Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Các thiền sư và những người mẹ

08 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8200)
11. Các thiền sư và những người mẹ

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Các thiền sư và những người mẹ

a.

Thiền sư Shoun

Shoun đã trở thành một thiền sư của phái Soto, Nhật Bản. Cha ngài qua đời khi ngài còn là một thiền sinh và ngài phải chăm nom một mẹ già. Mỗi khi đến thiền đường ngài đều đưa mẹ theo. Vì mẹ ngài luôn ở bên cạnh, cho nên khi viếng các tự viện, ngài không thể ngụ cùng chư tăng. Ngài dựng một thảo am kế cận để được săn sóc cho mẹ. Ngài thường chép kinh kệ để sinh sống.

Ngài Shoun thường vào chợ mua cá cho mẹ ăn, người ở chợ đều mỉa mai vì nghĩ rằng ngài phạm giới, nhưng ngài bỏ ngoài tai. Tuy vậy, mẹ ngài lại đau lòng khi thấy mọi người đàm tiếu con mình. Một hôm, bà bảo ngài Shoun: “Mẹ nghĩ là mẹ có thể trở thành ni côăn chay được.” Bà liền thực hành ăn chaytu học.

Ngài Shoun rất thích âm nhạc và đã từng là bậc thầy về đàn tranh. Mẹ ngài cũng biết chơi đàn tranh. Có những đêm trăng tròn, hai mẹ con cùng hòa đàn với nhau.

Một đêm, có người con gái đi ngang qua nghe được tiếng đàn, liền mời ngài đến nhà nàng đánh đàn vào đêm sau. Ngài nhận lời. Vài hôm sau, ngài gặp cô gái ngoài phố và cám ơn nàng về lòng hiếu khách. Mọi người đều cười chế nhạo, vì người thiếu nữ đó là một cô gái giang hồ.

Một ngày kia, ngài Shoun phải đi thuyết pháp ở một ngôi chùa xa. Vài tháng sau, ngài trở về và được tin mẹ vừa mất. Người ta không biết ngài ở đâu để báo tin, nên đã tiến hành tang lễ.

Về đến nơi, ngài Shoun bước đến dùng gậy gõ lên quan tài và nói:

– Mẹ ơi, con đã về đây!

Rồi ngài tự trả lời:

– Con ạ, mẹ vui lắm khi thấy con trở về.

Và ngài tiếp tục:

– Vâng, con cũng vui lắm.

Rồi ngài tuyên bố cùng mọi người: “Tang lễ đã hoàn tất. Xin chôn cất tử tế.”

Khi ngài Shoun về già, ngài biết không còn sống được bao lâu, liền gọi môn đồ đến vào một buổi sáng rồi bảo rằng ngài sẽ viên tịch vào buổi trưa. Sau khi đốt hương trước di ảnh của mẹ và sư phụ, ngài viết một bài kệ:

Ta đã cố sống cho trọn vẹn

trong năm mươi sáu năm,

Rong ruỗi trên đời.

Bây giờ mưa đã tạnh và mây đang tan,

Có gương trăng tròn trên bầu trời xanh.

Môn đệ của ngài vây quanh tụng kinh, và ngài Shoun ra đi trong tiếng kinh cầu.

b.

Thiền sư Ikkyu và chúc thư của mẹ

Ikkyu, vị thiền sư danh tiếng thời Ashikaga ở Nhật, vốn là một hoàng tử. Khi ngài còn bé, mẹ ngài đã rời khỏi hoàng thành để theo học thiền trong một tự viện. Cũng vì thế mà hoàng tử Ikkyu trở thành thiền sinh. Khi mẹ ngài qua đời, có để lại cho ngài một bức thư nội dung như sau:

Gởi Ikkyu,

Mẹ vừa hoàn tất nghiệp quả trong đời này và trở về với cõi vô cùng. Mẹ chúc con trở thành một thiền sinh giỏi và nhận ra Phật tánh của mình. Nhờ vậy con mới biết được rằng mẹ có sa vào địa ngục hay không, và có luôn được gần con hay không.

Nếu con trở thành một kẻ hiểu được rằng đức Phậtđệ tử của Ngài là Bồ-đề Đạt-ma đều là những kẻ tôi tớ của chính con, con nên ngừng chuyện nghiên cứu học hỏi mà nên làm việc cứu nhân độ thế. Đức Phật đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm mà vẫn thấy không cần thiết nói lên một lời. Con phải biết vì sao. Nhưng nếu con không được như vậy, ít ra cũng nên tránh suy nghĩ những điều vô ích.

Mẹ của con.

Không sinh, không tử.

Ngày đầu tháng chín.


Tái bút:

Giáo pháp của Đức Phật là cốt để giác ngộ kẻ khác. Nếu con bị lệ thuộc vào những phương cách, thì con chẳng qua chỉ là một loại côn trùng ngu muội. Có đến tám vạn kinh điển Phật giáo và nếu con phải đọc cho hết mà vẫn không nhận ra Phật tính của con, con sẽ không hiểu được gì cả, ngay cả lá thư này. Đây là di chúc của mẹ.

c.

Thiền sư Jiun với lời mẹ dạy

Jiun, một vị Thiền sư phái Shingon, vốn là một học giả chữ Phạn thời Tokugawa ở Nhật. Lúc còn là thiền sinh, ngài hay thuyết giảng cho các đồng môn.

Khi hay tin, mẹ ngài liền viết cho ngài một lá thư nói rằng:

“Con ạ, mẹ không tin rằng khi con hiến mình vào cửa Phật là cốt để trở thành một cuốn tự điển sống. Biện bác sành sõi, vẻ vang và tự mãn chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hãy dẹp cái trò lên lớp đó đi. Hãy dọn mình tĩnh tu trong một tiểu viện ở chốn thâm sơn cùng cốc. Dành mọi thời gian cho việc thiền quán, may ra con mới ngộ được chánh đạo.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13198)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
(Xem: 12817)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12177)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26412)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23203)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26272)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22146)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18705)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25536)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13272)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18289)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13044)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12797)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 16378)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 29067)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45089)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant