Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật đản sanh: suối nguồn từ bibình đẳng

29 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10780)
Đức Phật đản sanh: suối nguồn từ bi và bình đẳng

ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH: 
SUỐI NGUỒN TỪ BIBÌNH ĐẲNG

Tâm Diệu

Khởi đi từ sự đản sinh của Đức Phật, một cuộc cách mạng tư tưởng cũng ra đời. 

Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử, triền miên của kiếp người. Vào năm hai mươi chín tuổi, một đêm kia, thái tử cùng với người đánh xe tên là Xa Nặc lìa bỏ kinh thành, quyết tâm lên đường tìm Chân Lý. Sáng hôm sau, thấy đã đi được một quãng đường khá xa, Ngài xuống xe, thay đổi y phục thái tử rồi trao cho Xa Nặc đem về, chỉ khoác lên mình một tấm vải vàng, ôm một bình bát, quyết quay lưng lại đời sống xa hoa, dư thừa vật chất, với người hầu kẻ hạ vây quanh, thái tử từ biệt Xa Nặc, dấn bước lên con đường gian nan phía trước. 

Trải qua sáu năm trời sống trong cảnh thiếu thốn, kham khổ, hành trì nhiều phương pháp tu với nhiều bậc thầy, nhưng Ngài đều không thỏa mãn, cứ đi hoài, tìm mãi. Cuối cùng, Ngài nhận ra rằng tất cả các bậc thầy đó đều chưa thoát ra khỏi được vòng vô minh. Từ nhận định đó, Ngài không còn trông cậy vào một bậc thày từ bên ngoài, ngưng tìm kiếm, mà một mình một bóng, tự quay vào soi rọi nội tâm

Cuộc chiến đấu để tự thắng bản thân của Ngài vô cùng cam go. Với niềm tin tưởng rằng nếu không sống cuộc đời khắc khổ thì sẽ không thể giải thoát, Ngài tự khép mình vào kỷ luật, sống khổ hạnh, trong cảnh cực kỳ gian nan, thiếu thốn, chỉ khoác trên mình một mảnh áo, chỉ ăn một chút hạt khô và rau cỏ, đến nỗi cơ thể Ngài vốn là một thái tử đẹp đẽ oai phong, nay chỉ còn lại lớp da bọc bộ xương. Thế nhưng sự hành hạ xác thân đó cũng không khiến cho Ngài thấy được Chân Lý. Cuối cùng, sau khi đã suýt gục ngã vì quá khổ cực, Ngài mới thấy rằng lối sống xa hoa phủ phê thì kéo con người xuống thấp vì đắm say vật chất, lối sống quá thiếu thốn, quá cơ cực thì lại khiến cho tâm thần mỏi mệt, không đủ ý chí để theo đuổi việc lớn. Từ nhận định này, Ngài chọn con đường trung dung, không có những cực đoan của sự hành hạ xác thân hoặc nô lệ dục lạc, luôn giữ sự quân bình đối với những nhu cầu cần thiết trong đời sống để có đủ sức khỏe, nhưng không nuông chiều những đòi hỏi quá với sự cần thiết. Con đường trung dung này còn được các hành giả của đạo Phật ứng dụng rất thành công cho tới tận ngày nay. 

Từ sự phát hiện đó, Ngài ngưng hành thân xác, thọ nhận một vài món thực phẩm thô sơ do thí chủ cúng dường. Sức khỏe nhờ vậy mà dần dần hồi phục, tinh thần minh mẫn, Ngài tự thanh tịnh hóa nội tâm, không cần đến một năng lực siêu nhiên nào hỗ trợ. 

Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội bồ đề, vào lúc rạng đông, khi sao Mai lóe sáng trên bầu trời, Ngài bừng tỉnh, giác ngộ được Chân Lý, trở thành bậc Đại Giác Ngộ, thành Phật. Ngài đã nói lên những lời đầu tiên, sau khi giác ngộ: "Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp. Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lập đi lập lại đời sống quả là phiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng nên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng quả Vô sanh bất diệtNhư Lai đã tận diệt mọi ái dục." (Dhammapada - Kinh Pháp Cú, câu 153-154) Và tuyên ngôn cao thượng: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành".

Chúng sinh ở đây không chỉ riêng cho loài người, mà là bao gồm tất cả mọi loài chúng sinh hữu tình thể hiện qua nhiều dạng sống khác nhau ở khắp các cõi, vì tất cả mọi loài hữu tình đều có giác tánh, đều biết khổ đau, yêu thương, sợ hãi và đều muốn được sống. Tuyên ngôn của Ngài nói lên lòng từ bi và bình đẳng tuyệt đối với muôn loài chúng sinh. Ngài không chỉ nói suông, mà Ngài đã ứng dụng tuyên ngôn ấy trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sinh của Ngài. 

Mùa Hè tại Ấn Độ mưa nhiều nên côn trùng sinh sôi nẩy nở do ẩm thấp. Vì thế Đức Phật chế ra mùa an cư kiết Hạ, mỗi năm ba tháng từ sau Rằm tháng Tư cho đến Rằm tháng Bảy, để chư Tăng Ni không đi ra ngoài, tránh giẫm đạp lên côn trùng. 

Từ tấm lòng từ bi vô bờ bến, Ngài đã chế giới tu sĩ không được chặt cây, đào đất, vì làm như vậy có thể giết hại các loài vi sinh vật. Sở dĩ có thể thi hành giới này vì vào thời Phật còn tại thếẤn Độ, tăng sĩ ôm bình bát đi khất thực hằng ngày, không cần phải trồng trọt để mưu sinh. 

Ngài ban hành giới luật Không Sát Sinh, yêu cầu mọi người chớ có tự tay mình giết hay bảo người khác giết. Ngài yêu cầu phải trân quý giá trị thiêng liêng của sự sống, phải bảo vệ sự sống đối với tất cả mọi loài chúng sinh

Ngài cũng lên án mọi hình thức hủy hoại sự sống, khi còn tại thế Ngài kiên quyết chống lại các cuộc tế lễ của đạo Bà La Môn, đem những con vật xấu số ra cúng tế thần linh. Ngài cũng lên án những thú vui săn bắn của vua chúa. Và lẽ tất nhiên, Ngài phản đối mọi hình thức chiến tranh bạo động. Ngài chủ xướng tư tưởng từ bi bất bạo động. Ngài dạy, hận thù không thể diệt được bằng hận thù. Chỉ có lòng từ bi mới hoá giải được hận thùNếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi mở được những nỗi oan ức và những khổ đau của con người.. 

Có lần, Ðức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Ðộc về công đức của sự cúng dường. Ngài nói “cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây một tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học. Có công đức lớn hơn xây dựng tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng. Có công đức hơn thọ tam quy là giữ năm giới. Có công đức hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm từ bi, dù chỉ là trong giây phút. Nhưng có công đức hơn tất cả là quan sát sâu sắc đạo lý vô thường của sự vật". (Tăng Chi IV trg 264 - 265)
 
Trong đoạn kinh văn trên, chúng ta thấy rất rõ là Ðức Thế Tôn vô cùng chú trọng đến việc tu tập tâm từ bi. Công đức giữ tâm niệm từ bi còn lớn hơn cả việc xây tu viện cho Tăng chúng, lớn hơn cả việc cúng dường cho Đức PhậtTăng chúng. Nếu hành trì như kinh Từ bi chỉ dạy, nếu suốt đời khi đi đứng nằm ngồi giữ một niệm từ bi, thương xót đến mọi người, mọi loài chúng sinh, thì công đức sẽ vô cùng lớn lao, khó có thể nghĩ bàn. Mà tâm từ bi, ở mức cơ bản chính là tư tưởng và hành động trân quý sự sống, bảo vệ sự sống và không tàn hại sự sống. Ai cũng muốn sống và muốn được bảo vệ sự sống ấy. Ngay cả cỏ cây, sông nước, bầu không khí cũng cần phải được săn sócbảo vệ, vì tất cả đều có sự sống hay đều có sự liên hệ hỗ tương với nhau. Bảo vệ môi trường sống, cũng tức là bảo vệ sự sống.

Thật vậy, lòng từ bi bình đẳng của Đức Phật luôn lan tỏa đến cho muôn loài, đến tất cả mọi dạng sống trên trái đất, dù lớn hay nhỏ, ở gần hay ở xa, mắt thấy được hay không thấy được, đã sinh hay sắp sinh, như Ngài đã nói trong Kinh Từ Bi thuộc Kinh tạng Pali: 

Nguyện cho mọi người và mọi loài đươc sống trong an toànhạnh phúc, tâm tư hiền hậuthảnh thơi

Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh. 

Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn.”

Tâm từ bi của Ngài vô cùng bao la rộng lớn, Ngài đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt thân sơ, thù bạn, từ vua chúa, vương phi đến người gánh phân, trẻ mục đồng. Ngay cả kẻ sát nhân Anguilimala hay kỹ nữ Ambapali cũng được Ngài giáo hóathành tựu công hạnh như các đại đệ tử của Ngài. 

Câu chuyện về kẻ sát nhân Angulimala trong kinh điển Pali đã minh họa một cách hùng hồn cho tâm từ bi vô lượng của Đức Phật đã chuyển hoá được tâm của một tên sát nhân hung bạo như thế nào và cũng cho thấy sức mạnh của lòng từ bi của Angulimala do tu tập về sau, bao giờ cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào mà y đã tạo tác. 

Angulimala là một kẻ sát nhân khét tiếng. Tên của ông được lấy từ sự kiện ông đeo trên cổ một xâu chuỗi kết bằng những ngón trỏ tay phải của các nạn nhân mà ông đã giết hại (Anguli có nghĩa là ngón tay và mala là xâu chuỗi). Quân lính của triều đình lùng bắt ông, còn dân chúng thì hoảng sợ không dám ra khỏi nhà. 

Một buổi sáng, đức Thế Tôn vào thành, đang bưng bát đi khất thực thì nghe có tiếng chân chạy phía sau. Ngài biết rằng Angulimala đang đuổi theo, nhưng vẫn bình thản bước đều. Angulimala lớn tiếng gọi: “Ông khất sĩ kia, đứng lại!” Thế Tôn vẫn tiếp tục đi, không mau hơn, không chậm hơn. Phong độ của Ngài rất an nhiên tự tại. Thấy vậy, Angulimala lớn tiếng hơn: “Đứng lại! ông khất sĩ kia, đứng lại! “ Đức Thế Tôn thản nhiên tiếp tục bước đi, vẻ tự tại vô úy. Angulimala chạy mau hơn chỉ trong khoảnh khắc đã đuổi kịp và la lên: “Tôi bảo ông dừng lại, tại sao không dừng?” Thế Tôn vẫn bước đi, nói với giọng bình thản: “Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại.” Angulimala không thể hiểu được ý nghĩa của những lời này. Vì thế y lại hỏi: "Này khất sĩ, tại sao ông nói rằng ông đã dừng lại còn tôi vẫn chưa dừng?" Đức Phật đáp: "Ta nói rằng ta đã dừng lại vì ta đã từ bỏ việc giết hại chúng sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và ta đã an trú vào lòng từ đối với muôn loài, lòng kham nhẫntrí tuệ do tư duy quán sát. Song ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại và đối xử tàn bạo với người khác cũng như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do đó, người vẫn là người chưa dừng lại". Thái độ điềm đạm và câu trả lời của Phật đã làm cho Angulimala kinh ngạcđột nhiên buông dao hối hận. Phật liền làm lễ thế phát cho Angilimala trở thành một tu sĩ ngay tại chỗ. Từ đó về sau, Angulimala (pháp danh mới là Ahimsaka) đã tu tập rất tinh tấn, trở thành một trong những đệ tử lớn của Phật và đạt được giác ngộ sau đó. 

Trong xã hội Bà La Môn, sự phân chia giai cấp được mô tảvô cùng khắc nghiệt, giai cấp hạ lưu chỉ đụng tay vào giai cấp thượng lưu cũng đủ để bị tội chặt tay, thì một quan điểm bình đẳng rốt ráo, bình đẳng không chỉ giữa người với người, mà trên bình diện chúng sinh như thế của nhà Phật, phải nói là đức Phật đã làm một cuộc đại cách mạng. Ngay đến thế kỷ thứ hai mươi mốt này, tại nhiều quốc gia trên thế giới, người ta vẫn còn đang phải chật vật tranh đấu để giành quyền bình đẳng giữa nam nữ, giữa các mầu da, vân vân, thì đức Phật, cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm, đã tuyên bố: "Không có sự khác biệt giữa những giọt nước mắt cùng mặn và những giọt máu cùng đỏ", cao thượng thay lời nói của bậc Đại Giác! 

Suốt quãng đường dài hơn hai ngàn năm trăm năm của Phật giáo, không giọt máu nào đổ xuống vì sự truyền bá Phật pháp. Ðức Phật mãi là nhà truyền giaó đầu tiên và vĩ đại nhất đã từng sống trên thế gian này. Những tư tưởng từ bi bình đẳng của Ngài đã tuôn chảy như những dòng suối ngọt ngào lan tỏa đi khắp nơi, khắp chốn, mang hoà bình an lạc đến với chúng sinh. Có lẽ Ngài cũng là vị Giáo Chủ đầu tiên đã ra tận chiến trường để tìm cách ngăn chận chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự xung đột giữa bộ tộc Sakya và bộ tộc Koliya khi hai bên đang sửa soạn tấn công vì tranh chấp nước sông Rohini. Ngài cũng đã thuyết phục vua Ajatasanu bỏ ý định tấn công vương quốc của bộ tộc Vaiji. 

Hơn hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua, dù cho mọi sự vật đều đổi thay, biển xanh biến thành ruộng dâu, nhưng suối nguồn từ bi bình đẳng từ cội Vô ưu vẫn tuôn chảy đến ngày nay, vẫn ngày đêm lan tỏa để thức tỉnh, giác ngộ cho nhân loại đang chìm đắm trong khổ đau, thù hận và vô minh

Tâm Diệu 
Đại lễ Vesak LHQ 2008

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12035)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12864)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11937)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10690)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11355)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11648)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10857)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10790)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10364)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10478)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10701)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10624)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11904)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10687)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12728)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10798)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11376)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11089)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11621)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10510)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11250)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12294)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11158)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12488)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11418)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11500)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11289)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11576)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12994)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14165)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 11002)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11860)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13153)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11573)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11409)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10927)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11275)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10808)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11054)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10874)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10240)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17102)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10995)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10862)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10403)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10748)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11384)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11073)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10571)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11375)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10350)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10654)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12759)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 11384)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
(Xem: 11548)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13539)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14123)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10302)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10767)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11317)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant