn và uống để duy trì thân xác này chẳng bao lâu trở thành một dòng không dứt nước tiểu và phân, đầy ứ những cầu tiêu hôi hám. Nhưng lý do duy nhất có những cầu tiêu ấy là thân thể chúng ta đang đầy cứt đái. Thân thể không khác với một cầu tiêu ! Như chúng ta đã thấy, nó có nguồn gốc từ đồ dơ bẩn, dựa vào đồ dơ bẩn, và tinh chế ra vật dơ bẩn. Chỉ khi chúng ta nghĩ về thân thể từ quan điểm này, Tràng Chuỗi Ngọc đã nói, thì sự luyến bám của chúng ta vào thân thể mới bắt đầu giảm bớt, nếu không nói là hoàn toàn biến mất.

Lại nữa, hãy xem một người với một thân thể rất đẹp đẽ. Giả thử da được lấy đithân thể được mở ra. Dầu trong một người đang sống, những bộ phận bên trong nhìn thật kinh khủng. Dục vọng của chúng ta sớm nhường chỗ cho ghê tởm. Luyến bám vào thân thểảo tưởng cao nhất của ảo tưởng, và chúng ta nên hết sức gỡ ra.

70. Bạn có thấy những đống xương người
cảm thấy ghê tởm khi ở trong nghĩa địa ?
Vậy tại sao có vui thích như thế trong những thành phố của người chết của bạn,
Đông đầy những bộ xương di động ?

Khi cố gắng đi tìm người đối ngẫu lý tưởng, chúng ta trải nghiệm những gian khổ không cùng, và khi chúng ta tìm được, chúng ta không luôn luôn sống tốt đẹp cùng họ. Chúng tathể không có con, hay có thật nhiều, và việc nuôi chúng lại góp thêm vào những vấn đề của chúng ta. Dĩ nhiên, ban đầu cái gì mới thì thích thú, nhưng nếu chúng ta khảo sát sự vật kỹ lưỡng, chúng ta thấy rằng khổ đau chỉ tiếp nối khổ đau. Đấy là điều vì sao những kinh điển nói đến “cơn bệnh của đời sống gia đình.”

Đối với sự sung túc, chúng ta lâu dài mới có được nó, và ngay cả mất cả cuộc đời chúng ta cho nó. Một khi có nó rồi, chúng ta vĩnh viễn sợ mất nó. Vì giàu có, anh chị em xích mích với nhau, vợ chồng tan vỡ. Khi chúng ta không có nó chúng ta khổ đau ; khi có nó chúng ta cũng khổ đau !

79. Sự khổ đau phải giữ gìn cái chúng ta có, sự đau đớn phải mất tất cả –
Chúng ta cần thấy những phiền não không cùng đem đến cho chúng ta bởi tài sản.
Những người phóng dật vì tình yêu của cải
Sẽ không bao giờ có một phút giây thoát khỏi những lo buồn của cuộc sống.

80. Thật vậy những người có nhiều tham muốn
Chịu nhiều khốn khổ, tất cả chỉ vì một cái gì quá ít –
Vài nắm cỏ con bò có được,
Phần thưởng cao nhất vì đã suốt ngày kéo xe !

Chỉ vì những sung sướng nhỏ nhất, người ta tiêu phí cả đời người mà họ đã tốn biết bao cố gắng lớn hơn nhiều để có được.

82. Mọi thứ chúng ta tham muốn chắc chắn sẽ tiêu tan,
Và rồi chúng ta rớt vào đau đớn của địa ngục.
Những nỗi khó khăn lao nhọc và mệt mỏi thường xuyên
Chúng ta phải chịu đựng, và tất cả để cho cái chẳng
ra gì.

83. Trong khi chỉ một phần triệu của gian khổ đó
Tự thân Phật tánhthể đạt được !
Những thống khổ người tham dục phải chịu thì nhiều hơn xa những khổ nhọc
Của Bồ tát trên đường giải thoát, mà cuối cùng chẳng đem lại tự do.

Thế nên chúng ta cần khảo sát những sự vật chúng kích thích những tư tưởng phóng dật của chúng ta. Dần dần những tư tưởng này sẽ kém mạnh, và tâm thức chúng ta bình lặng hơn. Bấy giờ chúng ta có thể thiền định nhất niệm về Bồ đề tâm.
Thiền định chính về Bồ đề tâm cốt ở xem bản thân mình và những người khác là bình đẳng và bấy giờ trao đổi bản thân mình với những người khác. Như Shantideva nói :

Chư Phật đại hùng, quán chiếu trong nhiều kiếp
Đã thấy rằng cái này (Bồ đề tâm) và chỉ cái này
Sẽ cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh
Và đem họ dễ dàng đến niềm vui tối thượng. (chương I, 7)

Những vị thầy của truyền thống Kadampa đã để lại những lời dạy chi tiết về những đường lối khác nhau của sự thực hành Bồ đề tâm. Bằng cách phát sanh Bồ đề tâm qua những thực hành ấy, chúng ta có thể tịnh hóa mọi ngăn chướng của chúng ta và tích tập những hành động tích cực. Có nói rằng chúng ta phải tích tập công đức trải qua ba vô số kiếp, nhưng những kỳ hạn này là tương đối. Với thái độ của Bồ đề tâm những lượng số khổng lồ của công đức được nhanh chóng và dễ dàng hoàn thành. Tất cả những bậc thầy bác họcthành tựu, từ đức Phật qua Nagarjuna và những đệ tử của ngài xuống đến những vị thầy ngày nay của chúng ta, lấy sự thực hành xem những người khác quan trọng hơn chính mình như là nền tảng của sự thực hành riêng của các vị. Qua điều này các ngài có thể làm lợi lạc cho chính mình và những người khác trên một quy mô rộng lớn.

Bất kỳ người nào có thiện ý, làm việc nhiều để giúp đỡ những người khác, và để lại những ký ức tốt đẹp đều được kính trọng bởi những con người trên toàn thế giới, bất kể họ có tôn giáo hay không. Trái lại, sự vô minh, kiêu căng, và cố chấp của một vài cá nhân, dầu ý định của họ tốt hay xấu, đã là căn nguyên của mọi thảm kịch của lịch sử. Chỉ những cái tên của những bạo chúa nhẫn tâm này cũng gợi ra sợ hãi và oán ghét. Thế nên mức độ người ta sẽ thích chúng ta tự nhiên tùy thuộc vào nhiều bao nhiêu hay ít bao nhiêu chúng ta nghĩ về sự tốt đẹp của những người khác.

Nói đến kinh nghiệm riêng của tôi, đôi khi tôi tự hỏi tại sao nhiều người thích tôi. Khi nghĩ về điều ấy, tôi không tìm thấy trong tôi có phẩm tính đặc biệt tốt đẹp nào, trừ mỗi một điều nhỏ. Đó là tâm tích cực, mà tôi cố gắng giải thích cho những người khác và tôi làm hết sức để tự khai triển. Dĩ nhiên, có những lúc tôi nổi giận, nhưng trong sâu thẳm của lòng mình, tôi không giữ một thù oán đối với ai cả. Tôi không thể tự cho rằng tôi thực sự có khả năng thực hành Bồ đề tâm, nhưng quả thật nó đem lại cho tôi cảm hứng lớn lao. Sâu xa trong tôi, tôi thấu hiểu nó giá trịlợi lạc bao nhiêu, nó là tất cả. Và tôi cố gắng càng nhiều càng tốt xem những người khác thì quan trọng hơn bản thân tôi. Tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao người ta chú ý đến tôi và thích tôi, bởi vì lòng tốt của tôi.

Khi người ta nói tôi đã làm việc nhiều cho hòa bình, tôi cảm thấy bối rối. Tôi cảm thấy tức cười. Tôi không nghĩ tôi đã làm rất nhiều cho hòa bình thế giới. Đúng là sự thực hành của tôi là con đường hòa bình của lòng tốt, tình thương, lòng bi mẫn, và không làm hại người khác. Cái ấy đã trở thành một phần của tôi. Đó không phải là cái gì mà tôi đã đặc biệt tình nguyện. Tôi chỉ giản dị là một người theo đức Phật, và đức Phật đã dạy rằng nhẫn nhụcphương cách tối thượng để vượt qua khổ đau. Ngài nói, “Nếu một ông tăng làm hại người khác, người ấy không phải là một vị tăng.” Tôi là một tu sĩ Phật giáo, thế nên tôi cố gắng thực hành một cách phù hợp. Khi người ta nghĩ rằng sự thực hành này là cái gì độc nhất và đặc biệt, và gọi tôi là một lãnh tụ của hòa bình thế giới, tôi cảm thấy rất xấu hổ !

Một lòng tốt là ngọn nguồn của mọi hạnh phúc và niềm vui, và tất cả chúng ta có thể là tốt lòng nếu chúng tacố gắng. Nhưng còn tốt hơn là có Bồ đề tâm, nó là một lòng tốt thấm nhuần trí huệ. Nó là ham muốn mạnh mẽ đạt đến giác ngộ để giải thoát hết tất cả chúng sanh khỏi khổ và đưa họ đến Phật tánh. Tư tưởng giúp đỡ những người khác này mọc rễ từ trong lòng bi, nó lớn lên từ một cảm thức biết ơnthương yêu chúng sanh, họ đã và đang phiền não bởi khổ đau.

Theo truyền thống có hai phương pháp để khai triển loại chăm sóc và biết ơn này. Người ta nên nghĩ đến sự kiện rằng tất cả chúng sanh vào một lúc nào đó của chuỗi những cuộc đời tiếp nối của họ đã từng là cha mẹ chúng ta, hay ít nhất cũng là những người bạn thân thiết của chúng ta, đến nỗi chúng ta tự nhiên cảm thấy biết ơn họ và muốn nhận sự đau khổ của họ đổi lấy hạnh phúc của chúng ta. Phương pháp kia là hiểu rằng những người khác khổ đau như chúng ta đang khổ đau, thấy rằng tất cả chúng sanh đều bình đẳng, và suy nghĩ về cái sai lầm nơi tính ích kỷ và những lợi lạc của lòng vị tha. Chúng ta có thể dùng cái nào của hai phương pháp này hợp với chúng ta nhất, hay thực hành cùng lúc cả hai cái.

Trong trường hợp nào, trước tiên cần phải hiểu cái mà chúng ta gọi là khổ đau. Khá dễ dàng cho chúng ta cảm thấy bi mẫn đối với những người đang đói, đang đau đớn hay đang lâm cảnh khốn cùng và đối với những thú vật đang bị ngược đãi. Nhưng khi chúng ta nghĩ đến những người hay những loài trời đang rất hạnh phúc, chúng ta có khuynh hướng thèm khát, đố kỵ. Ấy là bởi vì chúng ta không thực hiểu khổ đau là gì và rằng mọi chúng sanh đều khổ. Ngoài những đau đớn rõ ràng hơn của khổ thêm vào khổ và khổ của biến dịch, còn có khổ thấm nhuần khắp.(37) Vì cái sau, chừng nào chúng ta còn trong sanh tử luân hồi, chúng ta không bao giờ có thể hạnh phúc lâu dài. Một khi chúng ta đã suy nghĩ và hiểu điều này cho chúng ta, chúng ta có thể áp dụng cái hiểu này cho những người khác. Bấy giờ chúng ta bắt đầu cảm thấy lòng bi và nghĩ, ta phải giải thoát tất cả chúng sanh này khỏi khổ.

Tuy nhiên, để thực sự làm như thế, chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận của chúng ta đối với cuộc đời này và với những cuộc đời tương lai của chúng ta. Trước tiên chúng ta phải suy nghĩ về vô thường, về sự chắc chắn chúng ta sẽ chết, và về sự kiện chúng ta không bao giờ biết chúng ta chết khi nào. Sau khi chết, chúng ta sẽ không biến mất một cách đơn giản : những hành động tích cựctiêu cực chúng ta đã làm sẽ quyết định chúng ta tái sanh như thế nào. Những hành động tiêu cực của chúng ta có thể khiến chúng ta sanh lại trong những cõi thấp hơn, chẳng hạn như loài vật – bị khai thác, bị ngược đãi, và bị loài người đem làm thịt hay bị những thú vật khác ăn thịt.

Như thế, để giải thoát mình khỏi biển cả khổ đau, chúng ta cần bắt đầu nghiên cứuthực hành con đường giải thoát. Chúng ta có thể hy vọng thấy vài kết quả sau một vài năm, nhưng nói một cách thiết thực, chúng ta nên trù tính có thể còn tiếp tục sự thực hành của chúng ta trong nhiều đời tới. Trong mỗi đời này chúng ta cần một chỗ nâng đỡ cho việc thực hành, nói thẳng ra, là một thân người, không có nó sẽ không thể tiến bộ. Bởi thế, giai đoạn đầu tiên trên con đườngbảo đảm cho một tái sanh tốt được làm người. Thế nên dù mục tiêu tối hậu của chúng tathành tựu giác ngộ cho tất cả chúng sanh, chúng ta phải bắt đầu con đường bằng cách theo kỷ luật tránh mười hành động xấu ác và thực hành mười hành động thiện hảo.

Tóm lại, chúng ta bắt đầu bằng việc lìa bỏ sự bám níu của chúng ta vào những mục tiêu không tâm linh, trước tiên trong đời này và rồi trong những đời sau. Đã thấy sự khổ đau nội tại trong sanh tử, chúng ta quyết định giải thoát chính mình, và khi chúng ta mở rộng thái độ này đến những chúng sanh khác, chúng ta khai triển lòng bi và phát sanh Bồ đề tâm. Chúng ta phải đi qua những giai đoạn này của sự huấn luyện tâm thức trong thứ tự chân chánh, như đi lên vài tầng lầu hay như xây nền móng trước khi xây vách. Nếu chúng ta theo con đường một cách thứ bậc theo lối này, kết quả chúng ta có sẽ vững chắc. Nhưng nếu chúng ta chỉ nói, “Vì lợi lạc của tất cả chúng sanh…” dầu cho mong muốn giúp đỡ chúng sanh có thể mạnh mẽ vào lúc đó, nó sẽ không vững chắc trừ phi nó được đặt nền tốt trên sự thực hành đúng của những giai đoạn trước đó.

Lúc bắt đầu chúng ta cần có một cái thấy sáng tỏ, toàn bộ về con đường, đến độ chúng ta biết mình đang nhắm vào cái gì trong thực hành của chúng ta và có thể nhận biết mức độ nào chúng ta đã đạt được. Bấy giờ khi chúng ta thực hành đều đặn, chúng ta có thể kinh nghiệm những thay đổi sâu xa trong tâm thức chúng ta, nhưng những kinh nghiệm này chỉ xảy ra khi chúng ta đang tập trung trong những thời thiền định. Về sau, sau khi thiền định một thời gian lâu, chúng ta thấy rằng những kinh nghiệm này xảy ra tự nhiên khi chúng ta gặp những hoàn cảnh đặc biệt, không cần chúng ta tập trung trong thiền định.

Lấy ví dụ Bồ đề tâm. Sau khi chúng ta đã thiền định về Bồ đề tâm một thời gian, một thay đổi xảy ra trong tâm thức chúng ta, nhưng chỉ khi nào chúng ta đang thực sự nghĩ về Bồ đề tâm. Đây là cái gọi là một kinh nghiệm do tạo tác. Nó không phải là Bồ đề tâm của một Bồ tát đích thực. Tuy nhiên, khi chúng ta duy trì sự tiến bộ, chúng ta đạt đến một điểm mà chỉ thấy một con vật hay con chim thì ý nghĩ vọt ra từ chiều sâu của lòng chúng ta, Khi nào tôi sẽ đạt đến giác ngộchúng sanh này ? Đó là cái chúng ta gọi là một kinh nghiệm tự nhiên và ở điểm này Bồ đề tâm chân thật đã cắm rễ trong chúng ta. Chúng ta có thể chính thức gọi mình là những hành giả của Đại thừa và bấy giờ đang ở trên con đường của sự tích tập.

Tiến hành trên con đường bậc trung của tích tập, bấy giờ chúng ta bắt đầu con đường lớn hơn của sự tích tập công đức, nó kéo dài ba vô số kiếp (như đã nói ở trên thời gian này chỉ là tương đối). Tiếp đó là con đường của sự tiếp cận với bốn giai đoạn của nó là hơi nóng (nỗn địa), đỉnh cao (đỉnh địa), kiên nhẫn (nhẫn địa), và chứng ngộ tối cao (thế đệ nhất địa). Bấy giờ khi chúng ta bắt đầu vào con đường của sự thấy, chúng ta đạt được trí huệ của cấp độ thứ nhất của Bồ tát (sơ địa, địa thứ nhất). Trong con đường này, chúng ta dần dần vượt qua năm con đường và mười cấp độ (mười địa) và cuối cùng đạt đến Phật tánh.(38) Những con đường và cấp độ này bởi thế tùy thuộc vào sự chuyển hóa bên trong của bản thân chúng ta qua sự thực hành Bồ đề tâm.

90. Trước hết nỗ lực thiền định
Về sự như nhau của chính bạn và người khác ;
Trong vui sướng và buồn khổ, chúng sanh đều bình đẳng.
Hãy bảo vệ cho tất cả, như cho chính mình.

Trong cách nào mà những người khác bình đẳng với chúng ta ? Cũng giống như chúng ta, họ tự nhiên muốn được hạnh phúc và không có đau khổ. Dầu cho khi phân tích chúng ta không thể tìm thấy một cái “tôi” nào hiện hữu thực sự, nhưng chúng ta còn tin rằng nó hiện hữu, và bởi thế chúng ta cho như rằng chúng ta có một quyền được hạnh phúc và một quyền tránh bất hạnh. Nhưng đây cũng là trường hợp của tất cả những chúng sanh khác, thế nên không có lý do đặc biệt nào tại sao chúng ta phải quan trọng nhiều hơn họ. Tại sao chúng ta chỉ hoàn thành hạnh phúc riêng của chúng ta và không trách nhiệm về hạnh phúc của những người khác ? Tại sao chúng ta cố gắng tránh khổ đau cho bản thân chúng ta và không trách nhiệm làm như vậy đối với những người khác ?

Khi chúng ta cố gắng bảo vệ thân thể chúng ta, chúng ta cũng bảo vệ những phần của thân, như tay và chân chúng ta. Tương tự, bởi vì hạnh phúc và khổ đau của những người khác đều tham dự vào cùng một hạnh phúc và khổ đau của chúng ta, chúng ta phải bảo vệ những người khác khỏi khổ cũng nhiều như chúng ta bảo vệ cho chính mình và cố gắng cho hạnh phúc của những người khác như chúng ta đang làm cho chính mình.

Những khổ đau của chúng ta, dù những người khác không cảm giác được, chắc chắn khó cho chúng ta chịu đựng. Bởi thế thật tự nhiên khi chúng ta bảo vệ chính mình khỏi khổ đau. Tương tự, sự đau đớn của những người khác, dầu cho chúng ta không cảm nhận nó, thì không kém khó chịu đựng đối với họ. Nhưng vì chúng ta liên hệ với tất cả những chúng sanh khác, vì chúng ta nợ họ lòng biết ơn của chúng ta và họ giúp chúng ta trong sự thực hành của chúng ta, chúng ta hãy cố gắng xua tan nỗi khổ của họ cũng như nỗi khổ của chúng ta. Mọi chúng sanh đều bình đẳng như nhau mong muốn được hạnh phúc, vậy tại sao chỉ có chúng ta là những người được hạnh phúc ? Tại sao chúng ta cần được bảo vệ khỏi khổ đau còn những người khác thì không ?

94. Thế nên tôi sẽ trừ diệt khổ đau của những người khác,
Bởi vì khổ đau nào thì cũng giống như của tôi.
Và tôi sẽ giúp đỡ và làm lợi lạc cho những người khác,
Bởi vì họ là chúng sanh, cũng giống như tôi.

97. – Những đau khổ của những người khác không làm hại gì đến tôi,
Thế sao tôi phải che chởbảo vệ cho họ khỏi chúng ?
– Nhưng tại sao tôi lại phải bảo vệ khỏi đau khổ “của tôi” trong tương lai,
Khi nó không làm hại gì đến “tôi” lúc hiện giờ ?

Người ta có thể nghĩ rằng người ta phải che chở mình khỏi khổ đau tương lai bởi vì cái “tôi” khổ đau bây giờ và cái “tôi” sẽ khổ đau trong tương lai là cùng một cái “tôi”. Điều này sai lầm, bởi vì cái mà chúng ta nghĩ đến như là cái “tôi” là một tiếp nối những khoảnh khắc trong một dòng tương tục của tâm thức, và cái “tôi” của giây phút sẽ chịu khổ trong tương lai thì khác với cái “tôi” của giây phút bây giờ.

99. Chắc chắn đối với người nào khổ đau
Hắn phải tự chữa lấy bất kỳ thương tổn nào xảy đến !
Thế thì cái đau chân tôi cảm thấy không phải là cái đau của tay tôi ;
Vậy tại sao tay tôi lại bảo vệ cho chân tôi ?

Nếu người ta nghĩ rằng ai cũng phải tự chăm sóc cho khổ đau của riêng mình, người ta cũng nên biện minh rằng tay chỉ nên bảo vệ cho chính nó và không phải bảo vệ cho phần khác của thân : không có lý do nào để tay phải bảo vệ cho chân. Dù chúng ta có thể cho rằng biện minh này thích đáng, nó không hợp luận lý chút nào. Chúng ta hãy thôi ngoan cố và chỉ nghĩ đến chính mình.

101. Những nối tiếp và hợp thể được đặt tên,
Như là những tràng hạt và đạo quân, là lừa gạt ;
Cũng thế, không có ai là người đau khổ.
Có ai bị đau khổ bức bách họ đâu ?

102. Nhưng nếu không có chủ thể nào đang khổ đau,
Thì cũng không có sự khác biệt trong nỗi đau của ta và của người khác.
Bấy giờ, đơn giản bởi vì đau khổđau khổ, tôi sẽ tiêu diệt nó.
Có ích gì khi có những phân biệt ta – người như thế ?

Khi chúng ta nói về “tôi” và “chúng sanh,” các cái này không phải là những thực thể độc lập. Chúng là những đặt tên, danh xưng giả tạo áp dụng cho một dòng tương tục những yếu tố vô thường, như “chuỗi đeo cổ” được áp dụng cho một tràng hạt hay “quân đội” cho một tập hợp những người lính. Tuy nhiên, nếu chúng sanh không có hiện hữu thực sự, thì ai đang đau khổ ? Tại sao phải cố gắng trừ diệt đau khổ ? Dù cho cái “tôi” không hiện hữu thực sự, trong chân lý tương đối mỗi người đều muốn tránh khổ đau. Đây là lý do đủ cho sự trừ tiệt những khổ đau của những người khác cũng như của chính chúng ta. Ích gì mà phân biệt ?

103. Như thế sự khổ đau của bất cứ ai
Cần phải được diệt trừ, và ở đây không phải bàn cãi.
Giải thoát cho chính tôi khỏi khổ đau nghĩa là giải thoát cho tất cả chúng sanh ;
Ngược lại, tôi khổ đau với nỗi đau của chúng sanh trong tất cả.

Chúng ta có thể nghĩ, Nếu tôi thiền định về lòng bi và nghĩ đến những nỗi khổ đau của những người khác, nó sẽ chỉ thêm vào sự đau khổ mãnh liệt mà tôi đã có. Chúng ta chỉ nghĩ như trên vì chúng ta hẹp lượng. Nếu chúng ta không muốn giúp đỡ chúng sanh, bấy giờ sự khổ đau của họ sẽ không dứt. Nhưng nếu chúng ta có thể khai triển một ít lòng bi và làm một cố gắng để xua tan sự khổ đau của những người khác, bấy giờ sự khổ đau ấy sẽ có một chấm dứt. Không có sự nhận lấy trách nhiệm của chúng ta để giúp đỡ những người khác, không có giới hạn nào cho khổ đau. Khi chúng ta khai triển một tâm rộng lớn và cảm thấy bi mẫn đối với những người khác, điều này lợi lạc bao la. Những khó khăn nhỏ nhặt chúng ta có thể trải qua là xứng đáng.

105. Nếu qua một nỗi đau khổ ít ỏi như thế
Một số nhiều những đau khổ khác có thể được chữa lành,
Thì tất cả những bậc từ bi đều cố gắng
Nuôi dưỡng nỗi đau khổ ấy trong các ngài và trong những người khác.

Những đại Bồ tát được chuẩn bị để làm mọi sự, ngay cả mất đi đời sống của các ngài, nếu nó sẽ nhổ gốc được sự khốn khổ của nhiều chúng sanh khác.

107. Những người nào tâm thức họ được thực hành trong cách này,
Hạnh phúc của họ là làm dịu sự đau khổ của những người khác,
Sẽ xông pha vào địa ngục của sự hấp hối không
ngừng nghỉ
Như những thiên nga phóng thẳng vào hồ sen.
108. Sự bao la của niềm vui như đại dương mênh mông
Sanh ra khi tất cả chúng sanh được giải thoát
Điều ấy không đủ sao ? Điều ấy không thỏa mãn sao ?
Ước muốn cho sự giải thoát của riêng tôi, nó có nghĩa gì với tôi đâu ?

Đối với một Bồ tát mặc áo giáp của quyết định, niềm vui vị ấy có từ sự làm nhẹ bớt nỗi khổ của vô số chúng sanh là đã đủ cho phần ngài, dù ngài có chịu đau đớn một ít. Làm sao có thể hoàn thành sự giải thoát cho chỉ một mình chúng ta, trong khi bỏ đi lời hứa giải thoát cho những người khác, cái này thì tốt biết bao lần hơn cái kia cái kia ?

109. Công việc đem lại lợi lạc cho chúng sanh
Sẽ không làm tôi kiêu hãnh và tự phụ.
Hạnh phúc của những người khác, chính nó là sự thỏa mãn của tôi ;
Tôi sẽ không trông chờ một phần thưởng thành quả nào.

Chúng ta chớ bao giờ nghĩ, Nếu tôi giúp đỡ những người khác, tôi sẽ tích tập những hành động tích cực. Tôi sẽ là một người đức hạnh và trong tương lai tôi sẽ hạnh phúc. Đây không phải là vấn đề. Chúng ta hãy làm những hành động tích cực với lòng bi mẫn sâu xa để cắt đi sự bất hạnh của những người khác, và hãy hồi hướng những hành động này cho sự an vui của họ, từ chiều sâu của lòng mình, không có chút ý niệm nào về phần thưởng cá nhân trong tương lai.

Bây giờ, chúng ta sẽ bàn đến sự trao đổi của ta và những người khác. Sự thực hành này cốt ở đặt chính chúng ta vào chỗ của những người khác và đặt người khác vào chỗ của chúng ta. Nếu chúng ta tu hành điều này, chúng ta sẽ đến chỗ xem những người khác quan trọng hơn chính mình, đến độ hạnh phúc và khổ đau của họ trở thành quan trọng hơn của chúng ta, và khi họ bị thiệt hại, chúng ta cảm thấy nó một cách sâu sắc như khi chúng ta bị thiệt hại. Điều này không khó thực hiện một khi chúng ta đã thấu hiểu những tai hại của việc chỉ nghĩ đến mình và những lợi lạc của sự quý chuộng những người khác. Sự trao đổi giữa mình và người của chúng ta trở nên sống động và mạnh mẽ đến nỗi chúng ta dễ dàng đem cuộc đời của chúng ta cho họ. Và “những người khác” chúng ta hiểu là tất cả chúng sanh ở bất cứ nơi đâu.

114. Như những tay và chân
Được nghĩ là những thành phần của thân thể,
Sao tôi sẽ không xem những chúng sanh khác
Như những thành phần của một thân thể đang sống ?

Chúng ta không nên nản lòng bởi sự khó khăn của một thực hành như vậy. Đó là một vấn đề của thói quen qua sự tu hành. Ví dụ, có thể trở thành quen thuộc với một người mà chỉ cái tên cũng làm cho người ta sợ hãi. Ngay cả người ta có thể tiến đến mức người ta không thể chịu đựng nổi phải xa cách con người ấy.

120. Người nào mong muốn nhanh chóng được là
Một chỗ dựa cho chính họ và cho những chúng sanh khác,
Cần nhận lấy chỗ của những người khác, và cho họ chỗ của mình,
Đảm đương như thế một bí mật thiêng liêng.

Tuy nhiên phương pháp chắc chắn này để bảo vệ những người khác, gồm cả mình trong đó, là khó khăn đối với những người có một hiểu biết giới hạn về Bồ đề tâm. Đây là tại sao Shantideva ám chỉ nó như là một “bí mật thiêng liêng.” Như ngài chỉ ra, chướng ngại chính yếu là sự yêu chuộng bản thân mình.

121. Vì sự luyến bám vào thân thể mình
Chúng ta sợ hãi bởi chỉ những chuyện nhỏ nhặt
Thân thể này là ngọn nguồn của sợ hãi như vậy –
Sao không xem nó như kẻ thù tệ hại nhất ?

122. Muốn làm giảm nhẹ những ham muốn của thân,
Cái miệng đói, cổ họng khô khan,
Chúng ta nằm chờ dọc bên đường
Và cướp đi mạng sống của cá, chim và hươu nai.

123. Vì sự phục vụlợi dưỡng của thân
Có những người dám giết cả cha hay mẹ
Hay trộm cắp cái đã được cúng dường cho Tam Bảo,
Vì những điều ấy họ sẽ bị thiêu đốt trong địa ngục sâu nhất.

Để duy trì thân thể này của chúng ta, mà chúng ta rất quyến luyến, chúng ta giết những chúng sanh khác. Để cho nó sự tiện nghi, chúng ta trộm cắp. Để thỏa mãn những dục vọng phù du, chúng ta chiều theo hoạt động tình dục không có phân biệt. Tóm lại, vì sự quan trọng chúng ta gán cho thân thể chúng ta, chúng ta tích tập nhiều hành động tiêu cực. Nếu chúng ta để thân thể chúng ta làm điều gì nó muốn, thì chỉ có mất mát và thiệt hại cho chúng ta.

124. Bấy giờ có con người thận trọng nào
Lại muốn chiều chuộng và bảo vệ thân họ,
Ai không xem thường và đối xử với sự khinh miệt
Cái mà đối với họ là một kẻ thù nguy hiểm ?

125. “Nếu tôi cho cái này, tôi còn lại cái gì ?”
Chỉ nghĩ đến mình – đây là con đường của ngạ quỷ.
“Nếu tôi giữ lại nó, lấy cái gì để cho ?”
Quan tâm đến người khác là con đường của chư thiên.

Nếu chúng ta gây tổn hại và làm nghèo người khác để làm tăng thêm tài sản của chúng ta, chúng ta sẽ sanh lại vào những cõi thấp, như những địa ngục. Trái lại, nếu chúng ta quên bản thân để làm lợi lạc cho người khác, nếu chúng ta sẵn sàng cho cuộc đời chúng ta để cứu vớt cuộc đời của những người khác, cho họ bất cứ thứ gì cần thiết cho sự an vui của họ, bấy giờ chúng ta sẽ có được hạnh phúc và mọi hoàn thiện.

Kết quả của ước muốn cao hơn những người khác, được nổi tiếng, sẽ là tái sanh thấp hay là tái sanh như một người khờ khạo, trong khốn khổ, hạ tiện, với một thân hình xấu xí. Ngược lại, khiêm tốn thật sự, đối xử với những người khác quan trọng hơn chính chúng ta, sẽ dẫn đến tái sanh trong những cõi cao, nơi đó chúng ta sẽ được kính trọng và có uy tín. Nếu chúng ta cưỡng bách những người khác làm việc cho chúng taphục vụ chúng ta, khinh suất lợi dụng họ, trong những tái sanh tương lai chúng ta sẽ làm tôi tớ cho họ hay ngay cả làm tôi tớ cho tôi tớ của họ. Trong khi nếu chúng ta tiêu pha đời mình để phục vụ cho những người khác, chúng ta sẽ tái sanh như những vua chúa và lãnh tụ.

Đấy là những lợi lạc có được từ sự nhìn những người khác là quan trọng hơn chính mình và những tai hại của việc đặt chính mình lên ưu tiên cao nhất.

129. Mọi niềm vui mà thế giới chứa đựng
Đều đến từ mong muốn hạnh phúc cho những người khác ;
Mọi khốn khổ mà thế giới chứa đựng
Đều đến từ mong muốn sung sướng cho chính mình.

130. Có cần gì giải thích dài dòng ?
Những chúng sanh con nít chỉ tìm kiếm cho chính mình ;
Những Bồ tát làm việc cho sự tốt đẹp của những
người khác.
Hãy thấy sự khác biệt phân chia giữa họ !

131. Nếu tôi không cho đi hạnh phúc của tôi
Để đổi lấy khổ đau của những người khác,
Phật tánh có bao giờ đạt được,
Và ngay trong sanh tử, niềm vui cũng bay mất khỏi tôi.

Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là xem chúng ta quan trọng hơn những người khác, nó dẫn chúng ta và những người khác đến chỗ hư hỏng chắc chắn. Từ sự chấp bám này vào cái “tôi” khởi lên mọi thứ làm tổn hại, sợ hãi và khổ đau trong thế gian này. Chúng ta phải làm gì, Shantideva hỏi, với con quỷ khổng lồ này ?

135. Nếu không có sự hàng phục cái ta,
Thì buồn đau như vậy không thể tránh được.
Như một người sẽ không tránh khỏi bị thiêu đốt
Nếu nó không tránh xa khỏi ngọn lửa.

136. Để giải thoát chính bạn khỏi tổn hại
Và những người khác khỏi khổ đau của họ,
Hãy hiến chính bạn cho những người khác,
Xem những người khác thân thiết như bạn đang làm với chính mình.

137. ”Bây giờ ta đã ở dưới quyền của tất cả”
Hỡi tâm, điều này phải là sự xác tín của ngươi ;
Từ nay ngươi không còn ấp ủ một ý tưởng nào
Mà chỉ toan tính sự lợi lạc của chúng sanh.

138. Mắt tôi và những giác quan, từ nay là tài sản của những người khác –
Dùng chúng cho chính tôi là không hợp pháp.
Huống gì là được phép dùng
Những khả năng ấy của tôi để chống lại những chủ nhân chính thức của chúng.

chúng ta đã phát nguyện tận hiến chính chúng ta chỉ để giúp đỡ những chúng sanh khác và từ những chiều sâu của lòng mình, chúng ta đã đem cho họ mọi sự, chúng ta phải xem thân thể chúng ta không còn thuộc về chúng ta nữa mà bây giờ đã thuộc về tất cả chúng sanh. Thế nên chúng ta phải không bao giờ dùng một phần nào của thân thể chúng ta để làm điều gì mà không giúp đỡ chúng sanh. Bất cứ cái gì chúng ta thấy trong chúng tatốt đẹp, hãy rút nó ra khỏi chúng ta và dùng nó để phụng sự những người khác.

Bây giờ chúng ta đến một thực hành đặc biệt trong Bồ Tát Hạnh :

140. Hãy nghĩ về những người thấp kém như là chính bạn,
đồng hóa chính bạn với những người khác,
Bấy giờ, tâm bạn gỡ khỏi những ngại ngùng,
Hãy trau dồi một cảm giác ganh tỵ, kiêu hãnh và đua tranh.

Ở đây chúng ta bắt đầu bằng cách đánh giá những phẩm tính tốt và xấu của chúng ta, và trên nền tảng này, so sánh chúng ta với những người khác, phân biệt những người bằng chúng ta, những người hơn chúng ta và những người kém chúng ta. Làm điều này chúng ta phân biệt giữa mặt mới, mặt tốt của chúng ta – nó đã thấy sai lầm khi xem chúng ta quan trọng hơn những người khác và những lợi lạc khi nhìn những người khác thì quan trọng hơn chúng ta – và mặt cũ, mặt xấu của chúng ta, cái “tôi” ích kỷ. Cái “tôi” mới bây giờ đồng hóa chính nó với những người khác và nhận lấy phía của họ. Cái “tôi” cũ có ba phương diện : hơn, bằng và kém. Và cái “tôi” mới, nó hiện giờ đồng hóa với những người khác, cũng có đủ ba phương diện này. Chúng ta sẽ dùng hai cái “tôi” tách biệt này để phát triển lần lượt một cảm giác ghen tỵ, đua tranh và kiêu hãnh.

Trước tiên, chúng ta nhìn vào những phẩm tính mà chúng ta hơn những người khác. Đồng hóa chúng ta (cái “tôi” mới của chúng ta) với những người thấp kém này, chúng ta làm cho chính mình ghen tỵ với những phẩm tính hơn người của cái “tôi” cũ, ích kỷ. Thật không công bằng, chúng ta la lên, khi nó được kính trọng trong khi chúng ta thì không !

141. “Nó là trung tâm của sự chú ý ; còn tôi chẳng là gì cả !
Nó thì giàu, tôi thì ngèo, không tài sản ;
Mọi người tôn trọng nó, khinh thường tôi ;
Tất cả đều tốt đẹp cho nó ; với tôi thì chỉ có đắng cay.

142. ”Tất cả những gì tôi có là mồ hôi và vất vả,
Trong khi nó ngồi thoải mái, tiện nghi.
Nó là lớn lao, được kính trọng trong thế gian ;
Tôi là kẻ hạ tiện, một kẻ vô danh.”

Nếu chúng ta thấy sự so sánh này quá thấp kém, chúng ta không nên nản lòng vì sự thiếu những phẩm tính tốt của chúng ta. Chúng ta hãy nhớ rằng tất cả chúng sanh đều có tiềm năng giác ngộ và rằng chúng tathể đạt được Phật tánh nếu chúng ta cố gắng. Bởi thế, không có lý do nào để thất vọng.

143. “Sao ! một người chẳng ra gì, quá mờ nhạt ?
Không đúng ! Tôi cũng có vài phẩm tính tốt.
Nó không phải là người nhất, nó còn ở dưới một số người
Trong khi, so sánh với một số người tôi là tuyệt hảo !”

Chúng ta thấp kém, đó không phải là lỗi của chúng ta, mà là lỗi của những tình thức tiêu cực. Những ý niệm về cao thấp, hơn kém này hoàn toàn tương đối. Chúng ta nói với cái tôi cũ : Ngươi chỉ hơn bởi vì ta kém, bởi thế nếu ngươi muốn ở cao hơn, ngươi sẽ phải chịu thua ta khi ta cố gắng cho giác ngộ. Những phẩm tính tốt đẹp của ngươi có ích lợi gì nếu nó không làm lợi lạc được cho ta ? Theo cách này, khi chúng ta thấy những phẩm tính nơi chúng ta chúng làm cho chúng ta tốt hơn những người khác, chúng ta cần trao đổi địa vị và hủy diệt những cảm giác của chúng ta về sự trội hơn.

Tiếp theo chúng ta đồng hóa với những người bằng chúng ta, và lại ở về phía họ, chúng ta phát triển một cảm giác đua tranh với cái “tôi” cũ, chỉ nghĩ đến phải tốt hơn nó và làm cho nó khốn khổ.

148. “Tôi sẽ phô trương bằng mọi phương tiện
Những phẩm tính của tôi cho tất cả thế giới,
Bảo đảm rằng bất cứ phẩm tính nào mà nó có
Đều chìm nghỉm không ai được biết.

149. “Những lỗi lầm của tôi, tôi sẽ che dấu.
Tôi, chứ không phải nó, sẽ là đối tượng của hâm mộ ;
Tôi, chớ không phải nó, sẽ có tài sảntiếng tăm ;
Tôi sẽ là trung tâm của sự chú ý.

150. “Tôi sẽ nhìn hoài với sự thỏa mãn
Vào sự nhục nhã và thất sủng của nó ;
Tôi sẽ làm cho nó bị khinh khi
Là sự chế diễutrò cười cho thiên hạ.

Cuối cùng, chúng ta nghĩ đến những phương diện trong đó chúng ta thua kém những người khác, và rồi nhìn vào cái “tôi” cũ của chúng ta qua đôi mắt của những người khác, chúng ta phát triển một cảm giác kiêu hãnh.

151. “Tiếng đồn rằng kẻ khốn khổ bất hạnh này
Đang cố gắng tranh đua với tôi !
Làm sao nó có thể giống như tôi trong trí thông minh,
Trong học vấn, sắc đẹp, giàu có hay dòng dõi ?

152. “Ôi, sự vui sướng, làm run rẩy cả xương sống,
Tôi đã có và say sưa khi nghe
Rằng mọi người đang nói
Về tôi tài giỏi như thế nào !

153. “Tốt lắm, nếu nó có một thứ gì,
Tôi là người nó phải phục dịch cho !
Nó chỉ có đủ để sống còn ;
Tôi là chúa tể, và tất cả những thứ gì còn lại là của tôi !

154. “Tôi sẽ làm hao mòn hạnh phúc của nó ;
Tôi sẽ luôn luôn làm thương tổn và chửi mắng nó.
Nó là người ở trong sanh tử
Đã làm cho tôi thiệt hại bằng cả ngàn lần !”

Đặt chính chúng ta vào chỗ của những người khác là rất ích lợi để thấy những lỗi lầm của cái “tôi” ích kỷ, và chúng ta trở nên ghê tởm sâu sắc nó. Khi chúng ta thực hành như đây, dùng ghen tỵ như một dụng cụ, chúng ta hãy tưởng tượng rằng cái “tôi” cũ của chúng ta là rất ưa nhìn, ăn mặc đẹp, mạnh khoẻ, quyền uy và có mọi thứ nó cần. Rồi chúng ta tưởng tượng chính chúng ta như một khán giả khách quan ở giữa một đám đông những người bần cùng, ăn mặc rách rưới, đáy cùng của xã hội. Bây giờ hãy quan sát cái “tôi’ cũ, từ thời vô thủy nó đã chỉ nghĩ đến mình nó và không bao giờ có một tư tưởng nào cho những người khác. Để tăng thêm quyền lợi của riêng nó, nó đã bắt những người khác hầu hạ mình và không ngần ngại giết, trộm cướp, nói dối, vu khống và tà dâm. Nó đã chẳng là gì ngoài một gánh nặng cho cuộc đời những người khác. Khi chúng ta nhìn vào cái “tôi” ích kỷ theo lối này, sự ghê tởm thật sự dâng trào trong lòng chúng ta. Và vì chúng ta đồng hóa chúng ta với những chúng sanh khác này, trong sự khốn cùng của họ, chúng ta sẽ cảm thấy gần gũi với họ, và lòng mong muốn giúp đỡ họ sẽ tăng lên.

Chúng ta nên làm cho thực hành về ganh đua và kiêu hãnh đều được sống động và thực sự. Chúng ta hãy tự nhớ lại mọi hành động tiêu cực mà cái “tôi” đã khiến chúng ta làm, mọi sự tổn hại nó đã làm cho chúng ta, gây cho chúng ta khổ đau và cũng gây ra khổ đau không cùng cho những người khác. Đây là kẻ thù thực sự của chúng ta. Không tuyệt vời sao khi làm cho nó phải khổ đau hơn chúng ta đau khổ, hay làm cho nó biến mất hoàn toàn ? Chúng ta không kiêu hãnh chân chính sao nếu chúng ta có thể đập vỡ nó và làm cho nó bại liệt ?

156. Bởi thế chân lý là điều này :
Bạn phải hoàn toàn hiến dâng chính bạn cho những người khác.
Đức Phật đã không dối gạt trong điều ngài đã nói ;
Những lợi lạc từ đó về sau chắc chắn sẽ đến.

Đã xem xét tất cả sai lầm khi xem chúng ta quan trọng hơn những người khác, và đã thấy tất cả tổn hại do một thái độ như thế đem lại, chúng ta cần nổi lên chống lại sự thống trị của nó và không bao giờ để cho tư tưởng về sự quan trọng của mình ảnh hưởng đến chúng ta.

170. Mỗi tư tưởng làm việc cho chính mình
Bây giờ đã bị từ bỏ, gạt qua một bên.
“Giờ đây ngươi đã bị bán cho những người khác,
Hãy ngưng sự rên than của ngươi, hãy phục vụ !”

171. Vì nếu, lơ là chểnh mãng
Ta không giao nộp ngươi cho những người khác,
Ngươi sẽ nắm cổ ta, điều này chắc chắn,
Đem nộp cho những quỷ sứ giữ địa ngục.

173. Như thế này : Nếu tôi muốn hạnh phúc,
Tôi chớ nên bao giờ tìm cách làm vui lòng chính tôi.
Nếu tôi muốn cứu thoát chính tôi
Tôi phải luôn luôn là người bảo vệ của những người khác.

Shantideva đặc biệt nhấn mạnh những nguy hiểm của sự luyến chấp thân thể mình.

174. Cái hình thể con người này
Càng được chiều chuộng và bảo vệ chừng nào,
Thì cùng với mức độ đó
Nó càng dễ phật ý và nhỏng nhẽo chừng đó.

175. Và người ta rơi vào một tình trạng
Trái đất và toàn bộ những gì nó có
Cũng bất lực để thỏa mãn cho y.
Có ai có thể cho nó mọi điều nó khao khát ?

Luyến bám thân thể chỉ có thể đem lại cho chúng ta khổ não. Nếu chúng ta quý nó vì nó hữu ích cho chúng ta, bấy giờ chúng ta cũng cần nhìn thân thể của người nào khác theo cùng cách như vậy, vì thân thể của họ cũng hữu ích cho họ.

184. Bởi thế, thoát khỏi mọi luyến bám,
Tôi sẽ bố thí thân này cho lợi lạc của chúng sanh ;
Như thế, dù có nhiều khuyết điểm hành hạ nó,
Tôi sẽ dùng nó như một dụng cụ cần thiết của tôi.

Cho đến lúc này, chúng ta đã để cho chúng ta bị thống trị bởi sự bám chấp của chúng ta vào cái “tôi”. Bây giờ là thời gian quyết định để chúng ta chấm dứt thái độ trẻ con này bằng cách theo bước chân của những vị Bồ tát, nhớ lại những lời dạy về cẩn thận, và bỏ qua hôn trầm và ngủ nghỉ. Giống như những Người Thừa Kế bi mẫn này của những bậc Chiến Thắng, chúng ta cần kiên nhẫn thực hành ngày và đêm. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, chắc chắn sự khổ đau của chúng ta một ngày nào sẽ đến chỗ chấm dứt.

187. Như thế, dẹp bỏ mọi tấm màn che ám
Tôi xoay tâm thức tôi khỏi con đường sai lầm,
thường trực nhắm vào đối tượng hoàn hảo
Tôi an định tâm tôi vào thiền định thường hằng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM