Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền là gì?

16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 19589)
Thiền là gì?
THIỀN LÀ GÌ?
Thích Nguyên Đăng

Suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).

Định nghĩa Thiền

Thiền là môt từ thực sự khó định nghĩa ở bất cứ ngôn ngữ nào và thường gây bối rối cho độc giả. Vậy nó có nghĩa là gì?

Theo tự điển tiếng anh Oxford, thiền là sự thực hành suy tư sâu sắc trong tĩnh lặng để cho tâm của người thực hành an tịnh. Còn tư điển Merriam-Webster thì đưa ra hai định nghĩa khác nhau: thứ nhất, thiền là ngâm mình trong sự trầm tư mặc tưởng hay sự phản tỉnh; thứ hai, thiền là tham dự vào việc luyện tâm (như tập trung vào hơi thở hay trì tụng một câu thần chú lặp đi lặp lại nhiều lần[1]) với mục đích hướng đến sự tỉnh thức tâm linh ở một cấp độ cao.

Và theo tự điển Cambridge, thiền là hoạt đông hướng sự tập trung của bạn vào một đối tượng (có thể là một hoạt động mang tính chất tôn giáo hoặc một phương thức nào đó để được trầm tĩnhbuông xả).

Nói chung, tất cả những định nghĩa này đều mang cùng một ý nghĩa: đó là sự nỗ lực hết mình để ràng buộc tâm vào một điểm duy nhất vì dường như người ta không có khả năng tập trung vào hai đối tượng trong cùng một thời điểm.

Suy cho cùng, chúng ta thường có khuynh hướng dùng từ “thiền” để mô tả những sự thực tập có tính trầm tư mặc tưởng hay những sự thực hành phản ánh sự suy nghiệm.

Dựa trên ý nghĩa này, thiền không nhất định mang ý nghĩa tôn giáo. Mà đúng hơn, thiền là một phần tri nghiệm tự nhiên của con người chúng ta, và nó có thể được dùng làm phương thuốc trị liệu để gia tăng sức khỏe cũng như nâng cao hệ miễn dịch trong con người chúng ta.

Bất kỳ ai ngắm nhìn mặt trời lúc hoàng hôn hay chiêm ngưỡng một bức tranh nghệ thuật mà cảm thấy trầm tĩnhnội tâm thanh thoát đều ít nhiều thưởng thức gia vị của thiền. Nói như vậy, thiền Phật giáo là gì? Trước hết chúng ta khảo sát thiền Phật giáo theo cách hiểu của ngươi bình thường trước.

blank

Một buổi ngồi thiền tại Thiền Viện Chơn Không Vũng Tầu

Thiền Phật Giáo Theo Quan Điểm Bình Dân

Khi được hỏi về thiền, ai trong chúng ta dường như đều có cùng câu trả lời bất kể chúng ta là ai đi nữa. Người bình thường hay liên tưởng đến thiền Phật giáo theo một trật tự sau đây: thứ nhất, thiền giả phải tìm một nơi thanh vắng như chùa, hay một góc phòng, hay một khóa tu thiền; nghĩa là người ta phải tách mình ra khỏi đời sống thường nhật bận rộn.

Điều tiếp theo họ nên làm là ngồi kiết già, thẳng lưng, và nhắm mắt.

Sau cùng, họ điều chỉnh sao đó để tập trung vào một đối tượng cụ thể.

Tại Vietnam, người Phật tử thường quen với việc Niệm Danh Hiệu của đức Phật A Di Đà. Họ có thể dùng một xâu chuỗi 108 hạt hoặc 18 hạt hay 54 hạt để biết chính xác số lần niệm Phật.

Tuy nhiên, những ai có trí nhớ tốt không nhất thiết phải dùng xâu chuỗi. Hầu như bất kỳ buổi lễ nào liên quan đến Phật giáo, phật tử Việt Nam đều Niệm Phật A Di Đà, và xem việc Niệm Danh Hiệu Phật này là thiền định.

Nói đúng hơn, đây là tịnh độ trong thiền. Theo phật tử Việt Nam, niệm danh hiệu Phật A Di Đà là để tịnh hóa cái tâm khỏi phiền nãovọng tưởng. Chúng ta không rõ quan điểm thiền trên bình diện chung có hợp với quan điểm thiền của đức Phật hay không? Bởi thế, tôi muốn dành phần tới để bàn về quan điểm thiền của đức Phật.

Thiền Phật Giáo theo quan điểm của đức Phật 

Theo Đại Kinh Saccaka (Mahāsaccaka-Sutta), câu chuyện về cuộc đời đức Phật tường thuật nhiều tình tiết liên quan đến sự giác ngộ cũng như giáo lý của ngài.

Lúc lên bảy tuổi, ngài theo phụ vương dự lễ Hạ Điền, khi ngài rời cung điện lần đầu tiên, và ngài đã chứng kiến lễ Hạ Điền. Lúc ấy, ngài nhận ra đươc thực trạng đời sống bên ngoài thế giới nhung lụa. Chứng kiến lễ Hạ Điền mở ra cho Sĩ Đạt Tha (Siddhartha) một viễn cảnh mới lạ về thế giới bên ngoài. Những gì diễn ra trong lễ Hạ Điền này đã tạo trong ngài mối ưu tư sâu thẳm. Ngài chứng kiến người nông phu quật liên hồi lên thân trâu đang cày cực nhọc. Tại đấy, ngài chứng kiến nhiều sự kiện mà trước đó ngài chưa hề được thấy trong hoàng cung.

Ngài lặng lẽ thoát khỏi không khí buổi lễ và muốn được an trú một mình. Rồi ngài cảm thấy tâm ngài đưa ngài về trạng thái an định. Ngài quán sát tường tận lưỡi cày cứa từng miếng đất trên thửa ruộng. Rôi ngài chứng kiến lưỡi cày nghiền nát côn trùng trên thửa ruộng, và chim chóc mổ xé những sinh vật nhỏ hơn.

Ngài tự hỏi mình: tại sao chúng sinh lại khổ đau như vậy? Ngài liền nghĩ, nếu phụ vương ta không làm lễ Hạ Điền, ắt hẳn những loài sinh vật này sẽ không bị sát hại như thế.

Ngài liền nhận chân ra mọi thứ đều có mối tương quan chặt chẽ. Mỗi hành động đều đem lại kết quả, điều sau này trở thành giáo lý cốt lõi của ngài.

Sĩ Đạt Tha chuyên chú sâu thẳm vào vấn đề này. Ngài chỉ chuyên tâm vào sự di chuyển của lưỡi cày trên đám ruộng cùng những hậu quả theo sau của nó; và ngài đã chứng đắc Jhāna, một trạng thái tâm thức trở thành bước đầu tiên trên lộ trình giác ngộ của ngài. Theo tự điển Pali-Anh, Jhāna là một trạng thái hỷ lạc[2].

Điểm liên hệ giữa sự kiện này với Thiền Phật Giáo về sau được hiểu là chuyên nhất trên một đề mục với sự tĩnh lặng. Chúng ta cũng có thể suy ra rằng chính với cái tâm tĩnh lặng, đức Phật đã khám phá ra một giáo lý quan trọng khác là học thuyết Từ Bi (metta) cho thế gian đang khổ đau, khi ngài chứng kiến chúng sinh đấu tranh, sâu xé nhau để tìm kiếm sự sống cho mình, phải sát hại chúng sinh khác. 

Một chi tiết quan trọng khác trong cuộc đời đức Phật liên hệ đến thiền là khoảnh khắc trước khi ngài thành đạo. Sau khi từ bỏ cung điện, ngài theo học với hai vị thầy trứ danh lúc bây giờ là Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta. Không lâu sau khi nhận họ làm thầy, ngài chứng đến thiền thứ bảy và thứ tám – Vô Sở Hữu XứPhi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Ngài vẫn kết luận rằng đây không phải là con đường đem lại an lạcgiải thoát. Ngài gia nhập nhóm năm nhà tu khổ hạnh và bắt đầu tu tập theo lối khổ hạnh hành xác như họ. Ngài cố gắng tìm ra chân lý qua sự tu tập ép xác.

Tuy nhiên, con đường giác ngộ vẫn xa lánh người tu sỹ trẻ tuổi. Ngài trở nên ốm yếu và bệnh tật; thân thể còn chỉ như nắm xương. Ngài nhận chân ra rằng không thể tìm cầu giác ngộ bằng lối tu khổ hạnh như thế này.

Ngài quyết định dùng thức ăn trở lại và một cách tự phát ngài nhớ lại sự chứng nghiệm lúc ngài tham dự lễ Hạ Điền.

Sau này Phật kể lại cho Aggivessana như sau: “Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ". Rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện"[3].

Sau khi nhớ lại sự kiện thưở ấu thơ, nhà tu sy trẻ tuổi Sĩ Đạt Tha không còn tự ép buộc ngài vào lối tu khổ hạnh hành xác nữa. Ngài bắt đầu quan sát tâm qua sự di chuyển của từng hơi thở đi vàohơi thở đi ra. Ngài thấy sự cảm thọ hiện hữu khắp thân thể cho đến nơi lỗ mũi theo cách thức dần dần đưa tâm đến tĩnh lặng, an định, buông thư, minh giảithanh tịnh[4].

Ngài tiếp tục hành thiền lối này, vượt qua tứ thiền rồi thành Phật.

Tóm lại, theo quan điểm của người viết, quan điểm thiền của đức Phật có thể được mô tả theo hai cách sau đây: thứ nhất, hành giả thiền tông phải tìm một nơi thật thanh vắng, gắn chặt tâm trên một đề mục thiền quán thích hợp với tâm tính của họ, như đối tượng quán chiếu của Sĩ Đạt Tha là theo dõi sự di chuyển của lưỡi cày; bước thứ hai là nỗ lực hết mình để an trú tâm trên đối tượng đã được chọn cho đến khi hành giả khiến tâm an tịnh.

Một khi tâm đã an tịnh, hành giả sẽ thể nhập sâu lắng vào bản tính của một hiện tượng nào đó mà họ muốn thấu triệt. Trong trường hợp của đức Phật, khi quán sát lưỡi cày trên thửa ruộng sâu lắng với cái tâm tuyệt đối an tịnh, ngài nhận chân rằng hữu tình chúng sinh đấu tranh lẫn nhau để sinh tồncam chịu khổ đau.

Chứng kiến sự khổ đau của chúng sinh với tâm quán chiếu như vậy, có lẽ đây là điểm khởi thuỷ để đức Phật thuyết giảng học thuyết về Từ Bi. Từ Samatha thường được dịch là an bình hay tỉnh thức trong tiếng Anh (tranquility or calm), và Vipassana được dịch là quán[5] có lẽ cũng bắt đầu từ câu chuyện về cuộc đời đức Phật được chép trong Đai Kinh Saccaka. 

Điều đáng bàn là quan điểm ban sơ của đức Phật về thiền được phát triển và diễn giảng rộng hơn dựa những bài kinh nói về thiền trong tạng Pāli.

Thiền Trong Kinh Tạng Pāli

Giữa những kinh nói về thiền trong tạng kinh điển Pāli, phải nói rằng Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipatthana sutta) là Kinh tiểu biểu và quan trọng bậc nhất. Có thể nói rằng toàn bộ hệ thống thiền phật giáo được cô đọng trong kinh này. Những Kinh quan trọng khác về thiền như Kinh Quán Niệm Hơi Thở hay Nhập Tức Xuất Tức Niệm (Ānāpānasati sutta), Kinh Thân Hành Niệm (Kāyagatāsati sutta), hay Kinh Niệm Xứ (Satipatthana sutta) chỉ là những sự diễn giảng rộng thêm dựa trên nền tảng của kinh Kinh Đại Niệm Xứ. Bởi tầm quan trọng của kinh này đối với hệ thống thiền học phật giáo, người viết xin lấy kinh này để bàn về nội dung của thiền học.

Theo trình tự và cấu trúc của Kinh Đại Niệm Xứ, thiền gồm có bốn thành phần chính yếu: thứ nhất là quán niệm thân (kāyānupassanā); thứ hai là quán cảm thọ (vedanānupassanā); thứ ba là quán niệm tâm (cittānupassanā); và thứ tư là quán niệm pháp (Dhammānupassanā).

Quán thân gồm có quán niệm hơi thở ra vào (anāpāna), quán bốn hành động của thân – đi, đứng, nằm, ngồi (iriyāpatha), liễu tri (sampajañña), quán bất tịnh của thân thể (paṭikulamanasika pabba), quán các giới – đất, nước, lửa, gió (dhātumanasika), quán chín giai đoạn thối rữa của thân thể (navasivathika).

Nói ngắn gọn, có tất cả mười bốn thành phần về quán thân.

Quán thọ bao gồm có ba loại: lạc thọ (sukkha), khổ thọ (dukkha), và bất khổ bất lạc thọ (adukkhamasukkha).

Quán tâm bao gồm quán tâm tham và tâm vô tham, tâm sân và tâm vô sân (dosa and vitadosa), tâm si và tâm vô si, tâm tán loạn và tâm thâu nhiếp, tâm quảng đạitâm không quảng đại, tâm hữu hạn và tâm vô lượng, tâm có định và tâm không định, tâm giải thoáttâm không giải thoát. Có tất cả mười sáu thành phần quán về tâm nhưng chúng thường được xem là một thành phần duy nhấtquán tâm.

Quán pháp gồm có quán năm triền cáitham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo hối và nghi (nīvaraņa), năm thủ uẩnsắc, thanh, hương, vị, và xúc ( khanda), sáu nội ngoại xứ (āyatana), bảy giác chi – niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả (bojjhaṅga), bốn sự thật hay bốn thánh đế - khổ đế, tập đế, diệt đế, và đạo đế (ariyasacca). Nói tóm lại, có tất cả năm thành phần về quán pháp (Dhamma)[6].

Bài viết này không phải dành riêng để bàn về nội dung của Kinh Đại Niệm Xứ, mà chỉ dựa vào nó để trình bày ngắn gọn phương pháp hành thiền. Theo nhận định của người viết, có hai điểm chính yếu đáng quan tâm trong Kinh Đại Niệm Xứ cũng như trong nền thiền học phật giáo của kinh tạng Pāli.

Thứ nhất, tất cả bốn phép quán (thân, thọ, tâm, và pháp) đều dựa trên nền tảng chính niệm. Hay nói khác, thiền được hiểu là nói đến những sự thực tập nhất định được y cứ bằng việc thiết lập chính niệm. Từ “satipatthāna” bắt nguồn từ tiếp đầu ngữ sati, có nghĩa là chính niệm, và tiếp vị ngữ pathana, có nghĩa là nền tảng[7].

Một cách rõ ràng, satipatthāna mang nghĩa là nền tảng của chính niệm. Chính niệm cấu thành bốn thành phần tu tập đưa đến sự giác ngộ, và nó được nhận thức là kim chỉ nam cho tất cả các phương pháp thực hành thiền định.

Bốn thành phần quán niệm không gì khác hơn là quán thân, quán cảm thọ, quán tâm, và quán pháp.

Điều thứ hai người viết muốn nhấn mạnh là, tất cả giáo pháp của đức Phật (Buddhadhama) đều có liên đới với thiền định. Những gì được dạy trong Kinh Đại Niệm Xứ bao hàm tất cả những gì đức Phật đã thuyết giảng trong suốt bốn mươi lăm năm. Kinh Đại Niệm Xứ không chỉ nói về thiền định mà còn trình bày toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật giáo.

Lý do để chúng ta khẳng định điều này là những gì đức Phật thuyết giảng cho thế gian đều bắt nguồn từ sự khám phá, chứng nghiệm, và nếm vị ngọt của chính pháp một cách thực tiễn và thực nghiệm từ bản thân ngài qua sự thực hành thiền định hơn là những học thuyết có tính lý thuyết suông và siêu hình.

chúng ta không rõ giáo lý thiền được giải thích như thế nào trong văn họcluận tạng Phật giáo về sau. Do đó, phần tới sẽ được dành để khảo sát thiền dựa theo quan điểm trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga) của Buddhaghosa (Phật Âm).

Thiền Phật Giáo trong Luận Tạng 

Trong Thanh Tịnh Đạo Luận, Buddhaghosa trình bày thiền dưới bốn mươi đề mục (kammaṭṭhāna).

Đó là Định Mười Biến Xứ (10 kasinas): đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, không gian, và ánh sáng.

Định Bất Tịnh Quán (10 asubha): tướng phình trướng, tướng bầm xanh, thây chảy mủ, tướng nứt ra, tướng bị gặm khói, tướng rã rời, tướng phân tán rã rời, tướng máu chảy, tướng trùng ăn, và tướng bộ xương.

Mười Tùy Niệm (10 anussati): niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm chết, thân hành niệm, niệm hơi thở, và niệm an bình.

Các Phạm Trú (4 Brahmavihāra): từ, bi, hỷ, và xả.

Các Vô Sắc Xứ (arūpasamāpatti): không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tưởng về Bất Tịnh trong thức ăn (1) và phân tích Bốn Đại (1). 

Giữa bốn mươi đề mục thiền, mười biến xứ (kasinas) được tìm thấy trong tạng kinh (Suttapiṭka) thuộc tam tạng hệ Pāli[8]. Quán Bất Tịnh được tìm thấy trong Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Niệm Xứ, Kinh Quán Niệm Hơi ThởKinh Thân Hành Niệm. Mười Tùy Niệm được chép trong Kinh Tăng Chi (Tập I); trong Bốn Phạm Trú, Từ và Bi được nói đến trong Kinh Từ Bi (Metta Suttā), và trong phần Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga) thuộc Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya); hỷ và xả được bàn đến trong phần Thất Giác Chi (Bojjhaṅga Pabba) thuộc Kinh Đại Niệm Xứ. Bốn Vô Sắc được tìm thấy trong kinh Tăng Chi (tập IV); Tuởng về Bất Tịnh trong Thức Ăn cũng được tìm thấy trong kinh Tăng Chi (tập IV); và phần Phân Tích Bốn Đại được nói đến trong Đại Kinh Dấu Chân Voi (Mahāhatthipadopama Sutta).

Nhìn lướt qua danh sách bốn mươi đề mục thiền, chúng ta thấy rằng Buddhaghosa làm được một công trình rất lớn lao là hệ thống hóa bốn mươi đề mục thiền theo một trình tự có tính học thuật cao.

Cho dù tất cả bốn mươi đề mục đều được tìm thấy trong kinh tạng Pāli, thiền Phật giáo, theo Buddhaghosa, vẫn khác rất nhiều với thiền được đề cập trong kinh tạng Pāli nói chung và kinh Đại Niệm Xứ nói riêng. Không ai biết chắc rằng tại sao Buddhaghosa lại phân loại bốn mươi đề mục theo cách như vậy. Theo sự mô tả trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga), Buddhaghosa gợi ý rằng hành giả thiền tông nên chọn đề mục thiền nào phù hợp với căn tính của họ.

Buddhaghosa nói rằng có sáu loại căn tính khác nhau: đó là tánh tham, sân, si, có niềm tin, thông minh, và phỏng đoán (greed, hate, delusion, faith, intelligence, and speculation)[9]. Đơn cử là, Buddhaghosa tuyên bố rằng những ai có tính khí tham nên quán tưởng bất tịnhthực hành Thân Hành Niệm; những ai có tính sân nên quán tưởng bốn biến xứ - xanh, vàng, đỏ, và trắng cũng như bốn phạm trú – từ, bi, hỷ, và xả; những ai có tánh si và phỏng đoán nên quán niệm hơi thở; những ai có niềm tin nên quán tưởng sáu Tùy NiệmNiệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, và Niệm Thiên; những ai có tính khí thông minh nên quán niệm an bình, niệm Chết, sự Bất Tịnh trong thức ăn, và bốn đại – đất, nước, lửa, và gió.

Theo nhận xét của người viết, thiền Phật giáo theo quan điểm được mô tả trong Thanh Tịnh Đạo Luận như sau:

Để mang lại lợi lạcthành công trong việc hành thiền, hành giả phải nhận ra được tính khí của chính mình. Có lẽ đây là lý do tại sao Buddhaghosa thiết lậphệ thống hóa bốn mươi đề mục thiền quán. Buddhaghosa cũng giải thích thêm rằng trong trường hợp hành giả không nhận ra căn tính của chính mình, họ phải cần có một thiền sư hay một pháp lữ giỏi và có kinh nghiệm để hướng dẫn (Kalyāṇa Mitta), yếu tố cũng được nhắc đến trong Thanh Tịnh Đạo Luận.

Theo người viết, hệ thống của Buddhaghosa là một điểm thật sự lôi cuốn nhưng cũng khá thách đố. Nói như vậy là bởi vì hành giả vẫn hoàn toàn đối mặt với thất bại cho dù có sự hướng dẫn của minh sư hay thiện hữu tri thức. Minh sư hay thiện hữu tri thức không ít lần đọc sai tư tưởng của người khác.

Cần nhấn mạnh lại rằng đại ý quan trọng nhất trong phương pháp thiền của Buddhaghosa là, người ta cố gắng nhận ra căn tính của mình. Chúng ta không đoan chắc rằng hệ thống thiền này có phản ánh đúng những gì đức Phật dạy hay không. Bốn mươi đề mục thiền đã có mặt trong kinh điển Pāli.

Điểm đáng chú ý là không phải tất cả kinh điển trong tạng Phật giáo nguyên thủy đều do Phật thuyết giảng, có thể do chư thánh đệ tử của Phật nói và được Phật chấp thuận. Theo dòng thời gian, như Phật giáo nói chung, giáo lý về thiền cần tự điều chỉnh để thích nghi với nhiều nền văn hóa khác nhau mà nó du nhập.

Lời Kết

Chúng ta thấy không có nhiều thay đổi trong phương pháp hành thiền từ thời đức Phật cho đến ngày hôm nay. Điểm cốt lõi của thiền Phật giáo vẫn còn được lưu hành.

Một cách khái quát, hành giả thiền tông cần thực hiện hai bước quan trọng: thứ nhất, nỗ lực để an tịnh cái tâm của mình; thứ hai, cái tâm an tịnh sẽ giúp hành giả tuệ tri sâu thẳm vào những gì mà họ thực sự muốn khám phá.

Trong ý nghĩa này, thiền là trung tâm trong hệ thống giáo lý của đức Phật. Bất kỳ học thuyết nào mà đức Phật đã thuyết giảng trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy đều có liên đới đến thiền như chúng ta đã bàn khi nói về Kinh Đại Niệm Xứ.

Nói một cách khác, suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).

Như mặt hồ phẳng lặng, với cái tâm an tịnh, người ta có thể nhìn thấu suốt những gì bên dưới nó. Đây là điều Phật giáo gọi là Vipassana (thiền quán). 



[1] Trì niệm chú không được đề cập trong văn học Pali. Có lẽ đây là một sự phát triển về sau của Niệm Phật (Buddhaussati, Recollection of the Buddha).

[2] Nyanatiloka (1952). Buddhist Dictionary: Manuals of Buddhist Terms and Doctrines. Sri Lanka: Buddhist Publication Society

[3] Đại Kinh Saccaka (bản dịch ht Thich Minh Châu).

[4] BBC movie- the Life of The Buddha.

[5] Nyanatiloka (1952), Sđd, trang 292 và 364.

[6]Maurice Walshe (trans) (1987). The Long Discourses of the Buddha (A Translation of the Digha Nikaya). Boston: Wisdom Publications trang 335-50.

[7] Nyanatiloka (1952). Sđd, trang 307. 

[8] http://en.wikipedia.org/wiki/Kasina

[9] Nyanamoli, Bhikkhu (1956). The Path of Purification (VisuddhiMagga). Singapore: Singapore Buddhist Meditation Centre, trang 102.

Source: thuvienhoasen

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Hai 201208:00
Khách
THÍCH NGUYÊN ĐĂNG:

Ngài lặng lẽ thoát khỏi không khí buổi lễ và muốn được an trú một mình. Rồi ngài cảm thấy tâm ngài đưa ngài về trạng thái an định. Ngài quán sát tường tận lưỡi cày cứa từng miếng đất trên thửa ruộng. Rôi ngài chứng kiến lưỡi cày nghiền nát côn trùng trên thửa ruộng, và chim chóc mổ xé những sinh vật nhỏ hơn.

Ngài tự hỏi mình: tại sao chúng sinh lại khổ đau như vậy? Ngài liền nghĩ, nếu phụ vương ta không làm lễ Hạ Điền, ắt hẳn những loài sinh vật này sẽ không bị sát hại như thế.

Ngài liền nhận chân ra mọi thứ đều có mối tương quan chặt chẽ. Mỗi hành động đều đem lại kết quả, điều sau này trở thành giáo lý cốt lõi của ngài.

Sĩ Đạt Tha chuyên chú sâu thẳm vào vấn đề này. Ngài chỉ chuyên tâm vào sự di chuyển của lưỡi cày trên đám ruộng cùng những hậu quả theo sau của nó; và ngài đã chứng đắc Jhāna, một trạng thái tâm thức trở thành bước đầu tiên trên lộ trình giác ngộ của ngài. Theo tự điển Pali-Anh, Jhāna là một trạng thái hỷ lạc.


GS001: Ôí giời ôi! Học Phật thiếu căn bản như thế này mà đòi dạy THIỀN cho thiên hạ thì làm hư cả đạo Phật rồi. Làm gì có chuyện Phật chuyên tâm quán cái lưỡi cày mà chứng quả SƠ THIỀN.

Muốn chứng SƠ THIỀN phải hội đủ 2 điều kiện: 1) LY DỤC (từ bỏ mọi ham muốn). 2) LY BẤT THIỆN PHÁP.
Ở bất cứ đâu trong kinh tạng, Phật cũng nhắc đến hai điều kiện đó để chứng SƠ THIỀN (thiền thứ nhất).

Đoạn Phật nhớ lại trong buổi lễ hạ điền, Nguyên văn Phật kể như sau:

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ". (Đại kinh Saccaka, Trung Bộ Kinh).

Trong đó Phật cũng nhắc lại 2 điều kiện LY DỤC, LY BẤT THIỆN PHÁP.

Có chỗ nào Phật nói quán sự di chuyển cái lưỡi cày rồi chứng SƠ THIỀN hởi thầy THÍCH NGUYÊN ĐĂNG? Thầy có biết câu: "LY KINH THUYÊT PHÁP ĐỒNG MA THUYẾT" không? Chẳng qua vì Phật thấy cảnh chúng sanh nhai nuốt lẫn nhau rồi Phật thấy chán nản với cuộc đời rồi mới có tâm LY DỤC là điều kiện thứ nhất để chứng SƠ THIỀN đó thôi.

Làm gì có chuyện Phật quán cái lưỡi cày mà chứng SƠ THIỀN. Thầy đừng đặt điều, chuyện không có thành có như thế nha. Nếu lúc đó mà Phật còn nhớ cái lưỡi cày cứa đứt mấy con côn trùng một cách đau khổ, thì với cái tâm đau xót làm sao có thể yên tĩnh để chứng SƠ THIỀN được hở Thầy?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10650)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 11111)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 9596)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 10510)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 12110)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9760)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10254)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10279)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19255)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14708)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 24392)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15459)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10417)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 21577)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10284)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19366)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 11411)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 18789)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 9327)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 15979)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 25758)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37937)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19686)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18798)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14380)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 20199)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9579)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14432)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35690)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10724)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19798)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23287)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13425)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 20318)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10686)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 9673)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 9257)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8538)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9803)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 11258)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8356)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 14194)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9969)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15288)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 12676)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 11407)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 12137)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 11109)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36495)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 9025)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 17350)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10529)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12250)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13722)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 9213)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24956)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11706)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10379)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 14599)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 13081)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant