Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

17. Đứa con lười biếng

08 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9304)
17. Đứa con lười biếng

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đứa con lười biếng

Trích Soạn tập bách duyên kinh

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có một người trưởng giả rất giàu có, duy chỉ có một đứa con trai đặt tên là Nan-đà, cực kỳ lười nhác. Cậu chỉ thích nằm dài ra ngủ, chẳng muốn đi đứng hay ngồi dậy khỏi giường. Tuy vậy, cậu thông minh, sáng trí lắm, chỉ nằm đó mà nghe đọc các thứ kinh sách là có thể hiểu thấu nghĩa lý, không có điều chi không biết.

Người cha thấy cậu bé thông minh, luận giải kinh luận đều thông thạo, liền tự nghĩ rằng: “Thằng bé này thông minh xuất chúng, ta nên đón thầy ngoại đạo Phú-lan-na, và các thầy ngoại đạo khác đến dạy dỗ cho nó.”

Nghĩ như vậy rồi, liền bày biện các món ngon vật lạ cúng dường trọng thể, mời thỉnh các thầy ngoại đạo đến. Khi các thầy ăn uống đã xong, ông mới thưa rằng: “Tôi chỉ có một đứa con trai duy nhất, tánh tình lười nhác hết mức, chỉ muốn nằm ngủ hoài, chẳng muốn ngồi dậy. Nay nhờ các thầy dạy dỗ cho, giúp nó được thông thạo kinh luận, thay đổi tính nết mà nối được nghiệp nhà.”

Bấy giờ sáu thầy ngoại đạo cùng nhau đến chỗ cậu bé. Cậu biết các thầy đến nhưng cứ nằm lỳ chẳng chịu dậy, huống gì nói đến chuyện mời các thầy ngồi. Ông trưởng giả thấy như vậy thì trong lòng buồn khổ, âu sầu vô hạn.

Khi ấy, đức Thế Tôn dùng tâm đại bi thương xótquán sát hết thảy chúng sanh, thường đến những nơi khổ nãothuyết pháp độ sinh. Phật thấy ông trưởng giả vì thương con mà âu sầu, khổ não, liền cùng với chư tỳ-kheo đi đến nhà ấy.

Khi Phật vừa bước vào nhà thì cậu bé lười nhác bỗng nhiên vùng dậy, lấy ghế mời Phật ngồi. Cậu đối trước Phật lễ bái rồi đứng hầu sang một bên.

Phật liền vì cậu bé mà thuyết pháp cho nghe, lại quở trách sự lười nhác của cậu. Cậu bé nghe rồi tự biết hối cải, sanh lòng tin sâu, kính ngưỡng Phật.

Bấy giờ, Phật trao cho cậu bé một cây gậy quý bằng gỗ chiên-đàn, nói rằng: “Nếu ngươi chịu phát khởi lòng tinh tấn chuyên cần, dùng gậy này mà gõ xuống, sẽ phát ra âm thanh hay lạ. Người nghe được âm thanh ấy, có thể nhìn thấy trân bảo, châu báu ẩn chứa trong lòng đất.”

Cậu bé nghe lời Phật dạy thì liền làm theo. Cậu lấy gậy mà gõ xuống đất, nghe được những âm thanh hay lạ, nghe rồi liền nhìn thấy được những trân bảo, châu báu nằm sâu trong lòng đất. Cậu thấy được như vậy rồi thì hết sức vui mừng, liền tự nghĩ rằng: “Ta nghe lời dạy của đức Thế Tôn, chỉ mới siêng năng dụng công đôi chút mà đã được sự lợi ích chưa từng có, huống hồ hết lòng siêng năng, chuyên cần mà làm việc.”

Nghĩ như vậy rồi, ít lâu sau cậu liền quyết định sẽ khởi sự lên đường ra biển mà tìm trân bảo, châu báu. Vị thiếu niên ấy truyền rao khắp thành Xá-vệ tuyển mộ người theo mình cùng đi ra biển tìm trân bảo. Chàng tìm được rất nhiều châu báu, lại đưa tất cả mọi người an toàn trở về nhà.

Khi ấy, chàng liền bày biện đủ các thứ trân bảo quý giá cùng nhiều món ăn ngon lạ, tinh khiết, thỉnh Phậtchư tăng đến để cúng dường.

Bấy giờ Phật cùng chư tỳ-kheo liền đến thọ nhận lễ cúng dường của cậu bé lười nhác ngày trước. Thọ cúng dường xong, lại vì chàng mà thuyết pháp cho nghe. Nghe pháp rồi dứt sạch lòng tham lam, sân hận, liền mang nhiều trân bảo quý giá tung lên hư khôngcúng dường Phật. Những trân bảo quý giá ấy liền tụ lại trên không thành một cái tán lớn mà bay theo che bên trên Phật.

Chàng thiếu niên nhìn thấy sự biến hóa nhiệm mầu ấy lại càng tin sâu Tam bảo, chí thành lễ Phật mà phát lời nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y, những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.”

Chàng phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”

Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy cậu bé lười nhác ngày trước giờ đây phát tâm cúng dường ta chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”

Phật nói: “Cậu bé này trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật hiệu là Tinh Tấn Lực, hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13174)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
(Xem: 12781)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12135)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26378)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23167)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26216)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22092)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18662)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25505)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13230)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18260)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13009)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12751)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 16319)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 29018)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45051)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant