Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cây nêu ngày Tết

10 Tháng Hai 201100:00(Xem: 11614)
Cây nêu ngày Tết


Trước đây, cứ mỗi độ xuân về, cùng với việc chuẩn bị cỗ bàn, làm bánh chưng, bánh tét, quét dọn nhà cửa và bàn thờ gia tiên, đưa ông Táo về trời,... ông bà chúng ta còn trồng cây nêu trước cổng nhà. Sự kiện này đã làm nên dấu ấn trong kho tàng ca dao Việt Nam:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5-6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để Táo quân dùng làm phương tiện về trời), dải cờ vải điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng, những vật treo ở cây nêu, cộng thêm tiếng động của những khánh đất là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nhà đã có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để cho hương hồn tổ tiên, ông bà biết đường mà về nhà đón Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch (đêm giao thừa) còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may.

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời. Người dân quan niệm rằng, chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa là vắng mặt Táo công, nên ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, do đó phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mồng bảy tháng giêng thì cây nêu được hạ xuống.

Chuyện kể rằng, ngày trước, ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của loài quỷ. Loài người phải ăn nhờ ở đậu trên đất đai của quỷ và hằng năm đều phải nộp thuế cho chúng. Lũ quỷ vô cùng hiểm độc, chúng bày lắm mưu nhiều kế hòng chiếm đoạt công sức lao động của con người. Số thuế phải nộp ngày càng tăng lên, chúng tác oai tác quái, làm khổ con người. Chúng đã đặt ra những điều lệ hết thức vô lý, chúng dùng bạo lực buộc con người phải tuân thủ điều lệ “ăn ngọn cho gốc” (nghĩa là chúng lấy phần ngọn còn phần gốc để lại cho người). Thế là sau vụ lúa năm ấy, mọi người đành chịu đói khổ, ngậm ngùi nhìn lũ quỷ đánh chén no nê. Thấy cảnh tượng đói khổ của con người, đức Phật động mối từ tâm, hiện đến giúp người dân thoát khỏi sự hà hiếp của lũ quỷ. Đức Phật dạy người dân trồng cây khoai lang, đến mùa thu hoạch, cứ theo qui định đã đưa ra, lũ quỷ lấy phần ngọn còn phần gốc là của con người. Thế là người dân được một vụ mùa bội thu còn lũ quỉ thì ngán ngẩm nhìn đống dây và lá khoai khô héo. Sau đó chúng lại đổi điều lệ thành “ăn gốc cho ngọn”. Đức Phật lại dạy người dân chuyển trồng khoai sang trồng lúa. Cuối mùa, lũ quỷ lại một phen ngậm ngùi cay đắng. Chúng lại đặt ra điều lệ mới là “ăn cả ngọn lẫn gốc”. Chúng tưởng rằng như thế là chúng nắm chắc phần lợi trong tay, nhưng đức Phật đã dạy người dân trồng ngô. Vụ mùa đến, người dân thu hoạch ngô đem về nhà, còn lũ quỷ thì lại bị một vố cay chua, tức tối. Cuối cùng lũ quỷ thu hồi lại tất cả đất đai, chúng thà không có gì cả chứ không chịu để loài người ăn một mình. Trước tình cảnh đó, đức Phật bảo người dân đến điều đình với quỷ, cho tậu một miếng đất rộng bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là con người sẽ trồng một cây tre, trên ngọn tre sẽ treo một chiếc áo cà sa, bóng của nó phủ được bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì số đất đó là đất con người sử dụng. Ban đầu quỷ không chấp thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy bóng của một chiếc áo cà sa chẳng đáng là bao nên bèn nhận lời. Khi người dân trồng xong cây tre, đức Phật đứng trên ngọn tre và tung chiếc áo cà sa ra, cây tre càng lúc càng cao, áo cà sa càng lúc càng rộng, bóng của chiếc áo phủ đến đâu là lũ quỷ phải rút lui đến đấy. Cuối cùng chiếc áo che phủ tất cả đất đai, lũ quỷ không còn đất để ở, phải rút ra biển.

Bị mất hết đất đai, quỷ vừa tiếc vừa hậm hực tức giận, chúng chiêu tập binh mã vào cướp lại. Nhờ có sự giúp đỡ của đức Phật nên người dân đã đánh bại tất cả những đợt tấn công của lũ quỷ. Lũ quỷ nhận thấy không thể nào đánh thắng loài người, nên đành quỳ xuống van xin đức Phật rủ lòng thương, mỗi năm vào những ngày tết cho chúng được vào đất liền để thăm mồ mả tổ tiên của chúng. Phật thương tình hứa khả. Nhưng để lũ quỷ không vào quấy nhiễu người dân, đức Phật đã dạy người dân trồng cây nêu vào dịp tết để xua đuổi chúng.

Những tình tiết trên đây có vẻ hoang đường, mê tín. Chính vì thế đã có không ít người cho đó là hủ tục. Hãy khoan! Chúng ta đừng vội quy kết. Hãy gạt qua những gì gọi là mê tín, là hoang đường kia để nhìn sâu vào những ý nghĩa hàm chứa đằng sau những hình tượng ấy, chúng ta sẽ cảm nhận được tính nhân văn, nhân đạoý nghĩa cao quý của tập tục trồng cây nêu ngày tết của tổ tiên.
Trước hết chúng ta hãy bàn đến những chất liệu dùng để làm cây nêu. Cây nêu được làm bằng tre. Tại sao không phải là một thứ cây khác mà lại là cây tre? Cây tre là biểu trưng cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Tre có thể uốn cong trước gió. Gió bão cực mạnh cũng không làm tre đổ hay bật rễ. Cây tre cũng có thể chẻ mỏng để buộc các vật dụng, đồng thời có thể dùng để khiêng, để chống đỡ nhà cửa. Với bộ rễ cần cù, bám sâu vào lòng đất, hút chất dinh dưỡng để nuôi thân, nên dù mọc ở nơi đâu tre cũng đều xanh tươi, đều phát triển thành hàng, thành lũy. Do vậy, tre biểu hiện cho tính kiên cường, bất khuất, cần cù, kham nhẫn, và biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống sở tạo nghiệp của mình, và cây tre còn biểu trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa cương và nhu, âm với dương. Đấy chính là tính cách của người Việt Nam chúng ta vậy.

Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc nhất trong năm. Đồng thời cũng để nhắc nhở rằng, dù sống trong ấm no hạnh phúc vẫn không quên những khó khăn, gian khổ đã trải qua, cũng như những thử thách, cam go sẽ phải vượt qua trong nay mai, để tự nhủ với lòng mình là phải cố gắng hơn nữa trong hành trình xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúcgiải thoát. Trồng tre với ước mong sẽ có nhiều tinh tấnthành tựu trong việc chuyển hóa thân tâm hơn nữa trong năm mới.

Không chỉ có thế, trên cây nêu, ông cha chúng ta còn treo đèn lồng vào buổi tối với ý nghĩa là để soi đường cho hương linh ông bà, tổ tiên thấy đường về nhà đón tết cùng với cháu con. Thật là một việc làm hết sứcý nghĩa, hàm chứa tính nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, lòng biết ơn sâu sắc đối với những đấng sinh thành. Đấy cũng là một phương cách giáo dục, gợi cho con cháu trong gia đình nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, nhắc họ nhớ đến bổn phận cũng như trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống, bao hàm cả đời sống tâm linh.

Đồng thời, qua sự tích về cây nêu ngày tết cho chúng ta thấy được tính nhập thế, cứu khổ độ sanh của đạo Phật. Từ khi đạo Phật xuất hiện ở cõi đời này cho đến nay và cả mai sau, thời nào cũng vậy, đạo Phật luôn luôn gần gũi và đồng hành cùng với người dân, đi sâu vào trong đời sống thường nhật của con người và sẻ chia những khổ đau cũng như hạnh phúc của người dân. Đây chính là đặc tính của đạo Phật nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Và cũng chính nhờ đặc tính này mà dẫu đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến thiên của lịch sử, dù có lúc thịnh lúc suy, nhưng đạo Phật vẫn không bị tuyệt diệt, vẫn hàm tàng sức mạnh, vẫn đơm hoa kết trái và dâng hương cho đời, tô điểm thêm cho cuộc sống mỗi khi hội đủ duyên lành. Đức Phật không những chỉ dạy cho mọi người đạo lý làm người, những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống, mà còn chỉ dạy cho dân cả những phương pháp làm kinh tế, trồng trọt và chăn nuôi,… và cả những chiến lược trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, giữ vững bờ cõi của nước nhà. Ở đâu có đau khổ thì ở đó có đức Phật thị hiện để cứu khổ độ sinh. Hay nói cách khác, ở đâu có khổ đau, ở đó cần có sự hiện diện của đạo Phật, cần có những con người xiển dương giáo lý của đạo Phật, và mọi người cần được thấm nhuần giáo lý của đức Phật.

Trong sự tích ấy có một tính cách rất riêng, rất cao thượng mà đức Phật đã chỉ dạy cho ông cha ta, đó là lòng khoan dung, độ lượng. Khi đối phương đã thất bại, đã đầu hàng thì hãy mở cho họ một con đường sống, hãy khoan thứ cho họ, đừng dồn họ vào bước đường cùng. Tính cách này đã đi vào trong từng huyết mạch của con người Việt Nam, được lưu truyền qua bao thế hệ và đã được thể hiện rất sinh động qua lịch sử các cuộc kháng chiến chống quân thù của nhân dân ta. Chính điều này đã khiến cho kẻ thù của chúng ta phải nể phục, chuyển thù thành bạn, biến hận thù thành cảm kích sâu sắc.

Qua đây cho chúng ta thấy ý nghĩa thiết thực của đạo Phật đối với con người, thấy được vai trò của Phật giáo trong đời sống của xã hội. Chư Phật và chư Tổ đã đem đạo Phật đi vào cuộc đời, thể hiện một cách triệt để tinh thần nhập thế của đạo Phật. Chúng ta, những người Phật tử, học theo hạnh của Phật, gánh vác sứ mệnh hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh, phải cố gắng làm sao để không phụ lòng mong mỏi của tiền nhân và không hổ thẹn với hậu thế.

Tục trồng cây nêu trong ngày tết mang những ý nghĩa hết sức cao đẹp như thế đấy. Vậy mà ngày nay, trong mỗi dịp xuân về, Tết đến, hầu như không còn thấy bóng dáng của một cây nêu nào cả. Có chăng chỉ còn được nhắc đến trong văn học, nghệ thuật mà thôi. Đây quả thật là một sự mất mát không nhỏ trong nền văn hóa của người Việt, là một thiệt thòi lớn cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.■

Minh Nguyên

(nguồn: TS. Pháp Luân số 47)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4758)
Tặng Phẩm Xuân 2020 (Song ngữ Việt Anh)
(Xem: 12540)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11777)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12948)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 6790)
Mùa Xuân, đi chùa mọi người thường đến thắp nhang lễ lạy tôn tượng đức Phật Di Lặc được thờ bên ngoài Chánh điện.
(Xem: 8489)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6886)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8771)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6233)
Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được,
(Xem: 6537)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6626)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 5512)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng.
(Xem: 4053)
Với tuổi thơ, Tết bao giờ cũng là những ngày tuyệt vời nhất trong năm.
(Xem: 10767)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9860)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10420)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9412)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 5835)
Đinh Dậu năm mới tới rồi, Trước thềm năm củ đôi lời chúc xuân, Bà con bạn hữu xa gần, Dồi dào sức khỏe lạc an đủ đầy
(Xem: 11650)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 10316)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 13588)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 13059)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12407)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 12441)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 11032)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11234)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14747)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22673)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11625)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10215)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 17791)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 11259)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 7076)
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường.
(Xem: 17642)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17206)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10735)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10891)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9630)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10651)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10641)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10622)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12455)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 10025)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13278)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9764)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 10297)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 12381)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11221)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10060)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 11313)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 12583)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 14803)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10125)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 14855)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10667)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11853)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13368)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 48026)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11084)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13590)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant