Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bất ngờ mùa xuân

24 Tháng Hai 201100:00(Xem: 12646)
Bất ngờ mùa xuân

blank

Một buổi sáng sớm mùa Xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Ánh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.

Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng. Chẳng buồn làm sao được, Tết nhất đến nơi rồi, tiền ăn, tiền ở, tiền nhà, kính thưa các loại tiền đang nối đuôi thôi thúc lão. Vợ lão bán hàng rong cua ghẹ ở bãi biển, lúc trước bán còn có đồng ra đồng vào, dạo này mưa gió biển động ầm ầm, du khách cũng như người dân địa phương ai đâu ra biển mà ăn cua ghẹ. Mọi thứ đều đổ dồn vào lão, giờ chỉ biết trông chờ hy vọng vào chiếc xích lô. Nhưng khách khứa cái kiểu này, thì!... Lão xích lô thấy lạ, mấy năm trước, cuối năm, những người làm ăn tha hương hoặc các cô cậu sinh viên về quê đông lắm, sân ga trở nên nhộn nhịp. Đều đặn, hết lớp người này đến lớp người kia, năm nào cũng vậy. Năm nay, khách đi đâu hết trơn? Lão đoán, có lẽ ngày nay dân giàu, người ta về quê đi bằng máy bay hoặc ô tô. Còn không, lúc khách mới bước xuống sân ga, mấy tay lái xe tắc xi, xe thồ ở trong bến giành hết khách rồi. Cái nghề đạp xích lô thô sơ của lão, chậm chạp chỉ phục vụ cho những người đi du lịch ngắm cảnh dạo mát chứ ai mà thèm đi nữa. Thôi, sang năm xong "vụ Tết", bỏ chiếc xích lô trong viện bảo tàng cho người ta chiêm ngưỡng, kiếm việc khác làm cho rồi!

Mãi đến gần trưa, lão xích lô vẫn không chạy được cuốc nào. Chẳng thà ngày thường, đường sá ít người, ít đông vui, cuộc sống công việc ai nấy làm, nếu vắng khách, lão cũng buồn, nhưng đó chỉ là nỗi buồn vắng khách. Đằng này sắp Tết, người người đi mua sắm, kẻ thì lo quét vôi tô tường trang trí nhà cửa, người thì khệ nệ khiêng chậu hoa mai, người thì bưng bê chậu hoa hồng hoa cúc, nói nói cười cười, rộn rã. Còn lão, giống như người không có gia đình, nằm ngoài đường, mòn mỏi trông chờ khách, buồn lắm, buồn đến nát ruột nát gan! Đúng vào cái giây phút lão buồn bã và chán nản cho cái kiếp nghèo ấy, bất ngờ lão xích lô gặp được vị khách hào phóng. Vị khách này cũng là vị khách cuối cùng trong năm. Ôi, cuộc sống muôn màu và đầy bất ngờ, có những điều thú vị biết bao!

Vị khách tuổi cỡ chừng bốn mấy năm mươi, nhỏ hơn lão, mặc quần áo cũ kỹ nhưng sạch sẽ, mang chiếc ba lô bạc màu. Anh ta không biết đi lối nào ra, đến gần lão, miệng mỉm cười xã giao, cúi thấp đầu giống như đàn em út gặp được người anh cả, trịnh trọng nói: "Thưa anh! Anh có thể chở em đến nhà nghỉ nào gần đây được không?". Mấy ngày nay ế ẩm, giờ đây có được khách gọi, lão xích lô mừng húm: "Dạ, dạ, được chứ!". Vị khách ái ngại, nhẹ nhàng nói: "Thưa anh! Em hãy còn trẻ!...". Câu nào vị khách cũng "thưa anh", điệu bộ cử chỉ vô cùng lịch sự, lão xích lô thấy lạ lắm. Cả đời lão chạy xe xích lô đã mấy mươi năm, thay và sửa không biết bao chiếc xích lô rồi, không biết bao nhiêu niêm vui nỗi buồn, nhưng chưa thấy ai ăn nói lịch sự như vị khách thế này. Bình thường, có một số người thiếu văn hóa, nói đúng hơn là xem thường người nghèo khổ, muốn đi xích lô, gọi trỏng, không lớn không nhỏ: "Ê, ê, xích lô!...". Cũng có người lão mời đi xích lô, không đi thì thôi, quay lại chửi: "Nhà tui ở đây, đi đâu nữa, ông khùng!". Mấy cậu không có việc làm, mới vô nghề chạy xích lô dễ "sốc" lắm. Với lão, đã quen tai với những lời nói không mấy nhã nhặn này rồi. Nếu ai ăn nói nhã nhặnlịch sự, với lão mới là lạ, chẳng hạn như vị khách này. Đến nhà nghỉ, vị khách bước xuống xe, lại hạ giọng hỏi: "Thưa anh! Anh lấy bao nhiêu tiền công?...". Vị khách ăn nói trịch trọng quá mức, làm lão xích lô cảm động vô cùng. Nhưng vì ngày Tết, lão đang rất khó khăn, không biết tính tiền như thế nào. Lưỡng lự giây lát, lão xích lô cực chẳng đã đành bấm bụng, đau lòng "chém": "50 nghìn!". Vị khách không nói năng gì cả, vẫn vui vẻ, tươi cười, móc bóp, lịch sự đưa tiền cho lão bằng hai tay. Về sau nhiều năm, lão xích lô nằm đêm ân hận trách mình mãi, đúng ra mình không nên lấy tiền vị khách này.

Lão xích lô mới quay đầu xe đi, vị khách vội vàng bước theo hỏi: "Anh ơi! Cho em hỏi thăm, Nha Trang, ngoài các vịnh và bờ biển tuyệt đẹp, còn có những danh lam thắng cảnh nằm trong thành phố như tháp Bà, hòn Chồng, chùa Long Sơn, nhà thờ Núi phải không?". Lão xích lô gật gật đầu, quen miệng nói: "Dạ, dạ, đúng rồi! Qua giọng nói, em đoán anh là người ở Sài Gòn mà sao biết?". Vị khách nói: "Em nghe trên ti vi, báo, đài trong nước ca ngợi phong cảnh đẹp ở đây hoài, giờ đây mới có dịp đến tham quan. Chiều nay anh có rảnh, chở em đến mấy khu du lịch này được không?". Lão xích lô "vô mánh lớn", vui mừng nói: "Dạ, dạ, được chứ!...". Vị khách ra điều kiện: "Nhưng anh phải giúp em một việc, em mới chịu đi!...". Lão xích lô sợ khách đổi ý, lo lắng hỏi vội: "Việc gì, thưa anh?". Vị khách bảo: "Anh không được luôn miệng nói dạ dạ, cũng không được gọi em bằng anh, được không?". Lão xích lô ngớ người ra, mỉm cười, khoái chí nói: "Dạ, dạ anh cứ yên tâm! Ý lộn! Em cứ yên tâm!...". Ôi, cả đời lão xích lô nghèo khổ luôn cúi đầu, luôn miệng dạ dạ hạ thấp mình, tội nghiệp làm sao!

Mấy ngày nay buồn bã bao nhiêu, giờ đây lão xích lô thấy vui bấy nhiêu. Hình như lúc vui quên cả đói và mệt. Hồi sáng lão ăn chỉ nửa ổ bánh mì, đúng ra giờ đây trong ruột đã đói cồn cào rồi, nhưng lão không thấy đói và mệt gì cả, ngược lại còn sảng khoái. Lão huýt sáo, hối hả đạp xích lô về nhà. Ở trong căn nhà thuê, vợ lão ngày Tết tuy không có tiền mua sắm, nhưng cũng lo giặt giũ quần áo, dọn dẹp căn phòng. Mặc dù là nhà của người ta, nhưng mình thuê ở nhà của mình, ngày Tết phải sửa soạn cho thật khang trang. Về đến nhà, cất xích lô xong, lão kể liền việc gặp vị khách lạ cho vợ lão nghe. Vợ lão nghe xong, bình thản nói: "Tại mình nghèo khổ, coi quý đồng tiền, chứ người giàu sang năm ba chục có sá gì!". Lão nói: "Không! Anh ta da dẻ đen sạm, quần áo cũ kỹ, không có gì giàu sang cả. Có điều lạ là anh ta quá lịch sự, luôn miệng thưa anh, lúc đưa tiền cho tôi, anh ta đưa bằng hai tay!...". Vợ lão nghĩ ngợi giây lát rồi nói: "Ông nên cẩn thận với người quá lịch sự. Ông hãy coi chừng, nó lừa lấy chiếc xích lô của ông hồi nào không hay đó!". Lão ngẫm nghĩ, ừ, không khéo nó lừa!... Nhưng lão thắc mắc nghĩ lại, mà thời buổi giờ, người ta lừa lấy chiếc xích lô để làm gì? Không lẽ vị khách này là một cán bộ cao cấp, trừ gian diệt bạo, ăn mặc giản dị, giả trang thành dân thường, "vi hành" một chuyến xem dân tình thế thái như trong phim ảnh chăng? Hay là!?...

Bình thường trưa nào lão xích lô cũng ngủ nửa tiếng để có sức chạy tới khuya. Hôm nay lão không ngủ, ăn xong dĩa cơm hối hả đạp xe tới nhà nghỉ chờ khách. Đến nơi, lão thấy vị khách đã ngồi đợi trước nhà nghỉ rồi. Có lẽ vị khách đang nóng lòng, thăm hết phong cảnh đẹp Nha Trang. Thấy lão đến, vị khách đứng dậy, mỉm cười, bắt tay rồi leo lên xích lô bảo lão chở đi đâu thì đi, cũng không hỏi giá chi cả. Đầu tiên, lão xích lô chở vị khách đi một vòng dọc bờ biển, sau đó đến nhà thờ Núi, chùa Long Sơn. Đi đến chỗ nào, lão cũng nhiệt tình kể cho vị khách nghe lịch sử khu di tích điểm đó, giống như hướng dẫn viên du lịch. Vị khách luôn miệng trầm trồ, ca ngợi cảnh đẹp. Lúc chở đến dốc cầu Trần Phú B, một cái dốc vừa cao, vừa dài, vừa ngược gió, có lẽ biết lão xích lô đã mệt, bỗng dưng vị khách nhảy xuống đất, nói:

- Anh mệt rồi, để em chở anh cho.

- Không được! Anh nghèo khổ chạy xích lô kiếm tiền, dù mệt, phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu để cho em chở, sao anh lấy tiền công em? Chẳng lẽ em quay sang lấy tiền anh? Không, không được, em là người giàu sang, em là quý khách, không thể để em chở anh được!...

- Anh khách sáo quá! Em quý mến, coi anh như người anh cả vậy. Anh đừng nói đến tiền bạc, giàu nghèo được không!...

Nói xong, vị khách nhảy xuống đất, giành lấy xe, đổi chỗ với lão xích lô. Lão xích lô lưỡng lự, ái ngại chưa biết tính làm sao, vị khách đã leo lên yên xe ngồi rồi. Từ lúc đó trở đi, vị khách du lịch chở lão xích lô dạo mát, ngắm cảnh, lúc nào mệt lão xích lô quay sang chở khách. Hai người thay nhau đạp, nói cười vui vẻ, giống như hai người thân. Dọc đường, mọi người nhìn vào, không còn biết ai là quý khách du lịch, ai là kẻ nghèo đạp xích lô thuê nữa.

Ngày nào, lão xích lô cũng gắn bó với chiếc xe nhưng chỉ ngồi đằng sau, gồng hết sức mình để chở khách. Hôm nay là lần đầu tiên trong đời, lão xích lô vinh dự được ngồi đằng trước cho khách chở mình, lão cảm động lắm, thiếu điều rơi nước mắt. Đến chiều, sau khi đi hết các điểm du lịch về nhà nghỉ, vị khách hỏi:

- Anh lấy bao nhiêu tiền công vậy?

Lão xích lô gãi đầu, lúng túng nói:

- Anh chở em nửa đường, em chở anh nửa đường, thật lòng anh không biết lấy bao nhiêu cho phải. Thôi thì, mình là anh em với nhau, em muốn đưa anh bao nhiêu cũng được!

Vị khách lịch sự lấy hai trăm nghìn nhét vào túi lão xích lô rồi, còn mời:

- Tối nay, em mời anh đi uống nhé!

- Nhưng phải để anh trả tiền, được không?

- Mình cứ đến quán rồi hẵng tính!...

Buổi tối, vị khách hào phóng và lão xích lô ngồi uống bia hơi bên quán vỉa hè, tỉ tê tâm tình, giống như hai người bạn. Lúc uống xong vài ly, bao nhiêu thắc mắc, bao nhiêu quý mến vị khách lạ để trong lòng, giờ đây lão xích lô mạnh dạn hỏi:

- Qua cách ăn nói lịch sự, tế nhị, ở trong Sài Gòn, anh đoán chắc em học hành cao lắm phải không?

- Dạ không, em học hành dở dang!...

Lão xích lô thắc mắc, hỏi tiếp:

Em xài tiền hào phóng, không tính toán với anh vậy, chắc ở trong đó em phải là một thương gia giàu có? Còn không, em phải là người sống trong nhung lụa, gia đình có của ăn của để?

- Dạ không, ở Sài Gòn, em cũng đạp xích lô!

Lão xích lô trố mắt, ngạc nhiên:

- Em đạp xích lô sao hào phóng với anh như thế?

Đến nay, vị khách bộc bạch hoàn cảnh của mình:

- Vì là đồng nghiệp, em mới hiểu được nỗi cơ cực của người đạp xích lô, mới lịch sự hào phóng với anh như thế! Anh cũng biết cái nghề xích lô rồi, ngày Tết, mọi người rủ nhau đi chơi, cũng là lúc "vô vụ" làm của anh em mình. Em yêu thích cảnh Nha Trang đã lâu, vừa rồi, em may mắn gặp chở một bà Việt kiều tốt bụng cho em hai trăm đô, nhân lúc gần Tết ế ẩm em tranh thủ thời gian đi chơi Tết sớm, mời anh chút ít lại. Chứ đầu năm, đón xuân mới, người ta vui vẻ đi chơi, mình phải gồng lưng đi làm, rảnh đâu mà đi!...

Lão xích lô xúc động, liền đứng dậy lấy tiền trả cho vị khách, chối từ:

- Mình nghèo khổ, đồng nghiệp với nhau, anh không lấy tiền em đâu!

Vị khách chặn tay lão xích lô lại, bảo:

- Em còn trẻ, chưa có vợ, có sức khỏe, còn nhiều cơ hội. Anh cứ cầm tiền, mùng một đầu năm nay, đừng đi làm, anh chở vợ đi chùa một lần giống như người ta!...

Lão xích lô rơm rớm nước mắt, ngậm ngùi nói:

- Cám ơn em, cho anh mượn tạm! Sau này có duyên, có dịp, anh sẽ gởi em!...

Nói thì nói hy vọng vậy, nhưng trong lòng lão xích lô vô cùng lo lắng, không biết về sau mình có tiền vào Sài Gòn để gởi lại món nợ ơn nghĩa cuộc đời này không?

Truyện ngắn của Đức Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11408)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp...
(Xem: 13408)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
(Xem: 11252)
Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu...
(Xem: 11461)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
(Xem: 12694)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
(Xem: 30121)
Ở nơi đâu hoa xuân rồi cũng úa Chỉ sắc Thiền tươi thắm đóa nghìn năm Niềm vui nào lòng người rồi cũng nhạt...
(Xem: 10964)
Sương phủ dầy đặc, 10 giờ 30 đêm mà cứ như khuya lắm; chim chóc im bặt, cảnh vật chìm vào u tịch. Trong màn đêm, xa xa còn le lói ánh sáng mờ đục của những ngọn đèn...
(Xem: 11727)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
(Xem: 10661)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
(Xem: 11225)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
(Xem: 11516)
Trong giáo lý đạo Phật tuyệt nhiên không có chuyện đốt vàng mã cho người đã chết. Kinh điển của Phật có dạy rằng, một người bình thường chúng ta sau khi chết rồi...
(Xem: 12898)
Mấy độ xuân lai nắng lên vàng cả hiên ngoài xuân về chim hót gọi mùa xuân lai
(Xem: 12090)
Sáng sớm mùng 1 Tết, tiết trời Đà Lạt (Lâm Đồng) thường se lạnh, mưa xuân lất phất bay, ngoài đường phố cũng thường thưa thớt người bởi hầu hết các gia đình còn tất bật làm cơm cúng tân niên.
(Xem: 11314)
Tết Nguyên Đán, hầu như nhà ai cũng có một mâm ngũ quả đặt trên mâm bồng. Đó là mâm trái cây, ít nhất là phải đủ 5 thứ quả theo thuyết Ngũ hành.
(Xem: 10206)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
(Xem: 11809)
Thỏng tay ra phố một mình Đêm ba mươi xả buông giành áo cơm Mặc người chộn rộn lo toan Ta tìm ta giữa ngổn ngang dập dìu
(Xem: 11205)
Năm nay, Tết Nguyên Đán Canh Dần nhằm vào cuối tuần, cho nên đêm Giao Thừa và ngày Mùng Một Tết, nhằm Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày 13, 14 tháng 2 năm 2010, tất cả các Chùa đều tấp nập người đến Lễ Phật...
(Xem: 10902)
Sau nhiều trận long tranh hổ đấu thật hào hứng ở vòng loại, tứ kết, rồi bán kết, còn lại hai ứng cử viên nặng ký ngang sức ngang tài, từng hòa nhau hai trận không tỉ số với chất lượng chuyên môn rất cao...
(Xem: 13076)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
(Xem: 10201)
Thật ra, sự giàu có là một khái niệm rất mơ hồ và chỉ dễ sử dụng khi nói về người khác. Bản thân bạn có phải là người giàu có hay không? Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi này...
(Xem: 10876)
Đi bách bộ ra sân, hít thở không khí trong lành buổi sáng, tôi cảm nhận rõ sự sảng khoái sau một đêm dài ngon giấc. Sân trước vang lên tiếng chổi quét cùng tiếng cười nói của mấy chủ Tiểu ở chùa.
(Xem: 10946)
Tất cả mọi thất bại hay thành công trên cuộc đời đều bắt nguồn từ tâm. Tâm cũng là gốc của sanh và tử, là cội nguồn của mọi bất hạnh cũng như hạnh phúc.
(Xem: 14536)
Mỗi gia đình hãy tạo ra một bầu không khí ân phúc linh thiêng thanh tịnh để mở rộng cửa đón nhận thần lực gia trì của chư Phật. Chúng ta có thể thắp đèn càng nhiều càng tốt.
(Xem: 10692)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
(Xem: 12072)
Nụ cười, tuệ giácmùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
(Xem: 30177)
Xuân Tân Mão chuyển mình Thung lũng phủ màu xanh Vận hành sức diệu dụng Tiếp nguồn sống tâm linh.
(Xem: 12558)
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. - Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 12555)
Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này... Tâm Không Vĩnh Hữu
(Xem: 13254)
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc.
(Xem: 28351)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
(Xem: 22515)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
(Xem: 21771)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20475)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22382)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18787)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 23863)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant