Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14-Kỷ luật tự tạo

28 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9422)
14-Kỷ luật tự tạo

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 14
Kỷ luật tự tạo

Bạn có khi nào suy nghĩ tại sao chúng ta lại bị kỷ luật, hay tại sao chúng ta lại kỷ luật chính mình? Những đảng phái chính trị khắp thế giới quả quyết rằng kỷ luật của đảng phái phải được tuân theo. Cha mẹ của bạn, những giáo viên của bạn, xã hội quanh bạn – tất cả đều bảo rằng bạn phải được kỷ luật, được kiểm soát. Tại sao vậy? Và kỷ luật có thực sự cần thiết hay không? Tôi biết chúng ta quen suy nghĩ rằng kỷ luật là cần thiết – kỷ luật được áp đặt hoặc bởi xã hội, hoặc bởi một vị thầy tôn giáo, hoặc bởi một luật lệ luân lý đặc biệt, hoặc bởi trải nghiệm riêng của chúng ta. Cái con người tham vọng muốn thành tựu, muốn kiếm nhiều tiền, muốn là một nhà chính trị vĩ đại – chính tham vọng của anh ấy trở thành phương tiện cho kỷ luật riêng của anh ấy. Vì vậy mọi người quanh bạn đều nói rằng kỷ luật là cần thiết: bạn phải đi ngủ và thức dậy vào một giờ nào đó, bạn phải học, đậu những kỳ thi, vâng lời cha mẹ, và vân vân.
 
Bây giờ, tại sao bạn phải được kỷ luật? Kỷ luật có nghĩa gì? Nó có nghĩa là điều chỉnh chính bạn vào một điều gì đó, phải vậy không? Điều chỉnh suy nghĩ của bạn vào điều gì những người khác nói, kháng cự một hình thức ham muốn nào đó và chấp nhận những hình thức khác, thỏa hiệp với phương pháp thực hành này và không thỏa hiệp với phương pháp kia, qui phục, đè nén, tuân theo, không chỉ trên bề mặt của cái trí, mà còn sâu thẳm bên trong – tất cả điều này được hàm ý trong từ ngữ kỷ luật. Và trong hàng thế kỷ, thời đại này tiếp nối thời đại khác, chúng ta đã được chỉ bảo bởi những giáo viên, những vị đạo sư, những vị giáo sĩ, những nhà chính trị, những vị vua, những luật sư, bởi cái xã hội trong đó chúng ta sống, rằng phải có kỷ luật.
 
Vì vậy tôi đang hỏi chính mình – và tôi hy vọng bạn cũng đang hỏi chính bạn nữa – liệu rằng kỷ luật có cần thiết hay không, và liệu rằng có một sự tiếp cận hoàn toàn khác hẳn đến vấn đề này hay không? Tôi nghĩ rằng có một cách tiếp cận khác hẳn, và đây là vấn đề thực sự mà không chỉ những trường học nhưng toàn thế giới đang phải đương đầu. Bạn thấy không, với mục đích đạt được hiệu quả, thông thường người ta đã chấp nhận rằng, bạn phải được kỷ luật, hoặc bởi một luật lệ luân lý, một niềm tin chính trị, hoặc bởi được huấn luyện để làm việc giống như một cái máy trong một cơ xưởng; nhưng qui trình kỷ luật này đang làm cho cái trí đờ đẫn qua sự tuân phục.
 
Bây giờ, kỷ luật có làm cho bạn được tự do, hay nó làm cho bạn tuân phục đến một khuôn mẫu học thuyết, dù rằng nó là khuôn mẫu không tưởng của chủ nghĩa cộng sản, hay một loại khuôn mẫu thuộc tôn giáoluân lý nào đó? Kỷ luật có cho bạn tự do hay không? Đã trói buộc bạn, đã làm cho bạn trở thành một tù nhân, như tất cả những hình thức kỷ luật đã áp dụng, vậy thì nó có thể buông trôi cho bạn đi hay sao? Làm thế nào có thể được? Hay có một cách tiếp cận hoàn toàn khác hẳn – mà là đánh thức một thấu triệt sâu thẳm bên trong vào toàn thể vấn đề kỷ luật? Đó là, liệu rằng bạn, cái cá thể, chỉ có một ham muốn chứ không phải là hai hay nhiều ham muốn đang mâu thuẫn lẫn nhau? Bạn có hiểu điều gì tôi nói hay không? Khoảnh khắc bạn có hai, ba, hay nhiều ham muốn, bạn có vấn đề của kỷ luật, phải vậy không? Bạn muốn giàu sang, có những chiếc xe hơi, những ngôi nhà, và cùng lúc bạn lại muốn từ bỏ những sự việc này bởi vì bạn nhận thấy rằng khi sở hữu rất ít hay không sở hữu gì cả là có luân lý, đạo đức, tôn giáo. Và liệu có thể được giáo dục một cách đúng đắn để toàn thân tâm của bạn được hòa đồng, không còn mâu thuẫn, và vì vậy không còn nhu cầu của kỷ luật nữa? Được hòa đồng ám chỉ một ý thức tự do và khi hòa đồng này đang xảy ra chắc chắn không có nhu cầu kỷ luật. Hòa đồng có nghĩa là nguyên vẹn trong một sự việc ở mọi mức độ tại cùng thời điểm.
 
Bạn thấy không, nếu chúng ta có thể có giáo dục đúng đắn từ cái tuổi mỏng manh nhất, nó sẽ tạo ra một trạng thái không còn mâu thuẫn, cả bên trong lẫn bên ngoài; và rồi thì không còn nhu cầu của kỷ luật hay cưỡng bách bởi vì bạn đang làm một việc gì đó một cách trọn vẹn, tự do, cùng toàn thân tâm của bạn. Kỷ luật nảy sinh chỉ khi nào có một mâu thuẫn. Những chính trị gia, những chính phủ, những tôn giáo có tổ chức muốn bạn chỉ có một hướng suy nghĩ, bởi vì nếu họ có thể làm cho bạn trở thành một người cộng sản hoàn toàn, một người Thiên chúa giáo hoàn toàn, hay bất kỳ người gì chăng nữa, lúc đó bạn không còn là một vấn đề, bạn chỉ tin tưởng và làm việc như một cái máy; vậy thì không còn mâu thuẫn bởi vì bạn chỉ tuân theo. Nhưng tất cả những tuân theo đều hủy hoại bởi vì nó là máy móc, nó chỉ là tuân phục trong đó không còn tánh giải thoát đầy sáng tạo.
 
Bây giờ, từ cái tuổi mỏng manh nhất, liệu chúng ta có thể tạo ra một ý thức an toàn hoàn toàn, một cảm thấy ở nhà, để cho trong bạn không còn đấu tranh để là cái này và không là cái kia? Bởi vì khoảnh khắc có một đấu tranh bên trong liền có xung đột, và muốn dập tắt xung đột đó phải có kỷ luật. Trái lại, nếu bạn được giáo dục đúng đắn, vậy thì mọi thứ bạn làm là một hành động hòa đồng; không có mâu thuẫnvì vậy không có hành động cưỡng bách. Chừng nào còn không có hòa đồng phải cần kỷ luật, nhưng kỷ luật là hủy diệt bởi vì nó không dẫn đến tự do.
 
Muốn hòa đồng không đòi hỏi bất kỳ hình thức nào. Đó là, nếu tôi đang làm điều gì tốt lành, điều gì xác thực, điều gì thực sự đẹp đẽ, đang làm nó bằng toàn thân tâm của tôi, vậy thì không có mâu thuẫn trong tôi và tôi không đang tuân phục một điều gì đó. Nếu điều gì tôi đang làm hoàn toàn tốt lành, đúng đắn trong chính nó – không phải đúng đắn theo một truyền thống Ấn độ giáo hay lý thuyết cộng sản nào đó, nhưng đúng đắn không có thời gian trong mọi tình huống – vậy thì tôi là một con người hòa đồng và không còn nhu cầu kỷ luật. Và bộ không phải chức năng của một ngôi trường là tạo ra trong bạn ý thức tự tin hòa đồng này để cho điều gì bạn đang làm không chỉ là ao ước của bạn, mà còn hoàn toàn đúng đắn, tốt lành, và trung thực mãi mãi, hay sao?
 
Bạn biết rồi, nếu bạn yêu thích thì không còn nhu cầu kỷ luật nữa, phải vậy không? Tình yêu mang lại hiểu rõ sáng tạo riêng của nó, vì vậy không có chống đối, không có xung đột; nhưng thưong yêu bằng một hòa đồng tron vẹn như thế chỉ xảy ra được khi nào bạn cảm thấy rất an toàn, hoàn toàn như ở nhà, đặc biệt khi bạn còn bé. Thật ra, điều này có nghĩa rằng người giáo dục và em học sinh phải có niềm tin gấp bội trong lẫn nhau, nếu không chúng ta sẽ tạo ra một xã hội xấu xa và hủy hoại giống như xã hội hiện nay. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ sự quan trọng của hành động hòa đồng trọn vẹn trong đó không còn xung đột, và vì vậy không còn nhu cầu kỷ luật, vậy thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tạo ra một loại văn hoá hoàn toàn khác hẳn, một văn minh mới mẻ. Nhưng nếu chúng ta chỉ kháng cự, đè nén, vậy thì điều gì bị kháng cự, đè nén hiển nhiên sẽ tác động lại trong những phương hướng khác và khởi sự vô số những hoạt động ma mãnh lẫn những tình huống hủy hoại.
 
Vì vậy rất quan trọng phải hiểu rõ toàn vấn đề kỷ luật. Đối với tôi kỷ luật là một điều gì đó rất xấu xa; nó không là sáng tạo, nó là hủy diệt. Nhưng chỉ ngừng ở đó, với một câu phát biểu như thế, dường như ám chỉ rằng bạn có thể làm bất kỳ việc gì bạn thích. Trái lại, một người thương yêu không làm bất kỳ việc gì anh ta thích. Chính tình yêu tự nó dẫn đến hành động đúng đắn. Điều gì mang lại trật tự trong thế giớithương yêu và hãy để cho tình yêu làm việc gì nó muốn.

Người hỏi: Tại sao chúng ta lại ghét những người nghèo khổ?

Krishnamurti: Bạn có thực sự ghét những người nghèo khổ hay không? Tôi không đang chỉ trích bạn; tôi chỉ đang hỏi, bạn có thật sự ghét những người nghèo khổ hay không? Và nếu bạn ghét họ, tại sao vậy? Đó có phải bởi vì bạn có lẽ cũng nghèo khổ một ngày nào đó, và tưởng tượng cái thảm hoạ riêng của bạn lúc đó, bạn chối bỏ nó? Hay chính bởi vì bạn không thích sự hiện hữu lôi thôi bẩn thỉu hèn hạ của những người nghèo khổ? Không thích sự bề bộn, vô trật tự, dơ dáy, nghèo túng, bạn nói rằng, “Tôi không muốn liên quan gì với những người nghèo khổ.” Đó là như vậy phải không? Nhưng ai đã tạo ra sự nghèo khổ, sự đói khát và vô trật tự trong thế giới? Bạn, cha mẹ của bạn, chính phủ của bạn – toàn xã hội của chúng ta đã tạo ra chúng; bởi vì, bạn thấy không, chúng ta không có tình yêu trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta không yêu quý con cái của chúng ta hay những người hàng xóm của chúng ta, chúng ta cũng không yêu quý những người còn sống lẫn những người đã chết. Chúng ta không có tình yêu cho bất kỳ cái gì cả. Những chính trị gia sẽ không thể xóa bỏ mọi đau khổxấu xa này trong thế giới, và những người tôn giáo lẫn những người đổi mới sẽ như vậy, bởi vì họ chỉ quan tâm đến những công việc nhỏ nhoi đó đây; nhưng nếu có tình yêu, vậy thì tất cả những sự việc xấu xa này sẽ biến mất vào ngày mai.
 
Bạn có thương yêu cái gì không? Bạn biết thương yêu có nghĩa gì hay không? Bạn biết không, khi bạn thương yêu một cái gì đó trọn vẹn, bằng toàn thân tâm, tình yêu đó không là cảm xúc, nó không là bổn phận, nó không bị phân chia thành dục vọng hay thiêng liêng. Bạn có thương yêu bất kỳ ai hay bất kỳ việc gì bằng toàn thân tâm của bạn – cha mẹ bạn, một người bạn, con chó của bạn, một cái cây, hay không? Bạn thương yêu à? Tôi nghĩ rằng bạn chẳng thương yêu gì cả. Đó là lý do tại sao bạn có những khoảng không gian rộng lớn trong tâm hồn của bạn để chứa đựng những xấu xa, hận thù, ganh tị. Bạn thấy không, con người thương yêu không có chỗ cho bất kỳ điều gì khác cả. Chúng ta thực sự nên dành chút ít thời gian thảo luận tất cả việc này và tìm ra phương cách xóa sạch những sự việc xấu xa đang chồng chất trong cái trí của chúng ta đến độ chúng ta không thể thương yêu; bởi vì chỉ khi nào chúng ta thương yêu chúng ta mới có thể có tự dohạnh phúc. Chỉ có những người đang thương yêu, sinh động, vui vẻ, mới có thể tạo ra một thế giới mới – không phải những chính trị gia, không phải những người đổi mới hay một vài vị thánh học thuyết nào đó.

Người hỏi: Ông nói về sự thật, tốt lành và hòa đồng, mà ngụ ý rằng ở mặt khác không có sự thật, không có hòa đồng và rất xấu xa. Vậy thì làm thế nào người ta có thể chân thật, tốt lành và hòa đồng mà không cần kỷ luật.

 Krishnamurti: Nói một cách khác, ganh tị, làm thế nào người ta được tự do khỏi ganh tị mà không cần kỷ luật? Tôi nghĩ rất quan trọng phải hiểu rõ chính câu hỏi đó; bởi vì câu trả lời ở trong câu hỏi, nó không tách rời câu hỏi.
 
Bạn biết ganh tị có nghĩa là gì hay không? Bạn trông xinh xắn, bạn ăn mặc đẹp đẽ, có một cái khăn đội đầu hay một cái sari đẹp, và tôi cũng muốn ăn mặc giống như thế đó; nhưng tôi không thực hiện được, vì vậy tôi ganh tị. Tôi ganh tị bởi vì tôi muốn cái gì bạn có; tôi muốn khác hẳn cái gì tôi là.
 
Tôi ganh tị bởi vì tôi muốn xinh đẹp như bạn; tôi muốn có những bộ quần áo thanh lịch, ngôi nhà đẹp đẽ, một địa vị cao mà bạn có. Không thỏa mãn với cái gì tôi là, tôi muốn giống như bạn; nhưng, nếu tôi hiểu rõ sự bất mãn của tôi và nguyên nhân của nó, vậy thì tôi sẽ không muốn giống như bạn hay ao ước những thứ mà bạn có. Nói khác đi, nếu ngay khi tôi bắt đầu hiểu rõ tôi là gì, vậy thì tôi sẽ không bao giờ so sánh với người khác hay ganh tị với bất cứ ai. Ganh tị nảy sinh bởi vì tôi muốn thay đổi chính tôi và giống một người nào đó. Nhưng nếu tôi nói rằng, “Dù tôi là gì chăng nữa, tôi muốn hiểu rõ nó,” vậy thì ganh tị biến mất; vậy thì không có nhu cầu kỷ luật, và từ hiểu rõ tôi là gì, hòa đồng xuất hiện.
 
Giáo dục của chúng ta, môi trường sống của chúng ta, toàn nền văn hóa của chúng ta quả quyết rằng chúng ta phải trở thành một điều gì đó. Những triết thuyết của chúng ta, những tôn giáo và những quyển sách thiêng liêng của chúng ta, tất cả đều nói như vậy. Nhưng bây giờ tôi hiểu rằng chính qui trình trở thành một cái gì đó ám chỉ sự ganh tị, mà có nghĩa rằng tôi không thỏa mãn với cái gì tôi là; và tôi muốn hiểu rõ tôi là gì, tôi muốn tìm được tại sao tôi luôn luôn so sánh mình với người khác, cố gắng trở thành một cái gì đó; và trong hiểu rõ tôi là gì không còn nhu cầu kỷ luật nữa. Trong tiến hành hiểu rõ đó, hòa đồng hiện hữu. Mâu thuẫn trong tôi nhường lối cho hiểu rõ về chính tôi, và đáp lại việc này mang lại một hành động mà là hòa đồng, nguyên vẹn, tổng thể.

Người hỏi: Năng lượng là gì? 133

Krishnamurti: Có năng lượng thuộc máy móc, năng lượng được sinh ra bởi những động cơ đốt cháy bên trong, bởi hơi nước hay bởi điện lực. Có năng lượng ở trong một cái cây, tạo ra nhựa chảy toàn cái cây, sinh ra chiếc lá. Có năng lượng dùng suy nghĩ rất rõ ràng, năng lượng dành cho thương yêu, năng lượng để căm hận, năng lượng của một nhà độc tài, năng lượng để trục lợi con người nhân danh Chúa, nhân danh những vị Thầy, nhân danh một quốc gia. Đây là mọi hình thái của năng lượng.
 
Bây giờ, năng lượng như năng lượng điện, ánh sáng, hạt nhân và vân vân – tất cả những hình thức của năng lượng đều tốt trong chính chúng nó, phải vậy không? Nhưng năng lượng của cái trí mà sử dụng chúng cho những mục đích hung hăng và tàn bạo, để thu được một cái gì đó cho chính nó – năng lượng như thế đó luôn luôn xấu xa trong mọi hoàn cảnh. Người đứng đầu của bất kỳ xã hội, nhà thờ hay tổ chức tôn giáo nào sử dụng năng lượng để gây áp lực vào những người khác là một con người xấu xa, bởi vì anh ấy đang kiểm soát, đang định hình, đang hướng dẫn những người khác mà không biết chính anh ấy đang đi đâu. Điều này không chỉ đúng cho những tổ chức to lớn, nhưng còn cho những tổ chức nhỏ bé khắp thế giới. Khoảnh khắc một con người được rõ ràng, không rối loạn, anh ấy ngừng là người lãnh đạovì vậy anh ấy không có năng lượng, quyền hành.
 
Vì vậy rất quan trọng phải hiểu rõ tại sao cái trí con người cần năng lượng để áp đặt quyền hành vào những người khác. Cha mẹ có quyền hành với con cái của họ, người vợ với người chồng, hay người chồng với người vợ. Bắt đầu trong một gia đình nhỏ, điều xấu xa lan rộng cho đến khi nó trở thành sự độc tài của những chính phủ, của những người lãnh đạo chính trị và những người trung gian tôn giáo. Và liệu người ta có thể sống mà không còn thèm khát tìm kiếm cái năng lượng này, mà không muốn gây ảnh hưởng hay bóc lột người khác, mà không muốn có quyền hành cho chính mình, cho một nhóm người hay một quốc gia, hay cho một vị thầy, một vị thánh? Tất cả những hình thức như thế của năng lượng đều hủy diệt, chúng mang lại đau khổ cho con người. Trái lại, khi hoàn toàn tốt lành, khi ân cần, khi thương yêu – đó là một sự việc lạ lùng, nó có ảnh hưởng không thời gian riêng của nó. Tình yêu là sự vĩnh hằng riêng của nó, và nơi nào có tình yêu không còn năng lượng xấu xa.

Người hỏi: Tại sao chúng ta tìm kiếm sự nổi tiếng?

Krishnamurti: Bạn không bao giờ nghĩ về điều đó hay sao? Chúng ta muốn nổi tiếng như một văn sĩ, như một thi sĩ, như một họa sĩ, như một chính trị gia, như một ca sĩ, hay người nào bạn thích. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta không thực sự thương yêu cái gì chúng ta đang làm. Nếu bạn yêu ca hát, yêu vẽ, hay viết những bài thơ – nếu bạn thực sự yêu nó – bạn không bận tâm với việc bạn có nổi tiếng hay không? Muốn nổi tiếng là giả tạo, hời hợt, tầm thường, ngu xuẩn, nó không có ý nghĩa gì cả; nhưng bởi vì chúng ta không thương yêu cái gì chúng ta đang làm, chúng ta muốn làm phong phú chính mình bằng sự nổi tiếng. Giáo dục hiện nay của chúng ta bị hư hỏng bởi vì nó dạy chúng ta thương yêu sự thành công nhưng không thương yêu cái gì chúng ta đang làm. Kết quả đã trở nên quan trọng hơn hành động.
 
Bạn biết không, che giấu tài năng, thông minh của bạn vì khiêm tốn, sống không là ai cả, yêu quí cái gì bạn đang làm và không phô trương nó, là rất tốt lành. Sống tử tế, rộng lượng mà không một danh tính là rất tốt lành. Việc đó không làm cho bạn nổi tiếng, hình ảnh của bạn không được đăng trên báo chí. Những chính trị gia không gõ cửa nhà bạn. Bạn chỉ là một con người sáng tạo đang sống và không là ai cả, và trong đó có cả phong phú lẫn vẻ đẹp lớn lao.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35322)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 31988)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35160)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43944)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53195)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 24998)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38130)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24907)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21963)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21194)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28024)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39245)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25669)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14131)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8645)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30666)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38125)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20187)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15581)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38775)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13358)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17618)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12446)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13860)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13032)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12922)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14218)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21127)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13913)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17104)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12667)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30777)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14699)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13088)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20333)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant