Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quá khứ mà chi!

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8639)
Quá khứ mà chi!

QUÁ KHỨ MÀ CHI! 

Chân Hiền Tâm 

Hồi chưa tới chùa, tôi gặp sư Hưng. Sư tu Nam Tông. Thương con cứng đầu này lắm. Cứ dạy: “Con phải quán người nam như cha, người nữ như mẹ”. Chắc trừ ái dục và sinh lòng từ. Nhưng quán cách mấy nam vẫn là nam, nữ vẫn là nữ. Thương ghét vẫn cứ rõ ràng. Mọi thứ ù lỳ như cũ. Như nước đem đổ đầu vịt, trôi tuốt tuồn tuột. 

Một lần có chuyện. Trong chuyện, người nam người nữ nhỏ tuổi hơn mình. Bỗng nghĩ chúng như con gái của mình. Mọi thứ xả hết, lòng từ chan hòa. Trò này coi bộ xài được. Từ đó, hở cái là quán “hắn” như con trai con gái của mình. Mọi thứ êm xuôi. Mới thấy mình thương cha mẹ không bằng cha mẹ thương con. Thành cha mẹ còn, gắng thương cho tròn. Cái gì thấy ngon mà không hại vật hại người thì cho ăn đi. Ðừng đợi chết rồi làm cỗ cho lớn. Ăn uống chi được mà cúng cho lớn. Mọi thứ thịnh soạn mà ăn không được, thêm buồn!

Cha chết tôi không thấy buồn. Thấy bà con khóc, khóc theo cho vui. Không biết có phải vì tuổi 12 quá nhỏ, hay vì khi còn sống cha quá nghiêm khắc, lũ tôi phải ăn đúng giờ ngủ đúng giấc, hết phải học cái này rồi đến học cái khác mà cớ sự ra vậy hay không. Chỉ biết cha chết tôi không hứng khóc. Ðêm đêm nằm canh quan tài, ruột cứ quặn lên từng hồi không có duyên cớ

Mẹ mất, tôi cũng không buồn. Vài giọt nước mắt đồng hành cùng với người thân, nhưng lòng thì vẫn dững dưng. Thiêu bà xong, tôi đi khắp các chùa gởi bì thơ cầu siêu. Kinh nói tụng tám vạn biến chú vãng sanh, cha mẹ được siêu thăng. Tôi cắm đầu cắm cổ tụng cho hết tám vạn biến. Dư chút đỉnh, phòng cho thiếu sót … 

Mọi thứ qua đi bình thản như chưa từng có việc gì xảy ra. Trừ lúc tiếng còi cứu thương đâu đó ngoài phố vọng vào. Ruột lại quặn lên như thời nằm canh ông bô trong chùa. “Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay”. “Trường” này có phải là “dồi trường heo” không nữa? Chắc là nó quá! Cái ruột quặn lên quặn xuống như bị cắt ra từng khúc, nên gọi đoạn trường? Chắc cũng đâu đó

Ăn cái gì ngon, chợt thấy xót xa. Kinh tế gia đình ngày trước khó khăn, mọi thứ đều phải chắt bóp nuôi con, lấy đâu ra tiền mà ăn đồ ngon, đồ bổ. Nghĩ tới, nước mắt muốn trào ...

Nghĩ quanh nghĩ quẩn thêm buồn. Quá khứ đã qua. Người chết đã chết. Hiện tại chỉ còn cái tưởng của mình. Hết nhớ cái này rồi đến cái khác. Nước mắt tuôn rơi cũng do cái tưởng của mình. Xót xa cho lắm cũng từ cái tưởng của mình. Thực tế, mọi sự chấm dứt đã lâu. Hiện tại đều chỉ do tưởng. Nhưng không mấy ai chú ý điều đó. Thành tưởng tự do. Hoài niệm thật nhiều. Thọ, tưởng, hành, thức, Phật nói hư vọng, nhưng nhờ tài năng tơ tưởng của mình, thành có chân rết, lòng thòng rối rắm gỡ mãi không ra. Lấy đó mà sống. Vui buồn theo đó mà đi, có khi tự tử. 

Mẹ nếu còn đó, thấy con xót xa mẹ vui hay buồn? Thường thì chẳng mấy ai vui. Cha mẹ ít khi đòi hỏi con cái phải khổ hay khóc vì mình. Nụ cười của con chính là sức sống của mẹ. Vậy buồn ích chi? Ừ, thật chẳng ích chi khi sống với cái quá khứ không mấy sáng sủa của mình. Thử làm cái gì để mình không buồn mà cha mẹ vui? 

Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm. Một thời tọa thiền hồi hướng một thời tọa thiền. Niệm niệm niệm Phật hồi hướng niệm niệm niệm Phật. Niệm niệm tọa thiền hồi hướng niệm niệm tọa thiền. Ðược chút gì hồi hướng chút đó. Tích lâu thành nhiều. Giống như tạng thức của mình. Cũng nhờ tích lâu mà thành tạng thức. Bây giờ không tích mấy thứ “bậy bạ” nhiễm ôtích công đức trí tuệ thì kho tạng thức biến thành kho tàng Như Lai. Ba cõi khổ nạn liền thành cõi giới Phật Tổ

Một ngọn đèn dầu của người không của, quí gấp vạn lần mấy cây vàng ròng của người muôn của. Thành cứ yên tâm mà tích. Ðừng nghĩ nó ít mà “Thôi cúng chi!” hay “Ðợi đủ duyên rồi tu luôn thể”. Uổng lắm! Trí tuệ công đức tu hành tính trên từng niệm, đợi chi mà đợi. Không nghe Tổ nói “Niệm trước mê là chúng sinh, niệm sau giác là Phật” sao? Ðợi chi mà đợi. Bòn được chút nào hay chút đó. Ðừng hẹn ngày mai. Tu được lúc nào hay lúc đó. Ðừng đợi “đủ duyên”. Chịu tu thì duyên liền đủ. 

Bòn rồi hồi hướng. Hồi hướng không chỉ cha mẹ một đời. Hồi hướng khắp tất cả thời. Hồi hướng không chỉ cho cha mẹ mình. Mà cho tất cả. Mình vui và cha mẹ vui, không chỉ một thời mà tất cả thời. Cúng ít nhưng nhờ cái tâm bao dung rộng lớn mà trở thành nhiều. Hiện tại mà sống. Quá khứ mà chi?

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 775)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa:
(Xem: 943)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 1967)
Trước nhất cha mẹ là những người ân cần nhất đã cho ta thân người Sau đó, đạo sư ân cần nhất trong việc trình bày giáo thiêng liêng.
(Xem: 2063)
Mẹ là cả một trời thương. Mẹ là cả một thiên đường trần gian.
(Xem: 2315)
Tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là câu chuyện về một đại đệ tử của Đức Phật.
(Xem: 2575)
Cũng như mọi năm, Vu Lan là ngày mới hồi sinh của một chuỗi dài dấu ấn tinh thần đã cũ. Các bậc tu hành Phật giáo xuống lại cuộc đời sau mùa An Cư Kiết Hạ.
(Xem: 2529)
Mỗi độ tháng bảy âm lịch về, người con phật laị nao nức chuẩn bị cho mùa hiếu hội.
(Xem: 3017)
Hôm nay ngày mẹ nhớ thương Con quỳ lạy Phật dâng hương nguyện cầu Cầu xin cho mẹ sống lâu Mẹ là tất cả nhiệm mầu thiêng liêng
(Xem: 3297)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, đó cũng chính là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con Phật, từ khắp bốn phương, nhớ tưởng công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 12636)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 5186)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 3698)
Thế là một mùa Vu-lan nữa lại về trên quê hương xứ sở, khi những cánh hoa tâm đang đua nhau nở rộ, lòng người con Phật lại thổn thức một nỗi niềm tri ânbáo ân.
(Xem: 6308)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 3481)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là ...
(Xem: 7072)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5565)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 6235)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 7136)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6511)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 6084)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 8147)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 10178)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 7039)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh.
(Xem: 10465)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10419)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 28323)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7641)
Trái tim của mẹ tuyệt vời Bao dung che chở trọn đời vì con Dù cho sức mẹ hao mòn Tháng năm vất vả lo tròn tình thâm
(Xem: 11630)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 11212)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 11189)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12286)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15474)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10700)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11766)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10690)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 11157)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 10081)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10486)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11494)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 11070)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 13005)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24510)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12676)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10353)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28817)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 9128)
Lễ Vu Lan là nét đặc biệt của Phật giáo Bắc truyền. Nói cách khác, Vu lan được hình thành và phát triển trong hệ tư tưởng Phật giáo Bắc tông.
(Xem: 6577)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 49013)
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
(Xem: 10802)
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu, Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
(Xem: 10028)
Hoài niệm về tấm lòng yêu thương của cha mẹ nhân mùa Vu Lan.
(Xem: 14937)
Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ...
(Xem: 17762)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17688)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 13245)
Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc...
(Xem: 31249)
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục, Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao
(Xem: 25871)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 14038)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
(Xem: 17577)
cho dù nghiệp quả của thời quá khứ có nghiệt ngã cỡ nào, trong thời hiện tại ta cứ việc làm tốt, bảo đảm tương lai của ta sẽ an lạc...
(Xem: 11038)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
(Xem: 10521)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant