Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền trong đời thường

24 Tháng Tư 201100:00(Xem: 25662)
Thiền trong đời thường

THIỀN TRONG ÐỜI THƯỜNG
 Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông 2003

blank
MỤC LỤC

Lời nói đầu
Chương một: Thiền và sự sống

I- Nội dung tu Thiền trong cuộc sống.
II- Thiền thể hiện vào đời sống
Chương hai: Con đường thiền tập

I- Ý nghĩa thiền tập 
II- Nội dung thiền tập
Chương ba: Chứng nghiệm Thiền

I- Chứng nghiệm Thiền là kết quả của trực giác
II- Trực tiếp thể nhập vào thực tại sống động
III- Sống hồn nhiêntùy duyên hóa độ.
IV- Giác ngộgiải thoát.
Chương bốn: Thiền trong đời thường

I- Thiền trong những hoàn cảnh thuận nghịch
II- Sống thiền
Chương năm: Thuần nhất và đa thù

I- Dẫn nhập
II- Khả tính bất nhị của thuần nhất và đa thù 
III- Áp dụng thực tế 
IV- Kết luận 
Chương sáu: Khối nghi và thuật khai tâm

I- Dẫn nhập
II- Ý nghĩamục đích 
III- Một số điều kiện hỗ trợ
IV- Những câu chuyện thiền minh họa
Chương bảy: Ðốn ngộ

I- Một vài ngộ nhận thường có
II- Tinh thần đốn ngộ
III- Ðốn ngộ tiệm tu
Kết luận 


LỜI NÓI ÐẦU 

Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của khoa học, và nền kinh tế tri thức là một mắt xích chiến lược trong sự phát triển bền vững. Bằng tri thức, con người tạo ra những tiện nghi cho đời sống, kéo dài tuổi thọ và thậm chí tìm cách cướp quyền Tạo hoá. Bằng tri thức, con người đã khám phá ra nhiều bí mật của tự nhiênvũ trụ, đã khai thác những tài nguyên nơi đại dương bao la và trong lòng đất bí ẩn; đã tiến một bước dài trong việc quan sát các vùng thiên hà cách trái đất hàng nghìn năm ánh sáng.

Tuy nhiên, những bước tiến đột phá của khoa học và sự phát triển tột bực của nền văn minh nhân loại, đến nay vẫn không thể tháo gỡ những bế tắc tinh thần và tình cảm cho con người, không thể diệt trừ tận căn nguyên của tội ác, và nhất là không thể giúp con người tiếp cận chân lý. Sự đối đầu về tư tưởng và quân sự do ý thức hệ, đã chấm dứt vào thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, tưởng mở ra cho nhân loại con đường thênh thang dẫn đến hòa bình phồn vinh, tưởng là khúc dạo đầu của bản giao hưởng hạnh phúchy vọng. Nhưng thật sự không phải thế. Hành tinh xanh của chúng ta vẫn còn bị đe dọa bởi bạo lực, khủng bốxung đột khu vực, có thể biến thành ngòi lửa chiến tranh bất kỳ lúc nào. Những vấn nạn về bùng nổ dân số, nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, thiên tai bệnh họa ngày càng phức tạp..., tất cả đều là những thách thức lớn mang tính quy mô toàn cầu.

Về mặt xã hội, sự khổng lồ của những luồng thông tin cập nhật qua mạng internet, những trang web hoặc diễn đàn (forum) cá nhân dễ dàng mở ra nhờ các phần mềm biếu không, càng khiến mọi người thấy rõ mặt trái của lối sống hưởng thụ, được khoác lên những hình thức hoa mỹ. Cũng vì choáng ngợp thông tin, am hiểu thời sự, cộng thêm cuộc sống hối hả tranh đua, nên con người dễ bị căng thẳng thần kinh tâm lý. Thuật ngữ chuyên môn gọi là Stress. Biểu hiện của Stress là thay đổi tính tình, dễ cáu gắt bực bội hoặc trở nên chán chường, mệt mỏi. Dần dần ý thức giảm linh hoạt, nhận thức rối loạn, ảnh hưởng nặng đến tâm thứccuối cùng là đột tử.

Ðầu năm 2002, Tiến sĩ Wilcox thuộc Ðại học Harvard Hoa Kỳ đã báo cáo trong một nghiên cứu về tuổi thọ, tỷ lệ người dân trên 100 tuổi cao nhất thế giới là ở quần đảo Okinawa Nhật Bản; đặc biệt là số người mắc các bệnh tim mạch, ung thư và đột qụy thấp nhất. Ông kết luận rằng, nguyên nhân do dân bản xứ sử dụng nhiều rau quả và cá làm thực phẩm, vận động nhiều và có tinh thần lạc quan yêu đời. Ðiều nầy phù hợp với hướng đi mới của các nhà y học trong lĩnh vực điều trịdự phòng, chủ trương bệnh tật là do mất cân bằng giữa các dòng năng lực sống của cơ thể. Ý tưởng nầy đặt căn bản trên Sinh lực luận, một quan điểm triết học cho rằng “năng lực sống” của con người quyết định sức khoẻ và sự sống. Vì thế, khác với y học thường quy quan tâm đến những nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài, các nhà nghiên cứu ngày nay chú trọng việc khôi phục sự cân bằng từ bên trong, nghĩa là phát huy khả năng tự điều trị cho chính mình. Trong đó, Thiền được xem là một phương tiện điều trị hữu hiệu nhất.

Quyển sách nầy không nói về Thiền như một phương thuốc chữa trị hay phòng bệnh, vì mục đích tối hậu của hành giả tu ThiềnGiác ngộGiải thoát. Tuy nhiên, vì Phật phápthế gian pháp không thể tách rời, nên thiền sinh không xa rời thế gian tìm cầu Phật pháp, cũng không trốn tránh thế gian hưởng hạnh phúc riêng mình. Thiền trong đời thường là sự hòa hợp nhịp nhàng giữa một khối óc minh triết và một trái tim nhân hậu, nghĩa là hòa quyện giữa trí tuệtừ bi. Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch, giải quyết mọi vấn đề một cách tốt đẹp nhất. Một mặt, hành giả làm tròn trách nhiệm đối với gia đìnhcộng đồng, một mặt dốc toàn lực vào việc lớn của đời mình, là nhận ra và hằng sống với tự tánh bản lai. Chỉ có thể tánh thanh tịnh ấy mới vĩnh viễn thường còn, mới là hạnh phúc đích thực, và luôn lung linh tỏa sáng trong sự biến động muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Bằng những bước chân tự do và vong ngã, hành giả nhập vào dòng sống luân lưu, thực hiện lợi ích cho mình và nhiêu ích cho mọi người mọi vật. Có thể nói, tinh thần Thiền tông là sống với bản tâm thanh tịnh trong cuộc sống đời thường, là đóng góp công sức mình vào hạnh phúc chung của cộng đồng nhân loại.
Khoa học và văn minh càng phát triển, thế giới càng trở nên nhỏ bé, con người càng tùy thuộc vào nhau một cách sâu sắc và toàn diện. Việc xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng không phải trách nhiệm của riêng một tổ chức hay quốc gia nào, mà cần có sự hợp tác chặt chẽ của toàn thể cộâng đồng; trong đó, vai trò của cá thể trong đời sống tập thể là yếu tố quan trọng và quyết định. Ý thức vai trò ấy, những người con Phật chúng ta thấy trách nhiệm của mình vô cùng lớn lao và cao quý. Cho nên, xin hãy thông cảm nhau bằng trái tim trong sángtừ bi để chung tay tịnh hoá cuộc đời. Khi tất cả mọi người đều sống theo tinh thần Ðạo Phật nhập thế, thì cõi Ta bà sẽ trở thành Tịnh độ nhân gian.
Những điều bình thường nhất lại tiềm ẩn ý nghĩa sâu mầu uyên áo nhất, khó diễn đạt bằng ngôn ngữ thế gian. Chúng tôi không dám có tham vọng gởi đến quý độc giả một thông điệp hòa bình, chỉ mong những điều trình bày sau đây đem lại vài lợi lạc nhỏ trong phạm vi rộng lớn của cuộc sống thường nhật. Hy vọng quý vị tùy hỷvui lòng chỉ bảo những thiếu sót trong quyển sách nầy. Trong tinh thần cầu tiến, chúng tôi xin chân thành cảm tạ mọi đóng góp xây dựng của các bậc Tôn túc cao minh và tất cả chư vị. Nếu quyển sách nầy có được chút ít công đức nào, công đức ấy đều thuộc về pháp giới chúng sanh

Thiền thất Viên Giác 
Nha Trang, mùa đông Nhâm Ngọ 2002 - PL. 2546

Thích Thông Huệ

Người gửi bài: Toàn Trung

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19845)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19534)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33421)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34485)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54527)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37729)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21137)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17889)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63656)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17391)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49660)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16867)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16375)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14490)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22460)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 56975)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13842)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 29015)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33321)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38389)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31236)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13914)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14619)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14305)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12644)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14817)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19201)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13809)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12656)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30394)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11835)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30654)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29395)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30575)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31199)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37090)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32229)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23655)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12219)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14232)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14090)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 33969)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27720)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12456)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28633)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29358)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12387)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29217)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 27997)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 26031)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22264)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33134)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31802)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39579)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22420)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34469)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27341)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28356)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 35255)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 31926)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant