Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

35. Bảy năm trong chậu máu

08 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8625)
35. Bảy năm trong chậu máu

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Bảy năm trong chậu máu

Công chúa Tu Ba Bà Sa là vợ của vua Câu Lợi Da. Bà là người có tín tâm sâu dày. Bà mang thai trong 7 năm trời. Một hôm bà đau bụng từng cơn, rồi những cơn đau ấy trở nên kịch liệt, ròng rã suốt 7 ngày. Tuy đau đớn như thế, bà vẫn suy nghĩ như sau:

– Vì muốn giúp cho người ta thoát những nỗi khổ như thế này nên đức Phật thuyết pháp, và chúng đệ tử của Ngài, cũng vì muốn thoát khỏi những khổ đau như thế này nên mới tu hành. Niết Bàn không có đau khổ, Niết Bàn là một nơi vô cùng an lạc.

Bà nương vào ý nghĩ trên mà nhẫn nhục chịu đựng, rồi nhờ chồng đến chỗ của đức Phật cho bà kính lời thăm hỏi và cho ngài biết tin tức của mình.

Đức Phật nghe được lời bà thăm hỏi, bèn nói:

– Hỡi công chúa Tu Ba Bà Sa, vợ của vua Câu Lợi Da, nguyện cho bà an lành, nguyện cho bà bình an mà sinh con trai khoẻ mạnh.

Đức Phật vừa nói như thế xong, quả nhiên công chúa bình an sinh hạ được một cậu con trai mạnh khoẻ. Nhà vua trở về nhà, thấy con trai mới sinh ra, cho là chuyện lạ không thể nghĩ bàn! Ông thấy uy thần của Như Lai thật là hy hữu, xưa nay chưa từng có.

Công chúa Tu Ba Bà Sa sinh xong, muốn cúng dường đức Phật và chúng đệ tử của Ngài trong suốt 7 ngày, nên lại nhờ chồng đi thỉnh đức Thế Tôn.

Lúc ấy đức Phật cùng chúng đệ tử đang sắp thọ trai ở nhà một vị đồ đệ của tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Muốn cho Tu Ba Bà Sa được cơ hội cúng dường, nên Thế Tôn sai người đến nhà tôn giả, nói với tôn giả hãy nhận lời mời, rồi cùng chư tỳ-kheo đến nhà bà Tu Ba Bà Sa nhận lễ cúng dường trong suốt 7 ngày. Đến ngày thứ bảy, Tu Ba Bà Sa đưa con trai là thái tử Tất Bà Lợi ra lễ bái đức Phật và chư tỳ-kheo. Lễ bái xong, bà đem con đến chỗ của tôn giả Xá-lợi-phất. Tôn giả nhìn đứa bé gật đầu và hỏi:

– Tất Bà Lợi, ngươi có khoẻ không?

Ngay lập tức, đứa bé trả lời:

– Bạch tôn sư! Con làm sao khoẻ được? Con ở trong chậu máu suốt bảy năm trời kia mà!

Rồi cậu tiếp tục đàm luận như thế với tôn giả Xá-lợi-phất. Tu Ba Bà Sa nghe con trai nói chuyện, trong lòng hớn hở nghĩ rằng: “Con mình mới sinh chưa đầy 7 ngày mà đã có thể đàm luận với tôn giả Xá-lợi-phất, là vị đệ tử lớn của đức Phật!”

Đức Phật hỏi:

– Tu Ba Bà Sa! Bà có còn muốn một đứa con trai như thế nữa không?

Công chúa thưa:

– Bạch Thế Tôn! Nếu con có được 7 đứa con trai như thế này nữa con vẫn thấy vui!

Đức Phật nói lời chúc mừng bà rồi quay về tinh xá.

Hoàng tử Tất Bà Lợi được 7 tuổi thì quy y với đức Phật, được 20 tuổi thì thọ cụ túc giới. Ông trở thành người vượt trội nhất trong những người làm việc thiện, và khi ông chứng quả A-la-hán thì mặt đất chấn động phát ra âm thanh.

Một hôm, chư tỳ-kheo cùng nhau tập họp ở pháp đường đàm luận. Một vị nói:

– Các vị pháp hữu! Ngài Tất Bà Lợi quả thật là người dẫn đầu trong những người làm việc thiện! Chắc hẳn ngài đã lập thệ nguyện từ xa xưa, nay lại chứng quả A-la-hán. Nhưng do nghiệp dĩ nào mà ngài đã phải ở trong chậu máu suốt bảy năm trời, và chịu 7 ngày đau đớn mới sinh ra đời, khiến cả hai mẹ con đều phải chịu sự thống khổ khôn cùng?

Vừa lúc ấy, đức Phật đến và hỏi:

– Chư tỳ-kheo, các ông bàn luận việc gì vậy?

Các tỳ-kheo nói lên sự việc và thỉnh ý Thế Tôn. Đức Phật nói:

– Này chư tỳ-kheo, Tất Bà Lợi, người đứng đầu trong những người làm việc thiện, phải ở trong chậu máu suốt 7 năm và chịu 7 ngày đau đớn mới sinh ra đời là do nghiệp lực đã tạo trước đây. Tu Ba Bà Sa chịu cái khổ thai nghén trong 7 năm dài và chịu cái khổ đau đớn trong suốt 7 ngày mới sinh con, cũng là do nghiệp đời trước của bà đã tạo.

Đức Phật nói tiếp:

Ngày xưa, có một vị hoàng hậu ở thành Ba-la-nại sinh được một hoàng nam. Khi hoàng tử đến tuổi trưởng thành, thì đi đến thành Đắc Xoa La để học tất cả mọi môn học. Lúc ấy, nước Câu Tát đem đại binh đến đánh thành Ba-la-nại, giết vua, cưỡng bức hoàng hậu về làm vợ. Hoàng tử nước Ba-la-nại thấy vua cha bị giết thì trốn thoát đi bằng một đường hầm bí mật. Sau đó, ngài chiêu tập binh mã, trở về thành Ba-la-nại, đóng quân ở một vùng phụ cận và gửi thư đến vua Câu Tát nói rằng “Hãy trả ngôi báu lại cho ta, nếu không thì hãy cùng ta giao chiến.” Nhà vua gửi thư trả lời “Ta sẵn sàng giao chiến.”

Mẹ của hoàng tử nghe tin này, cũng viết thư cho con nói rằng: “Giao chiến không có lợi, con nên vây hãm thành Ba-la-nại, cắt đứt mọi đường giao thông ở bốn phía, khiến cho nước, củi và lương thực không vào thành được, chờ cho dân chúng kiệt quệ và khốn đốn, thì không cần đánh thành cũng sẽ thua!”

Hoàng tử nghe lời mẹ, trong 7 ngày cắt tuyệt mọi đường giao thông, phong tỏa các cửa thành. Dân trong thành thấy mọi đường giao thông bị cắt tuyệt, đến ngày thứ bảy thì nổi loạn cắt lấy đầu vua Câu Tát mang nộp cho hoàng tử. Hoàng tử tiến vào thành tiếp lấy ngôi vua. Do sự việc ấy, về sau phải y theo nghiệp báo của mình mà đầu thai.

Vì trong 7 ngày cắt tuyệt mọi đường giao thông, phong tỏa kinh thành để chiếm đoạt ngôi báu, nên phải chịu quả báo 7 năm trong chậu máu, 7 ngày mới sinh ra đời. Nhưng ông đã từng quỳ dưới chân đức Như Lai Tối Thắng Bạch Liênphát nguyện muốn trở thành “người có sở đắc đệ nhất”, đã từng thi hành việc bố thí lớn lao để hồi hướng cho lời nguyện ấy, rồi dưới thời đức Như Lai Tỳ Bà Thi ông lại cúng dường bánh sữa cho tất cả dân chúng trong thành cũng để hồi hướng cho lời nguyện ấy. Nhờ những công đức như thế, nên nay ông làm chuyện gì cũng đều vượt trội hơn hẳn tất cả mọi người khác.

Về phần bà Tu Ba Bà Sa, vì đã viết thư bảo con lấy thành bằng cách phong tỏa các cửa, nên nay phải chịu 7 năm thai nghén, chịu cái đau đớn của sự sinh nở kéo dài trong suốt 7 ngày.

Đức Phật kể chuyện quá khứ ấy xong, lại nói tiếp:

– Thời ấy, người phong tỏa kinh thành để lấy ngôi báu nay là Tất Bà Lợi, mẹ của ông nay là Tu Ba Bà Sa. Vì thế, các ngươi nên ghi nhớ, mỗi một lời nói, một hành động, nếu không cẩn trọng thì khổ đau về sau sẽ theo đó mà sinh ra.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13190)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
(Xem: 12804)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12166)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26404)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23184)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26254)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22129)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18690)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25524)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13256)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18284)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13027)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12781)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 16354)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 29049)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45086)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant