Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Nhầm Lẫn: Các Hướng Dẫn dựa trên Kinh Nghiệm về Tiến Trình Chuyển Tiếp Của Giấc Mộng

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10092)
4. Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Nhầm Lẫn: Các Hướng Dẫn dựa trên Kinh Nghiệm về Tiến Trình Chuyển Tiếp Của Giấc Mộng

PADMASAMBHAVA

GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo
Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche - Phiên dịch: B. Alan Wallace 
Dịch Việt: Tuệ Pháp - Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston 
blank
blank
PHẦN HAI

GIÁO PHÁP UYÊN THÂM CỦA 
GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN QUA SỰ THIỀN ĐỊNH HIỀN MINH VÀ PHẪN NỘ
GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN
CÁC HƯỚNG DẪN VỀ SÁU BARDO

 4

Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Nhầm Lẫn:
Các Hướng Dẫn dựa trên Kinh Nghiệm
về Tiến Trình Chuyển Tiếp Của Giấc Mộng

Chủ đề phổ biến thứ hai, tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, bao gồm các hướng dẫn thiết thực, có thể so sánh với việc giơ cao một ngọn đèn trong phòng tối. Các hướng dẫn này gắn liền với khuynh hướng tiềm tàng và dẫn đến việc chuyển hóa thanh tịnh quang vào con đường. Trong chủ đề này có ba phần: (1) các hướng dẫn về huyễn thân vào ban ngày và sự giải thoát tự nhiên của hình tướng, (2) các hướng dẫn về giấc mộng vào ban đêm và sự giải thoát tự nhiên về sự nhầm lẫn, và (3) các hướng dẫn kết thúc về thanh tịnh quang và sự giải thoát tự nhiên về ảo tưởng.

CÁC HƯỚNG DẪN VỀ THÂN HUYỄN

Ở đây có hai phần: huyễn thân bất tịnhhuyễn thân thanh tịnh.

Huyễn Thân Bất Tịnh

Trong một nơi cô tịch hãy ngồi trên một đệm dễ chịu và trau dồi tâm linh tỉnh thức, suy nghĩ, “Cầu mong tất cả chúng sanh khắp hư không đạt được Phật quả viên mãn! Với mục tiêu đó con sẽ thiền định trên sự giải thoát tự nhiên về hình tướng qua các hướng dẫn về thân huyễn.” Sau đó dâng hiến khẩn cầu, “Xin ban phước để con có thể thực hành huyễn thân. Xin ban phước để con có thể nhận ra samadhi (đại định) như-huyễn.”

Thân của chính bạn là một huyễn thân bất tịnh, và có thể thấy chính bạn có huyễn hay không bằng cách áp dụng giáo lý này vào thực hành. Lý do của việc đi vào nơi cô tịch là để bạn thoát khỏi quấy rầy. Nhưng điều gì quấy rối bạn? Bạn tự quấy rối chính bạn, nếu không tự mình lo âu thì bạn hoàn toàn ổn định. Nói khác đi, sự nhấn mạnh không ở hoàn cảnh mà là cách bạn phản ứng với hoàn cảnh. Tâm chúng ta bị khích động và lo âuchạy theo các đối tượng của năm giác quan. Nếu có thể kiểm soát điều đó, chúng ta hoàn toàn đạt được sự tĩnh mịch. Nếu vấn đề thực sự nằm trong năm đối tượng của giác quan, chúng cũng sẽ có khả năng quấy rối xác chết. Do đó, sống trong một nơi không bị quấy rầy có nghĩa là bạn dừng lại việc quấy rối chính bạn.

Điểm quan trọng đầu tiên của thực hành là trau dồi một động cơ đúng đắn. Việc chỉ ngồi ở đó với động cơ hoàn toàn của thế gian mà tiến hành thiền định là không đủ. Đúng hơn, giữa các khả năng có một động cơ đạo đức, không đạo đức, hay trung lập, điều cần thiết là phát sinh một động cơ đạo đức, đặc biệt là động cơ của Tỉnh thức Tâm linh vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Khi bạn đem đến cho tâm chúng sanh khắp không gian, hãy nhớ rằng tất cả chúng sanh đều mong muốn hạnh phúc mà không biết cách gieo trồng hạt giống hạnh phúc. Tất cả chúng sanh đều mong muốn thoát khỏi đau khổ nhưng không biết làm cách nào tránh các nguyên nhân gây đau khổ.
Sự giải thoát tự nhiên của hình tướngsự giải thoát tự nhiên của mọi sự xảy đến với năm giác quan của bạn. Có thể dâng hiến bài nguyện khẩn cầu đến vị thầy tâm linh của bạn hay đến chư Phật, Pháp, và Tăng Đoàn khi bạn muốn.

Nó cũng giống như vầy: mọi hiện tượng đều không hiện hữu, nhưng chúng xuất hiện để hiện hữu và được thiết lập như đa dạng các sự vật, giống như trắng và đỏ. Điều đó là vô thường lại bị bám chấp là vĩnh cửu, và không thực sự hiện hữu lại chấp là thực sự hiện hữu. Mặc dù người ta nói rằng điều này gây ra sự trói buộc của tất cả chúng sanh là như một ảo ảnh, vì bám chấp vào sự hiện hữu thực sự của hình tướng lừa dối, hiện tượng giờ đây xuất hiện như hiện hữu thật sự. Khởi nguyên này xuất hiện từ tính không có thực, giờ đây chúng xuất hiện ngay cả dù chúng không hiện hữu, và vào lúc cuối chúng sẽ trở thành không có gì. Hãy suy niệm rằng vì những điều này, đó là không có tính vĩnh cửu, ổn định, hoặc bất biến, không có tự tánh, chúng giống như ảo giác.

Hiện tượng được định rõ là đạo đức, không đạo đức, tốt, xấu, v.v.... Mặc dù chúng là huyễn và không thực sự hiện hữu, chúng ta lại chấp vào chúng như có thực hay thực sự hiện hữu. Thế gian này có phải khởi nguyên từ điều gì đó có thật hay không? Không, nó xuất phát từ tính không có thực. Bản tánh đích thực của thực tạinhư huyễn; đây không phải là điều gì đó mà chúng ta giả tạo thêm vào trên hiện tượng. Thậm chí dù hiện tượng xuất hiện như thể chúng hiện hữu thực sự, chúng cũng không thực sự hiện hữu trong cách đó. Đúng hơn, chúng giống như hình ảnh trên một màn ảnh truyền hình: mặc dù bạn thấy mọi loại sự vật trên màn hình, cũng không có thực tại tương ứng bên trong máy truyền hình.

Sau đó hãy buộc một gương thật rõ cao khoảng một sải tay (cubit) treo phía trước bạn. Hãy tắm rửa và nhìn vào gương hình dạng của bạn với các đồ trang sức. Hãy tán thưởng nó v.v..., và thấy nếu có một trạng thái tâm thích hay không thích. Nếu có, hãy tự suy nghĩ, “Mỗi lần khởi lên vui thích vì tán thưởng thân này, cũng giống như một phản chiếu trong gương, bạn đã nhầm lẫn. Thân này chỉ là một hình tướng tùy theo sự kết tập liên quan phụ thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện, mà trong thực tại nó chưa từng hiện hữu. Tại sao lại bám chấp vào nó như là chính bạn và vui thích trong nó?: hãy thiền định trong một thời gian dài về sự phản chiếu của thân trong gương.

Một cubit là khoảng cách từ khuỷu tay đến đầu ngón tay bạn, nhưng điểm quan trọng ở đây đơn giản là có điều gì đó yểm trợ cho một gương. Vì bạn có thể có nhiều gương khắp nhà, nên hoàn toàn không cần lo về vị trí. Tuy nhiên, nếu không có gương treo tường, thì hãy làm như bản văn đề nghị. Sau khi tắm rửa, dù bạn là nam hay nữ, hãy mặc quần áo sang trọng, lịch sự; trang sức quý giá, v.v... sau đó nhìn bạn phản chiếu trong gương. Hãy cố nhìn những phần đẹp nhất của bạn. Nếu bạn là một đứa bé có thể sẽ tự vui đùa khi làm trò xấu trong gương. Khi quán sát phản ứng của tâm thức bạn, phải nhớ rằng không có nền tảng thích hay không thích vì không có bản chất, hoặc thực tại trong sự phản chiếu này. Nếu thực sự kinh nghiệm một số vui thích khi tự tán thưởng mình, hãy nhận ra bản tánh nhầm lẫn của phản ứng này. Giống như sự phản chiếu trong gương xảy ra đối với một kết tập liên quan phụ thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện, do vậy sự thật này có phải là của chính thân chúng ta. Trong trường hợp phản chiếu trong gương, các nguyên nhânđiều kiện liên hệ phụ thuộc này là gì? Trong sự phụ thuộc vào một gương, là vị trí của thân bạn ở trước nó và sự quán sát phản chiếu xuất hiện của gương. Tương tự, có những nguyên nhânđiều kiện mà cũng từ đó thân xuất hiện, và trên nền tảng của thân có sự bám chấp tinh thần vào một cái tôi. Mặc dù chúng ta bám chấp vào bản ngã, trong thực tại lại chẳng có bản ngã.

Nếu thử thực hành điều này một hay hai lần vì tò mò và sau đó quên nó thì không đủ. Để thực hành này được hiệu quả, chúng ta cần thiền định trong một thời gian dài về sự phản chiếu của thân trong gương. Điều này có hiệu lực mạnh mẽ trên sự bám luyến của chúng ta, thân thể chúng ta, v.v... Chẳng hạn, từ lúc chúng ta còn rất bé, nhiều người trong chúng ta trở nên quen thuộc với sự khen thưởng của cha mẹ mình, và chúng ta học tập sự tán thưởng chính mình theo cách tương tự như vậy. Kết quả là chúng ta trở nên thèm khát nhiều tán thưởng, chấp nhận, và khen tặng, và sợ người khác xem thường, không tôn trọng, và phản đối. Bị lưỡng lự giữa hy vọngsợ hãi liên quan đến sự chấp nhậnphản đối của người khác, chúng ta không e dè làm bất cứ cái gì có thể nhằm có được sự kính trọng của họ. Chúng ta ăn mặc chải chuốt chỉnh tề, cố gắng xuất hiện trong cách thể hiện tốt nhất của chính mình v.v... Trong cách này, chúng ta hoàn toàn tự mình làm mắc bẫy vào tám mối quan tâm thế gian. Sự thèm muốn xảy ra khi chúng ta hy vọng đạt được điều gì đó, và sợ hãi phát sinh với suy nghĩ không có được nó. Hoặc nếu hoàn toàn có nó, chúng ta sợ bị mất và hy vọng có thể giữ được nó. Tất cả mối hy vọngsợ hãi này, thương và ghét xuất phát từ việc bám chấp vào những gì là vô thường mà cho là vĩnh cửu. Ngoài sự nhầm lẫn đó, chúng ta hy vọng lớn lao vào samsara. Nếu mọi người sống vĩnh cửu như chúng ta quan niệm, thì không có ai chết và thế giới này không đủ lớn để chứa tất cả những người bất tử này. Các đối tượng của bám luyến, sân hận, hy vọngsợ hãi tất cả đều khởi lên từ ảo tưởng này, có tác dụng trong trạng thái thức và trong giấc mộng.

Sau đó thốt ra những lời lăng mạ và vạch ra nhiều khuyết điểm, nếu thấy có sự bất mãn hãy suy niệm, “Mọi ca tụng và lăng mạ giống như các khuynh hướng tiềm tàng, và vì thân không có bản chất nên thái độ thích hay không thích là nhầm lẫn.” Hãy thiền định một cách rõ ràng về sự phản chiếu trong gương như đối tượng tâm linh của bạn. Thay đổi luân phiên giữa ca tụng, lăng mạ và đánh đồng chúng. Đó là thời công phu thứ nhất.

Kế tiếp để rèn luyện trong ngữ giống như một tiếng dội, hãy đi đến bất kỳ nơi nào không có bạn đồng hành, ở đó không có tiếng dội. Hãy la lớn những lời tốt đẹpxấu xa. Khi những lời đó vọng trở lại hãy hướng vào tiếng dội hay âm thanh đó, không chấp bám vào việc không có tiếng ồn. Cũng thực hành về ngữ của bạn giống vậy, như một tiếng dội.

Về việc rèn luyện trong ý thức như một ảo ảnh, hãy xem xét hay hình dung một ảo ảnh. Giống như tìm kiếm mà không thể tìm thấy nó, sự tụ hội các tư duy để chuyển tâm cũng không có một tự tánh, giống như một ảo ảnh. Đó là thời công phu thứ hai.

Sau đó hình dung rằng sự phản chiếu trong gương hòa tan vào thân bạn, và thiền định về thân bạn khi nó xuất hiện và vẫn không có tự tánh. Vào lúc đó, hãy suy niệm như vầy, “Đấng Bhagavan (Bạc già Phạm- Như Lai), bậc Đại Uyên Bác đã bàn luận về mọi hiện tượng dưới dạng mười loại suy, mọi hiện tượng được hợp thành cũng giống như một ảo ảnh, giống như một giấc mộng, ảo tưởng, giống như một sự phản chiếu, giống như một thành phố của gandharvas (càn thát bà), như một tiếng dọâi, như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước, giống như bọt nước, giống như một ảo giác của mắt, và giống như một bóng ma. Chúng không thực sự hiện hữu.” Vào lúc đó, nếu có bạn đồng hành, hãy để họ nói với bạn; hoặc nếu không có hãy tưởng tượng trong tâm thức tự tán thưởng mình và biểu hiện nhiều sự tôn trọng đến chính bạn. Nếu tư tưởng vui thích khởi lên, hãy làm chúng bình đẳng trong sự không hiện hữu thực sự. Sau đó hãy tưởng tượng bị lăng mạ, bị cướp đoạt và đánh đập. Nếu trạng thái tâm linh bất mãn khởi lên hãy làm chúng bình đẳng trong sự không hiện hữu thực sự. Hãy thiền định trên điều này như không còn cách nào khác hơn việc tán dương hoặc lăng mạ phản chiếu trong một gương. Khi bạn thực sự được ca ngợi hay lăng mạ, hãy xem chúng như nhau như thể sự phản chiếu trong gương. Nếu bám luyến hay sân hận khởi lên, hãy rèn luyện trong các đối tượng thiền định trước đó trong một thời gian dài. Do đó, nếu tất cả tám mối quan tâm thế gian xuất hiện trong dòng tâm thức bạn cũng giống như một ảo giác, bạn được thông thạo trong thực hành huyễn thân bất tịnh. Đó là thời công phu thứ ba.

Sự rèn luyện trên tương đương trong giai đoạn phát triển, trong đó trước tiên bạn hình dung đã chọn Bổn Tôn trong không trung phía trước, và sau đó quán tưởng Ngài tan hòa và trở nên bất khả phân với thân bạn. Vào lúc đó, thân bạn tự nhiên xuất hiện trong thân tướng của Bổn Tôn đã chọn. Giáo lý về sự phản chiếu trong gương này cũng gắn liền với mỗi kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Huyễn Thân Thanh Tịnh

Mục đích của các giai đoạn thực hành khác nhau về yoga giấc mộng, bao gồm giai đoạn đầu tiên của việc thấy rõ giấc mộngdựa trên nền tảng đó, tham gia trong thực hành về sự lưu xuất và chuyển hóa là gì? Có phải nó đơn giảncho phép chúng ta thỏa mãn các dục vọng liên quan đến tám mối quan tâm thế gian hay không? Dĩ nhiên câu trả lời là không. Lý do của rèn luyện này là biết được các nguyên nhân của sự đau khổ liên tục của chúng ta. Do đó, mục tiêu của giáo lý này chuyển hóa tương tự như mục đích của Tứ Diệu Đế và Bốn Suy Niệm Làm Chuyển Tâm.

Huyễn thân bất tịnh không chỉ là chính thân chúng ta; đúng hơn là rèn luyện này gắn liền với toàn bộ môi trường và mọi sự vật trong đó, các thành phố, nhà cửa của các bạn, v.v... Nó không chỉ bao gồm môi trường vô tình mà còn bao gồm mọi chúng sanh trong vũ trụ. Tại sao chúng ta cần giáo lý này? Vì chúng ta có khuynh hướng bám chấp vào nhân dạng cá nhân mình cũng như sự giống nhau của các hiện tượng khác. Trong cách này, chúng ta bám chấp vào những gì không hiện hữu như đang hiện hữu; và ngoài ra còn có hai loại bám chấp: bám chấp vào nhân dạng cá nhân và bám chấp vào một hiện tượng đồng nhất. Để chống lại khuynh hướng tâm thức lừa gạt này, Đức Phật đã dạy mười loại suy về mọi hiện tượng đang tồn tại giống như ảo giác, như tiếng dội, như ảo ảnh, như sự phản chiếu v.v...

Nếu chúng tathể đạt được một nhận biết thực sự về sự không hiện hữu thực sự của hiện tượng, thì thật tuyệt diệu; nhưng ở mức tối thiểu, chúng ta phải có được một số hiểu biết về tính thiếu thực chất của hiện tượng. Một cách để làm điều này là thiền định về thân bạn và hiện tượng khác đều có tính chất huyễn ảo. Trong khi hiện tượng thực chất chẳng hơn sự phản chiếu trong gương, chúng ta lại phản ứng với chúng bằng việc bám chấp vào tính không hiện hữu đó như đang hiện hữu. Trên căn bản đó phát sinh thương và ghét. Đó là phản ứng chủ yếu của chúng ta với hiện tượng kinh nghiệm thế gian của mình; và hai phản ứng bám luyến, thù ghét này phát sinh toàn bộ năm độc. Do không chống nổi năm độc này, chúng ta lang thang trong sáu cõi khác nhau của hiện hữu. Vậy mục đích hay ý nghĩa khác nhau của các loại suy này là gì? Là làm chậm lại để chúng ta có thể nhận ra bản tánh của chính sự hiện hữu chúng ta và các hoạt động của chúng ta giống như một ảo ảnh hay tiếng dội. Tóm lại, sự bất thiệnnguyên nhân của sinh tử vô tận. Trước tiên chúng ta phải nhận ra sự bất thiện đã vi phạmnhận biết các hậu quả có hại của nó. Để chống lại các nguyên nhân này, điều quan trọng là sám hối các vi phạm và tịnh hóa chúng bằng phương tiện của bốn năng lực chữa bệnh. Điều này dần dần dẫn đến việc giải thoát khỏi sinh tử.

Tập trung vào bản tánh huyễn ảo của hiện tượng, hãy thấy chúng giống như một giấc mộngna ná với thực hành trong giai đoạn phát triển, trong đó bạn quán tưởng hay hình dung chính mình là bất cứ vị Bổn Tôn nào đã chọn, như Đức Phật Vajrasattva, Avalokiteshvara, Padmasambhava, Sakyamuni, hoặc bất kỳ thân tướng nào của Đức Phật. Trong thực hành như vậy, hãy quán tưởng chính bạn đang sống trong một cõi tịnh thổ của trí tuệ bổn nguyên; và trong cõi tịnh độ đó bạn hình dung một nơi mà các Bổn Tôn nam và nữ đang trụ, tất cả các Ngài thanh tịnh trong bản tánhhiện hữu như một ảo ảnh. Trong thực hành này, bạn xem chính mình và người khác đều hoàn toàn thanh tịnhhiện hữu phi thực chất, và thấy mọi hiện tượng, hữu tình và vô tình như xuất hiện mà vẫn không thực sự hiện hữu. Đó là bản tánh chung của giai đoạn thực hành phát triển. Mục đích của thực hành này là gì? Sự rèn luyện như vậy gieo trồng hạt giống cho sự thành tựu toàn giác vì lợi ích của chính mình và người khác.

Trau dồi tâm linh tỉnh thức như bạn đã làm trước đó, và ngồi trong tư thế xếp bằng. Vị thầy tâm linh phải ngồi trên một ngai, mặc trang phục của Phật Vajrasattva. Các đệ tử nên cầm một viên pha lê ngang mắt họ và nhìn chăm chú vào thân Đức Phật Vajrasattva. Nhờ làm như vậy, thân của Phật Vajrasattva bao gồm năm loại ánh sáng cầu vồng sẽ xuất hiện trong hai, ba hay nhiều chỗ. Hãy thiền định về thân rực rỡ đó, tuy xuất hiện nhưng không có tự tánh, như đối tượng tâm linh của bạn. Đó là thời công phu thứ tư.

Trong thực hành này, nếu có thể, vị thầy tâm linh của bạn ngồi xếp bằng và mặc trang phục của Phật Vajrasattva. Nếu không thể, vị thầy tâm linh có thể được thay thế bằng một bức họa, tượng, hay một hình vẽ của Phật Vajrasattva. Nếu bạn không có bất cứ thứ gì, bạn có thể chỉ quán tưởng Đức Phật Vajrasattva. Do cầm một viên pha lê ngang mắt trong lúc nhìn vào thân Phật Vajrasattva, bạn có thể thấy Đức Phật Vajrasattva trong một vài nơi như kết quả của quá trình khúc xạ. Nếu có thể vô số chư Phật hiện diện chỉ trên một vi trần thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi có một số vị Phật xuất hiện với một mắt của bạn. Về mặt tất cả chư Phật có thể thích hợp trên một vi trần, không phải là tất cả chư Phật đến từ mọi hướng và tất cả đều cố tụ hội trên một vi trần. Đúng hơn là tất cả chư Phật có thể hiện diện chỉ trên một vi trần, vì bản tánh của một vi trần cũng giống như bản tánh của toàn bộ luân hồiniết bàn. Nó là điều mà trong ngữ cảnh nói rằng tất cả chư Phật có thể thích hợp trên một vi trần. Vậy bản tánh sự nhận biết của chính chúng ta là gì? Có phải bản tánhtương tự như mọi thứ khác hay là điều gì đó tách biệt? Nếu bạn cho rằng bản tánh sự nhận biết của chính mình là điều gì đó tách biệt, vậy thì mọi thiền định gắn liền với sự bổn nguyên, vị trí, sự biến mất của ý thức và mối tương quan với ba thời, v.v... của nó sẽ bị sai lạc.

Sau đó hãy để thân linh thiêng này, một thân xuất hiện nhưng không có tự tánh, xuất hiện rõ ràng như đối tượng tâm thức bạn; hãy quán tưởng nó tan hòa vào chính thân bạn và quán tưởng rõ ràng thân bạn giống như vậy. Khi thiền địnhrèn luyện chính bạn trong cái thấy toàn bộ thế giới hữu tình và vô tình giống như vậy, bạn đã tinh thông trong thực hành của thân thanh tịnh. Trong tiến trình chuyển tiếp khi các thân tướng hiền minh và phẫn nộ xuất hiện, chắc chắn bạn sẽ giải thoát. Vì thế, phần chánh của thực hành tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống chỉ là điều này, và thực hành chuẩn bị cho tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng và của tự thân thực tại tùy thuộc vào cái một này; vậy hãy cố gắng trong điều này một cách kiên trì nhất. Ngoài ra, huyễn thân bất tịnh là cốt yếu cho thực hành chuẩn bị của tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành, do đó cả hai huyễn thân này là thực hành chính của tiến trình chuyển tiếp. Đây là sự giải thoát tự nhiên của hình tướng qua những hướng dẫn về huyễn thân. Samaya.

Nhờ rèn luyện chính bạn trong cái thấy toàn bộ thế gian hữu tình và vô tình như không tự hiện hữu, nó không đơn giản là bạn thêm điều này vào thế gian. Trái lại, thực hành này chỉ hoạt động như chất xúc tác để có được sự thấu suốt vào bản tánh của thực tại. Nó bắt đầu như một tiến trình tưởng tượng, nhưng lại dẫn đến một nhận biết trực tiếp về thực tại.

Nếu bạn đạt được nhận biết trong thực hành của huyễn thân thanh tịnh này, thì trong tiến trình chuyển tiếp sau khi chết, chắc chắn bạn sẽ đạt giải thoát. Tốt nhất là bạn có thể giải thoát khi thân lưu xuất hiền minh xuất hiện, và nếu không thì bạn sẽ giải thoát khi các hình tướng phẫn nộ xuất hiện. Cách khác, nếu bạn lão luyện trong thực hành này, chắc chắn bạn sẽ giải thoát trong tiến trình chuyển tiếp sau khi chết. Do đó, sự thực hành hiện nay về huyễn thân thanh tịnh có thể được xem là thực hành chuẩn bị cho các tiến trình chuyển tiếp khác.

Điều này kết thúc sự mô tả tóm tắt về huyễn thân thanh tịnh. Vào lúc đó nếu bạn thấy chưa thực sự hiểu bản văn và luận giảng này, tôi đề nghị bạn học những mô tả khác chi tiết hơn về chủ đề này. Nền tảng của yoga giấc mộng là các thực hành trước đó về huyễn thân thanh tịnhbất tịnh. Lý do của điều này là trong trạng thái-mộng rất nhiều khuynh hướng ngủ ngầm khác nhau xuất hiện như nội dung của giấc mộng. Chúng ta không có bất cứ sự kiểm soát nào trong lúc đang nằm mộng. Vì thế, nhờ sự rèn luyện trong thực hành như huyễn này vào ban ngày, chúng ta thiết lập một nền tảng cho sự đạt được việc kiểm soát tâm và điều đó cũng dẫn đến việc kiểm soát trong tiến trình mộng. Nếu thiếu cả hai điều đó chắc chắn chúng ta sẽ không kiểm soát được khi thực sự đi vào tiến trình chuyển tiếp sau khi chết.

Một số người nói với tôi rằng họ muốn học thực hành này vì muốn có thể dạy cho người khác. Đó là một cạm bẫy khi lắng nghe giáo lýáp dụng vào thực hành để bạn có thể trở thành một vị thầy. Động cơ đúng là áp dụng giáo lý vào thực hành để có thể là nguyên nhân đưa đến sự giải thoát khỏi đau khổsinh tử cho chính bạn và người khác. Nếu thực hành giống như vậy, thì khi kinh nghiệm đích thực khởi lên trong dòng tâm thức bạn, bạn sẽ là một vị thầy thật sự. Điều này xảy ra không do ước muốn là một vị thầy, mà do trau dồi động cơ ở trên.

NHỮNG HƯỚNG DẪN BAN ĐÊM VỀ GIẤC MỘNG
SỰ GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN CỦA SỰ NHẦM LẪN

Ở đây có ba phần: (a) hiểu rõ trạng thái mộng, (b) lưu xuất và chuyển hóa, (c) xua tan những che ám đến giấc mộng.

Giấc mộng được gây ra bởi khuynh hướng tiềm tàng, vì thế hãy xem tất cả những hình tướng ban ngày như giấc mộngnhư ảo ảnh. Theo sự trình bày trong sự viên mãn của trí tuệ, việc đạt được hiểu biết sâu sắc là “Mọi hiện tượng đều giống như một giấc mộngảo ảnh.” Nói cụ thể nó là điều chủ yếu để thực hành các hướng dẫn về hình tướng ban ngày và huyễn thân. Vào lúc này, hãy hình dung mạnh mẽ rằng môi trường, nhà cửa, thành phố, bạn đồng hành, việc nói chuyện, và mọi hoạt động của bạn đều là giấc mộng; và thậm chí nói lớn lên rằng: “Đây là một giấc mộng.” Hãy tiếp tục hình dung điều này chỉ là giấc mộng.

Sau đó khi đi ngủ vào buổi tối, hãy trau dồi Tâm Linh của Tỉnh Thức với suy nghĩ, “Vì lợi ích của tất cả chúng sanh khắp không gian, tôi sẽ thực hành samadhi-như huyễn, và sẽ đạt được Phật quả viên mãn. Với mục tiêu đó, tôi sẽ rèn luyện trong giấc mộng.” Sau đó khi bạn nằm hãy nằm nghiêng về vai phải, đầu quay về hướng bắc, tay phải áp dưới má, và tay trái đặt lên đùi. Hãy quán tưởng rõ ràng thân bạn như thân Bổn Tôn đã chọn.

Bổn Tôn đã chọn của bạn có thể là Phật Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), hay vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn, như là Đức H.H. Dalai Lama, H.H. Dudjom Rinpoche, hoặc H.H. Karmapa. Tất cả các vị này đều là những tulku đích thực, nên tôi nghĩ rằng điều này thật hoàn toàn thích hợp. Ngài Thinley Norbu Rinpoche, một trong những con trai của H.H. Dudjom Rinpoche, đã bình luận rằng khái niệm của người Mỹ về một tulku khác với truyền thống khái niệm của đạo Phật. Người Mỹ hiểu tulku (hoá thân) là người nhận tái sanh như một tulku và sau đó sống cuộc sống phục vụ người khác. Rồi ngay sau khi chết, vị này chuyển sang kiếp sau và thọ tái sanh trở lại lần nữa. Sau đó họ sống một cuộc sống như tulku, chết đi, và không để lãng phí bất cứ thời gian nào, lại chuyển đến một cuộc sống khác. Thật là vội vàng, hối hả, gấp gáp – một cách tiếp cận kiểu giao thông vào giờ cao điểm đến quả vị tulku. Ngài Trinley bình luận rằng ngược lại với điều đó, quan điểm của đạo Phật là Dharmakaya (Pháp Thân) lưu xuất dễ dàng và vô lượng như các Sambhogakaya (Báo Thân), giống như những tia sáng chiếu ra từ mặt trời. Tất cả điều này xảy ra một cách tự nhiên và vô hạn. Quan điểm đó rất khác biệt với sự chuyển di thẳng một cách vội vàng của vị tulku nhỏ vượt thời gian, nhảy vọt từ kiếp này sang kiếp khác. Có những tulku đích thực, hiện thân thanh tịnh từ Sambhogakaya một cách dễ dàng. Đức Phật Sakyamuni là một tulku rất vĩ đại. Do đó, chư Phật đơn giản là thân lưu xuất của Sambhogakaya và Dharmakaya.

Cũng có các vị khác lập nguyện vị tha nhận tái sanh và cuộc sống hướng dẫn phục vụ, và bạn cũng có thể nói họ là những tulku. Ngày nay nhất là ở phương Tây, khi chúng ta nghe về một lama hóa thân cùng lúc thành hai hay ba người khác nhau cùng thời gian, chúng ta nghĩ, “Điều này thật ngạc nhiên. Làm sao có thể xảy ra điều này?” Chúng ta hỏi những câu như vậy vì có cái thấy đơn giản và chật hẹp về ý nghĩa của một tulku. Vậy bạn có ngạc nhiên về hay hoặc ngay cả ba tia sáng chiếu ra từ mặt trời cùng lúc hay không? Giống như những tia sáng mặt trời, các vị tulku là vô số.

Nếu sự quán tưởng của bạn không được rõ ràng, hãy thiết lập một suy nghĩ tự hào, “Tôi là vị Bổn Tôn đã chọn.” Hãy hình dung rằng đầu bạn được tựa vào lòng của vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn; và tập trung sự chú tâm một cách sống động vào Đức Orgyen Padma nơi cổ họng bạn, có kích cỡ bằng khớp ngón tay cái của bạn; với vẻ mặt rực rỡ tươi cười, tuy xuất hiện nhưng không có tự tánh. Cúng dường cầu khẩn trong tâm, “Xin ban phước để con có thể hiểu rõ trạng thái mộng. Xin ban phước để con có thể nhận ra trạng thái mộng như trạng thái mộng.” Nằm xuống theo vị trí sư tử ngủ và phát sinh khao khát mạnh mẽ nhận ra trạng thái mộng như trạng thái mộng; và trong lúc làm như vậy, chìm vào giấc ngủ mà không bị gián đoạn bởi bất cứ tư tưởng nào khác. Thậm chí nếu bạn không hiểu rõ nó vào lần thử đầu tiên, hãy lập lại nhiều lần, và tha thiết thực hành với lòng khao khát mạnh mẽ.

Khi thức dậy vào buổi sáng, hãy suy niệm rõ ràng và mạnh mẽ, “Không có bất cứ một giấc mộng nào trong tối hôm qua còn lại khi tôi thức giấc. Tương tự, không có bất kỳ hình tướng ban ngày nào sẽ xuất hiện vào tối nay trong giấc mộng của tôi. Không có khác biệt giữa các giấc mộng ban ngày và đêm, nên chúng là ảo ảnh, là giấc mộng.” Đó là một thời công phu.

Nếu bạn vẫn không hiểu rõ trạng thái mộng thậm chí sau khi đã thực hành nhiều lần, thì với những thực hành trước hãy hình dung chính bạn như vị Bổn Tôn đã chọn, vị anh hùng duy nhất, và quán tưởng một cách rõ ràng, sống động tại cổ họng bạn là vị Bổn Tôn đã chọn lặp lại một lần nữa, có kích thước bằng ngón tay cái của bạn. Hướng ý thức vào nó không thúc ép và rơi vào giấc ngủ trong lúc mường tượng rằng bạn sẽ biết được trạng thái mộng như trạng thái mộng. Đó là thời công phu thứ hai.

Nếu bạn thấy làm như vậy vẫn khó hiểu rõ trạng thái mộng, hãy hình dung tại cổ họng bạn một hoa sen bốn cánh, với chữ OM ở chính giữa, AH ở phía trước, NU bên phải, TA ở phía sau, và RA ở bên trái. Trước tiên hướng sự quan tâm của bạn vào chữ OM ở giữa; sau đó khi trở nênbuồn ngủ hãy tập trung sự nhận thức của bạn vào chữ AH phía trước. Khi rơi vào giấc ngủ, hãy chú tâm vào chữ NU ở bên phải. Khi đã ngủ hoàn toàn, hãy tập trung vào chữ TA ở phía sau. Khi bị rơi nhanh vào giấc ngủ hãy tập trung vào chữ RA ở bên trái. Trong lúc ngủ hãy tập trung chú tâm vào chữ OM ở giữa, và với sự canh chừng giấc mộng không bị gián đoạn bởi bất cứ niệm tưởng nào khác, hiểu rõ trạng thái mộng với sự nhận biết giấc ngủ của bạn. Đó là thời công phu thứ ba.

Nếu những chủng tử tự không rõ ràng và bạn vẫn không hiểu rõ trạng thái mộng theo cách đó, hãy tập trung sự chú tâm của bạn một cách rõ ràngsống động vào một bindu ánh sáng tại cổ họng bạn; và với sự canh chừng giấc mộng lúc rơi vào giấc ngủ và nhờ vậy hiểu rõ trạng thái mộng. Đó là thời công phu thứ tư.

Thiền định luân phiên giữa các đối tượng thiền quán, và thực hành với một hiểu biết mạnh mẽ rằng các hình tướng ban ngày là những giấc mộng. Thậm chí tối thiểu trong vòng một tháng hành giả sẽ hiểu rõ trạng thái mộng.

Thoạt tiên sẽ có nhiều giấc mộng hơn, sau đó chúng sẽ trở nên rõ ràng và rồi chúng sẽ được hiểu rõ. Trong trường hợp của một hoàn cảnh đáng sợ, thật dễ nhận ra “Đây là một giấc mộng.” Thật khó hiểu rõ nó một cách tự phát, nhưng nếu hiểu được thì đây là sự ổn định. Nếu không hiểu rõ nó trong bất cứ cách nào, thì có thể bạn vi phạm giới nguyện tantric, vậy hãy áp dụng việc thọ quy y, trau dồi tâm linh tỉnh thức, hồi phục qua sám hối mantra một trăm âm, cúng dường ganachakra, tránh nhiễm ô, và thiền định theo những cách trước. Nhờ làm như vậy, trạng thái mộng sẽ được hiểu rõ chỉ trong vòng hai hay ba tháng, và cuối cùng bạn sẽ có thể hiểu rõ nó một cách thường xuyên.

Một ác mộng có thể hoạt động như chất xúc tác để hiểu rõ giấc mộng như giấc mộng. Như một loại suy, khi người Tây Tạng hoảng sợ vào lúc Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, nhiều người đã cầu nguyện, “Ôi, Guru Rinpoche, Guru Rinpoche, xin quan tâm đến con! Tara, xin quan tâm đến con! Con thọ quy y!” Nhưng khi mọi sự tốt đẹp, Guru Rinpoche không còn trong tâm họ. Tara không còn trong lòng họ, và Đức Phật cũng chẳng có trong tâm họ. Điều này cũng tương tự như trong trường hợp giấc mộng. Khi kinh nghiệm ác mộng thật dễ nhận ra đây là một giấc mộng, nhưng một nhận biết mạnh mẽ như vậy lại khó đối với giấc mộng bình thường. Tuy nhiên, nếu bằng phương tiện thực hành tha thiết, kéo dài bạn sẽ thật sự nhận ra trạng thái mộng như vậy, đây là một thành tựu nhiều ổn định hơn.

Phục hồi giới nguyện bị đứt qua sám hối thường bao gồm nghi lễ tịnh hóa các giới luật mật tônghành giả vi phạm. Sự tịnh hóa như vậy cũng có thể được hoàn thành nhờ tụng niệm mantra một trăm chữ và cúng dường tiệc ganacakra. Ngoài ra, hành giả phải hết sức tránh những việc bất thiện. Nói khác đi, điều này tùy theo việc vi phạm một hứa nguyện tantric, vậy hãy áp dụng bất kỳ hoặc tất cả các thực hành trước để tịnh hóa vi phạm đó và sau đó quay trở lại thực hành. Một khi hiểu rõ giấc mộng, bạn rèn luyện trong sự chuyển hóa và lưu xuất của giấc mộng, đó là giai đoạn kế tiếp của thực hành này.

Rèn Luyện Trong Sự Lưu Xuất Và Chuyển Hóa Của Giấc Mộng

Trong lúc hiểu rõ trạng thái mộng, hãy suy niệm, “Vì bây giờ là thân giấc mộng, nên có thể chuyển hóa nó trong bất kỳ cách nào.” Bất kể những gì xuất hiện trong giấc mộng, sự xuất hiện của ma quỷ, con người, loài chó, khỉ, v.v..., hãy thiền địnhchuyển hóa chúng thành vị Bổn Tôn đã chọn. Thực hành nhân rộng chúng bằng sự lưu xuất và thay đổi chúng thành bất cứ những gì bạn thích. Đó là thời công phu thứ năm.

Mọi chủ thể và đối tượng trong giấc mộng đều có thể chuyển hóa. Trong giai đoạn này của thực hành, bạn có thể có một trăm thứ và chuyển hóa chúng thành một, hoặc chỉ có một thứ và nhân nó lên hàng trăm lần. Đây là thực hành mà Ngài Milarepa đã làm trong lúc thức, khi Ngài lưu xuất vô số thân tướng của một đối tượng nào đó. Trong một chuyện kể cá nhân, chính Ngài hiện thân trong sừng một con trâu Yak, mà không cần làm sừng trâu yak trở nên lớn hơn hay làm cho Ngài nhỏ đi. Đó là một biểu hiện rằng Ngài đặc biệt thành thạo trong loại thực hành này.

Trong lúc biết rõ trạng thái mộng, bằng việc phát sinh tha thiết mạnh mẽ đi đến cõi Abhirati ở phía đông hay cõi tịnh độ Orgyen ở hướng tây, bạn có thể đi đến đó và cầu thỉnh Giáo Pháp. Để hàng phục những ma quỷ xuất hiện v.v... hãy thực hành chính bạn hiện thân như một garuda (Kim Xí Điểu) hoặc Hayagriva hay tương tự, và chuyển hóa chúng thành bất cứ cách nào bạn muốn. Ngoài ra, hãy thực hành cô đọng nhiều thứ thành một, và nhân lên một thứ thành nhiều thứ. Đó là thời công phu thứ sáu.

Trên việc nhận biết trạng thái mộng về những gì nó là, bạn có thể phát sinh khao khát đến một cõi tịnh độ; hoặc đơn giản bạn có thể thấy môi trường hiện tại của bạn hoàn toàn như một cõi tịnh độ. Bất kể kinh nghiệm hay hiểu biết nào bạn có trong giai đoạn thực hành phát triển đều có thể áp dụng ở đây. Trong lúc mộng bạn có thể quán tưởng năm gia đình Phật, Vajrasattva, Padmasambhava, hoặc Amitabha đang hiện diện ở cõi Abhirati hay bất cứ cõi tịnh độ nào khác.

Cái thấy qua giấc mộng: Hiểu rõ trạng thái mộng và đi đến một bờ sông lớn. Hãy suy niệm, “Vì tôi là một thân tâm thức trong giấc mộng, chẳng có gì để dòng sông cuốn đi.” Bằng việc nhảy xuống sông bạn sẽ được mang đi bởi dòng chảy của cực lạctánh Không. Thoạt tiên, vì sự chấp bám của ngã chấp bạn sẽ không dám nhảy, nhưng điều này sẽ không xảy ra một khi bạn đã quen thuộc dần với nó. Tương tự, nhờ thấy mọi thứ như lửa, vách núi và loài thú ăn thịt, mọi sợ hãi sẽ khởi lên như samadhi (đại định). Điểm then chốt cho tất cả điều đó là rèn luyện trong các hình tướng ban ngày, thân huyễn, và liệu trước một cách mạnh mẽ về trạng thái mộng. Khi sắp ngủ, điều quan trọng là hướng sự chú tâm của bạn đến bất cứ những gì đang cảm thấy rõ tại cổ họng, hãy là vị thầy tâm linh của bạn, vị Bổn Tôn đã chọn, các chủng tự, hoặc bindu, và điều then chốt là không để bị gián đoạn bởi các khuynh hướng tiềm tàng. Đó là thời công phu thứ bảy.

Trong lúc mộng, bạn phải nhớ rằng mọi sự xảy ra đều không có thực chất hơn một giấc mộng. Ở đây thực sự không có việc nhảy vào dòng nước lũ; không có việc nhảy; cũng không có nước để nhảy vào. Với nhận biết đó, bạn nhảy vào dòng sông. Thực hành này không chỉ áp dụng cho việc nhảy vào dòng sông mà còn vào bất cứ hoàn cảnh nguy hiểm nào dính dáng đến bất kỳ bốn nguyên tố nào. Trong trạng thái mộng, bạn có thể gặp loài thú nguy hiểm hay bất cứ hoàn cảnh đáng sợ nào, bao gồm việc thấy mình trong hỏa ngục, địa ngục lạnh, hoặc trong cõi ngạ quỷ. Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh khủng khiếp nào, hãy nhận biết trạng thái của chính bạn như thân tâm thức, và nhận ra mọi khía cạnh của giấc mộng là chẳng hơn một giấc mộng. Với nhận biết này hãy đi vào những gì nhìn có vẻ như một hoàn cảnh nguy hiểm. Tôi gấp rút nhấn mạnh rằng đây là một thực hành giấc mộng. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ đi đến Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) và nhảy xuống, với suy nghĩ, “Ồ, chẳng thực sự có người nhảy,” như vậy bạn sẽ tự kết liễu đời mình và sẽ gặp khó khăn tối thiểu trong năm trăm kiếp sau đó. Ngoài ra, trong trạng thái mộng này nếu thực hành đúng bạn sẽ được cuốn đi bởi dòng chảy cực lạctánh Không, sẽ chẳng giống như việc xảy ra nếu bạn nhảy khỏi Cầu Cổng Vàng.

Xua Tan Những Chướng Ngại Của Giấc Mộng

Ở đây có bốn phần: (i) sự xua tan qua lúc thức, (ii) xua tan qua tính hay quên, (iii) xua tan qua nhầm lẫn, và (iv) xua tan qua rỗng không.

Xua tan qua Tỉnh thức. Ngay khi mới nhận ra “Đây là một giấc mộng!” họ thức dậy và đây là sự xua tan của nhận thức đó.43 Để xua tan điều đó, hãy duy trì sự chú ý của bạn ở vị trí tim và phía dưới, và tập trung tâm bạn trên một bindu màu đen có kích cỡ bằng hạt đậu, được gọi là “chủng tự của bóng tối,” trên lòng hai bàn chân. Điều đó sẽ xua tan nó.

Xua tan qua tính Hay Quên. Điều này đòi hỏi phải cảm thấytrạng thái mộng, nhưng đột nhiên trở nên nhầm lẫn và để cho giấc mộng đi tiếp như thông lệ. Để loại bỏ điều đó, hãy rèn luyện trong thân Huyễn vào ban ngày, và tập làm quen với sự hình dung trạng thái mộng. Sau đó, lúc sắp đi ngủ, hãy làm với khao khát “Cầu mong tôi biết được trạng thái mộng như trạng thái mộng, và không bị nhầm lẫn.” Ngoài ra hãy trau dồi sự chú tâm, suy nghĩ, “Cũng thế, khi tôi thấy rõ trạng thái mộng, cầu mong tôi không bị nhầm lẫn.” Điều này sẽ xua tan nó.

Xua Tan Qua Nhầm Lẫn: Nếu giấc mộng của bạn chỉ là các hình tướng lừa gạt của những khuynh hướng tiềm tàng có hại, sự nhận biết của bạn trở nên lộn xộn và không bao giờ hoàn toàn nhận ra trạng thái mộng. Do đó, vào ban ngày hãy hình dung giấc mộng một cách mạnh mẽ và làm nổi bật thân huyễn.44 Hãy áp dụng tịnh hoá chướng ngại, thực hành mong muốn và sám hối, và cúng dường ganachakra. Nhờ thực hành mãnh liệt pranayana với năng lượng sự sống và tiếp tục với toàn bộ điều này, khó khăn sẽ được xua tan.

Xua Tan Qua Sự Mất Ngủ: Nếu giấc ngủ bị xua tanđề phòng mạnh mẽ, và bạn bị rối vì ý thức không chịu ngủ, chống lại việc này bằng cách quán tưởng một bindu màu đen ở giữa ngực bạn. Phát sinh sự đề phòng không cưỡng ép và chỉ trong một thoáng, và nhờ giải phóng sự nhận biết của bạn, không thiền định về giấc ngủ, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ và thấy rõ trạng thái mộng.
Xua Tan Qua Sự Lười Biếng: Trước tiên, đối với việc không ảo tưởng (trong chu trình sinh tử) và sự xuất hiện của tinh linh, bạn có thể làm một ít thực hành trong nhập thất v.v... Bạn cũng có thể thấy rõ trạng thái mộng; nhưng sau đó khi không tách khỏi sự thỏa mãn dục vọng, bạn bị nhiễm trong sự tiêu khiển vô ích. Với một tính khí yếu đuối bạn trở nên hoàn toàn bình thường, và vì lười biếng, bạn làm hỏng sự thực hành tâm linh của mình. Không có kiến thanh tịnh về bất cứ Giáo Pháp nào và những thực hành được thực hiện bởi người khác, bạn xét đoán chúng bằng những tiêu chuẩn của mình, và tâm bạn rơi vào sự nhai lại, “Tôi cũng đã làm điều đó và bây giờ tôi cũng giống như vậy. Những người khác cũng giống như tôi.”

Loại thái độ này rất phổ biếnTây Tạng và cũng thường thấy ở phương Tây. Vào lúc bắt đầu thực hành, người ta nhiệt tình lắng nghe giáo lý và nôn nóng thực hành. Nhàm chán samsara, họ tích cực để đạt giải thoát, tiêu tốn thời gian trong nhập thất, và họ có thể thực sự có một số nhận biết. Kết quả là một số người cảm thấy họ hoàn toàn đặc biệt, nghĩ rằng họ trở thành hành giả thực sự. Dù bạn là người Tây Tạng hay phương Tây đều rất dễ rơi vào bẫy rập này.

Những vấn đề này xuất hiện vì người ta vẫn dính líu rất nhiều vào tám mối quan tâm thế gian và điều này làm họ mắc kẹt trong những tiêu khiển vô ích như trước. Sự giải độc cho điều này là thiền định về Tứ Diệu Đế và Bốn Suy Niệm làm Chuyển Tâm. Vấn đề trên xảy ra đặc biệt khi người ta đòi hỏi một ít danh tiếng, khi họ có được một danh hiệu cho chính họ như những thiền giả đã kinh nghiệm. Nó đặc biệt quan trọng cho những vị thầy phải cẩn thận về mặt này, vì nó là hầm hố mà họ có thể dễ dàng rơi vào.

Sự nhắc đến có một tính khí yếu đuối và trở nên hoàn toàn bình thường có nghĩa bạn thụt lùi trong thực hành tâm linh của mình. Người Tây Tạng có thể nói, “Tôi đã tiêu tốn nhiều năm trong tu viện đại học, và sau đó trong một trung tâm thực hành, và tôi đã có những kinh nghiệm như vậy, nhưng tôi cũng chỉ như vậy.” Rồi sau đó họ có thể xét đoán người khác bằng những tiêu chuẩn của họ, nghĩ rằng, “Những người khác cũng chẳng thực hành nhiều hơn tôi, vậy họ cũng chẳng cao hơn tôi được.” Đó là tính tự cao tự đại và không biết xấu hổ trong loại thái độ này, và sự giải độc cho nó là hãy trở lại sự thực hành chuẩn bị.

Về điều đó, hãy thiền định trên sự khó đạt được cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi, về cái chết và vô thường. Điều quan trọng nhất là bạn hãy thiền định về những khiếm khuyết của chu trình sinh tửtừ bỏ cuộc sống này về mặt tinh thần. Bằng việc áp dụng chính bạn trong nhập thất đơn độc v.v.., sự nhận biết dựa trên kinh nghiệm trước đây của bạn sẽ phục hồi và sẽ hiểu rõ trạng thái mộng trở lại.

Khi dấn thân tha thiết vào thực hành lần thứ hai hãy chắc rằng bạn sẽ không rơi vào bẫy rập tương tự như trước. Điều này có thể xảy ra rất dễ dàng, như đã minh họa trong một giai đoạn cuộc sống của Ngài Milarepa. Milarepa, một bậc đại giác ngộ, xin được ở trọ tại nhà một vị tu sĩ và được nhận vào nhà vào ban đêm. Ngài Milarepa ngủ ở tầng dưới và vị tu sĩ ngủ ở tầng trên. Đêm đó vị tu sĩ ngủ thiếp đi, ông ta nghĩ, “ Ngày mai ta sẽ giết thịt con bò của ta. Khi nó bị giết thịt ta sẽ làm như thế này và như thế kia với thịt, xương, da, và đầu của nó.” Vị tu sĩ hoạch định mọi chi tiết, ngoại trừ việc ông ta sẽ làm với cái đuôi của con bò, vì điều đó ông ta đã quên. Vị tu sĩ này đã hoàn toàn nổi tiếng, và ông ta mặc quần áo sang trọng của một vi tu sĩ cao cấp, một vị thầy của nhiều đệ tử.

Khi vị tu sĩ thức dậy vào buổi sáng, ông rửa mặt và niệm bài nguyện buổi sáng. Nhìn vào Milarepa và thấy Ngài xem ra vẫn còn ngủ, vị tu sĩ đập vào Ngài Milarepa một cách kiêu căng và nói, “Này, anh kia, tại sao bây giờ vẫn còn ngủ? Tại sao không dậy và thực hành đi?” Ngài Milarepa hé mắt một chút và trả lời một cách chếnh choáng, “Vấn đề là tối qua tôi đã nằm mơ rằng tôi sắp giết một con bò, và tôi mơ tưởng đến việc sẽ làm với mỗi phần của con bò. Nhưng lại chưa nghĩ đến việc tôi phải làm gì với cái đuôi của nó. Đó là điều tại sao tôi ngủ quên.” Đây là một ví dụ về một người mà toàn bộ cách sống có vẻ là một hành giả của Giáo Pháp, trong khi bên trong họ lại hoàn toàn vướng mắc vào tám mối quan tâm thế gian.

Nếu không tôn kính vị thầy tâm linh thì sẽ không hiểu rõ trạng thái mộng; nếu giới nguyện mật tông bị suy thoái, cũng chẳng hiểu rõ trạng thái mộng; nếu khôngquen thuộc sẽ chẳng hiểu rõ được nó, và nếu không có các điểm then chốt của những hướng dẫn thiết thực sẽ chẳng hiểu rõ nó. Do vậy phải biết rõ phương pháp để chữa những vấn đề này.

Có nói rằng nhờ rèn luyện trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng này, vì tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại và sự trở thành cũng giống như trạng thái mộng, những tiến trình chuyển tiếp này sẽ được hiểu rõ. Ngoài ra, có nói rằng nếu trạng thái mộng được hiểu rõ bảy lần, tiến trình chuyển tiếp (sau khi chết) sẽ được nhận biết. Đây là những hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng được gọi là “sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn”. Samaya.

Sự nhắc đến việc nhận biết trạng thái mộng bảy lần ngụ ý hành giả có thể nhận thức trạng thái mộng trên căn bản đều đặn. Nếu duy trì khả năng đó suốt quãng đời còn lại của bạn thì sẽ có nhiều cơ hội rất tốt để bạn có thể nhận biết tiến trình chuyển tiếp sau khi chết. Trái lại, nếu ai đó nhận biết trạng thái mộng bảy lần hoặc thậm chí trên một nền tảng đều đặn và sau đó ngừng thực hành, thì không chắc rằng họ sẽ có khả năng nhận biết tiến trình chuyển tiếp sau khi chết.

SỰ ỔN ĐỊNH TIẾN TRÌNH CHUYỂN TIẾP CỦA GIẤC MỘNG VÀ NHỮNG HƯỚNG DẪN VỀ CHUYỂN HÓA TRẠNG THÁI MỘNG VÀO THANH TỊNH QUANG: SỰ RÈN LUYỆN TRONG GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN CỦA NHẦM LẪN.

Nhập thất nghiêm ngặt và ở trong bóng tối khoảng một tháng. Ăn thực phẩm nhẹ và bổ dưỡng, và xoa bóp... Sau đó đến ngày thứ mười lăm hãy thắp một đèn dầu suốt đêm. Cúng dường ganacakra đến các vị thầy tâm linh của bạn, vị Bổn Tôn đã chọn, và các dakini, rồi bày một nghi lễ cúng dường torma với thịt. Có một bạn đồng hành kinh nghiệm cùng với bạn.

Thực phẩm bổ dưỡng ở đây ám chỉ thực phẩm hoàn toàn phong phú nhưng đừng ăn nhiều. Giai đoạn thực hành này cho những người đã nâng cao trong rèn luyện này, người đã hoàn toàn thành tựu an định và thành thạo trong việc nhận biết trạng thái mộng.

Kế tiếp với thực hành chánh, vào lúc bắt đầu trau dồi tâm linh tỉnh thức, suy nghĩ, “Cầu mong tất cả chúng sanh khắp hư không đạt được Phật quả viên mãn. Với mục đích đó, con sẽ thiền định về thanh tịnh quang, sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn”, cầu nguyện, “Vì lợi ích của tất cả chúng sanh khắp hư không, xin ban phước cho con để ảo giác có thể xuất hiện như thanh tịnh quang, xin ban phước cho con để con có thể thấy rõ thanh tịnh quang.” Nằm xuống trong tư thế sư tử ngủ, đầu quay về hướng bắc. Nín hơi thở một cách nhẹ nhàng, gập cổ xuống và nhìn chăm chú một cách kiên định lên phía trên. Tập trung sự chú ý của bạn một cách rõ ràngsinh động vào một bindu có hình dáng của ánh sáng trắng tại ngực bạn. Với sự nhận biết rõ ràng, sinh động trong bản tánh của ánh sáng, hãy rơi vào giấc ngủ; và trong trạng thái mộng thanh tịnh quang sẽ xuất hiện giống như bản chất của không gian trong sáng, rõ ràng và trống không, thoát khỏi trí năng.

Nếu đã hoàn toàn thành tựu chỉ và quán giờ đây bạn có thể thấy rõ thanh tịnh quang qua thực hành như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm căn bản trong chỉ và quán, thì việc thành công trong thực hành này là đáng ngờ.

Một người có khả năng siêu việt là người lập tức nhận ra giác tánh không che đậy. Sự nhận biết hiện tiền trong giấc ngủ sâu trong sáng được gọi là “thanh tịnh quang.” Thanh tịnh quang của tiến trình chuyển tiếp khởi đầu xảy ra bên lề của cái chết xuất hiện với tất cả chúng sanh từ loài rệp trở lên. Vào lúc đó tịnh quang sẽ được nhận ra như đứa bé bò vào lòng mẹ nó, và chắc chắn rằng trong chốc lát sự thiền định của Dharmakaya sẽ xuất hiện. Do vậy cái đơn độc này là then chốt nhất của sáu tiến trình chuyển tiếp. Để nhận ra điều này, điều đặc biệt quan trọng là bạn nhận ra sự nhận biết của tiến trình chuyển tiếp trong lúc sống, vì sự nhận biết đó là then chốt cho sự hiểu rõ thanh tịnh quang này trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng.

“Một người có khả năng siêu việt” là người lập tức nhận ra bản tánh của sự nhận biết ngay khi vị thầy của họ chỉ ra. Người như vậy đã trau dồi thực hành trong nhiều kiếp, nên bây giờ tâm linh của họ đã chín muồi. Vị thầy tâm linh của bạn hành động như một chất xúc tác để mở ra nhận biết này, giống như người vén màn cửa sổ để ánh sáng nhanh chóng tràn vào.

Thanh tịnh quang không xảy ra trong tiến trình cận tử chỉ với các Phật tử, mà xảy ra cho mỗi chúng sanh. Trong lúc mọi chúng sanh đều có cái nhìn thoáng qua của thanh tịnh quang bên lề cái chết, dù họ có nhận ra hay không lại là vấn đề khác. Tôi tin rằng, thanh tịnh quang của giấc ngủ xảy ra khi bạn ngủ say. Nó xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau khi mọi hình tướng ban ngày biến mất và trước khi bất kỳ hình tướng nào của giấc mộng khởi lên. Tương tự, thanh tịnh quang xuất hiện trong giây lát khi bạn sắp thức dậy và sau khi hình tướng của trạng thái mộng đã trôi qua và chỉ trước khi các hình tướng của trạng thái thức xuất hiện – khi một số năng lực của hình tướng ban ngày bắt đầu khởi lên nhưng hình tướng thực tế chưa xuất hiện.

Có ba kinh nghiệm tương tự. Trước tiên, như các lama của quá khứ đã thường nói, trong khoảng thời gian ngắn sau khi một niệm ngưng lại và trước khi niệm kế tiếp xuất hiện, thanh tịnh quang xuất hiện, nhưng có thể hay không thể nhận ra. Thứ hai, trong khoảng thời gian ngắn sau lúc chấm dứt hình tướng ban ngày và trước khi hình tướng của giấc mộng xuất hiện, có thể nhận ra sự xuất hiện của thanh tịnh quang. Thứ ba, trong khoảng thời gian ngắn sau lúc hình tướng của cuộc sống này biến mất và trước khi hình tướng của tiến trình chuyển tiếp khởi lên, thanh tịnh quang xuất hiện. Tất cả ba điều này là cơ hội để nhận ra thanh tịnh quang; nếu được nhận ra vào bất cứ lúc nào của những cơ hội này, thì cũng giống như đứa bé sà vào lòng mẹ.

Việc phân biệt giữa nền tảng và những gì phụ thuộc vào nền tảng đó là điều quan trọng. Nền tảng là sự rèn luyện trong tiến trình chuyển tiếp lúc sống, cụ thểthực hành vào lúc thức, vị lama chỉ cho bạn bản tánh của sự nhận biết. Bạn thực hành điều này, trau dồi nó, bạn có được khả năng và nhận biết trong nó; và trên nền tảng đó bạn có thể đi vào rèn luyện gắn liền với tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng. Trong bối cảnh đó, điều này là sự nhận biết của thanh tịnh quang. Do đó, sự rèn luyện trước trong tiến trình chuyển tiếp lúc sống là then chốt cho thực hành sau này, sự rèn luyện nâng cao trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng.

Để hiểu rõ thanh tịnh quang trong bản tánh của tự thân thực tại, bạn, người nhận ra giác tánh không che đậy, nên đặt vị trí của thân như trước, hãy điều phục nhận biết của bạn, và trong sự sống động, rõ ràng và rỗng không hãy tập trung nhận biết của bạn nơi ngực rồi ngủ thiếp đi. Khi giấc ngủ bạn bị khích động đừng làm mất cảm giác trong sáng và rỗng không bất khả phân. Khi ngủ nhanh chóng nếu sự sống động của ánh sáng và rỗng không bất khả phân của giấc ngủ sâu được nhận biết, thanh tịnh quang được thấy rõ. Người nào giữ nguyên không làm mất kinh nghiệm thiền định trong mọi lúc trong khi ngủ không có giấc mộng xảy đến hoặc các khuynh hướng tiềm tàng là người an trụ trong bản tánh thanh tịnh quang của giấc ngủ. Đó là thời công phu thứ nhất.

Như trước, loại thực hành này dành cho người có khả năng siêu việt. Trong thực hành này dường như không có bất kỳ sự phân biệt dựa trên kinh nghiệm nào giữa bạn như vị thiền giả (người đang hướng dẫn sự nhận biết của bạn), đối tượng của sự nhận biết, và sự nhận biết được hướng đến. Loại phân ranh giới giữa tác nhân, đối tượng của hành vi, và công cụ của hành vi hầu như cùng nhau biến mất.

Những người có thể trụ trong thiền định trong giấc ngủ không mộng đều có khả năng an trụ trong sự nhận biết của bản tánh thanh tịnh quang của giấc ngủ. Với người bình thường, nhiều giấc mộng xảy ra trong quá trình của ban đêm và phát sinh bởi các khuynh hướng ngủ ngầm, hoặc các dấu vết của tâm thức. Các điều này xuất phát từ sự kích hoạt của ba độc, lần lượt từ việc thiếu nhận biết của hai loại không đồng nhất.

Khi có một số giấc mơ xấu, ngay khi thức dậy chúng ta có khuynh hướng cáu kỉnhkhông vui. Lý do cho tính khí xấu này là chúng ta bám chấp vào những nội dung của giấc mộng đó như có thật, và điều này làm ảnh hưởng liên tục suốt ngày. Tương tự, chúng ta cảm thấy vui vẻ khi thức giấc từ một giấc mơ vui thích, và tùy theo sự bám chấp vào giấc mơ đó, chúng ta có thể duy trì tính khí tốt với phần còn lại của ban ngày. Dù là giấc mộng tốt hay xấu, chúng đều không có bản chất hoặc thực tại trong chúng.

Trong suốt toàn bộ tiến trình mộng, ngay cả chủ thể là người chúng ta đang mơ đều không hiện hữu thật sự. Nếu những người nằm mộng chúng ta không hiện hữu thật sự, không cần phải nói thêm rằng các đối tượng được kinh nghiệm trong giấc mộng cũng không có thật. Điều này gắn kết mật thiết với thực hành nhìn chăm chú vào gương trước đó, trước tiên ca tụng rồi sau đó sỉ vả sự phản chiếu của chính bạn trong gương, nhìn xem cách phản ứng của bạn trong cả hai trường hợp. Sau đó trong cuộc sống hằng ngày, hãy xem cách bạn phản ứng như thế nào khi được ca tụng và bị lăng mạ. Nếu bạn phản ứng như trước với sự sung sướngphẫn nộ, điều này đơn giản là do bám chấp, và đó chính là những gì kéo dài mãi mãi sự hiện hữu của chính bạn trong samsara. Sự bắt buộc của nó khiến thực hành tâm linh của chúng ta hoạt động như một đối trị với ba độc, chỉ như vậy mới có lợi ích cho chúng ta. Nếu không áp dụng những giáo lý này như phương thuốc chữa trị phiền não của tâm thức chúng ta, thậm chí nếu học hàng trăm bộ giáo lý của đạo Phật cũng chẳng có lợi ích. Ngay cả nếu chúng ta gặp được mười ngàn hay một trăm ngàn vị thầy và nhận được nhiều giáo lý tâm linh, cũng chẳng có lợi ích. Ngay cả nếu chúng ta gặp được Đức Padmasambhava hoặc Đức Phật Sakyamuni, vẫn không có lợi ích. Có bao nhiêu vô số hóa thân của chư Phật đã từng xuất hiện? Mà chúng ta vẫn còn ở đây, vẫn còn trong ảo tưởng, vẫn bị đau khổphiền não của mình do không áp dụng giáo lý vào thực hành một cách hiệu quả. Sự thậtchúng ta vẫn đau khổ, vẫn là chủ thể cho các độc của tâm do không thích hợp với một số giới hạn hay lỗi lầm về phía chư Phật, mà đúng hơn là chính vì giới hạn của chúng ta. Giống như đức Phật nói, “Bây giờ hãy đi về hướng đông,” mà chúng ta lại quay lưng về hướng đông mà đi về hướng tây. Vậy bạn mong đợi điều gì? Ngay khi bạn định hướng việc áp dụng vào thực hành, thì bất cứ những gì bạn nghe, mọi thực hành của việc nghe giáo lý, suy niệm, và thiền định đều sẽ là lợi ích của bạn.

Sự hòa nhập với thanh tịnh quang của các nguyên tố: Thoạt tiên, khi bạn ngủ thiếp đi với trán được che ấm, đất sẽ tan hòa vào nước. Vào lúc đó, hãy rèn luyện trong cảm giác mạnh mẽ của trong sáng và rỗng không, tập trung chú tâm nơi ngực. Sau đó khi ý thức chìm đắm, nước tan hòa vào lửa; và lúc đó đừng đánh mất cảm giác mạnh mẽ của trong sáng và rỗng không. Khi tâm thức bị khích động, lửa tan hòa vào gió, cũng vậy, hãy rèn luyện trong cảm giác mạnh mẽ của trong sánh và rỗng không. Việc ngủ thiếp đi nhanh chóng tương ứng với gió tan hòa vào ý thức, và vào lúc đó cũng chú tâm một cách rõ ràng và mạnh mẽ nơi ngực bạn, không đánh mất cảm giác trong sáng và rỗng không trước đó. Kế tiếp, trạng thái sáng suốt không mộng tương ứng với ý thức tan hòa vào thanh tịnh quang, vào lúc đó giấc ngủ của bạn vẫn còn rõ ràng trong trong sáng và rỗng không đó là bất sanh và không có ký ức. Nếu bạn nhận ra sự trong sáng và rỗng không vào lúc đó, là sự thoát khỏi trí năng nên được gọi là “sự nhận ra thanh tịnh quang.” Điều đó tương tự với sự tan hòa của ý thức vào thanh tịnh quang vào lúc chết, nên đây là sự rèn luyện cho trạng thái trung gian giữa cái chết và tái sanh. Đó là thời công phu thứ hai.

Khi đi vào trạng thái bất sanh và không có hồi ức, bạn đừng nhớ lại bất cứ điều gì và không tư duy về bất cứ loại nào. Sự rèn luyện nhận biết thanh tịnh quang này trong tiến trình ngủ là một chuẩn bị để có thể nhận ra thanh tịnh quang trong tiến trình cận tử. Điều này giống như trại huấn luyện lính, trong đó người lính được đào tạo và luyện tập cho nhu cầu khi thực tế gặp kẻ địch.

Hãy rèn luyện trong điều đó lặp lại nhiều lần. Sau khi đi vào giấc ngủ một ít, hãy có bạn đồng hành khơi bạn dậy và hỏi, “Bạn có thấy rõ thanh tịnh quang chưa?” Nếu chưa, bạn sẽ lập lại điều này nhiều lần. Điều này được gọi là “thanh tịnh quang của nhận biết,” và nó là thanh tịnh quang cao nhất trong mọi loại thanh tịnh quang.

Nếu không thấy rõ nó bằng bất kỳ phương tiện nào, hãy rèn luyện trong cái thấy thanh tịnh quang của kinh nghiệm. Vị trí của thân bạn như trước, biểu thị một mục tiêu bằng việc chú tâm vào bản tánh bất nhị, rõ ràng, sống động của vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn và Ngài Padma Orgyen ở giữa hoa sen bốn cánh nằm bên trong ngực bạn. Ngủ thiếp đi như trước, với sự tỉnh giác rõ ràng và mạnh mẽ, không đánh mất cảm giác đó cho đến khi ý thức bạn tan hòa vào thanh tịnh quang, trước tiên, vào lúc ngủ sâu, vẫn còn trong sự rỗng không và trong sáng một cách mạnh mẽ, không có sự hồi ức và sau đó thay vì nằm mơ, hãy để thân tướng của Đức Orgyen Padma xuất hiện rõ ràng nơi ngực bạn. Sau đó một cái thấy rõ ràng về toàn thân bạn, rồi đến giường bạn, lều thiền định, rồi môi trường chung quanh sẽ xuất hiện như thể bạn thấy nó trong lúc ban ngày. Vì cái thấy này là rất thanh tịnh, Núi Tu Di cùng với bốn góc của thế gian xuất hiện một cách rõ ràng. Cái thấy như vậy được gọi là, “cái thấy thanh tịnh quang.” Bằng việc hợp nhất điều đó với thanh tịnh quang của nhận biết, thanh tịnh quang nền tảng được nhận ra, và chắc chắn rằng trong tiến trình chuyển tiếp đầu tiên bạn sẽ trở thành một vị Phật. Đó là thời công phu thứ ba.

Nếu vẫn không thấy rõ nó trong cách đó, hãy quán tưởng thân bạn như vị Bổn Tôn đã chọn, và trong sự trong sáng tinh khiết giữa bụng bạn, giống như một trái bóng căng phồng hãy quán tưởng kinh mạch trung ương trong sáng dưới dạng ánh sáng, xuất hiện nhưng không có tự tánh. Tại ngực bạn hãy quán tưởng tinh túy thanh tịnh của một bindu có màu đỏ rực rỡ với ánh sáng chói lọi, bên trong kinh mạch trung ương, đi thẳng từ đầu bạn đến dưới rốn, được hình dung trong dạng ánh sáng lung linh; và hình dung rằng vì sự rực rỡ của nó, toàn bộ phần thân bên trong bạn có bản tánh của ánh sáng chói lọi, rõ ràng. Do duy trì sự nhận biết mạnh mẽ, rõ ràng và rỗng không đó, không làm mất nó từ lúc bạn ngủ thiếp đi cho đến khi đi vào giấc ngủ sâu, thanh tịnh quang sẽ được thấy rõ. Thậm chí nếu không thấy rõ nó trong lần thử đầu tiên, với bạn đồng hành hãy quán tưởng đối tượng thiền quán đó lặp lại nhiều lần; và bằng việc thay đổi luân phiên các đối tượng thiền quán này, sẽ thấy rõ được một trong những loại thanh tịnh quang.

Thậm chí sau khi dòng tư tưởng đã ngừng và bạn đã ngủ, bản tánh của thanh tịnh quang là hiện tượng rỗng không và trong sáng của trạng thái mộng, giống như ở giữa hư không trong sáng, vẫn tồn tại không che đậy không đối tượng. Khi bạn sắp thức dậytiếp tục chuyển thành samadhi (đại định). Cái thấy thanh tịnh quang bao gồm cái thấy hình tướng hiện diện như thể bạn đang nhận thức chúng vào ban ngày, ngay cả dù đang ngủ. Cảnh vật và những thứ khác được thấy rõ ràng. Bạn có thể nghĩ mình chưa ngủ và sẽ thấy rõ ràng đồ vật trong nhà. Nếu điều đó được hợp nhất với thanh tịnh quang của nhận biết thì đây là điều tốt nhất và bạn sẽ chắc chắn đạt giải thoát trong tiến trình chuyển tiếp. Trong các hướng dẫn quan trọng về sáu tiến trình chuyển tiếp, điều này được gọi là, “thanh tịnh quang giải thoát tự nhiên của ảo tưởng.” Samaya.

Trong thực hành này, sự nhận biết xuất ra ngoài thân bạn như vậy, và bạn nhìn xuống thấy thân bạn, phòng bạn, và môi trường chung quanh một cách sống động như thể thấy vào lúc ban ngày. Kinh nghiệm này xảy ra trong lúc bạn ngủ, tương tự với kinh nghiệm trong tiến trình chuyển tiếp sau cái chết, trong đó ý thức rời khỏi thân và có thể nhận thức môi trường chung quanh. Trong thực hành ban đêm này bạn có thể thấy toàn bộ môi trường rất rõ ràng nên rất dễ nghĩ rằng bạn hoàn toàn chưa ngủ. Nhưng bạn có thể thức giấc, và trên sự thức dậy bạn có thể xác nhận hồi ức rằng bạn đã ngủ. Bây giờ chúng takết luận của cả hai giải thích về tiến trình chuyển tiếp của lúc sống và tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23002)
Điều làm Phật giáo trở nên đặc biệt, và khác với tất cả những tôn giáo khác, là một sự thật rằng đây là phương pháp giúp ta có thể kết nối được với bản thể của mình.
(Xem: 26407)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12758)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29534)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27730)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25940)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 15027)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 16247)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 22742)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 14593)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12635)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18918)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14746)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43876)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 47512)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13668)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14580)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 12537)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40401)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43435)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 14426)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14138)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39696)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 13876)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 37312)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40049)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 13789)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 37231)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 11746)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22530)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12506)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12568)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 13046)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 14827)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 12448)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11948)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11929)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 12376)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 30666)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 31885)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 35388)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27790)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 11473)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31717)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 27083)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 24137)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 30861)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27097)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 28108)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23258)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23575)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 21572)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 26281)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 13031)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21881)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 14102)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 38012)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 32098)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 28561)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 19598)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant