Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật đản sanh: suối nguồn từ bibình đẳng

29 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10779)
Đức Phật đản sanh: suối nguồn từ bi và bình đẳng

ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH: 
SUỐI NGUỒN TỪ BIBÌNH ĐẲNG

Tâm Diệu

Khởi đi từ sự đản sinh của Đức Phật, một cuộc cách mạng tư tưởng cũng ra đời. 

Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử, triền miên của kiếp người. Vào năm hai mươi chín tuổi, một đêm kia, thái tử cùng với người đánh xe tên là Xa Nặc lìa bỏ kinh thành, quyết tâm lên đường tìm Chân Lý. Sáng hôm sau, thấy đã đi được một quãng đường khá xa, Ngài xuống xe, thay đổi y phục thái tử rồi trao cho Xa Nặc đem về, chỉ khoác lên mình một tấm vải vàng, ôm một bình bát, quyết quay lưng lại đời sống xa hoa, dư thừa vật chất, với người hầu kẻ hạ vây quanh, thái tử từ biệt Xa Nặc, dấn bước lên con đường gian nan phía trước. 

Trải qua sáu năm trời sống trong cảnh thiếu thốn, kham khổ, hành trì nhiều phương pháp tu với nhiều bậc thầy, nhưng Ngài đều không thỏa mãn, cứ đi hoài, tìm mãi. Cuối cùng, Ngài nhận ra rằng tất cả các bậc thầy đó đều chưa thoát ra khỏi được vòng vô minh. Từ nhận định đó, Ngài không còn trông cậy vào một bậc thày từ bên ngoài, ngưng tìm kiếm, mà một mình một bóng, tự quay vào soi rọi nội tâm

Cuộc chiến đấu để tự thắng bản thân của Ngài vô cùng cam go. Với niềm tin tưởng rằng nếu không sống cuộc đời khắc khổ thì sẽ không thể giải thoát, Ngài tự khép mình vào kỷ luật, sống khổ hạnh, trong cảnh cực kỳ gian nan, thiếu thốn, chỉ khoác trên mình một mảnh áo, chỉ ăn một chút hạt khô và rau cỏ, đến nỗi cơ thể Ngài vốn là một thái tử đẹp đẽ oai phong, nay chỉ còn lại lớp da bọc bộ xương. Thế nhưng sự hành hạ xác thân đó cũng không khiến cho Ngài thấy được Chân Lý. Cuối cùng, sau khi đã suýt gục ngã vì quá khổ cực, Ngài mới thấy rằng lối sống xa hoa phủ phê thì kéo con người xuống thấp vì đắm say vật chất, lối sống quá thiếu thốn, quá cơ cực thì lại khiến cho tâm thần mỏi mệt, không đủ ý chí để theo đuổi việc lớn. Từ nhận định này, Ngài chọn con đường trung dung, không có những cực đoan của sự hành hạ xác thân hoặc nô lệ dục lạc, luôn giữ sự quân bình đối với những nhu cầu cần thiết trong đời sống để có đủ sức khỏe, nhưng không nuông chiều những đòi hỏi quá với sự cần thiết. Con đường trung dung này còn được các hành giả của đạo Phật ứng dụng rất thành công cho tới tận ngày nay. 

Từ sự phát hiện đó, Ngài ngưng hành thân xác, thọ nhận một vài món thực phẩm thô sơ do thí chủ cúng dường. Sức khỏe nhờ vậy mà dần dần hồi phục, tinh thần minh mẫn, Ngài tự thanh tịnh hóa nội tâm, không cần đến một năng lực siêu nhiên nào hỗ trợ. 

Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội bồ đề, vào lúc rạng đông, khi sao Mai lóe sáng trên bầu trời, Ngài bừng tỉnh, giác ngộ được Chân Lý, trở thành bậc Đại Giác Ngộ, thành Phật. Ngài đã nói lên những lời đầu tiên, sau khi giác ngộ: "Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp. Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lập đi lập lại đời sống quả là phiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng nên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng quả Vô sanh bất diệtNhư Lai đã tận diệt mọi ái dục." (Dhammapada - Kinh Pháp Cú, câu 153-154) Và tuyên ngôn cao thượng: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành".

Chúng sinh ở đây không chỉ riêng cho loài người, mà là bao gồm tất cả mọi loài chúng sinh hữu tình thể hiện qua nhiều dạng sống khác nhau ở khắp các cõi, vì tất cả mọi loài hữu tình đều có giác tánh, đều biết khổ đau, yêu thương, sợ hãi và đều muốn được sống. Tuyên ngôn của Ngài nói lên lòng từ bi và bình đẳng tuyệt đối với muôn loài chúng sinh. Ngài không chỉ nói suông, mà Ngài đã ứng dụng tuyên ngôn ấy trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sinh của Ngài. 

Mùa Hè tại Ấn Độ mưa nhiều nên côn trùng sinh sôi nẩy nở do ẩm thấp. Vì thế Đức Phật chế ra mùa an cư kiết Hạ, mỗi năm ba tháng từ sau Rằm tháng Tư cho đến Rằm tháng Bảy, để chư Tăng Ni không đi ra ngoài, tránh giẫm đạp lên côn trùng. 

Từ tấm lòng từ bi vô bờ bến, Ngài đã chế giới tu sĩ không được chặt cây, đào đất, vì làm như vậy có thể giết hại các loài vi sinh vật. Sở dĩ có thể thi hành giới này vì vào thời Phật còn tại thếẤn Độ, tăng sĩ ôm bình bát đi khất thực hằng ngày, không cần phải trồng trọt để mưu sinh. 

Ngài ban hành giới luật Không Sát Sinh, yêu cầu mọi người chớ có tự tay mình giết hay bảo người khác giết. Ngài yêu cầu phải trân quý giá trị thiêng liêng của sự sống, phải bảo vệ sự sống đối với tất cả mọi loài chúng sinh

Ngài cũng lên án mọi hình thức hủy hoại sự sống, khi còn tại thế Ngài kiên quyết chống lại các cuộc tế lễ của đạo Bà La Môn, đem những con vật xấu số ra cúng tế thần linh. Ngài cũng lên án những thú vui săn bắn của vua chúa. Và lẽ tất nhiên, Ngài phản đối mọi hình thức chiến tranh bạo động. Ngài chủ xướng tư tưởng từ bi bất bạo động. Ngài dạy, hận thù không thể diệt được bằng hận thù. Chỉ có lòng từ bi mới hoá giải được hận thùNếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi mở được những nỗi oan ức và những khổ đau của con người.. 

Có lần, Ðức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Ðộc về công đức của sự cúng dường. Ngài nói “cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây một tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học. Có công đức lớn hơn xây dựng tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng. Có công đức hơn thọ tam quy là giữ năm giới. Có công đức hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm từ bi, dù chỉ là trong giây phút. Nhưng có công đức hơn tất cả là quan sát sâu sắc đạo lý vô thường của sự vật". (Tăng Chi IV trg 264 - 265)
 
Trong đoạn kinh văn trên, chúng ta thấy rất rõ là Ðức Thế Tôn vô cùng chú trọng đến việc tu tập tâm từ bi. Công đức giữ tâm niệm từ bi còn lớn hơn cả việc xây tu viện cho Tăng chúng, lớn hơn cả việc cúng dường cho Đức PhậtTăng chúng. Nếu hành trì như kinh Từ bi chỉ dạy, nếu suốt đời khi đi đứng nằm ngồi giữ một niệm từ bi, thương xót đến mọi người, mọi loài chúng sinh, thì công đức sẽ vô cùng lớn lao, khó có thể nghĩ bàn. Mà tâm từ bi, ở mức cơ bản chính là tư tưởng và hành động trân quý sự sống, bảo vệ sự sống và không tàn hại sự sống. Ai cũng muốn sống và muốn được bảo vệ sự sống ấy. Ngay cả cỏ cây, sông nước, bầu không khí cũng cần phải được săn sócbảo vệ, vì tất cả đều có sự sống hay đều có sự liên hệ hỗ tương với nhau. Bảo vệ môi trường sống, cũng tức là bảo vệ sự sống.

Thật vậy, lòng từ bi bình đẳng của Đức Phật luôn lan tỏa đến cho muôn loài, đến tất cả mọi dạng sống trên trái đất, dù lớn hay nhỏ, ở gần hay ở xa, mắt thấy được hay không thấy được, đã sinh hay sắp sinh, như Ngài đã nói trong Kinh Từ Bi thuộc Kinh tạng Pali: 

Nguyện cho mọi người và mọi loài đươc sống trong an toànhạnh phúc, tâm tư hiền hậuthảnh thơi

Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh. 

Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn.”

Tâm từ bi của Ngài vô cùng bao la rộng lớn, Ngài đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt thân sơ, thù bạn, từ vua chúa, vương phi đến người gánh phân, trẻ mục đồng. Ngay cả kẻ sát nhân Anguilimala hay kỹ nữ Ambapali cũng được Ngài giáo hóathành tựu công hạnh như các đại đệ tử của Ngài. 

Câu chuyện về kẻ sát nhân Angulimala trong kinh điển Pali đã minh họa một cách hùng hồn cho tâm từ bi vô lượng của Đức Phật đã chuyển hoá được tâm của một tên sát nhân hung bạo như thế nào và cũng cho thấy sức mạnh của lòng từ bi của Angulimala do tu tập về sau, bao giờ cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào mà y đã tạo tác. 

Angulimala là một kẻ sát nhân khét tiếng. Tên của ông được lấy từ sự kiện ông đeo trên cổ một xâu chuỗi kết bằng những ngón trỏ tay phải của các nạn nhân mà ông đã giết hại (Anguli có nghĩa là ngón tay và mala là xâu chuỗi). Quân lính của triều đình lùng bắt ông, còn dân chúng thì hoảng sợ không dám ra khỏi nhà. 

Một buổi sáng, đức Thế Tôn vào thành, đang bưng bát đi khất thực thì nghe có tiếng chân chạy phía sau. Ngài biết rằng Angulimala đang đuổi theo, nhưng vẫn bình thản bước đều. Angulimala lớn tiếng gọi: “Ông khất sĩ kia, đứng lại!” Thế Tôn vẫn tiếp tục đi, không mau hơn, không chậm hơn. Phong độ của Ngài rất an nhiên tự tại. Thấy vậy, Angulimala lớn tiếng hơn: “Đứng lại! ông khất sĩ kia, đứng lại! “ Đức Thế Tôn thản nhiên tiếp tục bước đi, vẻ tự tại vô úy. Angulimala chạy mau hơn chỉ trong khoảnh khắc đã đuổi kịp và la lên: “Tôi bảo ông dừng lại, tại sao không dừng?” Thế Tôn vẫn bước đi, nói với giọng bình thản: “Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại.” Angulimala không thể hiểu được ý nghĩa của những lời này. Vì thế y lại hỏi: "Này khất sĩ, tại sao ông nói rằng ông đã dừng lại còn tôi vẫn chưa dừng?" Đức Phật đáp: "Ta nói rằng ta đã dừng lại vì ta đã từ bỏ việc giết hại chúng sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và ta đã an trú vào lòng từ đối với muôn loài, lòng kham nhẫntrí tuệ do tư duy quán sát. Song ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại và đối xử tàn bạo với người khác cũng như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do đó, người vẫn là người chưa dừng lại". Thái độ điềm đạm và câu trả lời của Phật đã làm cho Angulimala kinh ngạcđột nhiên buông dao hối hận. Phật liền làm lễ thế phát cho Angilimala trở thành một tu sĩ ngay tại chỗ. Từ đó về sau, Angulimala (pháp danh mới là Ahimsaka) đã tu tập rất tinh tấn, trở thành một trong những đệ tử lớn của Phật và đạt được giác ngộ sau đó. 

Trong xã hội Bà La Môn, sự phân chia giai cấp được mô tảvô cùng khắc nghiệt, giai cấp hạ lưu chỉ đụng tay vào giai cấp thượng lưu cũng đủ để bị tội chặt tay, thì một quan điểm bình đẳng rốt ráo, bình đẳng không chỉ giữa người với người, mà trên bình diện chúng sinh như thế của nhà Phật, phải nói là đức Phật đã làm một cuộc đại cách mạng. Ngay đến thế kỷ thứ hai mươi mốt này, tại nhiều quốc gia trên thế giới, người ta vẫn còn đang phải chật vật tranh đấu để giành quyền bình đẳng giữa nam nữ, giữa các mầu da, vân vân, thì đức Phật, cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm, đã tuyên bố: "Không có sự khác biệt giữa những giọt nước mắt cùng mặn và những giọt máu cùng đỏ", cao thượng thay lời nói của bậc Đại Giác! 

Suốt quãng đường dài hơn hai ngàn năm trăm năm của Phật giáo, không giọt máu nào đổ xuống vì sự truyền bá Phật pháp. Ðức Phật mãi là nhà truyền giaó đầu tiên và vĩ đại nhất đã từng sống trên thế gian này. Những tư tưởng từ bi bình đẳng của Ngài đã tuôn chảy như những dòng suối ngọt ngào lan tỏa đi khắp nơi, khắp chốn, mang hoà bình an lạc đến với chúng sinh. Có lẽ Ngài cũng là vị Giáo Chủ đầu tiên đã ra tận chiến trường để tìm cách ngăn chận chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự xung đột giữa bộ tộc Sakya và bộ tộc Koliya khi hai bên đang sửa soạn tấn công vì tranh chấp nước sông Rohini. Ngài cũng đã thuyết phục vua Ajatasanu bỏ ý định tấn công vương quốc của bộ tộc Vaiji. 

Hơn hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua, dù cho mọi sự vật đều đổi thay, biển xanh biến thành ruộng dâu, nhưng suối nguồn từ bi bình đẳng từ cội Vô ưu vẫn tuôn chảy đến ngày nay, vẫn ngày đêm lan tỏa để thức tỉnh, giác ngộ cho nhân loại đang chìm đắm trong khổ đau, thù hận và vô minh

Tâm Diệu 
Đại lễ Vesak LHQ 2008

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12223)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13529)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12618)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12963)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16292)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11733)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 13397)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11707)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11205)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11930)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10244)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29239)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11955)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11938)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10950)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 11363)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 11476)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15918)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12605)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13218)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 12342)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 15136)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15069)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13034)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 12298)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 11857)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 11656)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 11431)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30416)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 19996)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 28360)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 65745)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 18761)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 11270)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 22663)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 15257)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 16218)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 15593)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant