Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Maha Prajna – Maha Karuna (Đại Bát NhãĐại Từ Bi)

Monday, July 26, 201000:00(View: 5750)
Maha Prajna – Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi)

MAHA PRAJNA – MAHA KARUNA
(Đại Bát nhãĐại Từ bi)

Daisetz Teitaro SUZUKI
(Hoang Phong chuyển ngữ)

 

Lời giới thiệu của người dịch :

D.T. Suzuki (1870 -1966) thường được xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rất khó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộ trong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúng ta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ có thể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.

Có thể người ta đã nhìn vào các trước tác, dịch thuật và các bài diễn thuyết của D.T. Suzuki tại Mỹ, Âu châu và nhiều nơi khác trên thế giới để đánh giá ông và xem ông như là một trong những vị thiền sư lớn nhất trong thời kỳ cận đại. Hơn nữa có lẽ người ta cũng đã xem ông như một trong những người đã mang Phật giáo nói chung và thiền học nói riêng đến với thế giới Tây phương trong tiền bán thế kỷ XX.

Ông mất năm 1966 và ba năm sau thì Hội Phật giáo Hoa kỳ đã gom góp một số bài viết của ông để in thành một tập sách với tựa đề : "The Field of Zen" ("Thế giới của Thiền học Zen"). Bốn mươi mốt năm sau thì quyển sách này mới được dịch ra tiếng Pháp với tựa đề "Derniers Ếcrits au bord du Vide" ("Những bài viết cuối cùng bên bờ của cõi trống không") do nhà xuất bản Albin Michel (Paris) ấn hành vào tháng 6 năm 2010. Bài chuyển ngữ dưới đây là một trong 15 bài được trích từ tập sách này.

 

blank

Bìa quyển sách "Những bài viết cuối cùng bên bờ của cõi trống không"

của D.T. SUZUKI

blank

Ấn bản gốc bằng tiếng Anh năm 1969

 

Maha karuna, có nghĩa là " đại từ bi" hay tình thương rộng lớn, hàm chứa những phẩm tính như tha thứPhật tính. Thiền học Zen có vẻ như hướng nhiều về bát nhã (prajna) và xem nhẹ khía cạnh từ bi (karuna), nhưng thật ra từ bibát nhã đều là hai thể dạng của hiện thực, cả hai bổ khuyết cho nhau. Thiếu bát nhã sẽ không có từ bi, và nếu thiếu từ bi thì sẽ không có bát nhã, sự liên kết đó chặt chẽ cho đến độ mà bất cứ nơi nào có cái này thì cũng sẽ có cái kia.

Hiện thực thật khó để xác định, tuy nhiên khi nhìn nó qua lăng kính của trí thông minh con người hay sự hiểu biết của chúng ta, thì nó sẽ hiện ra dưới hai thể dạng khác nhau là : bát nhã từ bi. Bát nhã mang tính cách thụ động, từ bi thì lại năng động, một thứ tượng trưng cho sự hiện hữu, thứ kia cho sự hình thành. Chính vì thế hiện hữu và hình thành luôn đi đôi với nhau, tuy nhiên tâm trí của chúng ta thì lại tách rời chúng thành hai thứ khác nhau. Thật ra trên phương diện bản thể học thì đấy cũng chỉ là một cách diễn đạt mà thôi, khi sự hiện hữu và sự hình thành đi vào tâm thức của con người thì sự hiện hữu sẽ trở thành bát nhã và sự hình thành là từ bi.

Swedenborg (1) từng nêu lên vấn đề "Sáng suốt" (Sagesse, Wisdom) và "Tình thương" thánh thiện. Nếu đúng là sự Sáng suốt tương đương với Bát nhãTình thương tương đương với Từ bi, thì Thiên chúa giáoPhật giáo tương hợp với nhau qua cách đối chiếu trên đây. Chúng ta không thể nào bắt gặp một thứ mà lại không có thứ kia đi kèm. Phật giáo nói đến tánh không (sunyata), và tánh không thì có nghĩa là sự trống không, tức là đối tượng của bát nhã (prajna), trong khi đó thì từ bi (karuna) thuộc vào thế giới của sự đa dạng. Vì thế bát nhã tượng trưng cho đặc tính thuần nhất của tất cả mọi vật thể, và từ bi thì lại tượng trưng cho đặc tính đa dạng của chúng. Khi nói đến "Một" (Nhất thể), thì chúng ta sẽ nghĩ rằng đấy là một thứ gì hiện ra trước mặt chúng ta như một đối tượng của sự suy nghĩ, nhưng thực ra đấy chỉ là cách phản ứng của ta do thói quen mà có khi phải tiếp cận với hiện thực ; do đó khi nói đến "Một" hay "đơn vị thuần nhất" tức là ta đã phạm vào sự sai lầm rồi. Vì thế mà các nhà tư tưởng Phật giáo phải sử dụng một thuật ngữ khác gọi là sunyata (tánh không), "sự trống không" (vide, vacuité, emptiness), tuy nhiên chúng ta có thể buông lỏng sự tưởng tượng để hình dung ra một vật gì đó vượt ra khỏi khả năng thị giác của mình. Nếu vật đó biến mất thì chúng ta sẽ bảo rằng sự trống không biến mất, tuy nhiên loại trống không ấy chỉ mang tính cách tương đốinhất định không phải là thứ tánh không đích thực. Đối với sự giác ngộ thì chúng ta cũng thường hay phạm vào sự lầm lẫn như thế.

Ngôn từ là một thứ gì thật tinh tế và cuộc sống của chúng ta không thể tồn tại được nếu khôngngôn từ, tuy nhiên ngôn từ là một thứ gì tồi tệ nhất mà con người đã sáng chế ra. Hãy lấy một thí dụ, luật pháp định nghĩa vô cùng chính xác từng sự vật một, chính xác đến nỗi chính nó lại biến thành nguyên nhân của mọi sự phức tạpphiền toái. Chúng ta đặt ra một số luật pháp để quy định sự giao tiếp giữa con người với nhau, và cũng chính từ nguyên nhân đó mà phát sinh ra mọi thứ xung đột. Hiện tượng đó cũng đã xảy ra trong lãnh vực nhận thức luận (épistémologie, epistemology) . Các triết gia sáng tạo ra các hệ tư tưởng, mỗi vị đều tin rằng mình đã đẩy sự tiến bộ xa thêm một bước, nhưng thật ra thì một hệ thống mới sẽ phá bỏ những gì đã được xây dựng trước đó. Tuy thế, dưới một khía cạnh nào đó, dường như có một sợi dây xuyên thủng chuỗi liên tục của tạo tác và hủy diệt, tuy rằng sự kiện này cũng khá khó cho chúng ta nhìn thấy. Vì thế khi đề cập đến vấn đề bát nhãtừ bi chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Vị đại luận sư Mã Minh (Asvaghosa) (2) nói rằng muốn chặt cây thì cần phải có một cái rìu, nhưng khi vừa nhận thấy là thiếu cái rìu thì phải thay ngay bằng một cái khác ; và cứ thế mà người ta phải cần đến một số rìu bất tận mà chẳng bao giờ có thể kết thúc được cái quá trình đó. Mã Minh bảo rằng phải sử dụng ngôn từ để chấm dứt ngôn từ. Đối với trường hợp của từ bi bát nhã thì cũng thế. Khi đề cập đến chúng thì ta bảo đấy là hai thứ khác nhau, nhưng hiện thực thì chỉ là một, và cái "Một" ấy không phải là một đơn vị giới hạn mà thật sự là "Một". Vậy trong trường hợp này phải có một cái gì tương đối, nhưng đồng thời lại cũng có một cái gì khác vượt ra bên ngoài nó.

Tính cách nhị nguyên giữ vị trí trung tâm trong mọi tư duy của ta ; nhờ vào nhị nguyên ta mới diễn tả được sự suy nghĩ của mình một cách minh bạch và cứ tưởng như thế là ta đã hiểu được và sự suy nghĩ đã rõ ràng hơn, nhưng thực ra phía sau sự hiểu biết đó thì sự hoang mang đang ngự trị. Khi rơi vào tình trạng mâu thuẫn trên đây có thể ta sẽ nghĩ rằng không biết phải làm thế nào để tiếp tục tồn tại, thế nhưng sự sống vẫn cứ phát sinh và tư duy thì mãi chạy theo sau. Như vậy thì cách tốt nhất là chúng ta nên cố gắng tự đặt mình vào trung tâm của sự sống ấy thay vì chỉ biết suy nghĩ về nó, dù rằng ta phải cần đến tư duy để đạt được điểm tối hậu trong sự sống ấy đi nữa. Muốn sang sông ta phải cần đến một cái bè, nhưng khi đã sang được bờ bên kia thì phải bỏ nó lại. Thế mà chúng ta vẫn cứ bám chặt lấy nó và mang nó theo với mình.

Thiền học Zen cho chúng ta biết rằng tất cả mọi sự vật đều có thể thu lại thành một, tuy nhiên thiền học Zen cũng đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu xem cái "Một" ấy đưa về đâu. Chúng ta chỉ biết trả lời là : "Chẳng đi về đâu cả", vì thật ra cái thế giới vô lượng này là một thế giới thuần nhất. Thuật ngữ Phật giáo gọi cái thế giới "cùng một thứ như nhau" này là thế giới của sự đa dạng. Trên một quan điểm nào đó thì hai thế giới ấy khác biệt nhau, giống như hai mặt của tấm màn ảnh chiếu phim, nhưng thật ra cũng nhờ thế mà bát nhãtừ bitừ bibát nhã. Khía cạnh tĩnh lặng là năng động, ngược lại khía cạnh năng động là tĩnh lặng. Chính nhờ thế mà chúng ta mới có thể phát biểu : hiện hữu chính là hình thànhhình thành chính là hiện hữu. Và đấy cũng chính là phép biện chứng sau đây : "A" bằng (ngang hàng) với "không-A", và "A" (thì chỉ) đúng là "A" khi nào nó không phải là "không-A". Các nhà lôgic học (luận lý học) áp dụng công thức trên đây, nhưng Kinh Kim cương thì lại đảo ngược cách phát biểu này : "Cái gì mà ta gọi là một sự vật không phải là một sự vật. Chính vì thế mà nó là một sự vật. Những gì mà ta gọi là Đức Phật thì không phải là Đức Phật ; nhưng chính vì thế lại là Đức Phật". "Không-A" là từ bi và "A" là bát nhã. Đối với một sự vật thì sự hình thành có nghĩa là một sự chuyển đổi thường xuyên từ một thể dạng hiện hữu này sang một thể dạng hiện hữu khác không còn giống như trước nữa. Sự chuyển tiếp trường kỳchúng ta thấy trong thế giới này là sự hình thành và đồng thời cũng lại chính là niết bàn. Niết bàn là một sự hình thành thường xuyên ; không nên hình dung niết bàn như một thứ gì "không-hình-thành".

Người ta thường bảo rằng Đức Phật tìm nơi núi non để suy tư về bản chất phù du của mọi sự vật làm phát sinh ra sự hình thành mà nếu thiếu nó thì thế giới này sẽ không thể tiến hành được. Thế giới này đây đang hình thành một cách trường kỳ. Vấn đề do Đức Phật nêu lên phải đem ra mà áp dụng suốt đời ; chúng ta sinh ra và chết đi, rồi tái sinh và lại chết theo một chu kỳ biến động trường kỳ. Tất nhiên, khi nhìn vào vấn đề này một cách khách quan thì chúng ta sẽ thấy nó là một chuyện thật tự nhiên. Mỗi người trong chúng ta sinh ra và qua đời. Chuyện đó phải có một lý do, bởi vì cái võ vật chất bên ngoài này đây của sự hình thành không thật sự là một sự hình thành hay biến đổi ; còn có một thứ gì khác tiềm ẩn và không nhất thiết lệ thuộc vào sự hình thành. Và chính là nhờ vào cái gì đó không "hình thành" mà có các hiện tượng. Tư duy của chúng ta được tạo dựng ra bằng cách đó tức là cho rằng có một cái gì đó cố định gọi là sự hiện hữu và một cái gì khác biến đổi liên tục. Vấn đềĐức Phật phải giải quyết chính là sự mâu thuẫn trên đây. Giải đápĐức Phật mang lại là sự hình thành chính là sự hiện hữu. Như vậy thì dù cho chúng ta đang biến đổi cũng vẫn có một cái gì đó không biến đổi, nhưng ta không thể nào nắm bắt được cái gì vẫn giữ nguyên ấy bằng cách cắt làm hai dòng chảy của sự hình thành. Tuy thế khi các sự vật tiếp tục biến động, chuyển từ thể dạng này sang thể dạng khác, thì trên dòng chuyển động ấy chúng ta phải nắm bắt lấy cái gì đó không biến đổi, cái không biến đổi đó được thực chứng qua thuật ngữ karuna (từ bi). Karunaprajna và prajnakaruna (từ bi bát nhã bát nhã từ bi).

Trước đây khi dịch bộ kinh Lankavatara Sutra (Nhập Lăng già kinh), tôi tự hỏi làm thế nào mà từ bi lại có thể phát sinh từ bát nhã. Một trong các bản dịch tiếng Hán của bộ kinh Nhập Lăng già bắt đầu bằng câu sau đây : "Bát nhã vô biênTừ bi tuyệt đối". Khi đọc câu này tôi tự nhủ :" Đây mới chính thực là tinh túy của giáo pháp Đại thừa".

Theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), cái tôi là tánh không (sunyata). Đối với Thiên chúa giáo, cái tôi đó cần phải đem ra mà đóng đinh, nhưng đối với Phật giáo thì cái ngã (atman) là hư-vô (không có, không hiện hữu) ; vì thế không cần gì phải lôi nó ra để mà đóng đinh. Phật giáo Nguyên thủy cho rằng đấy là cái "không có gì cả" ("rien", "nothing") và như thế cũng đủ, nhưng người ta cũng có thể tự hỏi "Nếu như cái ngã (atman) không có gì cả thì "cái không có gì cả" ấy là cái gì ?". Các nhà sư Phật giáo mới (tức sau thời kỳ "Nguyên thủy") thì gọi "cái không có gì cả" trên đây là sunyata, tức tánh không (vacuité, emptiness), suynyata không mang ý nghĩa tiêu cực mà ngược lại có tính cách tích cực. Do đó, sự trống không hay sunyata không phải là một sự phủ định mà là một sự khẳng định. Các nhà sư Phật giáo thuộc thời kỳ nguyên thủy nhấn mạnh đến khía cạnh tiêu cực tức là khía cạnh biến động, khía cạnh của cái tôi. Nhưng sau này khi cái "không có gì cả" trở thành một chủ đề mà nền tư tưởng Đại thừa phải đối đầu thì nó biến thành một cái gì đó khác hơn, và ý nghĩa của nó cũng hoàn toàn không còn mang tính cách tương đối như trước nữa. Ý nghĩa của nó mang tính cách khẳng định tuyệt đối. Có một người hỏi một vị thiền sư Zen như sau : Cái "Một" sẽ quay về đâu ?", vị thiền sư trả lời : "Bảy cân hạt gai", trả lời như thế là cách đơn giản lôi người hỏi trở về với sự cảm nhận thường nhật. Vì thế không nên đặt cái đơn vị thuần nhất ấy vào một nơi nào đó mà chúng ta không thể với đến được, mà đúng hơn nên mang nó trở về để đặt nó vào giữa cái sự sống thường nhật này.

Khi gặp lại một người bạn, tôi hầu tiếp người này và người bạn này hầu tiếp tôi, như thế là đã có ngay cái "Một" hay cái "không có gì cả" đang chuyển động dưới thể dạng năng hoạt của nó. Đấy chính là từ bi (karuna), tuy nhiên cái từ bi ấy không phải là một thứ gì riêng biệt cần phải tách rời nó ra khỏi sự sống của chúng ta để có thể phô trương cho người khác thấy và tuyên bố : "Đây là cái từ bi mà tất cả chúng ta cần phải mang ra ứng dụng". Từ bi là một lối sống thuộc vào sự hiện hữu năng hoạt của ta. Tuy nhiên khi mà ta dừng lại để suy nghĩ về nó, thì nó lại trở thành một cái gì đó rất trừu tượng đối với sự sống bình thường của chính mình, một thứ chủ đề đặc biệt chỉ để sử dụng vào việc suy tư mà thôi, và rồi ta sẽ tự hỏi vậy làm thế nào để đưa nó trở vào hiện thực. Ấy thế mà ta đang sống với nó trong từng khoảnh khắc một nhưng ta lại không hề hay biết.

Có người hỏi một thiền sư Zen như sau : "Sau khi chết thì thầy sẽ ra sao ?". Người hỏi rất có thể sẽ chờ đợi một câu trả lời đại loại như vị thầy ấy sau khi chết sẽ lên Thiên đường. Nhưng vị thiền sư lại trả lời rằng : "Ta sẽ thành con lừa hay con ngựa". Đó là cách trả lời đặc thù của người Trung hoa tỏ ý ước mong trở thành một con vật xả thân giúp đỡ người nông dân. Người dân nơi làng mạc giúp đỡ người tu hành, và lẽ tất nhiên là người tu hành sẽ phải đền đáp lại. Một vị thầy khác cũng được hỏi như thế nhưng lại đã trả lời như sau : "Ta sẽ xuống địa ngục !". Người hỏi liền phản kháng lại : " Nhưng ai cũng nói ngài là một vị thầy thánh thiện kia mà". Vị thầy giải thích như sau : "Nếu như ta không xuống địa ngục thì làm sao ta giúp đỡ cho mi được ?".

Một câu chuyện khác như sau, có một ngôi chùa có một chiếc cầu bằng đá và có một người đi lễ quả quyết rằng mình chỉ thấy độc có một chiếc cầu bằng gỗ vừa cũ kỹ lại vừa lung lay. Anh ta liền hỏi vị thầy trong chùa : "Thế cái cầu bằng đá ở đâu ?", vị thầy trả lời như sau : "Thì mấy con lừa đang bước trên cầu đấy, còn hỏi gì nữa. Cái cầu này rất vững chắc và nó mở ra thật rộng, đến độ mà tất cả mọi người đều có thể cùng lúc bước lên, kể cả toàn thể vũ trụ này". Người Ấn độ thì lại thường hay đưa ra hình ảnh của cát trên bờ sông Hằng. Đủ mọi thứ chúng sinh giẫm lên đấy, nào là người, súc vật, sâu bọ, các chúng sinh ấy dù sạch sẽ hay dơ bẩn thì cát vẫn không bao giờ ta thán. Nào có lâu lắc gì đâu, mọi thứ dơ bẩn rồi sẽ hóa thành những hạt cát tinh khiết. Trong cát có một thứ gì rất sáng tạo, và năng lực sáng tạo đó vận hành ngay bên trong cách suy nghĩ nhị nguyên của chúng ta, cho đến một lúc nào đó dưới ảnh hưởng của tác nhân sáng tạo gọi là từ bi, thì tất cả những gì xấu xí sẽ biến thành một thứ gì khác tốt đẹp hơn. Từ bi phát sinh từ trí tuệ là như thế.

 

Đối với học phái Tịnh độ, từ bi được đưa lên hàng đầu, trong khi đó thì thiền học Zen lại chú trọng đến bát nhã nhiều hơn. Đức Phật A-di-đà đối với Tịnh độhiện thân của lòng từ bi, đối với thiền học Zen thì bát nhã phải được mang ra phát huy bằng tu tậptừ bi thì chỉ được biểu lộ một cách kín đáo.

Chúng ta thấy trong Thánh kinh một câu như sau : "Trước hết là Lời của Chúa". Câu ấy vang lên âm hưởng của bát nhã, tuy nhiên trong học phái Tịnh độ người ta cũng có một câu như sau : "Bắt đầu phải là tình thương, từ bi trở thành da thịt để hóa ra Đức Phật A-di-đà và sau đó thì Đức Phật A-di-đà nêu lên bốn mươi tám lời nguyện ước của mình". Câu trên đây thể hiện một tình thương bao laĐức Phật A-di-đà đã thốt lên lời nguyện thứ mười tám như sau : "Nếu một người sùng kính đến với Ta, hoàn toàn tin tưởng vào Ta, và nếu Ta không cứu độ người ấy thì Ta sẽ không thể nào đạt được giác ngộ". Lời phát nguyện đó mang một tầm quan trọng đặc biệt, vì theo học phái Tịnh độ thì nhất định Đức Phật A-di-đà đã đạt được giác ngộ, do đó nếu ta đặt hết lòng thành vào Ngài thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ được cứu độ. Đức Phật A-di-đà sinh ra từ lòng từ bi, và lòng từ bi đã mang lại phần vật chất cho Ngài. Điều đó có nghĩa là tất cả chúng sinh đều là con cái của Ngài và Ngài thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tự hỏi là Đức Phật A-di-đà đã đạt được giác ngộ hay chưa và nếu như sự giác ngộ ấy cũng có nghĩa là tất cả chúng ta đương nhiên sẽ được cứu độ, thì tu tập thiền Zen để làm gì nữa, vì dù sao thì chúng ta cũng sẽ được cứu độ ? Đấy là cách lý luận dựa vào cái lôgic (sự hợp lý) của tâm thức của chúng ta, tuy nhiên trên thực tế trong cuộc sống này chúng ta làm sao mà biết chắc được Đức Phật A-di-đà đã thực hiện được giác ngộ hay chưa, ngoại trừ trường hợp mà chính chúng ta cũng đã thực hiện được sự giác ngộ ấy.

Voltaire (3) có nói như sau : "Chúng ta không cần thiết phải tin vào tinh thần Thiên chúa (chrétienté, christendom), đấy là chuyện của Trời". Khi Voltaire phát biểu như trên đây thì có lẽ chính ông cũng đã phải tự kiểm chứng bằng kinh nghiệm của mình. Kinh nghiệm đích thực rất cần thiết. Đấy cũng là tất cả sự khác biệt giữa hai học phái Zen là Tào động (Soto) và Lâm tế (Rinzai). Nếu tất cả mọi người đều nhất loạt ngã theo tư tưởng Tào động, thì còn ai cho cơm mà ăn ? Tuy nhiên trong chúng ta có một cái gì đó đủ sức tự tách rời ra khỏi miếng cơm, và đến khi nào ý thức được điều ấy thì chúng ta mới có thể bắt đầu làm việc thật tích cực. Chúng ta cày cấy, sản xuất ra mọi thứ để tự kiếm lấy miếng cơm. Có một thi sĩ Trung hoa đã từng nói rằng : "Một tổ chức chính phủ thì có ích lợi gì đâu ? Cứ theo chủ nghĩa tự do vô chính phủ (anarchisme) có lẽ hay hơn". Tuy nhiên nếu muốn có cái quyền được suy nghĩ như thế thì trước hết cần phải nắm bắt được chính cái Hiện thực tối hậu. Khi đó chúng ta mới ý thức được là cần phải bảo vệ điều ấy và sẽ nổ lực làm việc trên cả hai phương diện thể xác và tinh thần. Khi nào đã bám rễ thật sâu vào các kinh nghiệm cơ bản thì khi ấy ta mới kiến tạo được đời sống thường nhật của ta để có thể tiếp tục làm việc. Các người Thiên chúa giáo thường nói rằng "Hãy thương yêu kẻ thù của mình", tuy nhiên câu phát biểu ấy không được tự nhiên cho lắm. Thuật ngữ karuna (từ bi) tương đồng một phần nào với ý nghĩa của các từ agapèéros (4) trong lãnh vực tình thương con người, tuy nhiên đối với chữ agapè có nghĩa là tình thương thánh thiện thì không có một đối tượng nào cả, vì lý do đơn giản là nó tràn ngập tất cả. Karuna (từ bi) trôi theo dòng chảy tự nhiên của nó và không cần phải bám vào bất cứ một đối tượng nào. Trong thế giới của con người, tình thương yêu bám víu vào một đối tượng nhưng trong thế giới của prajna (bát nhã), tình thương yêu không có đối tượng.

Có một vị tỳ kheo cậy vị thầy của mình chuyển lên Đức Phật một lời cầu nguyện. Vị thầy trả lời như sau : "Ta chẳng bao giờ làm cái chuyện như thế". Vị tỳ kheo hỏi lại : "Thầy là một vị đại sư tràn đầy lòng từ bi, tại sao thầy lại từ chối mà không giúp đỡ cho tôi ?"

Vị thầy đáp lại như sau : "Ta đang giúp đỡ cho mi đấy, không những cho mi mà cho tất cả chúng sinh, từng ngày và trong từng giây phút một". Vị thầy không hướng sự giúp đỡ của mình vào bất cứ một đối tượng đặc ân nào, bởi vì hiện thực khi đã tràn ngập và biến thành vô tận sẽ không còn một đối tượng đặc biệt nào nữa. Bất cứ một vật thể nào cũng là đối tượng của từ bi.

 

Bures-Sur-Yvette, 21.07.10

Hoang Phong chuyển ngữ

 

Ghi chú :

1- Swedenborg : Emanuel Swedenborg là một khoa học gia, thần học vả triết gia người Thụy điển thuộc thế kỷ XVIII.

2- Asvaghosa : là một vị đại sư thuộc thế kỷ thứ I. Ông cũng là một thi hào và tập thơ Phật sở hạnh tán (Buddhacarita) kể lại cuộc đời của Đức Phật là một trong những thi phẩm nổi tiếng của ông. Đồng thời ông cũng là một luận sư và một nhà hùng biện, đã viết nhiều tập luận giải và đã từng thách đố đại luận sư Thánh Thiên tranh biện với mình tại đại học Na-lan-đà.

3- Voltaire (1694 - 1778) : là một văn hàotriết gia đánh dấu một khúc quanh lớn trong nền tư tưởng phương Tây vào thế kỷ XVIII. Ông chủ trương tôn trọng sự thật, công lýtự do tư tưởng, và người ta cũng xem ông như là một triết gia "vô thần".

4- Agapè và Éros : là hai từ gốc tiếng Hy lạp, agapès có nghĩa là tình thương thánh thiện và éros có nghĩa là tình thương xác thịt.

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant