Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 18: Thành quả tùy hỷ

20 Tháng Năm 201100:00(Xem: 9851)
Phẩm 18: Thành quả tùy hỷ

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN – Thích Trí Quang dịch

Cuốn 6

Ngưỡng bạch Phật Pháp Tăng vô tận tam bảo từ bi chứng minh. Đệ tử chúng con nguyện vì bản thân, vì cha mẹ bà con, vì người thân kẻ thù, vì mọi người và vì chúng sinh, trì tụng kinh đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa.

Mở đầu tụng kinh Pháp Hoa, chúng con xin kính lạy:

Kính lạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy tất cả Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp Hoa. Kính lạy đức Đa Bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp Hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di Lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp Hoatiếp dẫn những người hành trì Pháp Hoa vãng sinh Đâu suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy bồ tát Văn Thù, vị pháp sư Pháp Hoa. Kính lạy bồ tát Phổ Hiền, vị khuyến phát Pháp Hoa. Kính lạy bồ tát Quan Âm, vị đại sĩ toàn diện. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

___________

 Phẩm 18: Thành quả tùy hỷ

Lúc ấy đức Di Lạc lại thưa, bạch đức Thế Tôn, thiện nam hay thiện nữ nào nghe kinh Pháp Hoa mà biết tùy hỷ, thì được bao nhiêu phước đức? Ngài lặp lại bằng lời chỉnh cú sau đây.

(1) Sau khi Thế Tôn

nhập niết bàn rồi,

nếu có người nào

nghe kinh Pháp Hoa

mà biết tùy hỷ

thì phước được mấy?

Đức Thế Tôn bảo đức Di Lạc, sau khi Như Lai nhập diệt, tỷ kheo, tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, và những người có trí khác, hoặc lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi, nghe kinh Pháp Hoatùy hỷ, rồi ra khỏi cuộc họp diễn giảng kinh ấy, đi đến chỗ khác như tăng xá, rừng núi, thành thị, hẻm hóc, làng xóm hay cố hương, y như những điều mình được nghe và tùy sức mình mà nói lại cho cha mẹ, họ hàng, bạn tốt hay người quen. Những người này nghe rồi cũng tùy hỷ và đi nói chuyền lại cho những người khác. Những người khác nghe rồi cũng tùy hỷ, cũng nói chuyền. Triển chuyển như vậy cho đến lớp thứ năm mươi. Di Lạc, công đức tùy hỷ của thiện nam hay thiện nữ lớp thứ năm mươi này, nay Như Lai nói đến, đại sĩ hãy khéo nghe.

Sáu loại chúng sinh trong hàng ức thế giới hệ, được sinh bằng bốn cách sinh là sinh ra từ trứng, từ dạ con, từ độ ẩm thích hợp, từ sự biến hình, lại có hay không hình thể, có hay không tư tưởng, không phải có hay không tư tưởng, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân... Tất cả các bộ thuộc về loại chúng sinh như vậy, có người cầu phước nên họ muốn gì về những thứ vui thú cũng cấp cho cả. Mỗi một chúng sinh được cấp cho những thứ ấy nhiều như sắp đầy cả đại lục Diêm phù, đại loại như bảy thứ quí báu là bạc, vàng, lưu ly, xa cừ, mã não, san hôhổ phách, như voi ngựa xe thuyền, như cung điện lầu đài được tạo thành bằng bảy thứ quí báu... Vị đại thí chủ bố thí như vậy trọn tám mươi năm, rồi nghĩ rằng ta đã cho chúng sinh những thứ vui thú theo ý họ muốn, nhưng nay họ đã già yếu, tuổi quá tám mươi, tóc trắng mặt nhăn, sắp chết đến nơi. Ta nên đem pháp hóa của Phật mà chỉ bảo dẫn dắt. Nghĩ vậy nên vị đại thí chủ tức thì chiêu tập họ lại, quảng bá pháp hóa bằng cách trình bày, thuyết phục, khuyến khích, tán thưởng cho họ. Làm cho họ trong một thì gian ai cũng đạt được các đạo quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàmA la hán, sạch hết mọi sự phiền não ở trong ba cõi, tự tại đối với thiền định sâu xa, đầy đủ đối với tám sự giải thoát. Di Lạc, ý đại sĩ nghĩ thế nào, công đức của vị đại thí chủ ấy đạt được có nhiều không? Đức Di Lạc thưa, bạch đức Thế Tôn, công đức vị ấy rất nhiều, vô số lượng, vô giới hạn. Vị ấy chỉ cho chúng sinh những thứ vui thú, công đức cũng đã vô cùng, huống chi còn làm cho họ đạt được cho đến đạo quả A la hán.

Đức Thế Tôn bảo, Di Lạc, Như Lai nay nói rõ ràng cho đại sĩ biết, vị đại thí chủ đem những thứ vui thú cho sáu loại chúng sinh trong hàng ức thế giới hệ, lại làm cho số chúng sinh ấy đạt được cho đến đạo quả A la hán, nhưng công đức được có vẫn không bằng công đức của người thuộc lớp thứ năm mươi chỉ nghe Pháp Hoa qua một bài chỉnh cú của kinh ấy mà sinh tâm tùy hỷ. Trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn ức phần của công đức tùy hỷ ấy, công đức bố thí trên không bằng được một phần, cho đến toán số thí dụ cũng không thể xác định. Di Lạc, công đức của người thuộc lớp thứ năm mươi chỉ tùy hỷ khi nghe chuyền Pháp Hoa mà còn vô số lượng vô giới hạn như vậy, huống chi người đầu tiên, ngay nơi cuộc họp diễn giảng Pháp Hoa mà được nghe và tùy hỷ đối với kinh ấy. Phước của người này còn hơn đến vô số con số vô số, không thể đối chiếu được nữa.

Di Lạc, nếu người nào vì Pháp Hoa nên đi đến tăng xá, ngồi hay đứng mà nghe và tiếp nhận, thì dẫu chỉ được chốc lát, công đức này vẫn làm cho người ấy, khi chuyển thân đời này sinh thân đời sau, sinh ra ở đâu cũng được đi bằng xe voi xe ngựa loại thượng hạng, bằng xe liễn xe dư loại vàng ngọc, bằng cung điện chư thiên. Nếu người nào đang ngồi nơi chỗ diễn giảng Pháp Hoa, có ai đến nữa, người ấy mời bảo ngồi nghe, hoặc chia chỗ của mình cho họ ngồi, thì công đức người ấy, khi chuyển thân đời này sinh thân đời sau, sẽ ngồi chỗ Đế Thích ngồi, chỗ Phạn Vương ngồi, chỗ Luân Vương ngồi.

Di Lạc, nếu người nào nói cho người khác biết, rằng có bản kinh tên Pháp Hoa, nên đi nghe với tôi. Người này nhận lời, và đến nỗi chỉ nghe được chốc lát, công đức người ấy, khi chuyển thân đời này sinh thân đời sau, sẽ được sinh cùng chỗ với vị bồ tát đã thành tựu các pháp tổng trì, được lợi căn, trí tuệ, được trăm ngàn vạn đời không bao giờ câm ngọng; hơi miệng không hôi thối; lưỡi không khi nào bị bịnh; miệng cũng không bị bịnh; răng không dơ, không đen, không vàng, không thưa, không mẻ, không rụng, không lệch, không cong; môi không xệ xuống, không rút vào, không thô nhám, không ghẻ lở, không sứt hỏng, không méo vẹo, không dày, không lớn, không thâm, không đen, không có gì đáng ghét; mũi không xẹp, không hóp, không cong, không gãy; mặt thì sắc không đen, hình không hóp lại, dài ra, không lõm xuống, cong gãy, không có hết thảy cái vẻ không thể ưa thích. Trái lại, môi, lưỡi, răng hàm, răng, tất cả đều chỉnh, đẹp; mũi thì dài, lớn, cao, thẳng; mặt và dáng mặt thật hoàn hảo; mày cao mà dài; trán rộng, bằng phẳng, ngay ngắn; nói tóm, tướng tốt loài người, người ấy có đủ tất cả. Đời đời, người ấy sinh ra ở đâu cũng thấy Phật, nghe Pháp, tin tưởngtiếp nhận giáo huấn. Di Lạc, đại sĩ hãy quan sát điều ấy: khuyến khích một người cho họ đi nghe giảng Pháp Hoa mà thành quả còn như vậy, huống chi chính mình chuyên chú mà nghe giảng, mà đọc tụng, mà phân tích nói lại cho mọi người ở giữa những cuộc họp đông đảo, mà tu hành như lời kinh dạy.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(2) Từ chỗ giảng pháp,

ai nghe Pháp Hoa,

dầu chỉ nghe được

một bài chỉnh cú,

nhưng biết tùy hỷ

và nói cho người;

nói chuyền cho đến

lớp thứ năm mươi,

người trong lớp này

được phước thế nào,

nay đây Như Lai

phân tích phước ấy.

(3) Như đại thí chủ

cho vô số người

đến tám mươi năm

những gì họ muốn.

(4) Khi thấy họ già

tóc bạc mặt nhăn,

răng rụng người khô,

nghĩ họ sắp chết,

ta phải chỉ dạy

cho được đạo quả.

(5) Liền tìm cách nói

mà nói niết bàn,

rằng đời toàn là

không phải chắc thật,

khác nào bọt nước,

bóng nước, sóng nắng,

các người phải gấp

nhàm chán thoát ly.

(6) Mọi người nghe được

pháp hóa như vậy,

đều thành La hán

đủ sáu thần thông

và ba minh trí

với tám giải thoát.

(7) Nhưng người sau hết

thuộc lớp năm mươi,

dầu chỉ nghe được

một bài chỉnh cú

của kinh Pháp Hoa

mà lòng tùy hỷ,

phước được vẫn hơn

đại thí chủ trên,

đến nỗi không thể

đối chiếu ví dụ.

(8) Nghe chuyền xa thế

phước còn vô lượng,

huống người đầu tiên

từ chỗ giảng pháp

nghe kinh Pháp Hoa

mà lòng tùy hỷ.

(9) Nếu ai khuyên được

dầu chỉ một người,

dẫn họ đi đến

nghe kinh Pháp Hoa,

bằng cách bảo họ

Pháp Hoa tuyệt diệu,

ngàn vạn thời kỳ

cũng khó gặp được.

(10) Người này theo lời

đi đến mà nghe,

thì dẫu đến nỗi

chỉ nghe chốc lát,

kết quả phước đức

của người khuyên ấy

nay đây Như Lai

phân tích nói đến.

(11-Người ấy đời đời

13) miệng không bị bịnh;

răng không bao giờ

thưa, vàng hay đen;

môi thì không dày,

không rút, không sứt,

không hình dáng nào

có thể ác cảm;

lưỡi cũng không khô,

không đen, không ngắn;

mũi đã cao, lớn,

mà lại dài, thẳng;

còn trán thì rộng,

bằng phẳng, ngay ngắn;

đến mặt và mắt

thì đủ mọi vẻ

đẹp đẽ, trang nghiêm,

ai cũng thích nhìn;

hơi miệng thường xuyên

không mùi hôi thối,

mà hơi hoa sen

thường phát từ đó.

(14) Nếu ai cố tâm

đi đến tăng xá,

muốn nghe cho được

Diệu Pháp Liên Hoa,

dầu nghe chốc lát

mà lòng hoan hỷ,

nay đây Như Lai

nói phước người ấy.

(15-Người ấy đời sau

16) sinh trong trời người

được đi xe voi

xe ngựa hảo hạng,

xe liễn xe dư

trang trí vàng ngọc,

lại được đi bằng

cung điện chư thiên.

(17) Tại chỗ diễn giảng

Diệu Pháp Liên Hoa,

ai biết khuyên mời

người khác ngồi nghe,

thì cái phước này

làm cho người ấy

sẽ được chỗ ngồi

của các ngôi vị

Đế Thích, Phạn Vương,

cùng với Luân Vương.

Huống chi những người

tự mình chuyên tâm

mà nghe diễn giảng

Diệu Pháp Liên Hoa,

nghe rồi giảng lại

nghĩa lý kinh ấy,

lại còn tu hành

như kinh ấy dạy;

phước này không ai

biết được giới hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24023)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16109)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17326)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13949)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14074)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15135)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20323)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18318)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17449)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12745)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64736)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22888)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23419)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22391)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19229)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19167)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17255)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13125)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13307)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19342)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12473)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14755)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13188)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13184)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 12023)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11820)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12712)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11778)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11732)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10408)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11544)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9633)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9645)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 9967)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10138)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10090)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10036)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9639)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15471)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9829)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13659)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9828)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9686)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18306)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12040)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9565)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9678)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8698)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8904)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8406)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12327)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13311)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8817)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9430)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11931)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9215)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9069)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9653)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 9065)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9085)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant