Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hiếu của người - Hiếu theo Phật

25 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9681)
Hiếu của người - Hiếu theo Phật

Hiếu là nền tảng đạo đức của con người, là tiêu chuẩn để đánh giá tư cách làm người. Trước khi bàn tính chuyện hôn nhân cho con, những câu hỏi đầu tiên dành cho cô dâu hoặc chú rễ tương lai là học hành tới đâu, nghề nghiệp như thế nào. Nhưng câu hỏi sau cùng là đứa con gái, con trai kia ăn ở có hiếu với cha mẹ không (dò xét qua hàng xóm láng giềng). Qua câu hỏi này người lớn mới đưa tới quyết định việc cưới hỏi kia được hay là không. Thật rõ ràng một kẻ bất hiếu với cha mẹ cho dù là có địa vị, giàu sang đi nữa thì cũng chẳng ra làm sao, chẳng có ai tôn trọng.

Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện. Có những hành vi bản năng như khi ngồi vây quanh bên đống lửa họ nhường chỗ nào ấm cho cha mẹ. Khi ngủ những đứa con nào khỏe mạnh ngồi bên ngoài để ngừa thú dữ bảo vệ cha mẹ già và trẻ nhỏ ngồi bên trong. Đó là bản năng tự nhiên mà không biết chính là việc hiếu thảo. Đến lúc tổng kết các hành vi kia thành ra những kinh nghiệm đâu là người bất hiếu, đâu là bổn phận đứa con có hiếu rồi mới truyền xuống cho mọi người từ đời này sang đời kia trở nên một nguyên tắc cuộc sống.

Gia đình êm ấm, tệ nạn xã hội theo đó cũng giảm bớt, đất nước dù chưa giàu nhưng chỉ số hạnh phúc lại cao. Chính vì vậyĐức Phật nói chữ hiếu đứng đầu các giới hạnh, và cũng theo quan niệm của đạo Phật mọi thứ trên đời đều do nhân quả và đều có mối liên quan chứ chẳng đứng riêng lẻ. Đạo hiếu là đạo đặt vào lòng thành không phải hao tốn công sức tu luyện. Phần đông khi được cha mẹ sinh ra khó nhọc nuôi dưỡng cho nên vóc nên hình, người con tỏ lòng biết ơn thể hiện việc hiếu thảo qua hành động thương yêu kính trọng cha mẹ, sự thật cũng chẳng bao giờ bù đắp công lao lớn như biển trời kia được bao nhiêu. Nền tảng của đạo hiếu ở đây chính là chữ tình, mối tình thâm phụ tử. Cảm nhận mối thâm tình đó, người cũng thể hiện nó ra bên ngoài, qua cách cư xử chớ không phải đó là lời nói suông. Thí dụ, thấy cha mẹ nghèo khó nhọc kiếm miếng ăn, thương cha mẹ không gì bằng lo học hành hơn là phung phí ăn chơi.

 Đạo hiếu nếu có dạy thì dạy cho trẻ từ lúc nhỏ chưa biết gì. Thấy cha mẹ không vui, cha mẹ nghĩ ngợi thì phải biết nhẹ chân chẳng nên đùa giỡn. Đã khôn lớn mà không biết cha mẹ buồn lo lắng nợ nần, cứ vô tư nhậu nhẹt ca hát thì rõ ràng đó là anh chàng bất hiếu (nói theo nhân gian đó chỉ là đứa mượn bụng người để chui ra). Những đứa con gái đi chợ gặp món ngon vật lạ, trái cây, gạo mới đầu mùa hay nghĩ đến cha mẹ (cũng như con gái cúng chùa nhiều hơn con trai). Con trai không được như vậy, điều này là do bản năng, đặc điểm của tạo hóa sinh ra để phân biệt nam nữ. Cũng chẳng nên vì chỗ khác nhau giữa trai với gái mà kết luận đa số con gái có hiếu hơn con trai. Tuy nhiên nam giới cũng cần phải nhận ra chỗ nhược của mình.

Đạo hiếu là đạo của tự nhiên, của lòng thành, mỗi người có mỗi cách thích hợp với hoàn cảnh, không có lòng thành tìm kiếm chữ hiếu kia qua kinh, qua sách… vô ích, vì những gì biết trong kinh, trong sách phần lớn chỉ là tấm gương để cho người nhìn vô đó để soi, là những mẫu chuyện ngụ ngôn. Thí dụ như trong Nhị Thập Tứ Hiếu, một người rất nghèo còn cha mẹ già và đứa con nhỏ. Không thể nuôi nổi ba miệng ăn, nhứt là đứa trẻ cần ăn để lớn nên bèn giết đứa con để dành số gạo ít oi nuôi cha mẹ già. Một kẻ khác vào mùa đông mặt đất đóng băng mà bà mẹ già lại tréo ngoe thèm ăn măng. Người ấy bèn nằm xuống băng tuyết ôm lấy bụi tre cầu mong băng tan cho măng mọc lên. Đại thể khi viết ra những chuyện ấy là để cho người nắm được cái ý, con cái vươn đến chữ hiếu đôi lúc cũng cần phải hy sinh bản thân. Được ý phải quên lời, không phải khăng khăng những điều thật vô lý. Thử hỏi bà mẹ thấy chỉ vì mình mà con của mình phải hy sinh đứa cháu nội thử có chịu nổi không? Nằm ôm băng tuyết chờ măng mọc lên, rủi chết đi lấy ai nuôi mẹ mình. Do đó hiếu xuất phát từ lòng thành phải thích hợp hoàn cảnh mỗi người.

Và chữ hiếu cơ bản chẳng phải đặt vào lễ nghi chi tiết nhỏ nhặt, rườm rà. Mua cho cha mẹ những thứ đắt tiền sang trọng nhưng biết cha mẹ có nhu cầu có thật sự cần đến nó hay không. Hay là để cho người biết là ta có hiếu, không ngại tiền bạc tốn hao. Hoặc là khi cha mẹ qua đời làm đám ma, đám giỗ cho thật linh đình. Tất nhiên thấy con cái có hiếu cha mẹ sẽ vui nhưng vui không khi anh em nghịch lẫn nhau, giành giựt nhau từng tấc đất cho làng xóm cười chê. Những ai thật sự hiếu đạo với cha mẹ thì sẽ thấy, đa số cha mẹ hay để tâm lo lắng cho những đứa con nghèo hay tật nguyền. Thương cha mẹ thì phải thương yêu, hòa thuận với anh em. Đây không phải là sự ràng buộc bổn phận mà đây là sự tất yếu chung nhau tình máu thịt ruột rà… Cái tình máu mủ ruột rà ấy xuất phát từ cha mẹ truyền đi như dòng suối nước ngọt không thể tách rời. Và con suối mát kia nó không bao giờ khô. Đạo hiếu cũng còn là ngọn lửa ấm sáng mãi bền chặt trong lòng người và ngọn lửa kia không bao giờ tắt.

 ***

Ngày xưa quan niệm về việc hiếu thảo: Thứ nhứt là sinh con nối dòng. Thứ hai là phụng dưỡng cha mẹ. Ngày nay người hiểu biết hơn, việc sinh con nối dòng là chuyện phụ chẳng quan trọng bằng việc lớn thứ hai. Trong nhiều kinh điển Đức Phật dạy tới dạy lui cho chúng sinh về chữ hiếu thì cũng không khác gì chữ hiếu ở ngoài đời. Tuy nhiên Đức Phật nâng chữ hiếu lên một bậc cao hơn. Đó là ngoài việc phụng dưỡng an ủi cha mẹ lúc tuổi già, cầu nguyện cho cha mẹ sống lâu, theo Đức Phật để trở nên có hiếu hơn, đứa con cần phải biết vì cha mẹbố thí giúp đỡ kẻ nghèo, biết tịnh giới làm việc lợi ích xã hội, truyền bá Chánh pháp cho nhiều người, khuyên nhủ cha mẹ thực hành Chánh pháp. Theo Phật, đứa con hiếu thảo phải làm rạng danh cha mẹ, không để cha mẹ phải xấu hổ trước xã hội.

Lời của Phật trải qua hơn 2500 năm là chân lý chẳng bao giờ xưa cũ. Lúc nào nó cũng mới, nhất là qua lời dạy đó nhìn về xã hội hiện tại. Có phải chúng ta đang sống trong thời đại khoa học phát triển, hết phát minh này ra đời đến phát minh kia để rồi vật chất điều khiển con người. Mọi người tranh đua nhau kiếm tiền thật nhiều để mua sắm mà vẫn không thấy đủ. Thế rồi sinh ra bao tệ nạn tham lam, trộm cắp. Cán bộ thì tham nhũng. Và còn biết bao tệ nạn khác thậm chí mua bán phụ nữ trẻ con, ai ai cũng đau đớn lòng.

Nhớ lại lời Phật đã dạy. Thử hình dung hai hình ảnh, một bên là cha mẹ được mời ngồi hàng ghế danh dự trong buổi lễ con cái nhận giải thưởng nào đó. Như trường hợp của Ngô Bảo Châu chẳng hạn, còn gì vui sướng hơn. Trường hợp thứ hai, cha mẹ cũng được mời nhưng mời ra tòa án để chứng kiến xử tội đứa con trộm cắp, tham nhũng. Thật là xấu hổ khi bao con mắt nhìn đăm đăm về phía mình. Về nhà thì bị hàng xóm khinh rẻ, chỉ còn còn nước bỏ xứ mà đi để tránh cặp mắt của người đời…

Tóm lại, việc hiếu thảo theo Đức Phật trước là phải lo phụng dưỡng cha mẹ đầy đủ vật chất. Lỡ người con vì nghèo lo không được chu đáo nhưng chẳng lẽ người con lại nghèo về tinh thần. Thay vì con cái làm cha mẹ ngước mặt ngó lên với đời, ngược lại ra đường mặt ngó xuống không dám nhìn ai. Với xã hội hiện nay những người trẻ muốn tìm một hướng đi ngày mai tươi sáng, vẫn chưa thấy ai dạy cho họ về lòng hiếu thảo sâu sắc hơn Đức Phật.

Ngô Khắc Tài
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 771)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa:
(Xem: 936)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 1964)
Trước nhất cha mẹ là những người ân cần nhất đã cho ta thân người Sau đó, đạo sư ân cần nhất trong việc trình bày giáo thiêng liêng.
(Xem: 2059)
Mẹ là cả một trời thương. Mẹ là cả một thiên đường trần gian.
(Xem: 2314)
Tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là câu chuyện về một đại đệ tử của Đức Phật.
(Xem: 2566)
Cũng như mọi năm, Vu Lan là ngày mới hồi sinh của một chuỗi dài dấu ấn tinh thần đã cũ. Các bậc tu hành Phật giáo xuống lại cuộc đời sau mùa An Cư Kiết Hạ.
(Xem: 2524)
Mỗi độ tháng bảy âm lịch về, người con phật laị nao nức chuẩn bị cho mùa hiếu hội.
(Xem: 3011)
Hôm nay ngày mẹ nhớ thương Con quỳ lạy Phật dâng hương nguyện cầu Cầu xin cho mẹ sống lâu Mẹ là tất cả nhiệm mầu thiêng liêng
(Xem: 3294)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, đó cũng chính là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con Phật, từ khắp bốn phương, nhớ tưởng công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 12629)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 5181)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 3694)
Thế là một mùa Vu-lan nữa lại về trên quê hương xứ sở, khi những cánh hoa tâm đang đua nhau nở rộ, lòng người con Phật lại thổn thức một nỗi niềm tri ânbáo ân.
(Xem: 6301)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 3480)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là ...
(Xem: 7064)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5560)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 6223)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 7131)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6506)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 6079)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 8137)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 10158)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 7035)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh.
(Xem: 10454)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10405)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 28304)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7639)
Trái tim của mẹ tuyệt vời Bao dung che chở trọn đời vì con Dù cho sức mẹ hao mòn Tháng năm vất vả lo tròn tình thâm
(Xem: 11623)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 11204)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 11168)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12272)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15453)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10678)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11750)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10672)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 11155)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 10078)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10477)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11488)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 11059)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12994)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24494)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12670)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10336)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28785)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 9127)
Lễ Vu Lan là nét đặc biệt của Phật giáo Bắc truyền. Nói cách khác, Vu lan được hình thành và phát triển trong hệ tư tưởng Phật giáo Bắc tông.
(Xem: 6574)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 48986)
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
(Xem: 10796)
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu, Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
(Xem: 10016)
Hoài niệm về tấm lòng yêu thương của cha mẹ nhân mùa Vu Lan.
(Xem: 14929)
Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ...
(Xem: 17741)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17664)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 13236)
Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc...
(Xem: 31239)
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục, Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao
(Xem: 25854)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 14019)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
(Xem: 17566)
cho dù nghiệp quả của thời quá khứ có nghiệt ngã cỡ nào, trong thời hiện tại ta cứ việc làm tốt, bảo đảm tương lai của ta sẽ an lạc...
(Xem: 11030)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
(Xem: 10508)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant