Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực chất Vu Lan

11 Tháng Tám 201100:00(Xem: 8414)
Thực chất Vu Lan

THỰC CHẤT VU LAN
Minh Tâm

Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch, các chùa và hội đoàn Phật giáo đều tổ chức lễ Vu Lan rất trang nghiêmlong trọng không kém lễ Phật đản. Các Phật tử đến chùa cúng dường chư Tăng, dự lễ cầu siêu cho hương linh cửu huyền thất tổ và thường được nghe các bài Pháp nói về đạo Hiếu của con cái đối với cha mẹ, cùng những phước lạc về sự cúng dường chư Tăng. Nhưng, thực chất của Vu Lan thì ít khi được nói đến, thành ra bị coi nhẹ, kém quan trọng, người ta chỉ chú ý đến ngọn cành mà quên mất gốc rễ.

Đa số các Phật tử đều biết sự tích ngài Mục Kiền Liên vào địa ngục dâng cơm cứu mẹ nhưng chúng ta đừng quên rằng ngài Mục Kiền Liên, dù đắc thần thông đệ nhất trong các đệ tử Phật cũng không cứu nổi mẹ là bà Thanh Đề đang đọa địa ngục, mà phải nhờ oai lực của chư tăng hiệp lực, chú nguyện, chú tâm rồi mới cảm ứng đến tâm bà Thanh Đề. 

Điều quan trọng nhất là chính bà Thanh Đề phải thức tỉnh, thành tâm sám hối, niệm Phật mới được sinh về cõi trời Hoa Quang. Tóm lại cần ba yếu tố:

 1. - Tự lực của ngài Mục Kiền Liên không đủ mà phải nhờ đến chư Tăng chú nguyện.

 2. - Tha lực của chư Tăng, mạnh mẽ cao siêu sau ba tháng kiết hạ an cư cùng tự lực của ngài Mục Kiền Liên mới cảm ứng, chuyển hóa tâm hồn bà Thanh Đề.

 3. - Chính bà Thanh Đề phải thức tỉnh, chuyển tâm sám hối, niệm Phật mới thoát khỏi địa ngục. Tâm bà có thanh tịnh mới sinh về được cõi trời.

Thực chất Vu Lan chính là sự kết hợp của tự lực với tha lực, từ bi với trí tuệ, tu và học, tri hành đi đôi, đó là điều kiện tất yếu để đi đến giải thoát. Người tu hành cần phát tâm dũng mãnh, tự mình thắp đuốc mà đi, học hỏi giáo lý rồi đem ra thực hành, tự giác, giác tha lần lần mới đủ phước huệ, đó là tự lực. Nhưng tu hành một mình khó tiến bộ, có những chỗ khó hiểu không ai chỉ bảo, có khi thối chí, ngã lòng không ai khuyến khích. Vậy cần thầy hiền bạn tốt, đồng tu đồng học, đồng tâm hiệp lực thì mới cùng nhau tiến bước trên đường giác ngộ hòng giải thoát. Ngoài ra còn có chư Phật, chư Bồ Tát, Thiên Long, Hộ Pháp độ trì cho kẻ tu hành chân chính tránh khỏi các trói buộc trong màn lưới vô minh của thất tình lục dục: đó là tha lực. Tuy nhiên, yếu tố thứ ba mới là quan trọng hơn cả. Đó là sự thức tỉnh của nội tâm, sự nhận định rõ ràng về lẽ vô thường, biến dịch của vạn vật. Lý vô ngã của xác thân và các vọng thức, tham sân si chính là nguồn gốc của sinh tử luân hồi và chỉ có Trung Đạo của Phật dạy mới đưa đến chỗ hết khổ, an vui; thức tỉnh rồi quay đầu lại đã thấy bờ giác, đó chính là điều đức Phật ân cần dạy dỗ các đệ tử. Ba yếu tố: Tự lực, tha lực, và sự thức tỉnh mới là thực chất của lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan không phải chỉ để dành riêng cho việc cầu siêu chư hương linh hoặc cúng dường chư Tăng Ni mà chính là ngày Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng xuất hạ, lễ Tự Tứ, ngày chư Tăng thêm tuổi hạ sau ba tháng tinh tấn tu hành và chuẩn bị lên đường hoằng dương giáo pháp. Chính lễ Tự Tứ để tăng ni tự mình sám hối, nói ra những lỗi lầm của mình nhờ các bạn đồng tu chỉ dẫn để sửa đổi. Chính nhờ sự thanh tịnhtu chứng của chư Tăng đồng tâm hiệp lực chú nguyện nên có Sự kiệnMục Liên Thanh Đề được giải thoát khỏi cảnh giới địa ngục là do tổng hợp của ít nhất là hai yếu tố, yếu tối nội tại và yếu tố ngoại tại. Yếu tố ngoại tại là do sức chú tâm, chú nguyện của chư tăng, sau ba tháng tịnh tâm đã kích thích được tâm của bà. Điều quan trọng là chính tâm của bà phải tự nỗ lực chuyển hoá, việc làm xấu ác của chính mình, phải thức tỉnh, sám hối những điều ác đã gây ra. Nếu bà không tự thức tỉnh thì oai lực của chư Tăng cũng không giải cứu được.
Các oai lực chuyển hoá tâm bà Thanh Đề nói riêng và các Hương linh nói chung, do đó các vong linh ở trong ngục tối mới thức tỉnh, ăn năn sám hối. Vào dịp Vu Lan ngài Mục Kiền Liên, đệ tử hạng nhất của đức Phật mà còn không cứu nổi mẹ, thì oai đức của một vị tăng dù có cao siêu đến đâu cũng khó mà cứu vớt được vong linh. Phải có đủ ba yếu tố: Tự lực, tha lựcthức tỉnh mới có kết quả tốt đẹp. Đức Phật còn dạy trong kinh Vu Lan rằng chư vị tăng ni hưởng của cúng dường phải tinh tấn tu hành, giữ tròn giới đức, khi bưng bát cơm ăn cần nhớ công ơn thí chủ, ăn bát cơm này để có sức khoẻ mà tu, mà học và thực hành rồi thành tâm hồi hướng công đức cho khắp mọi chúng sanh, như thế thì cơm mới tiêu. Sự hỗ tương giữa hai giới xuất giatại gia rất là cần thiết, đáng quí, cả hai cùng là con Phật, một bên lo tinh thần, một bên lo vật chất, thương yêu, kính mến lẫn nhau mà tu hành. Đừng quên rằng ai tu nấy chứng, ai tội nấy mang, chẳng ai tu dùm ai, chẳng ai gánh tội cho ai. Kinh địa tạng nói về vấn đề này rất rõ. 

 Nhân dịp Vu Lan, chúng tôi chí thành cầu nguyện chư vị Tăng Ni theo đúng lời dạy của Phật, nắm vững thực chất Vu Lan để tinh tấn tu hành giữ giới lục hòa, diệt trừ kiêu mạn, xứng đáng là trưởng tử của Như Lai, làm gương sáng cho các Phật tử. Chúng tôi cũng cầu nguyện chư vị Phật tử tại gia sáng suốt phát tâm tự tu, tự học, tự thắp đuốc mà đi để việc tu hành có kết quả tốt đẹp. Chúng con nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát chiếu ánh sáng từ bi, trí tuệ vào địa ngục để các vong linh chóng thức tỉnh, sám hối, quay đầu về nẻo giác, tâm tịnh thì quốc độ tịnh, địa ngục biến thành cõi cực lạc

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33209)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 9907)
Tính nhân văn của ngày lễ hội Vu lan rất sâu xa, rất đậm tình, không những loài người mà cả loài vật, không những loài vật mà luôn cho những người đã khuất.
(Xem: 8433)
Đại Lễ Vu Lan trong ký ức của tôi như nặng đầy thương nhớ, bởi những ai khi mẹ không còn trên cõi đời này nữa, mới thật sự cảm nhận đầy đủ ân tình của ngày báo hiếu Vu Lan.
(Xem: 19210)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 12997)
Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dụcgiới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được. Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái...
(Xem: 9766)
Câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên trong quá khứhiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha.
(Xem: 9934)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
(Xem: 9915)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
(Xem: 20492)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
(Xem: 10314)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
(Xem: 9937)
Bởi vì, em có biết không, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu em viết được chữ Hiếu để cúng dường Mẹ và mười phương chư Phật trong ngày Vu lan, em đã ở rất gần Phật rồi.
(Xem: 10317)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
(Xem: 9916)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
(Xem: 9607)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
(Xem: 8706)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
(Xem: 9270)
Đêm qua, ngồi thiền dưới trăng khuya, hương đêm chợt dấy trong hồn con một cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Đó là cảm xúc khi Thầy vẩy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con...
(Xem: 11066)
Chúng ta thường tự dễ dãi, nhận mình là Phật tử mà ít quan tâm phản quang tự kỷ xem, là con Phật, chúng ta có thực sự tin và nghe lời Phật dạy hay không?
(Xem: 8511)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò...
(Xem: 9784)
Sự yên tĩnh trở nên nhẹ hửng, lững lờ trôi theo dòng sông trong nắng sớm. Chén nước trà ban mai uống đã thôi không vội vàngthong thả từng ngụm...
(Xem: 9168)
Một truyền thống đẹp của mùa Vu Lan, giúp mọi người nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục, ân tổ tiên đất nước, ân Tam Bảo thầy bạn, ân chúng sanh thí chủ.
(Xem: 20402)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19172)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 8707)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
(Xem: 8844)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
(Xem: 12081)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
(Xem: 9582)
Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đứcgiá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
(Xem: 22982)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 8974)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
(Xem: 9247)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
(Xem: 9950)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
(Xem: 9862)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
(Xem: 10582)
Mẹ tôi là niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúchãnh diện vì có một bà mẹ tuyệt vờihiền đức như vậy.
(Xem: 10910)
Tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã hun đúc nên một tình thương rộng lớn không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân sinh mà còn phổ huân khắp tất cả các loài chúng sanh...
(Xem: 12453)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9312)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9165)
Hàng năm, mùa Vu lan là lúc người con Phật học hạnh báo hiếu của chư Phật, làm lành, bố thí, cúng dường, ăn chay, phóng sanh để cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc...
(Xem: 9293)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
(Xem: 10436)
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt...
(Xem: 21975)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22200)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 16585)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
(Xem: 9514)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian.
(Xem: 10142)
Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật...
(Xem: 8372)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
(Xem: 8272)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
(Xem: 9430)
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh.
(Xem: 8827)
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần...
(Xem: 8609)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
(Xem: 12241)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
(Xem: 9119)
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa dự Lễ Vu lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào.
(Xem: 9595)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
(Xem: 8597)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
(Xem: 9427)
Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn...
(Xem: 8595)
Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm.
(Xem: 8339)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
(Xem: 8440)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ...
(Xem: 10159)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn...
(Xem: 9554)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Xem: 9362)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếpâm thanh của một tràng tiếng chân...
(Xem: 8984)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant