Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tết & sự thăng hoa trong đời sống

12 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 13230)
Tết & sự thăng hoa trong đời sống
Tết & sự thăng hoa trong đời sống
Thị Giới

Không biết Tết có từ bao giờ và bắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì, người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưa cho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùi vị đất và nước của quê hương.

Có một truyền thuyết nói rằng, xưa kia, vào ngày Tết, vua Hùng và quần thần đưa nhau lên núi (Thiên Cầm) để nghe “cung đàn nhà trời”. Thật là một hình ảnh đẹp.

Một người ngoại quốc viết về Tết: 

“… Tôi không hiểu được Việt Namvăn hóa Việt Nam cho đến khi tôi hiểu được Tết. Đó không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Khí hậu có thể lạnh và tôi có thể phải ăn nhiều, tôi có thể sợ tiếng pháo nổ. Nhưng bên sau tất cả những thứ đó là một niềm vui, ý thức về sự thay đổi và niềm hy vọng vào tương lai. Tiếng động đánh thức đêm tối dày đặc. Phổi tôi có thể khó thở vì khói, đầu tôi có thể đau vì tiếng pháo nổ, nhưng cơ thể tôi cảm thấy sinh động và khoan khoái một cách lạ lùng, và quan trọng nhất, một tâm thức cảm nhận được sức mạnh của những điều xảy ra quanh tôi. Việt Nam đã thay đổi. Ít nhất trong những phút giây ngắn ngủi, nó bình bồng giữa thực và mộng, giữa trời và đất. Là một người ngoại cuộc, có thể tôi không bao giờ hiểu trọn vẹn ý nghĩa của Tết, nhưng tôi biết rằng tôi đang tận mắt nhìn thấy một cái gì đẹp đẽ và quý giá. (Dana Sachs)

Nếu hỏi cái hồn của Tết nằm ở chỗ nào thì khó ai có thể chỉ ra, nhưng nó thấm đẫm trong lòng người, hiện ra qua phong cách sống gắn liền với Tổ tiên non nước, với đình đài chùa miếu, qua những phong tục, lễ nghi kết nối quá khứ với hiện tại, hữu hình với hữu hình, hữu hình với vô hình…

Một khía cạnh đặc biệt đẹp đễ của ngày Tết là việc biểu hiện lòng nhớ ơn. Cái nhớ ơn của người Việt bao gồm nhớ ơn Tổ quốc, đồng bào, nhớ ơn tiền nhân, cha mẹ, nhớ ơn những người đã đem đến cho cộng đồng niềm tinsức mạnh, làm cho cuộc sống thăng hoa và có ý nghĩa. Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh. Ơn Tam bảo là ơn những cội nguồn đã đem đến cho con người một đời sống tinh thần phong phú, vượt qua sự hạn hẹp của đời sống ích kỷ, hơn thua. Người Việt chúng ta luôn luôn nhớ ơn những bậc được gọi là người hiền. Những vị thánh thiện, những vị có đời sống thăng hoa được thờ phụng khắp nơi trên đất nước. Đôi khi, những vị có công với đất nước được đồng hóa với những vị Thánh, như Thánh Gióng đuợc đồng hóa với Tỳ Sa Môn Thiên Vương là một vị Thánh giúp đời, hộ Đạo, cũng là một vị Cổ Phật trong truyền thống Phật giáo, để trở thành Phù Đổng Thiên Vương.

Tết cũng biểu hiện tính chất Lễ và Hòa trong đời sống Việt. Tình cảm tương quan giữa con người với nhau và với thế giới hữu hình cũng như vô hình của người Việt là một thứ tình cảm đậm đàlãng mạn mà không ra ngoài Lễ và Hòa. Tết là ngày vui, ngày tỏ bày tình cảm trong Lễ và Hòa.

Không gianthời gian Tết cũng như những tính chất của Tết được tô bồi qua nhiều ngàn năm, làm cho Tết trở nên một cơ hội cho người Việt chúng ta dừng lại để sống thật sự với đời sống. Cũng có thể nói Tết là một cơ hội để chúng ta “sống chậm”. Sống chậm là một lối sống biết soi rọi chính mình. Khi biết soi rọi chính mình, con người sẽ sống tự giác và có trách nhiệm hơn. “Sống chậm” có thể nói là một nhu cầu của thời đại, khi mà khuynh hướng vật chất và trục lợi khống chế hầu như mọi sinh hoạt của con người. Những kiêng cữ trong ngày mồng một Tết có thể được coi như một loại “kiêng cữ để sống chậm”: ý tứ trong từng ý nghĩ, hành động và lời nói để không giận hờn hay tạo sự giận hờn, không nói năng và hành động thô lậu, ồn ào, giữ tâm hồn thoải mái, vui tươi… Nói tóm lạicố gắng giữ thân, miệng, ý không tham, sân, si hay tạo ra tham, sân, si trong ngày Tết.

Tết cũng là ngày của hoa. Hai loại hoa đặc trưng của Tết là đào và mai. Hoa là hình ảnh của cái đẹp vô thường, ngắm hoa là ngắm sự mong manh vô thường của đời sống. Và chính sự vô thường làm cho đời sốngý nghĩacon người có cơ hội thăng hoa.

Trong đời sống bận rộn hàng ngày, chúng ta thường không để ý nhận ra cái nền tảng hướng dẫn đời sống của chúng ta. Nó vô hình nhưng mạnh mẽ. Có thể nói đó là cái chất sống, cái nguồn sống trong mỗi chúng ta. Và Tết, cơ hội để chúng ta có những khoảnh khắc dừng lại, là dịp để chúng ta phát hiện ra “tố chất của đời sống” vốn có đó. Khi yên lặng lắng nghe hơi thở, yên lặng lắng nghe bước chân đang bước, lắng nghe thời gian đang trôi, không gian đang mở…, chúng ta nghe được sự sống, nghe được nguồn sống đang hiện diện bên trong cũng như bên ngoài chúng ta. Khi mở lòng để tiếp đãi đời sống, tiếp đãi đất trời, tiếp đãi mọi người mọi vật, chúng ta có cơ hội nghe được đời sống, nghe được nguồn sống nơi chúng ta và chung quanh chúng ta.

Ngày xưa các cụ thường khai bút đầu năm. Trong cái yên tĩnh, lắng đọng của không gianthời gian, con người mở ngỏ mọi ngăn cách để lắng nghe. Khai bút đầu năm có thể được coi là cơ hội để dừng lại và lắng nghe với một tâm hồn mở toang trong không gianthời gian rộng lớn của giờ phút giao thừa.

Do đó, Tết cũng có thể là cơ hội để chúng ta phát hiện ra hay tìm thấy lại chính chúng ta. Và sự phát hiện ra chính mình là bước ngoặt lớn trong đời sống của mỗi người. Đó là lúc con người nhận ra được mình thật sự là gì trong cái toàn thể để có thể sống có ý nghĩa hơn.

Mùa Xuân đất trời cho tôi sự liên tưởng đến một mùa Xuân đạo. Mùa Xuân đạo có được khi con người biết trân trọng đối với đời sống, trân trọng đối với những cơ hội để thăng hoa mà cuộc sống lúc nào cũng sẵn sàng ban cho chúng ta. Những cơ hội đó có được từ tính chất vô thường của đời sống.

Nhận biết được vô thườngnhận biết được tánh Phật, nhận biết được “không thân”, để từ đó có được thân cùng khắp và tâm cùng khắp, hay nói theo ngôn ngữ của kinh điển là có được “hiện nhứt thiết sắc thân tam muội” và “giải nhứt thiết chúng sanh ngôn ngữ đà la ni”, để có thể đồng hành với tất cả chúng sanh trong không gianthời gian vô tận, một lý tưởng thật đẹp của đạo Phật Đại thừa.

Tôi nhớ đến một phẩm trong kinh Pháp Hoa. Một điều chúng ta để ý là trong kinh Pháp Hoa và những kinh Đại thừa khác, không gianthời gian thường rất rộng lớn. Không gianthời gian là hai thứ tương quan mật thiết với nhau. Một tâm thức nhỏ hẹp luôn luôn tương ứng với một loại thời gian ngắn ngủi nhưng dường như nặng nề kéo lê. Một tâm thức rộng lớn luôn đi đôi với một thời gian rộng lớn nhưng như thoáng qua nhẹ nhàng.

Phẩm Dược Vương Bồ tát Bổn Sư thứ 23 nói rằng, có một vị Bồ tát tên là Tú Vương Hoa hỏi Phật về hành trạng của Bồ tát Dược Vương hay Bồ tát Vua Thuốc. Đức Phật trả lời vị Bồ tát đó như sau:

Vào thời rất lâu về quá khứ, trong Pháp hội Pháp Hoa của Đức Phật hiệu Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức, Đức Phậtđức hạnh sáng rỡ và trong lành như mặt trời mặt trăng, có một vị Bồ tát tên là Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến, vị Bồ tát mà tất cả chúng sanh nhìn thấy đều sinh tâm vui vẻ. Vị Bồ tát đó, sau một thời gian dài tu tập kinh Pháp Hoa thì chứng được “hiện nhứt thiết sắc thân tam muội” hay khả năng “hóa hiện ra mọi hình tướng”.

Để báo đáp ân đức của Phật Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức, Bồ tát Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến cúng dường vô số những món trang nghiêmthanh tịnh, sau đó tự đốt thân để cúng dường. Hành động đốt thân cúng dường được các Đức Phật trong mười phương đồng khen ngợi là việc cúng dường Pháp cao tột. Và khi nói xong lời khen ngợi đó, các Đức Phật “đều yên lặng”. (theo bản dịch của HT.Thích Trí Tịnh).

Sau khi đốt thân, Bồ tát Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến lại tái sanh cũng trong thế giới của Đức Phật Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức và gặp lại Phật này, được Phật giao phó mọi thứ trước khi Ngài nhập Niết-bàn.

Một lần nữa, vị Bồ tát mà tất cả chúng sanh nhìn thấy đều sinh tâm vui vẻ, lại dùng thân để cúng dường xá lợi Phật bằng cách đốt hai cánh tay “trăm phước trang nghiêm”. Hành động đó cũng làm cho vô số người chứng được “Hiện nhứt thiết sắc thân tam muội”.

Cuối cùng Đức Bổn Sư nói: Vị Bồ tát mà tất cả chúng sanh nhìn thấy sinh tâm vui vẻ đó chính là Bồ tát Dược Vương. Đức Phật cũng nói rằng, những ai nghe phẩm kinh này sẽ được tam muội “Giải nhứt thiết chúng sanh ngôn ngữ đà la ni” hay khả năng hiểu được ngôn ngữ của tất cả chúng sanh…

Phẩm kinh nói lên rằng, tánh Phật và cơ hội thăng hoa ở ngay trong tính chất vô thường của đời sống. Nhận ra tính chất vô thường, vô ngã của đời sống, con người nhận ra tính chất “không thân” của mọi sự và của chính mình. Tính chất “không thân” cũng là ánh sáng soi rọi của Pháp, là chỗ mà chư Phật “lặng yên”, là tánh Phật, là nền tảng của buông xảtùy thuận, của kết nối và cảm thông, là thuốc chữa lành bệnh cho mình và cho người.

Trở lại với Tết. Với khả năng mở ngỏ mọi ngăn cách để tiếp xúc với nguồn sống chân thật, phải chăng trong dịp Tết, chúng ta có thể là một vị Bồ tát mà tất cả mọi người nhìn thấy đều cảm nhận được niềm vui, trở thành những vị Bồ tát chữa lành bịnh cho nhau?

Trong khung cảnh kết nối và cởi mở, chấp nhận và tương kính, con người chắc chắn sẽ đem đến cho nhau niềm vui. Một nụ cười, một lời chào hỏi, một câu xin lỗi, một chia sẻ thông cảm, một sự bỏ qua… chính là những thang thuốc chữa lành vô số chứng bịnh nan y của mình, của người.

Phải chăng sự mở lòng, xả bỏ, hòa nhập, kết nối…, nhìn thấy mối tương quan, tương thuộc giữa cá thể với toàn thể dễ nhận ra trong ngày Tết làm cho con người đến gần hơn với tính chất “không thân” của đạo Phật, hiểu rõ hơn về “ánh sáng đốt thân” của chư vị Bồ tát?

phải chăng mọi ánh sáng đều phát xuất từ nền tảng “không thân”?

Thời gian là một chuỗi những biến đổi qua nhiều thử thách để thoát thân thành những mùa Xuân. Chúng ta hãy như thời gian, theo gương Bồ tát Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến, không ngừng thay đổi theo hướng thăng hoa mà thời gian luôn cho chúng ta cơ hội, để mỗi dịp Tết về, cảm thấy gần gũi hơn với mùa Xuân chân thật, ở đó, mọi người là những vị Bồ tát của nhau.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14932)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15745)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14885)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15862)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20798)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 12996)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12669)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 14974)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 16544)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 12631)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15605)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15509)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14781)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15626)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 11777)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12585)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13494)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12482)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 11992)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12763)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11622)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13762)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14121)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12928)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12759)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13023)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 13006)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13624)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12466)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14453)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13316)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13779)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14638)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 12731)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28304)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11796)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12654)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15070)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 12010)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11788)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12884)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11996)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11531)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10295)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(Xem: 11165)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(Xem: 10969)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Xem: 11205)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(Xem: 11263)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(Xem: 14261)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(Xem: 12490)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(Xem: 11708)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(Xem: 29268)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 10794)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(Xem: 11101)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(Xem: 10778)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(Xem: 11328)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(Xem: 10791)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
(Xem: 12259)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông...
(Xem: 11298)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
(Xem: 10058)
Thực tế, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, thì cả dân tộc đang bước vào thời kỳ phục hưng mọi giá trị văn hóa sau hơn 1.000 năm bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Phật giáo trở thành quốc giáo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant