Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Trong Công Việc

05 Tháng Mười 202316:03(Xem: 740)
Thiền Trong Công Việc
Thiền Trong Công Việc 

Ajahn Lee Dhammadharo
Diệu Liên Lý Thu Linh

sen5

Khi ngồi thiền, có ba điều chúng ta cần lưu ý: 1- Hơi thở: khiến cho nó trở thành đối tượng của tâm. 2- Chánh niệm: nghĩ về thuật ngữ thiền bud - với hơi thở vào và dho - với hơi thở ra. 3- Tâm: giữ tâm cả bằng hơi thở và bằng Buddho.

Hãy để hơi thở trôi chảy nhẹ nhàng. Hãy để tâm trí được thoải mái. Đừng ép nén hơi thở hoặc cố gắng đưa tâm vào trạng thái định. Giữ cho tâm vững chắc và ngay thẳng. Đừng để nó chạy đi nơi này, nơi kia.

Đây là những điều chúng ta phải học - không chỉ để biết chúng. Ta còn phải nghiên cứu để có thể đưa chúng vào thực hành, tức là ta thực hành chúng để có thể đạt trí tuệ mà ta thực sự muốn.

Để giữ cho tâm thanh tịnhchúng ta phải loại bỏ tưởng để chúng không bám chặt vào tâm. Giống như việc chăm sóc một tấm trải giường màu trắng. Chúng ta phải đề phòng bụi bặm theo gió bay vào, và bám vào tấm trải, hoặc các côn trùng - như kiến hoặc rệp - sẽ đến sống ở đó.

Nếu thấy bụi bặm, ta phải giũ tấm trải. Có vết bẩn nào, ta phải giặt tẩy nó ngay. Đừng để chúng ở lại lâu trên tấm trải giường, nếu không sẽ khó giặt sạch chúng. Nếu có côn trùng, ta phải loại bỏchúng, vì chúng có thể cắn ta, khiến ta phát ban hoặc khiến ta không ngủ được. Khi chúng ta luôn chăm sóc tấm trải giường của mình theo cách này, nó luôn sạch trắng và là một nơi thoải mái để chúng ta ngủ.

Bụi và côn trùng ở đây là những chướng ngại, là kẻ thù của tâm. Chúng ta phải chăm sóc tâm giống như cách ta chăm sóc giường chiếu của mình. Chúng ta không thể để bất kỳ nhận thức bên ngoài nào xâm nhập và chấp dính vào tâm hoặc gặm nhấm nó. Chúng ta phải gạt tất cả chúng đi. Bằng cách đó, tâm trí sẽ trở nên bình lặng, không bị phân tâm.

Khi hành thiền, ta sẽ phát khởi kỹ năng theo ba cách: không dùng thân để làm hại ai; không nói xấuai bằng lời nói của mình; và giữ tâm thiện lành. Nói cách khác là ta đang trụ vào Buddho trong từng hơi thở vào ra, nên không nghĩ đến việc làm điều ác, và không nghĩ đến việc sân hận hay thù hằnbất cứ ai. Bằng cách này, thân, khẩu, và ý của chúng ta được thanh tịnh. Đây là cách làm phát sinh công đức và kỹ năng, vì chúng ta không làm bất cứ điều ác nào cả.

Khi nghĩ về hơi thở theo cách này thì giống như ta đang vẽ tranh trên một mảnh vải trắng. Tâm của ta trong trạng thái bình thường giống như một mảnh vải trơn, không có hoa văn hay thiết kế. Khi nâng tâm lên một tầm cao hơn và nghĩ về các yếu tố của thiền định thì giống như ta vẽ một bức tranh tâm linh lên đó.

Thí dụ, chữ Buddho là một hình ảnh tâm linh, vì ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt, nhưng ta có thể nhìn thấy nó thông qua tưởng. Nếu ta nghĩ về nó liên tục, thì như thể mực hoặc sơn của ta thấm sâu vào vải. Nếu ta không thường xuyên nghĩ về Buddho, hay chỉ nghĩ về nó một cách hời hợt, thì giống như ta vẽ bút chì lên tấm vải. Hình ảnh sẽ không bám chặt và thấm vào tim. Nó có thể bị bôi lem hoặc xóa sạch hoàn toàn.

Sau đó, chúng ta tô thêm chi tiết vào bức tranh: đây là ý nghĩa của việc đánh giá (vicara). Nếu cứ tiếp tục như vậy, bức tranh của ta sẽ ngày càng trở nên công phu hơn. Khi hình ảnh ngày càng trở nên phức tạp hơn, chúng ta sẽ nhận thấy hơi thở vào và ra có trở nên thoải mái hay không. Nếu hơi thở dễ dàng và thoải mái, hãy giữ nó như thế. Đôi khi ta sẽ thấy rằng tâm thoải mái nhưng thân thì không; đôi khi thân thoải mái nhưng tâm bực bội, mất tập trung; đôi khi thân khá thoải máitự tại, và tâm ổn định, không phóng dật.

Lúc đó, nếu bạn thấy bất kỳ khía cạnh nào không thoải mái, bạn nên sửa chữa nó, giống như cách người nông dân trồng lúa phải theo dõi cẩn thận các cửa cống trên cánh đồng, dọn sạch bất kỳ cành hoặc gốc cây nào có thể cắt đứt dòng chảy của nước. Khi bạn thấy bất cứ điều gì không tốt, bạn nên loại bỏ nó. Bạn phải tiếp tục quan sát hơi thở, để xem nó có quá chậm hay quá nhanh, hoặc nếu nó làm cho bạn mệt mỏi. Nếu có, hãy thay đổi nó.

Điều này giống như cày bừa trên cánh đồng của mình. Khi những cục đất lớn bị dầm, vỡ ra khắp xung quanh, cánh đồng trở nên bằng phẳng. Khi thân trở nên cân bằng, êm dịu, hãy duy trì trạng thái đó. Tâm sau đó sẽ trở nên thăng bằng, tĩnh lặng - vì nó sống với thân, và giờ nó được ở trong một nơi thoải mái. Dù tâm hoàn toàn tốt, hoặc chỉ tốt ở một số phần, bạn sẽ biết điều đó.

Khi ta phát khởi được kỹ năng này trong tâm thức, thì như thể ta tìm được tài sản. Nhưng khi ta có tài sảnchắc chắn sẽ có nhiều thứ đến quấy rầy ta, giống như cây có hoa đẹp, hoa thơm, sẽ có sâu bướm hoặc côn trùng đến làm phiền hoa. Khi phẩm hạnh của Phật, Pháp và Tăng phát khởi trong tâm, chắc chắn sẽ có những điều làm xáo trộn hoặc phá hủy chúng, chẳng hạn như ảnh tượnghoặc chướng ngại, giống như khi một bông hoa bị côn trùng đục khoét, nó có thể rớt khỏi cây. Khi rớt khỏi cây, nó sẽ không thể kết trái.

Tâm trí của ta cũng vậy: Đừng để lòng tốt của bạn biến mất do ảnh hưởng của những trở ngại. Bạn phải canh giữ nó, để đảm bảo rằng nó vẫn yên và trụ nơi thân cho đến khi không còn cảm giác có điều gì có thể làm phiền nó hoặc cố gắng phá hủy nó. Tâm trí khi đó sẽ giống như một chuỗi bông hoa xoài được nuôi dưỡng bằng những giọt sương. Chẳng bao lâu, nó sẽ kết trái, và bạn sẽ có thể thu hoạch trái và thoải mái thưởng thức chúng.

Trong kinh Pháp cúĐức Phật nói rằng một người hay quên hoặc không chú ý giống như người chết. Nói cách khác, nếu chánh niệm đứt đoạn trong giây lát, bạn chết đi trong giây lát. Nếu nó mất hiệu lực trong một thời gian dài, bạn chết trong một thời gian dài. Vì vậy, nếu bạn nhận ra rằng chánh niệm đã đứt đoạn, bạn phải sửa chữa mọi thứ ngay lập tức. Nói cách khác, bạn thiết lập lại chánh niệm ngay lập tức. Nếu bạn có thể nhận biết chánh niệm đã đứt đoạn, ít nhất bạn còn có chút ít hy vọng. Có người còn không biết chánh niệm đã ra đi khi nào: đó là những kẻ vô vọng.

Như Đức Phật đã nói, pamado maccuno padam: vô tâm là con đường của cái chết. Đó là vì sự thất niệmkhông chú tâm là vọng tưởng, gốc rễ của tâm bất thiện. Khi vọng tưởng phát sinh, nó mở đường cho tất cả những điều xấu xa và bất thiệnVì vậychúng ta nên cố gắng nhổ nó ngay lập tứctrước khi nó bắt đầu phát triển và vươn rộng các nhánh của nó ra xa. Khi chánh niệm đứt đoạn, nó mở đường cho tâm suy nghĩ về tất cả mọi thứ, khiến ta khó hoàn thành công việc của mình. Nói chi đến việc theo dõi hơi thở, nếu chánh niệm tiếp tục đứt đoạn, ta còn không thể viết được một chữ cái.

Vì vậychúng ta phải đặc biệt cẩn thận để duy trì chánh niệm. Đừng để bản thân quên hoặc mất dấu những gì bạn đang làm.

Diệu Liên Lý Thu Linh dịch, 8-2023

(Trích từ Starting Out Small: A Collection of Talks for Beginning Meditators - Bắt đầu từ những vụn vặt: Sưu tập các bài Pháp dành cho thiền sinh mới - Ajahn Lee Dhammadharo)

Housework & Fieldwork  
August 4, 1956

When we sit and meditate, there are three things we have to work with:

1. The breath: make it the object of the mind.

2. Mindfulness: think of the meditation word bud- with the in-breath and dho with the out.

3. The mind: keep the mind both with the breath and with the meditation word. Let the breath flow comfortably. Let the mind be at ease. Don't force the breath or try to put the mind into a trance. Keep the mind firm and upright, and don't let it slip off here or there.

These are the things we have to study — not just so that we'll know them. We study them so that we can put them into practice, i.e., we practice them so that we'll come to the knowledge we really want.

In keeping the mind pure, we have to cut away perceptions so that they don't stick in the heart. It's like looking after a white sheet spread on our bed. We have to watch out for any dust that will blow in on the wind and land on the sheet, and for any insects — such as ants or bed bugs — that will come to live there. If we see any dust, we have to take the sheet and shake it out. Wherever there are any stains, we have to launder it immediately. Don't let them stay long on the sheet or else they'll be hard to wash out. If there are any insects, we have to remove them, for they may bite us and give us a rash or keep us from sleeping soundly. When we keep looking after our sheet in this way, it will have to stay clean and white and be a comfortable place for us to sleep.

The dust and insects here are the Hindrances that are the enemies of the heart. We have to look after our heart in just the same way we look after our bedding. We can't let any outside perceptions come in and stick to the heart or nibble at it. We have to brush them all away. That way the mind will become calm, free from distractions.

When we meditate, we're giving rise to skill in three ways: we aren't harming anyone with our body; we aren't bad-mouthing anyone with our speech; and we're getting the mind to stay with good intentions. In other words, we're staying with buddho with every in-and-out breath, so we're not thinking of doing anything evil, and we don't think thoughts of anger or hatred about anyone. This way our body, speech, and mind are pure. This is what gives rise to merit and skill, for we're not doing any evil at all.

When we think of the breath in this way, it's as if we're painting a picture on a piece of white cloth. Our mind in its ordinary state is like a plain piece of cloth, with no patterns or designs. When we raise the mind to a higher level and think of the factors of meditation, it's like drawing a mental picture on it. For example, the word buddho is a mental picture, inasmuch as we can't see it with our eyes, but we can see it through our thinking. If we think of it constantly, it's as if our ink or paint seeps deep into the cloth. If we don't think buddho, or think of it in only a superficial way, it's like drawing with a pencil. The picture won't stick and seep into the heart. It might get smeared or entirely erased.

Then we add details to our picture: this is what's meant by evaluation (vicara). If we keep at it, our picture will become more and more elaborate. As the picture becomes more and more elaborate, we'll notice whether the in-and-out breath has become comfortable or not. If it's easy and comfortable, keep it that way. Sometimes you'll notice that the mind is comfortable but the body isn't; sometimes the body is comfortable but the mind is irritable and distracted; sometimes the body is reasonably comfortable and at ease, and the mind has settled down and isn't jumping about. So when you see any aspect that isn't comfortable, you should fix it, in the same way that a rice farmer has to keep careful watch over the sluice gates in his field, clearing out any branches or stumps that will cut off the flow of the water. When you see anything that isn't good, you should get rid of it. You have to stay observant of the breath, to see if it's too slow or too fast, or if it's making you tired. If it is, change it.

This is like plowing or harrowing your field. When the big clods of earth get broken up and spread around, the field will be level. When the body gets level and smooth, keep it going that way. The mind will then become level and smooth as well — for it lives with the body, and now it gets to stay in a place of comfort. Whether it's good in every part, or only in some parts, you'll know.

When we give rise to skill in the mind like this, it's as if we've gained wealth. And when we gain wealth, things are bound to come and disturb us, just as a tree with beautiful, fragrant flowers tends to have caterpillars or insects disturbing its flowers. When the virtues of the Buddha, Dhamma, and Sangha arise in the heart, there are bound to be things that will disturb or destroy them, such as visions or Hindrances, just as when a flower is pestered by insects, it may fall away from the tree. When it falls off the tree, it won't be able to bear fruit. The same with your mind: Don't let your goodness fall away under the influence of the Hindrances. You have to keep after it, to make sure that it stays still and established in the body until there's no sense of anything disturbing it or trying to destroy it. The mind will then be like a spray of mango flowers nourished with drops of mist. In no long time it will bear fruit, and you'll be able to harvest the fruit and eat it in comfort.

In the Dhammapada, the Buddha says that a person who is forgetful or heedless is like a dead person. In other words, if mindfulness lapses for a moment, you've passed out for a moment. If it lapses for a long time, you've passed out for a long time. So if you realize that it's lapsed, you have to correct things immediately. In other words, you re-establish mindfulness right away. If you've realized it's lapsed, there's at least some hope for you. Some people don't even know that it's lapsed: those are the ones who are hopeless. As the Buddha said, pamado maccuno padam: heedlessness is the path of death. This is because heedlessness is delusion, the root of unskillfulness. When delusion arises, it opens the way for all kinds of evil and unskillful things. So we should try to uproot it immediately before it starts growing and spreading its branches far and wide. When mindfulness lapses, it opens the way for us to think of all kinds of things, making it hard for us to finish our work. To say nothing of keeping track of the breath, if mindfulness keeps lapsing we couldn't even finish writing a single letter.

So we have to be especially careful to maintain mindfulness. Don't let yourself forget or lose track of what you're doing.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5494)
Thiền định là một phép luyện tập thật cần thiết giúp phát huy tối đa các phẩm tính tinh thần như tình thương yêu, lòng từ bi và lòng vị tha.
(Xem: 8405)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
(Xem: 9393)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 8966)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 4331)
Nếu bạn tinh tấn chánh niệm hàng ngày, bằng cách tích cực hành thiền trong ba mươi phút hay một giờ, và chánh niệm tổng quát vào mọi tác động hàng ngày thì bạn gặt hái nhiều điều tốt đẹp.
(Xem: 4088)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa.
(Xem: 10496)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 9110)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8618)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 4742)
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ).
(Xem: 9236)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7543)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 8140)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7994)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 7683)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8415)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 11934)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 8411)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10838)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10570)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 8171)
Khi nói “thiền trong cuộc sống hằng ngày”, ta nên hiểu thiền ở đây là sự duy trì chánh niệm, tỉnh giác nơi thân và tâm...
(Xem: 4903)
Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ chophù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm chosức khỏe -- hơn là khi chạy chỉ là chạy.
(Xem: 5660)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và...
(Xem: 15536)
Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.
(Xem: 10621)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 10372)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10874)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 10631)
Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống.
(Xem: 10866)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9966)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 13410)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 19928)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 13335)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 18647)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10763)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 13563)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 12135)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11175)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10403)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10335)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 10586)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11991)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 9405)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 11036)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm;
(Xem: 6162)
Khi đã bước vào con đường tu tập tâm linh, nhất là con đường Phật giáo, thì bệnh tật sẽ là một lời giáo huấn...
(Xem: 5579)
Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.
(Xem: 5751)
Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền,
(Xem: 7076)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn?
(Xem: 6552)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật.
(Xem: 4482)
Chúng ta đang tìm hiểu để phát triển một tâm thức thiền quán mà tự nó là trong sáng một cách nhiệt tình, nơi mà ý thứcquang minhtỉnh giác.
(Xem: 5420)
Tâm tỏa rộng, tâm vui sướng và tâm thương yêu là các thể dạng tâm thần của một môn đệ của Đức Phật. Nếu muốn vượt thoát ra khỏi thế giới của dục vọnghình tướng, chúng ta phải biết tu tập bằng cách buông bỏ chính mình.
(Xem: 6754)
Niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyên là có quả báu lớn, có lợi ích lớn.
(Xem: 10399)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 12031)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10785)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12439)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9896)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 13904)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9642)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 10657)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant