Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bảng Chú Giải Thuật Ngữ

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 11304)
Bảng Chú Giải Thuật Ngữ

PADMASAMBHAVA

GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo
Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche - Phiên dịch: B. Alan Wallace 
Dịch Việt: Tuệ Pháp - Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston 
blank
blank

Bảng Chú Giải Thuật Ngữ


Abhidharma. Giáo lý A Tỳ Đàm. Hệ thống hiện tượng học và thần học của đạo Phật, bao gồm sự mô tả và phân tích thân và tâm con người, các bộ chúng sanh, bản chất và sự hình thành vũ trụcon đường đến giải thoát.
Adhisara. (Tạng, ‘phrul ‘khor) Các tư thế và luyện tập của thân dùng để nâng cao thực hành thiền quán của hành giả.
Anuyoga. Một loại thực hành tantric của Nyingma, tương ứng với giai đoạn hoàn thiện. Thực hành Anuyoga theo sau Mahayoga và tiến đến Atiyoga.
Lỗ mở của địa ngục. Hậu môn, được gọi như vậy vì khi ý thức rời khỏi thân người vào lúc chết bằng đường hậu môn, chỉ ra rằng người đó sắp tái sanh vào cõi địa ngục.
Arya. Một cá nhân đã đạt được nhận biết bất nhị, thiền định phi khái niệm của thực tại tối thượng hoặc tánh không.
Atiyoga. Đồng nghĩa của Đại Viên Mãn (Tạng, rdzogs chen), một hệ thống lý thuyếtthực hành được đi theo chủ yếu bởi luật của Nyingma, Phật giáo Tây Tạng, mục tiêu đạt giải thoát, trực tiếp biết chắc về bản tánh cốt lõi của sự nhận biết.
Địa ngục Avici. A Tỳ. Theo truyền thống sutra, là nơi hành hạ đau đớn nhất của mười tám tầng địa ngục.
Bardo (Phạn, antarabhava). Trạng thái trung gian theo sau cái chết và trước lúc tái sanh kế tiếp của một người. Nói rộng hơn, thuật ngữ bardo có thể ám chỉ bất kỳ sáu tiến trình chuyển tiếp của lúc sống, nằm mộng, nhập định, cận tử, tự thân thực tại và sự trở thành.
Bindu (Tạng, thig le). Dịch tinh túy, hay “giọt”, đi qua kinh mạch trung ương vi tế trong thân người; hình một quả cầu nhỏ, thường được quán tưởng như bản tánh của ánh sáng.
Bodhicitta. Tâm linh Tỉnh thức, hay khát vọng vị tha để đạt được Tinh thần Tỉnh thức viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Trong tantra, bodhicitta trắng và đỏ là hai loại bindu thường định vị trong kinh mạch trung ương tại đỉnh đầu và dưới rốn, hội tụ lại ở ngực trong tiến trình cận tử và trong dạngï nhập định sâu.
Bodhisttva. Một cá nhânTâm linh Tỉnh thức dễ dàng khởi lên như động cơ ban đầu của họ, phát sinh lòng từ ái và lòng bi to lớn.
Lỗ mở Brahma. Nơi mở ra trong kinh mạch trung ương tại đỉnh đầu, được gọi như vậy vì khi ý thức rời khỏi thân vào lúc chết qua con đường của đỉnh đầu, nó ám chỉ rằng người đó sắp được tái sanh vào cõi trời hay Brahma (Phạm Thiên).
Xuyên thấu (Tạng, khregs chod). Giai đoạn đầu tiên của hai giai đoạn chính trong thực hành của Đại Viên Mãn, mục tiêu nhằm đạt được việc duy trì nhận biết trực tiếp của bản tánh cốt tủy của tâm.
Phật tánh. Bản tánh cốt tủy của tâm, theo Đại Viên Mãn là không có gì khác hơn tâm Phật.
Citta. Thuật ngữ tiếng Phạn này thường ám chỉ tâm, nhưng trong giáo lý cao hơn của Đại Viên Mãn, đôi lúc nó chỉ cho ngực.
Thanh tịnh quang. Bản tánh cốt lõi của tâm, đó là không thể nghĩ bàn, tuy nhiên được đặc tính hóa một cách ẩn dụ như bản tánh của tánh không và tánh sáng.
Daka. Đối tác nam của dakini; daka thường biểu hiện như vị bổn tôn bảo vệphục vụ giáo lý đạo Phậthành giả.
Dakini. Người nữ tâm linh tham gia vào các hoạt động giác ngộ cho lợi ích của thế gian.
Damaru. Một loại trống lắc bằng tay dùng trong nghi lễ tantric.
Deva. Chư thiên hay “trời”; thành viên cao nhất của sáu bộ chúng sanh trong vòng sinh tử, họ kinh nghiệm cực lạc, năng lựcnhận biết mạnh mẽ, tất cả điều này sẽ biến mất khi họ chết từ trạng thái hiện hữu đó.
Dharmakaya. Pháp Thân, Tâm của một vị Phật, được nói là vô biên về mặt trí tuệ rộng mở, lòng bi và năng lực.
Nguyên tố của năng lượng sự sống. Năng lượng, hay “gió” chảy khắp cơ thể, có năm loại năng lượng sự sống chính và phụ, mỗi loại có chức năng sinh lý học khác nhau. “Năng lượng duy trì sự sống” được kết hợp đặc biệt mật thiết với chức năng của tâm.
Bốn cực lạc (Tạng, dga’ ba bzhi). Cực lạc, cực lạc cao nhất, cực lạc phi thườngcực lạc bẩm sinh, xuất hiện trong tiến trình thực hành tan tric nâng cao.
Bốn quán đảnh. Cái bình, bí mật, trí tuệ-ngộ đạo, và quán đảnh lời, cho quyền một người tham gia vào thực hành tantric nâng cao.
Bốn vô lượng. Lòng từ ái vô lượng, lòng bi, cảm thông hoan hỷ vô lượng, và bình đẳng, cung cấp nền tảng cho sự trau dồi Tâm linh Tỉnh thức.
Bốn Sự Thật Cao Quý. Tứ diệu đế, Chân lý của đau khổ, nguồn gốc của nó, sự chấm dứt nó và con đường đến chấm dứt đó, cung cấp như toàn bộ cấu trúc của lý thuyếtthực hành của đạo Phật.
Bốn Suy Niệm Làm Chuyển Tâm. Sự thiền định về giá trị và sự hiếm có của cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi, về cái chết và vô thường, bản tánh không thỏa mãn của vòng sinh tửluật nhân quả đi đôi với hành động và các hậu quả của nó.
 Năm gia đình Phật. Gia đình các vị Phật: Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Ratnasambhava (Bảo Sanh), Amitabha (A Di Đà), Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu), và Vairocana (Tỳ Lô Giá Na), tương ứng với năm kết tập (ngũ uẩn) tâm sinh lý của ý thức, nhận biết, cảm nhận, hình thành tâm thức và thân tướng (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) trong khía cạnh thanh tịnh của chúng.
Sự đáp ứngsám hối (Tạng,bskang bshags). Một nghi thức thực hành trong đó hành giả cúng dường đến bổn tôn (đáp ứng), với khẩn cầu được bảo vệ khi hành giả thú nhận các vi phạm (sự sám hối).
Cúng dường Ganachakra. Một nghi lễ cúng dường tantric.
Gandhava. (Càn Thát Bà), Các tiên nữ hay các nhạc công của cõi trời.
Garuda. Kim Xí Điểu, một loại chim thần thoại, hoàn toàn trưởng thành khi mới nở và có năng lực phi thường.
Đại Viên Mãn (Tạng, rDzogs chen). Giáo lý cao nhất của phái Nyingma Phật giáo Tây Tạng, bao gồm ba bộ hướng dẫn được biết như Bộ Tâm, Bộ Mở Rộng và Bộ Hướng dẫn Thiết thực.
Guru yoga. Thực hành thiền định trong đó hành giả tự mình hiến dâng đến vị thầy tâm linh như cùng bản tánh với tất cả chư Phật.
Lắng nghe, suy nghĩthiền định. (Văn, Tư, Tu) Ba giai đoạn thông thường của thực hành đạo Phật, mỗi thứ thành công làm phát sinh một hiểu biếttrí tuệ ở cấp sâu hơn.
Hinayana. Tiểu Thừa, cái “nhỏ hơn” hay “cá nhân”, thừa của lý thuyếtthực hành Phật giáo, chủ yếu nhắm đến mục tiêu cuối cùnggiải thoát chính hành giả khỏi vòng sinh tử.
Kinh mạch kati pha lê rỗng. Kinh mạch của trí tuệ bổn nguyên định vị trong ngực của tất cả chúng sanh.
Sự không đồng nhất. Không có tự tánh vốn sẵn, hoặc vật chất. Điều này có hai loại, không đồng nhất của cá nhân và không đồng nhất của hiện tượng, ám chỉ việc thiếu bản chất tự-hiện hữu của con người và của hiện tượng khác theo thứ tự định sẵn.
Jnayakaya. Cũng được biết như Svabhavakaya, theo diễn dịch phổ biến của Nyingma là ám chỉ đến tính bất khả phân của Nirmanakaya, Sambhogakaya và Dharmakaya (Hóa Thân, Báo ThânPháp Thân).
Kriya. Theo sự phân loại của Nyingma, là bộ căn bản nhất của ba bộ ngoại tantra, hai bộ kia là Upaya và yoga.
Lama (Phạn, guru). Vị thầy tâm linh hoặc bất cứ vị tổ tâm linh nào được tôn kính.
Giai đoạn Nhảy-vọt (Tạng, thod rgal ba). Thứ hai của hai giai đoạn trong thực hành Đại Viên Mãn, nhắm đến việc sinh ra nhanh chóng sự hiện diện tự phát, đầy đủ của Phật tánh chính hành giả.
Mara. Ma vương hoặc ảnh hưởng ma quỷ tạo chướng ngại cho sự chín muồi tâm linh. Bản tánh thực tế của “những ma quỷ” như vậy là chính tâm thức phiền não của con người, như tham luyến, sân hậnrối loạn, mặc dù chúng cũng có thể xuất hiện ở bên ngoài.
Mahayana. Đại Thừa, cái “to lớn” hay “phổ quát” thừa của lý thuyếtthực hành Phật giáo, hướng đến việc đạt được Tâm linh Tỉnh thức viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Mandala. 1) Một biểu tượng, biểu tượng đại diện của vị bổn tôn đã chọn với cung điện để trụ và môi trường chung quanh, được quán tưởng bởi hành giả để thăng hoa cảm giác của họ về nhận dạng cá nhânkinh nghiệm của thân, tâm và chung quanh họ. 2) Một biểu hiện, biểu tượng đại diện của thế gian cùng với tất cả sự rộng lớn của một vị vua thế gian, cúng dường đến các đối tượng quy y của hành giả.
Mantradhara (Tạng, sngags ‘chang) nghĩa đen là “người duy trì mantra”, người đã tinh thông khắp các thực hành tantra của đạo Phật.
Núi Meru. Núi Tu Di, ngọn núi thần thoại cao vượt nhất ở trung tâm biểu tượng hóa của thế giới chúng ta, được bao quanh bởi bốn châu lục.
Tự-tâm (Tạng, sems nyid). Nghĩa đen, “sự tỉnh thức,” đây là bản tánh cốt tủy của tâm, đồng nhất với Phật tánh của hành giả.
Dòng-tâm thức (Tạng, rgyud). Tâm thức tương tục của một cá nhân, hiện lên như việc đang xảy ra, luôn thay đổi bất thường suốt quá trình của một kiếp sống và từ kiếp này sang kiếp tới.
Mudra. Thủ ấn, nghĩa đen, “ấn”, đó là biểu tượng tư thế hay chuyển động, thường của hai tay, được thực hành trong thiền định hay nghi lễ thực hành. 2) một phối ngẫu cùng với hành giả thực hành trong giai đoạn nâng cao của thiền định tantric.
Chín yana. Chín “thừa – xe” của thực hành tâm linh, theo sự phân loại của phái Nyingma bao gồm Srvakayana (Thanh Văn Thừa), Pratyekabuddayana (Độc Giác PhậtDuyên Giác Thừa), Bodhisattvayana (Bồ Tát Thừa), Kriya, Upaya, Yoga, Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga.
Nirmanakaya. Hóa Thân, có thể sử dụng hơn của hai Rupakaya (Sắc Thân), hay “Thân Hóa Hiện” của một vị Phật (vị khác của Sambhogakaya), biểu hiện trong mọi cách để dẫn dắt chúng sanh đến giải thoáttâm linh tỉnh thức.
Phi-khách quan. Không xuất hiện như một đối tượng trong phạm vi thói quen, cụ thể hóa cấu trúc chủ thể/đối tượng của tri giác và khái niệm nhận biết; không có tự tánh như một đối tượng.
Paramitayana. Nghĩa đen, “Thừa của sự Hoàn Thiện,” ám chỉ Sáu Hoàn Thiện của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ, hình thành cấu trúc của bồ tát đạo của cuộc sống và con đường đến Tâm linh Tỉnh thức; giống với Bodhisattvayana.
Parinirvana. Giải thoát cao nhất của một vị Phật, được nói là xảy ra sau khi chết.
Pranayama. Một hệ thống kỹ thuật thiền định để kiểm soát hơi thở như phương tiện điều chỉnh năng lượng sự sống trong thân, lần lượt ảnh hưởng đến trạng thái tâm thức của hành giả.
Pratyekabuddha. Độc Giác Phật, người đạt được giải thoát khỏi vòng sinh tử một mình, không dựa trực tiếp vào một vị thầy.
Preta. Ngạ quỷ, tinh linh của sáu bộ chúng sanh trong vòng sinh tử, được đặc tính hóa với sự đói, khát và thèm muốn mãnh liệt.
Lỗ mở preta. Lỗ mở trong vùng bộ phận sinh dục, qua đó ý thức của một người xuất ra khỏi cơ thể vào lúc chết nếu người đó sắp nhận tái sanh như một ngạ quỷ.
Rsi. Một vị tổ thành tựu cao trong thực hành thiền định.
Rakta. Dịch tinh chất đỏ nhận được từ người mẹ, thường định vị ở dưới rốn, nhưng lại đi lên khi người ta chết và trong giai đoạn nhập định sâu.
Bodhicitta trắng và đỏ. Hai loại dịch tinh chất, hay “giọt,” thường định vị ở đỉnh đầu và dưới rốn một cách tương ứng, rồi hội tụ tại ngực trong tiến trình cận tử và trong nhập định sâu.
Rupakaya. “Sắc Thân” của một vị Phật, gồm Báo ThânHóa Thân, đối tác với Pháp Thân.
Samadhi. Sự thiền định tập trung đưa đến trình độ khác thường của sự chú ý ổn định và trong sáng.
Samaya. Giới nguyện tantric đã thọ khi tiếp nhận quán đảnh tantric, hình thành nền tảng cho thực hành của Vajrayana.
Sanbhogakaya. Báo Thân, thân vi tế hơn của hai loại Rupakaya, hay “thân hóa hiện” của một vị Phật, xuất hiện chỉ với hành giả cao cấp hơn.
Sangha. Tăng Đoàn, nói rộng ra là cộng đồng các hành giả của Giáo Pháp hay đặc biệt hơn là cộng đồng của các tăng, ni đã thọ cụ túc giới, hoặc cộng đồng của chư bồ tát.
Siddha. Thành tựu giả, một người đã thành tựu một hay nhiều siddhi thông thường hay phi thường.
Siddhi. Một khả năng siêu nhiên, trong đó có một số của thế gian, bao gồm khả năng đi trên nước, bay trong bầu trời v.v... còn cái khác là xuất thế gian là sự thành tựu của Tâm linh Tỉnh thức viên mãn.
Sáu hoàn thiện. Sự hoàn thiện của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ, cung cấp cấu trúc của bồ tát đạo đến sự tỉnh thức.
Tâm linh Tỉnh thức. Về mặt chân lý tương đối, là khao khát đạt được Tâm linh Tỉnh thức viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sanh; và về mặt chân lý tuyệt đối là sự nhận biết của bản tánh tối thượng của thực tại.
Sravaka. Nghĩa đen “người nghe,” ám chỉ đệ tử gián tiếp hay trực tiếp của Đức Phật, dấn thân trong thực hành của đạo Phật để đạt giải thoát cá nhân khỏi vòng sinh tử.
Stupa. Tháp, nơi để thánh tích chứa các đồ vật linh thiêng như những gì còn lại của một bậc giác ngộ cao; một nơi để thánh tích như vậy cũng được xem là biểu tượng tiêu biểu cho tâm Đức Phật.
Tantra. Con đường bí mật của Phật giáo, đưa đến việc “nhận kết quả như con đường,” có nghĩa hành giả tưởng tượng hành động theo cách cư xử của thân, khẩu và ý của một vị Phật như một phương tiện để đạt được Tâm linh Tỉnh thức; một luận thư trình bày lý thuyếtthực hành của Vajrayana (Kim Cương Thừa).
Tathagata. Như Lai, một tính ngữ của Đức Phật, nghĩa đen “Đấng Như Lai,” bậc đã giác ngộ chân lý tối thượng.
Terma. Kho tàng của hướng dẫn tâm linh, có hai loại chính: kho tàng đất; được chôn dấu trong đất, và kho tàng tâm được chôn dấu trong tâm thức của vị tổ và được phát hiện vào thời điểm thích hợphiển lộ cho nhân loại.
Thangka. Tranh cuộn Tây Tạng, hường mô tả một hay nhiều bổn tôn hoặc mandala.
Ba hiện thân. Dharmakaya, Sambhogakaya và Nirmanakaya.
Ba độc. Tham luyến, sân hậnrối loạn, là ba phiền não nền tảng của tâm.
Ba yana. Hinayana, Mahayana và Vajrayana.
Nguồn Giáo Pháp ba-góc. Sự quán tưởng ánh sáng tứ diện ở dưới rốn trong các thiền định tantric nào đó.
Torma. Một nghi lễ cúng dường, thường làm bằng bột lúa mạch nướng trong dạnh hình tròn được dâng cúng trong nghi lễ tantric.
Tulku. Hóa thân của một người trong đời trước hoặc các kiếp trước đã hoàn toàn đạt được sự chín muồi tâm linh cao độ.
Upaya. Bộ giữa của ngoại tantra theo phạm trù hóa của phái Nyingma.
Vajra. Một quyền trượng được sử dụng trong nghi lễ tantric, biểu tượng hóa phương tiện thiện xảo, lòng bi, và cực lạc bất biến.
Vajrayana. Thừa cao nhất của ba yana, hay thừa tâm linh, đã chiếm ưu thế trong Phật giáo Tây Tạng.
Huynh đệ vajra. Nam và nữ cùng nhận quán đảnh tantric, do đó được gồm chung là “gia đình” tantric.
Đấng chiến thắng. Một tên khác của chư Phật, chỉ ra sự chiến thắng mọi loại phiền não và che ám tâm thức.
Vidyadhara. Nghĩa đen “người nắm giữ trí tuệ,” (Trì Minh) ám chỉ vị tổ tantric đã thành tựu cao.
Vinaya. Luật tạng. Kỷ luật đạo đức, đặc biệt cho tăng và ni Phật giáo.
Yaksa. Một bộ bán thiên, hoặc ma quỷ thường ở những nơi đi qua núi và thỉnh thoảng gây hại cho người sống trong vùng của họ nếu họ không được khuyên giải.
Yana. Thừa tâm linh trong Phật giáo, mang hành giả đến bờ bên kia của giải thoátTâm linh Tỉnh thức.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23001)
Điều làm Phật giáo trở nên đặc biệt, và khác với tất cả những tôn giáo khác, là một sự thật rằng đây là phương pháp giúp ta có thể kết nối được với bản thể của mình.
(Xem: 26404)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12755)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29521)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27728)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25928)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 15025)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 16243)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 22741)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 14590)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12626)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18916)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14744)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43874)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 47508)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13662)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14579)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 12536)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40397)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43429)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 14423)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14138)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39691)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 13870)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 37310)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40039)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 13787)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 37221)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 11744)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22528)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12503)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12563)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 13034)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 14824)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 12447)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11948)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11929)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 12375)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 30663)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 31880)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 35386)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27788)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 11469)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31715)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 27074)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 24134)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 30857)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27094)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 28105)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23255)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23570)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 21571)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 26274)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 13028)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21876)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 14099)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 38005)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 32097)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 28558)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 19597)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant