Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Phú Trần Nhân Tông

20 Tháng Chín 201200:00(Xem: 9130)
03. Phú Trần Nhân Tông

TRẦN NHÂN TÔNG

CON NGƯỜITÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát 
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 1999


PHẦN II 
TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG 

 
PHÚ TRẦN NHÂN TÔNG
CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ 

HỘI THỨ NHẤT 

Mình ngồi thành thị;
Nết dụng sơn lâm.
Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính;
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.
Tham ái nguồn dừng,
chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý;
Thị phi tiếng lặng,
được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.
Chơi nước biếc, ẩn non xanh,
nhân gian có nhiều người đắc ý;
Biết đào hồng, hay liễu lục,
thiên hạ năng mấy chủ tri âm.
Nguyệt bạc vừng xanh,
soi mọi chỗ thiền hà lai láng;
Liễu mềm hoa tốt,
ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.
Lo hoán cốt, ước phi thăng,
đan thần mới phục;
Nhắm trường sinh, về thượng giới,
thuốc thỏ còn đam.
Sách Dịch xem chơi,
yêu tính sáng yêu hơn châu báu;
Kinh nhàn đọc dấu1,
trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim

HỘI THỨ HAI 

Biết vậy!
Miễn được lòng rồi;
Chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng tính mới hầu an;
Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác.
Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương;
Dừng hết tham sân, mới lảu lòng màu viên giác.
Tịnh độ là lòng trong sạch,
chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;
Di Đà là tính sáng soi,
mựa1 phải nhọc tìm về Cực lạc.
Xét thân tâm, rèn tính thức,
há rằng mong quả báo phô khoe;
Cầm giới hạnh, địch vô thường,
nào có sá cầu danh bán chác.
Ăn rau ăn trái,
nghiệp miệng chẳng hiềm thuở đắng cay;
Vận giấy vận sồi2, thân căn có ngại chi đen bạc.
Nhược chỉn3 vui bề đạo đức,
nửa gian lều quý nữa thiên cung;
Dầu hay mến thuở nhân nghì,
ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.

HỘI THỨ BA 

Nếu mà cốc,4
Tội ắt đã không.
Phép học lại thông.
Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo;
Thửa5 mình học, cho phải chính tông.
Chỉn bụt là lòng, xá6 ướm hỏi đòi cơ Mã tổ;
Vong tài đối sắc, ắt tìm cho phải thói Bàng công.
Áng tư tài, tính sáng chẳng tham,
há vì ở Cánh Diều Yên Tử ;
Rần thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển,
lọ chi ngồi am Sạn non Đông.
Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ 1 công.
Nguyền mong thân cận minh sư,
quả bồ đề một đêm mà chín;
Phúc gặp tình cờ tri thức,
hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông. 

HỘI THỨ TƯ 

Tin xem:
Miễn cốc một lòng;
Thì rồi mọi hoặc.
Chuyển tam độc mới chứng tam thân ;
Đoạn lục căn, nên trừ lục tặc.
Tìm đường hoán cốt,
chỉn xá năng phục dược luyện đan;
Hỏi phép chân không,
hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.
Biết chân như, tin bát nhã,
chớ còn tìm Phật tổ Tây Đông;
Chứng thực tướng, ngõ vô vi,
nào nhọc hỏi kinh Thiền Nam Bắc.1
Xem Tam tạng giáo,
ắt học đòi Thiền uyển thanh quy;
Đốt ngũ phận hương,
chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.
Tích nhân nghì, tu đạo đức,
ai hay này chẳng Thích Ca;
Cầm giới hạnh, đoạn xan tham,
chỉn thực ấy là Di Lặc.

HỘI THỨ NĂM

Vậy mới hay!
Bụt ở cổng1 nhà;
Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuấy bổn2 nên ta tìm bụt;
Đến cốc hay chỉn bụt là ta.
Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãng cong quê Hà hữu;
Kinh xem ba biến3, ngồi ngơi mái quốc Tân la.
Trong đạo nghĩa, khoáng cơ quan,
đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ;
Lánh thị phi, ghê thanh sắc,
ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.
Đức bụt từ bi,
mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận;
Ơn Nghêu khoáng cả,
lọt toàn thân phô việc đã tha.
Áo miễn4 chăn đầm ấm qua mùa,
hoặc chằm hoặc xể 5;
Cơm cùng cháo đói no đòi bữa, dầu bạc dầu thoa6.
Ngăn bát thức, nén bát phong, càng đè càng bội;
Lẫy tam huyền, nong tam yếu, một cất một ma1.
Cầm vốn thiếu huyền,2
xá đàn dấu xoang3 vô sinh khúc;
Địch chăng có lỗ,
cũng bấm chơi xướng thái bình ca.
Lẫy cội tìm cành, còn khá tiếc Câu Chi trưởng lão;
Khuấy đầu chấp bóng,
ắt kham cười Diễn Nhã Đạt Đa.
Lọt quyền Kim cương, há mặc hầu thông nên nóng
Nuốt bồng lật cứt, nào tay phải xước tượng da. 

HỘI THỨ SÁU 

Thật thế!
Hãy xá vô tâm;
Tự nhiên hợp đạo.
Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm;
Đạt một lòng thì thông tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa,
rạc rài nên Thiền khách bơ vơ;
Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.
Han4 hữu lậu, han vô lậu,
bảo cho hay: the lọt, duộc thưng5;
Hỏi Đại thừa, hỏi Tiều thừa,
thưa thẳng tắt: lòi tiền, tơ1 gáo.
Nhận biết làu làu lòng vốn,
chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên;
Dồi cho vặc vặc tính gương,
nào có nhuốm căn trần huyên náo,
Vàng chửa hết quặng,
xá tua2 chín phen đúc chín phen rèn;
Lộc chẳng còn tham,
miễn được một thì chay một thì cháo.
Sạch giới lòng, dồi giới tướng,
nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm;
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha,
đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân;
Học đạo thờ thầy,
lọt xương óc chưa thông của báo. 

HỘI THỨ BẢY 

Vậy mới hay:
Phép bụt trọng thay;
Rèn mới cốc hay.
Vô minh hết bồ đề thêm sáng;
Phiền não rồi đạo đức càng say.
Xem phỏng lòng kinh, lời bụt thốt dễ cho thấy dấu;
Học đòi cơ tổ,
xá1 thiền không khôn chút biết nay (nơi).
Cùng căn bản, rửa trần duyên,
mựa để mấy hào ly đương mặt;
Ngã thắng chàng, viên tri kiến,
chớ cho còn họa giữa cong tay.
Buông lửa giác ngộ,
đốt hoại thảy rừng tà ngày trước;
Cầm kiếm trí tuệ,
quét cho không tính thức thuở nay.
Vâng ơn Thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo;
Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.
Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận;
Đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.
Nghĩa hãy nhớ, đạo chẳng quên,
hương hoa cúng xem còn nên thảo;
Miệng rằng tin, lòng lại lỗi,
vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.

HỘI THỨ TÁM

Chưng ấy:
Chỉn xá tua rèn;
Chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức chớ chấp chằng chằng;
Nén niềm vọng mựa còn xóc xóc.
Công danh mảng đắm,
ấy toàn là những đứa ngây thơ;
Phúc tuệ gồm no, chỉn mới khá nên người thực cốc.
Dựng cầu đò, dồi chiền tháp,
ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu;
Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi,
nội tự tại kinh Lòng hằng đọc.
Rèn lòng làm bụt, chỉn xá tua một sức dồi mài;
Đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lựa lọc.
Xem kinh đọc lục,
làm cho bằng thửa thấy thửa hay;
Trọng bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.
Cùng nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo;
Rất thửa cơ quan, mựa còn để tăm hơi lọt lọc.

HỘI THỨ CHÍN

Vậy cho hay:
Cơ quan tổ giáo;
Tuy khác nhiều đàng,
Chẳng cách mấy gang.
Chỉn xá nói từ sau Mã tổ;
Ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.
Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi;
Khuếch nhiên bất thức, tai ngu mảng1 ắt còn vang.
Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm,
chôn dối chân non Hùng Nhĩ;
Thân bồ đề, lòng minh kính,
bài giơ mặt vách hành lang.
Vương lão chém mèo,
rạt thảy2 lòng ngừa thủ tọa;
Thầy hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.3
Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ư, chẳng cho mà cả4;
Sở thạch đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.
Phá Táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu;
Câu Chi dời ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang5.

Lưỡi1 gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma,
trước nạp tăng no dầu tự tại;
Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu,
răn đàn việt hượm2 xá nghênh ngang.
Giơ phiến tử, cất trúc bề,
nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn;
Xô hòn cầu, cầm mộc thược,
bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.
Thuyền Tử rà chèo, dòng xanh chửa cho tịnh tẩy;
Đạo Ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái quàng.
Rồng Yểm Lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ3;
Rắn ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt dang4.
Cây bách là lòng,
thác ra trước phải phương Thái Bạch;
Bính đinh thuộc hỏa,
lại trở sau lỗi hướng Thiên cang.
Trà Triệu Lão, bánh Thiều Dương,
bầy thiền tử hãy còn đói khát;
Ruộng Tào Khê vườn Thiếu Thất,
chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Gieo bó củi, nẩy bông đèn, nhân mang mới nết;
Lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.

HỘI THỨ MƯỜI

Tượng1 chúng ấy,
Cốc một chân không;
Dùng đòi2 căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông;
Há cơ tổ nay còn thửa bí.
Chúng Tiểu thừa cốc hay chữa đến,
Bụt xá ngăn Bảo sở hóa thành;
Đấng Thượng sĩ chứng thực mà nên,
ai ghẻ3 có sơn lâm thành thị.
Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao;
Chiền4 vắng am thanh,
chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.
Ngựa cao tán cả,
Diêm vương nào kể đứa nghênh ngang;
Gác ngọc lầu vàng,
ngục tốt thiếu chi người yêu quý.
Chuộng công danh, lồng nhân ngã,
thực ấy phàm phu;
Say đạo đức, dời thân tâm,
định nên thánh trí.
Mày ngang mũi dọc,
tướng tuy lạ xem ắt bằng nhau;
Mắt thánh lòng phàm,
thực cách nhẫn1 vàn vàn thiên lý.

Kệ rằng:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
(Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên,
Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.)

ĐẮC THÚ LÂM TUYỀN THÀNH ĐẠO CA

Sinh có nhân thân,
Ấy là họa cả;
Ai hay cốc được,
Mới óc1 là đã.
Tuần này mà ngẫm,
Ta lại xá ta;
Đắc ý cong lòng,
Cười riêng ha hả.
Công danh chẳng trọng,
Phú quý chẳng màng;
Tần Hán xưa kia,
Xem đà hèn hạ.
Yên bề phận khó,
Kiếm chốn dưỡng thân;
Khuất tịch non cao,
Náu mình sơn dã.
Vượn mừng hủ hỷ,
Làm bạn cùng ta;
Vắng vẻ ngàn kia,
Thân lòng hỷ xả.
Thanh nhàn vô sự,
Quét tước đài hoa;
Thờ phụng bụt trời,
Đêm ngày hương hỏa.
Tụng kinh niệm bụt,
Chúc thánh khẩn cầu;
Tam hữu tứ ân,
Ta nguyền được bả.1
Niệm lòng vặc vặc,
Giác tính quang quang;
Chẳng còn bỉ thử.
Tranh nhân chấp ngã.
Trần duyên rũ hết,
Thị phi chẳng hề.
Rèn một tấm lòng,
Đêm ngày đon đả.
Ngồi cong trần thế,
Chẳng quản sự thay.
Văng vẳng ngàn kia,
Dầu lòng dong thả.
Học đòi chư Phật,
Cho được viên thành;
Xướng khúc vô sinh.
An thiền tiêu sá.
Ai ai xá cốc,
Bằng huyễn chiêm bao;
Xẩy tỉnh giấc hòe,
Châu rơi lã chã.
Cốc hay thân huyễn,
Chẳng khác phù vân;
Vạn sự giai không,
Tựa dường bọt bể.
Đem mình náu tới,
Cảnh vắng ngàn kia;
Dốc chí tu hành,
Giấy sồi bô bả.
Lành người chẳng chớ.
Dữ người chẳng hay;
Ngậm miệng đắp tai,
Hề chi họa cả.
An thân lập mệnh.
Thời tiết nhân duyên;
Cắt thịt phân cho,
Dầu là chim cá.
Thân này chẳng quản.
Bữa đói bữa no;
Địa thủy hỏa phong,
Dầu là biến hóa.
Pháp thân thường trụ,
Phổ mãn thái hư,
Hiển hách mục tiền,
Viên dung lõa lõa.
Thiền tông chỉ thị,
Mục kích đạo tồn;
Không cốc truyền thanh,
Âm hưởng ứng dã.
Phô1 người học đạo,
Vô số nhiều thay;
Trúc hóa nên rồng,
Một hai là họa.
Bởi lòng vờ vịt,
Trỏ Bắc làm Nam;
Nhất chỉ đầu thiền,
Sát na hết cả.

Kệ rằng:
Cảnh tịch an cư tự tại tâm
Lương phong xuy đệ nhập tùng âm
Thiền sàng thọ hạ nhất kinh quyển
Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm

(Cảnh vắng sống yên tự tại hồn,
Bóng tùng gió mát thổi từng cơn.
Giường thiền một quyển kinh bên gốc,
Hai chữ thanh nhàn vạn nén hơn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10606)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 11082)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 9580)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 10452)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 12074)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9727)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10239)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10258)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19190)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14645)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 24341)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15396)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10357)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 21465)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10262)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19315)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 11387)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 18742)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 9292)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 15940)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 25698)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37906)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19645)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18727)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14302)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 20146)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9532)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14394)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35629)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10666)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19749)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23235)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13390)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 20281)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10627)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 9653)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 9223)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8519)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9779)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 11226)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8327)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 14128)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9940)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15244)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 12599)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 11346)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 12103)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 11079)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36451)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 8991)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 17296)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10495)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12218)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13662)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 9189)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24867)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11671)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10354)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 14542)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 13031)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant