Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nợ một lời ca dao

27 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9621)
Nợ một lời ca dao


  Kính dâng hương hồn mẹ Năm

Chiếc xe hơi đời mới, bóng loáng êm ái dừng lại trước đôi trụ cổng vôi màu vàng ố chen lẫn từng mảng rêu đen. Hồng bước ra khỏi xe, đưa tay lấy cặp kính mát khỏi mắt. Trông nàng còn trẻ, khoảng ba mươi, thật sang trọng trong chiếc áo bông vàng và chiếc váy đen. Vài người đàn bà và mấy đứa con nít trong cái xóm quê nghèo tò mò đứng từ xa nhìn lại.

Dường như chẳng để ý đến những gì chung quanh, Hồng đứng yên lặng hồi lâu nhìn sâu vào bên trong cổng rồi thong thả bước vào theo lối đi đất cứng chen sỏi, dọc hai bên là hai hàng cau cao vút đang mùa trổ hoa, và hai mảng vườn rau chạy dài đến hàng giậu giáp nhà hàng xóm. Nàng đi thật chậm như muốn thưởng thức cái không khí trong lành thoang thoảng hương cau của một vùng quê yên tĩnh trong cơn gió hạ chiều.

Cuối lối đi là một khoảng sân rộng. Hồng tần ngần đứng lại. Bên kia khoảng sân là ngôi nhà tranh, vách tường vôi cũ, im lìm nằm trong sự che chở trong bóng mát của tán cây vú sữa bên hiên. Nàng lẩm bẩm:

- Vẫn như xưa, chỉ có cây cối là lớn hơn trước.

Dinh huu 2.jpg

Một người phụ nữ từ trong cửa nhà bếp, quần xăn quá gối, tay bưng rổ rau bước ra, chợt thấy nàng, khựng lại dò xét. Hai người nhìn nhau. Sau một khoảng im lặng cần thiết, người phụ nữ rụt rè lên tiếng:

- Dạ xin lỗi, cô... muốn hỏi ai?

Hồng không trả lời. Nàng cố moi trong trí óc những hình ảnh thương yêu trong quá khứ để đoán người đứng trước mặt mình là ai.

- Dạ,... chị hỏi ai?

Tiếng người phụ nữ lặp lại câu hỏi như có ma lực đánh thức ký ức của nàng trỗi dậy dưới lớp bụi mù thời gian. Nàng hồi hộp:

- Mận? Có phải Mận không?

- Dạ phải, tôi là...

Không kịp để người phụ nữ trả lời hết câu, Hồng bước vội lên ôm chầm lấy. Rồi như không đè nén nổi bao cảm xúc từ lúc bước xuống xe đến giờ, Hồng oà lên khóc, nói trong tiếng thổn thức:

- Mận ơi, là em đây rồi. Chị không thể quên được cái nốt ruồi dưới cằm của em. Chị là Hồng đây, chị Hồng của em đây!

Người phụ nữ thảng thốt, đánh rơi rổ rau. Có lẽ quá bất ngờ không làm cô phản ứng kịp. Nhưng chỉ sau một khoảnh khắc ngắn ngủi, từ lồng ngực của người phụ nữ tiếng khóc cũng oà vỡ theo:

- Là chị Hồng sao? Ơi, chị Hồng, chị Hai..

Họ như hai khối nam châm dán chặt vào nhau trong tiếng nấc kéo dài. Gió chiều như hòa cùng niềm vui, kéo cành vú sữa bên hiên nhà cúi sát xuống hai người để chứng kiến rõ hơn cái phút giây tái ngộ đầy cảm xúc của hai chị em...

- Ba đâu em? Tiếng Hồng hỏi mau qua nước mắt - Còn cu Bí, dì... dì Năm?

- Dạ, ba bệnh nằm trong nhà, chị vào mau, chị về ba mừng lắm chị Hai ơi!

*
Trong cái không gian tĩnh lặng, nhạt nhòa nắng chiều của ngôi nhà cũ đưa Hồng trở về lại những ngày tháng xa xưa...

Khi Hồng lên sáu, em Mận lên ba thì mẹ mất. Năm năm sau anh Tư tục huyền cùng chị Năm, một thôn nữ cùng làng. Anh bảo hai đứa gọi chị bằng mẹ. Hai năm sau đó chị Năm sinh cu Bí. Hồi ấy chiến tranh đã bắt đầu khốc liệt. Làng quê nhỏ bé của Hồng trở thành vùng xôi đậu, không mấy an ninh nên anh Tư phải lên phố làm ăn, vài ba tháng mới về thăm gia đình một lần.

Tháng ngày lặng lẽ trôi qua, chị Năm một mình quần quật ở quê, khi tiếng chuông chùa làng vừa điểm công phu sáng, chị đã một mình thức dậy, nấu cám cho heo ăn, cắt rau cải, bí bầu, ngày hai buổi gánh ra chợ huyện cách nhà hơn năm cây số để bán lấy tiền. Việc buôn bán của chị không nhất định.

Vào ngày hè nóng bức, chị nấu chè đá, chị cũng buôn cau, hay bòn bon theo mùa từ vùng núi xuôi theo dòng Thu Bồn về phố. Hồng, Mận đi học trường làng, khác buổi nên thay nhau ở nhà trông em Bí, nấu cơm chờ mẹ.

Buổi chiều tan chợ, chị Năm bao giờ cũng mua cho hai đứa một vài chiếc bánh vòng, bánh tai heo, kẹo ngọt hay vài món đồ chơi thủ công. Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.

Cho đến một ngày...

Năm ấy Hồng lên mười lăm tuổi, mải ham chơi, nó không những để nồi cơm cháy khét, mà còn quên trông em, để cu Bí té từ trên giường xuống đất, lăn vào hàng giậu tre. Chiều ấy ở chợ về thấy mặt mày cu Bí bầm tím, và tay chân bị gai tre cào xước nhiều nơi, chị Năm hoảng hốt. Trong lúc tức giận, chị rút vội chiếc nẹp tre quất vào mông Hồng mấy cái, la lớn:

- Tại sao con ham chơi mà bỏ em té thế này? Còn cái tội hai ngày vừa rồi trốn học đi chơi, cô giáo gặp mẹ ở chợ nói mới biết. Học hành gì kiểu đó, lớn lên chỉ đi ăn xin thôi.
Vất chiếc roi vào góc nhà, chị bồng dỗ cu Bí đang bị đau khóc. Hồng nín thinh chịu đựng. Chợt nhìn ra ngoài cổng, nó thấy bà Chín bán bánh bèo ở hàng xóm đang vẫy tay gọi. Nó len lén chạy ra cổng qua nhà bà.

Kéo quần Hồng xuống, bà Chín xuýt xoa:

- Trời ơi, ác chi lắm rứa. Đánh con người ta, lằn ngang lằn dọc thế này. Con không mẹ khổ ơi là khổ. Ông bà mình nói có sai đâu: Mấy đời bánh đúc có xương / Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng. Đã vậy còn mắng nhiếc lớn lên đi ăn mày, ác mồm, ác miệng quá! Mới tí tuổi đầu đã khổ thân rồi. Để bác thoa dầu cho, nhìn thế này mà ai chịu nổi. Tội nghiệp cho con không mẹ!

Giọng bà nghe ai oán, từng lời như từng mũi kim nhọn đâm vào trái tim non nớt của Hồng. Cái ý niệm mẹ ghẻ con chồng lâu nay chưa từng hiện hữu trong đầu óc thơ ngây của nó, hôm nay được bà Chín khơi lên như gieo hạt mầm đúng vào thời vụ. Hồng bặm môi, cái đau vì mấy lằn roi không nhiều, nhưng tình cảm của nó đã bị tổn thương. Hình ảnh mẹ Năm đã không còn như xưa trong cái tâm bắt đầu đầy sóng gió của nó mà bà Chín cố tình khơi động vì chút hiềm khích cá nhân gì đó. Đêm ấy nó nằm thao thức mãi, nhớ lại từng lời bà Chín nói. Nó thấy tủi thân. Nó là đứa con không mẹ.

Trưa hôm sau, khi chị Năm vừa ở chợ về bước vô nhà, Hồng đang ru thằng cu Bí ngủ, cố tình hát lớn:

 - Ầu ơ... mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ... ầu... ơ... mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng... à...

Chị Năm như đứng khựng lại. Nó liếc lên nhìn và nghe hả dạ khi thấy mặt mẹ tái dần.

Tiếng chị lắp bắp, đứt quãng:

- Hồng, ai... ai dạy con... hát thế?

Quắc mắt nhìn lên, nhớ lời bà Chín, như lửa đổ thêm dầu, nó gằn giọng:

- Bà không phải là mẹ tôi, bà là dì ghẻ của tôi, dì ghẻ, dì ghẻ!

Nó thả tao nôi, đi thẳng ra ngoài, mặc cho tiếng chị Năm gọi theo:

- Hồng, con đi đâu? Vô nhà mẹ bảo...

Từ đó nó trở nên lầm lì, không nói dù chị Năm đã nhỏ nhẹ dỗ dành, khuyên giải cho nó hiểu tình cảm của chị đối với hai chị em nó.

Vài hôm sau, thừa lúc chị Năm còn ở ngoài chợ, lấy mấy bộ quần áo cũ, rồi cầm một ít tiền xe và mảnh giấy bà Chín đưa, có ghi địa chỉ con gái bà đang sống ở Sài Gòn, cần người giúp việc, Hồng đã đón xe bỏ nhà ra đi với quyết tâm “trả thù mẹ ghẻ”. Nó phải giàu, thật giàu chứ không thể là ăn mày được như lời bà Chín nhỏ to với nó mấy ngày qua...

 *

Tiếng Mận kéo Hồng về thực tại:

- Mới đó mà đã mười lăm năm. Mau thật. Cu Bí đã mười bảy rồi, nó đang học lớp mười một trên huyện. Đi học nó tên Lộc, để em nhắn nó về. Gặp chị chắc nó chẳng biết là ai.
Rồi giọng Mận bỗng nghe xa xăm:

- Nhớ lại hôm chị bỏ đi, mẹ về chờ đến tối, không thấy chị về ăn cơm, hốt hoảng đi tìm, hỏi ai cũng không biết, kể cả bà Chín. Mẹ thật tâm cũng có nghi ngờ bà Chín vì trước đó bà đã mấy lần nói mẹ cho chị lên Sài Gòn giúp việc cho con gái bà ấy, nhưng mẹ luôn từ chối. Đêm ấy mẹ không ngủ được. Sáng sớm mai, mẹ gởi em và thằng Bí cho cô Hai bên xóm, đi khắp nơi tìm chị. Tối mẹ về, hai mắt sưng híp. Suốt ngày và đêm đó mẹ khóc mãi.

Trời chưa sáng mẹ đã dặn em trông thằng Bí để lên thành phố tìm ba báo tin, nhưng chưa kịp đi thì súng nổ khắp nơi. Mọi người ùn ùn bỏ làng chạy hết. Mẹ hoảng hốt, gói vội ít đồ, tay bồng cu Bí, tay dắt em cùng chạy theo dòng người tránh bom đạn. May mắn vừa ra khỏi làng thì gặp ba chạy về. Lúc ấy chẳng còn hy vọng chi tìm được chị nữa. Chị ở đâu?

Hồng bồi hồi nhớ lại:

- Sáng hôm sau chị lên đến Sài Gòn thì thấy người ta chạy hỗn loạn. Chị chẳng biết làm sao, sợ quá, hối hận muốn về nhưng làm sao về được, nên vừa khóc vừa theo người ta mà chạy dù chẳng biết chạy đi đâu. Cuối cùng họ tranh nhau lên một chiếc tàu to, chị cũng bị dòng người đẩy lên. Tàu lênh đênh ngoài biển nhiều ngày rồi được đưa qua Úc ở trong một trại tị nạn. Vài tuần sau, chị được một gia đình nhận làm con, nuôi ăn học cho đến khi chị tốt nghiệp và ra làm ăn.

Tiếng Mận chậm rãi :

- Khi tình hình yên rồi, ba mẹ đã cố gắng suốt mấy năm liền đi tìm chị, nhưng bặt vô âm tín, không biết chị còn sống hay đã chết. Mẹ nhớ chị, mỗi lần nhắc đến là khóc. Mẹ hối hận vì lỡ nóng giận đánh chị mấy roi. Mẹ tự trách mình. Năm ngoái mẹ bệnh nặng, không qua khỏi. Đến khi sắp mất, mẹ cầm tay em, khóc dặn nếu sau này chị còn sống trở về thì nói dùm mẹ, chị hãy, chị hãy... tha... tha thứ... cho...

Mận mím chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt.

Ông Tư nãy giờ im lặng, đưa tay quệt dòng nước mắt, từ từ lên tiếng:

- Hồi ấy con còn nhỏ dại nên chưa hiểu được lòng mẹ Năm. Nhớ lại năm con lên mười ba tuổi, bị xe tông trên đường đi học về, bất tỉnh. Ba và mẹ Năm phải cáng con chạy bộ hơn bảy cây số để đưa con xuống cấp cứu bệnh viện huyện. Con bị mất nhiều máu, phải truyền gấp, mà bệnh viện không còn máu cùng nhóm với con. May là sau khi thử, mẹ Năm có cùng nhóm máu. Dù mới sanh thằng Bí dậy, mẹ cũng đã yêu cầu lấy đủ máu để cứu con. Lo lắng, mệt mỏi vì chăm sóc con ở bệnh viện, sau khi con khỏe về nhà thì mẹ Năm đã ngả bệnh cả tháng trời... Chắc con còn nhớ!

Như có một sức mạnh vô hình nào, Hồng bàng hoàng bước vội đến bàn thờ và quỳ xuống. Nhìn bức ảnh mẹ Năm nhạt nhòa qua làn nước mắt, Hồng nức nở:

- Mẹ ơi, con có tội với mẹ. Ơn đức mẹ vô cùng. Mẹ tha thứ cho con. Con nợ mẹ một lời ca dao, một lời ca dao, mẹ ơi! Dù giàu có bao nhiêu, suốt đời này con cũng không làm sao trả nổi!

Truyện ngắn của Doãn Lê
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23985)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16089)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17298)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13941)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14053)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15114)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20310)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18301)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17426)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12730)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64724)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22876)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23411)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22381)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19220)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19150)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17240)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13118)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13297)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19320)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12468)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14747)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13174)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13179)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 12013)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11809)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12701)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11772)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11721)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10407)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11538)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9637)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 9945)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10125)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10080)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10025)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9628)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15458)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9826)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13644)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9823)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9677)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18293)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12031)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9545)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9673)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8684)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8898)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8392)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12314)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13303)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8812)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9427)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11922)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9208)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9062)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9642)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 9061)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9074)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
(Xem: 33204)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant