Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bất ngờ mùa xuân

24 Tháng Hai 201100:00(Xem: 12645)
Bất ngờ mùa xuân

blank

Một buổi sáng sớm mùa Xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Ánh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.

Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng. Chẳng buồn làm sao được, Tết nhất đến nơi rồi, tiền ăn, tiền ở, tiền nhà, kính thưa các loại tiền đang nối đuôi thôi thúc lão. Vợ lão bán hàng rong cua ghẹ ở bãi biển, lúc trước bán còn có đồng ra đồng vào, dạo này mưa gió biển động ầm ầm, du khách cũng như người dân địa phương ai đâu ra biển mà ăn cua ghẹ. Mọi thứ đều đổ dồn vào lão, giờ chỉ biết trông chờ hy vọng vào chiếc xích lô. Nhưng khách khứa cái kiểu này, thì!... Lão xích lô thấy lạ, mấy năm trước, cuối năm, những người làm ăn tha hương hoặc các cô cậu sinh viên về quê đông lắm, sân ga trở nên nhộn nhịp. Đều đặn, hết lớp người này đến lớp người kia, năm nào cũng vậy. Năm nay, khách đi đâu hết trơn? Lão đoán, có lẽ ngày nay dân giàu, người ta về quê đi bằng máy bay hoặc ô tô. Còn không, lúc khách mới bước xuống sân ga, mấy tay lái xe tắc xi, xe thồ ở trong bến giành hết khách rồi. Cái nghề đạp xích lô thô sơ của lão, chậm chạp chỉ phục vụ cho những người đi du lịch ngắm cảnh dạo mát chứ ai mà thèm đi nữa. Thôi, sang năm xong "vụ Tết", bỏ chiếc xích lô trong viện bảo tàng cho người ta chiêm ngưỡng, kiếm việc khác làm cho rồi!

Mãi đến gần trưa, lão xích lô vẫn không chạy được cuốc nào. Chẳng thà ngày thường, đường sá ít người, ít đông vui, cuộc sống công việc ai nấy làm, nếu vắng khách, lão cũng buồn, nhưng đó chỉ là nỗi buồn vắng khách. Đằng này sắp Tết, người người đi mua sắm, kẻ thì lo quét vôi tô tường trang trí nhà cửa, người thì khệ nệ khiêng chậu hoa mai, người thì bưng bê chậu hoa hồng hoa cúc, nói nói cười cười, rộn rã. Còn lão, giống như người không có gia đình, nằm ngoài đường, mòn mỏi trông chờ khách, buồn lắm, buồn đến nát ruột nát gan! Đúng vào cái giây phút lão buồn bã và chán nản cho cái kiếp nghèo ấy, bất ngờ lão xích lô gặp được vị khách hào phóng. Vị khách này cũng là vị khách cuối cùng trong năm. Ôi, cuộc sống muôn màu và đầy bất ngờ, có những điều thú vị biết bao!

Vị khách tuổi cỡ chừng bốn mấy năm mươi, nhỏ hơn lão, mặc quần áo cũ kỹ nhưng sạch sẽ, mang chiếc ba lô bạc màu. Anh ta không biết đi lối nào ra, đến gần lão, miệng mỉm cười xã giao, cúi thấp đầu giống như đàn em út gặp được người anh cả, trịnh trọng nói: "Thưa anh! Anh có thể chở em đến nhà nghỉ nào gần đây được không?". Mấy ngày nay ế ẩm, giờ đây có được khách gọi, lão xích lô mừng húm: "Dạ, dạ, được chứ!". Vị khách ái ngại, nhẹ nhàng nói: "Thưa anh! Em hãy còn trẻ!...". Câu nào vị khách cũng "thưa anh", điệu bộ cử chỉ vô cùng lịch sự, lão xích lô thấy lạ lắm. Cả đời lão chạy xe xích lô đã mấy mươi năm, thay và sửa không biết bao chiếc xích lô rồi, không biết bao nhiêu niêm vui nỗi buồn, nhưng chưa thấy ai ăn nói lịch sự như vị khách thế này. Bình thường, có một số người thiếu văn hóa, nói đúng hơn là xem thường người nghèo khổ, muốn đi xích lô, gọi trỏng, không lớn không nhỏ: "Ê, ê, xích lô!...". Cũng có người lão mời đi xích lô, không đi thì thôi, quay lại chửi: "Nhà tui ở đây, đi đâu nữa, ông khùng!". Mấy cậu không có việc làm, mới vô nghề chạy xích lô dễ "sốc" lắm. Với lão, đã quen tai với những lời nói không mấy nhã nhặn này rồi. Nếu ai ăn nói nhã nhặnlịch sự, với lão mới là lạ, chẳng hạn như vị khách này. Đến nhà nghỉ, vị khách bước xuống xe, lại hạ giọng hỏi: "Thưa anh! Anh lấy bao nhiêu tiền công?...". Vị khách ăn nói trịch trọng quá mức, làm lão xích lô cảm động vô cùng. Nhưng vì ngày Tết, lão đang rất khó khăn, không biết tính tiền như thế nào. Lưỡng lự giây lát, lão xích lô cực chẳng đã đành bấm bụng, đau lòng "chém": "50 nghìn!". Vị khách không nói năng gì cả, vẫn vui vẻ, tươi cười, móc bóp, lịch sự đưa tiền cho lão bằng hai tay. Về sau nhiều năm, lão xích lô nằm đêm ân hận trách mình mãi, đúng ra mình không nên lấy tiền vị khách này.

Lão xích lô mới quay đầu xe đi, vị khách vội vàng bước theo hỏi: "Anh ơi! Cho em hỏi thăm, Nha Trang, ngoài các vịnh và bờ biển tuyệt đẹp, còn có những danh lam thắng cảnh nằm trong thành phố như tháp Bà, hòn Chồng, chùa Long Sơn, nhà thờ Núi phải không?". Lão xích lô gật gật đầu, quen miệng nói: "Dạ, dạ, đúng rồi! Qua giọng nói, em đoán anh là người ở Sài Gòn mà sao biết?". Vị khách nói: "Em nghe trên ti vi, báo, đài trong nước ca ngợi phong cảnh đẹp ở đây hoài, giờ đây mới có dịp đến tham quan. Chiều nay anh có rảnh, chở em đến mấy khu du lịch này được không?". Lão xích lô "vô mánh lớn", vui mừng nói: "Dạ, dạ, được chứ!...". Vị khách ra điều kiện: "Nhưng anh phải giúp em một việc, em mới chịu đi!...". Lão xích lô sợ khách đổi ý, lo lắng hỏi vội: "Việc gì, thưa anh?". Vị khách bảo: "Anh không được luôn miệng nói dạ dạ, cũng không được gọi em bằng anh, được không?". Lão xích lô ngớ người ra, mỉm cười, khoái chí nói: "Dạ, dạ anh cứ yên tâm! Ý lộn! Em cứ yên tâm!...". Ôi, cả đời lão xích lô nghèo khổ luôn cúi đầu, luôn miệng dạ dạ hạ thấp mình, tội nghiệp làm sao!

Mấy ngày nay buồn bã bao nhiêu, giờ đây lão xích lô thấy vui bấy nhiêu. Hình như lúc vui quên cả đói và mệt. Hồi sáng lão ăn chỉ nửa ổ bánh mì, đúng ra giờ đây trong ruột đã đói cồn cào rồi, nhưng lão không thấy đói và mệt gì cả, ngược lại còn sảng khoái. Lão huýt sáo, hối hả đạp xích lô về nhà. Ở trong căn nhà thuê, vợ lão ngày Tết tuy không có tiền mua sắm, nhưng cũng lo giặt giũ quần áo, dọn dẹp căn phòng. Mặc dù là nhà của người ta, nhưng mình thuê ở nhà của mình, ngày Tết phải sửa soạn cho thật khang trang. Về đến nhà, cất xích lô xong, lão kể liền việc gặp vị khách lạ cho vợ lão nghe. Vợ lão nghe xong, bình thản nói: "Tại mình nghèo khổ, coi quý đồng tiền, chứ người giàu sang năm ba chục có sá gì!". Lão nói: "Không! Anh ta da dẻ đen sạm, quần áo cũ kỹ, không có gì giàu sang cả. Có điều lạ là anh ta quá lịch sự, luôn miệng thưa anh, lúc đưa tiền cho tôi, anh ta đưa bằng hai tay!...". Vợ lão nghĩ ngợi giây lát rồi nói: "Ông nên cẩn thận với người quá lịch sự. Ông hãy coi chừng, nó lừa lấy chiếc xích lô của ông hồi nào không hay đó!". Lão ngẫm nghĩ, ừ, không khéo nó lừa!... Nhưng lão thắc mắc nghĩ lại, mà thời buổi giờ, người ta lừa lấy chiếc xích lô để làm gì? Không lẽ vị khách này là một cán bộ cao cấp, trừ gian diệt bạo, ăn mặc giản dị, giả trang thành dân thường, "vi hành" một chuyến xem dân tình thế thái như trong phim ảnh chăng? Hay là!?...

Bình thường trưa nào lão xích lô cũng ngủ nửa tiếng để có sức chạy tới khuya. Hôm nay lão không ngủ, ăn xong dĩa cơm hối hả đạp xe tới nhà nghỉ chờ khách. Đến nơi, lão thấy vị khách đã ngồi đợi trước nhà nghỉ rồi. Có lẽ vị khách đang nóng lòng, thăm hết phong cảnh đẹp Nha Trang. Thấy lão đến, vị khách đứng dậy, mỉm cười, bắt tay rồi leo lên xích lô bảo lão chở đi đâu thì đi, cũng không hỏi giá chi cả. Đầu tiên, lão xích lô chở vị khách đi một vòng dọc bờ biển, sau đó đến nhà thờ Núi, chùa Long Sơn. Đi đến chỗ nào, lão cũng nhiệt tình kể cho vị khách nghe lịch sử khu di tích điểm đó, giống như hướng dẫn viên du lịch. Vị khách luôn miệng trầm trồ, ca ngợi cảnh đẹp. Lúc chở đến dốc cầu Trần Phú B, một cái dốc vừa cao, vừa dài, vừa ngược gió, có lẽ biết lão xích lô đã mệt, bỗng dưng vị khách nhảy xuống đất, nói:

- Anh mệt rồi, để em chở anh cho.

- Không được! Anh nghèo khổ chạy xích lô kiếm tiền, dù mệt, phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu để cho em chở, sao anh lấy tiền công em? Chẳng lẽ em quay sang lấy tiền anh? Không, không được, em là người giàu sang, em là quý khách, không thể để em chở anh được!...

- Anh khách sáo quá! Em quý mến, coi anh như người anh cả vậy. Anh đừng nói đến tiền bạc, giàu nghèo được không!...

Nói xong, vị khách nhảy xuống đất, giành lấy xe, đổi chỗ với lão xích lô. Lão xích lô lưỡng lự, ái ngại chưa biết tính làm sao, vị khách đã leo lên yên xe ngồi rồi. Từ lúc đó trở đi, vị khách du lịch chở lão xích lô dạo mát, ngắm cảnh, lúc nào mệt lão xích lô quay sang chở khách. Hai người thay nhau đạp, nói cười vui vẻ, giống như hai người thân. Dọc đường, mọi người nhìn vào, không còn biết ai là quý khách du lịch, ai là kẻ nghèo đạp xích lô thuê nữa.

Ngày nào, lão xích lô cũng gắn bó với chiếc xe nhưng chỉ ngồi đằng sau, gồng hết sức mình để chở khách. Hôm nay là lần đầu tiên trong đời, lão xích lô vinh dự được ngồi đằng trước cho khách chở mình, lão cảm động lắm, thiếu điều rơi nước mắt. Đến chiều, sau khi đi hết các điểm du lịch về nhà nghỉ, vị khách hỏi:

- Anh lấy bao nhiêu tiền công vậy?

Lão xích lô gãi đầu, lúng túng nói:

- Anh chở em nửa đường, em chở anh nửa đường, thật lòng anh không biết lấy bao nhiêu cho phải. Thôi thì, mình là anh em với nhau, em muốn đưa anh bao nhiêu cũng được!

Vị khách lịch sự lấy hai trăm nghìn nhét vào túi lão xích lô rồi, còn mời:

- Tối nay, em mời anh đi uống nhé!

- Nhưng phải để anh trả tiền, được không?

- Mình cứ đến quán rồi hẵng tính!...

Buổi tối, vị khách hào phóng và lão xích lô ngồi uống bia hơi bên quán vỉa hè, tỉ tê tâm tình, giống như hai người bạn. Lúc uống xong vài ly, bao nhiêu thắc mắc, bao nhiêu quý mến vị khách lạ để trong lòng, giờ đây lão xích lô mạnh dạn hỏi:

- Qua cách ăn nói lịch sự, tế nhị, ở trong Sài Gòn, anh đoán chắc em học hành cao lắm phải không?

- Dạ không, em học hành dở dang!...

Lão xích lô thắc mắc, hỏi tiếp:

Em xài tiền hào phóng, không tính toán với anh vậy, chắc ở trong đó em phải là một thương gia giàu có? Còn không, em phải là người sống trong nhung lụa, gia đình có của ăn của để?

- Dạ không, ở Sài Gòn, em cũng đạp xích lô!

Lão xích lô trố mắt, ngạc nhiên:

- Em đạp xích lô sao hào phóng với anh như thế?

Đến nay, vị khách bộc bạch hoàn cảnh của mình:

- Vì là đồng nghiệp, em mới hiểu được nỗi cơ cực của người đạp xích lô, mới lịch sự hào phóng với anh như thế! Anh cũng biết cái nghề xích lô rồi, ngày Tết, mọi người rủ nhau đi chơi, cũng là lúc "vô vụ" làm của anh em mình. Em yêu thích cảnh Nha Trang đã lâu, vừa rồi, em may mắn gặp chở một bà Việt kiều tốt bụng cho em hai trăm đô, nhân lúc gần Tết ế ẩm em tranh thủ thời gian đi chơi Tết sớm, mời anh chút ít lại. Chứ đầu năm, đón xuân mới, người ta vui vẻ đi chơi, mình phải gồng lưng đi làm, rảnh đâu mà đi!...

Lão xích lô xúc động, liền đứng dậy lấy tiền trả cho vị khách, chối từ:

- Mình nghèo khổ, đồng nghiệp với nhau, anh không lấy tiền em đâu!

Vị khách chặn tay lão xích lô lại, bảo:

- Em còn trẻ, chưa có vợ, có sức khỏe, còn nhiều cơ hội. Anh cứ cầm tiền, mùng một đầu năm nay, đừng đi làm, anh chở vợ đi chùa một lần giống như người ta!...

Lão xích lô rơm rớm nước mắt, ngậm ngùi nói:

- Cám ơn em, cho anh mượn tạm! Sau này có duyên, có dịp, anh sẽ gởi em!...

Nói thì nói hy vọng vậy, nhưng trong lòng lão xích lô vô cùng lo lắng, không biết về sau mình có tiền vào Sài Gòn để gởi lại món nợ ơn nghĩa cuộc đời này không?

Truyện ngắn của Đức Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4760)
Tặng Phẩm Xuân 2020 (Song ngữ Việt Anh)
(Xem: 12560)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11784)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12963)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 6793)
Mùa Xuân, đi chùa mọi người thường đến thắp nhang lễ lạy tôn tượng đức Phật Di Lặc được thờ bên ngoài Chánh điện.
(Xem: 8498)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6888)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8781)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6234)
Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được,
(Xem: 6541)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6631)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 5514)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng.
(Xem: 4056)
Với tuổi thơ, Tết bao giờ cũng là những ngày tuyệt vời nhất trong năm.
(Xem: 10770)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9873)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10424)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9420)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 5838)
Đinh Dậu năm mới tới rồi, Trước thềm năm củ đôi lời chúc xuân, Bà con bạn hữu xa gần, Dồi dào sức khỏe lạc an đủ đầy
(Xem: 11663)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 10319)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 13596)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 13069)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12418)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 12449)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 11039)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11243)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14755)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22694)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11634)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10219)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 17805)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 11271)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 7077)
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường.
(Xem: 17655)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17226)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10746)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10905)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9639)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10655)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10648)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10626)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12458)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 10032)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13284)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9772)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 10314)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 12389)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11239)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10066)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 11316)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 12608)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 14810)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10127)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 14873)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10672)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11860)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13376)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 48030)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11090)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13595)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant