Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

17 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 9884)
Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

Dalai Lama
CÁI NHÌN TỈNH BIẾT CỦA THỰC TẠI TÍNH / PHÁP TÍNH
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: The Awakening View of Reality.
Trích từ -- HH The Dalai Lama. Awakening the mind, lightening the heart
(Thorsons1995).( pp 202-231)

dalai-lama-603Tâm tỉnh biết / tâm bồ đề (The awakened mind) có hai phương diện: đạt giác ngộ và làm lợi ích các hữu tình. Hiện nay nhiều người hỏi các cá nhânthể đạt đến trạng thái phật / quả phật hay không. Câu trả lời thực sự hữu ích là chính chúng ta nên lí hội thông hiểu sáng tỏ những phiền não chỉ là những phiền não tạm thời của tâm. Có những đối trị hữu hiệu và uy mãnh tỉ dụ như trí tuệ thông hiểu sáng tỏ tính không, và tính không này xoá sạch các phiền não. Vì lí do này, điều căn bản chính yếuthông hiểu sáng tỏ ý nghĩa của tính không (=chân không diệu hữu). Điều này cần một tiến trình huấn luyện, bởi vì tính không chẳng ám thị một trạng thái trống rỗng chẳng có chi cả (a state of vacuity or nothingness) (ý nghĩa của nothingness khác nhau tùy ngữ cảnh của văn bản, tùy thời điểm, tùy người viết. ĐHP). Sự-sự vật-vật đều trống rỗng về cái gì? Theo học thuyết Trung quán, tất cả các hiện tượng đều trống rỗng chẳng có hiện hữutự tính.

Ở đây, tiến trình đầu tiên là thông hiểu sáng tỏ tính không và sau đó là tiến trình an trú những tâm chúng ta trong trạng thái gọi là tâm tỉnh biết tối hậu.

(Here, the process of first coming to understand emptiness and then familiarizing our minds with it is referred to as the ultimate awakening mind).

Nó được gọi là tối hậu bởi vì nó quan liên đến bản chất các hiện tượng. Văn bản giáo pháp nói những chỉ giáo như thế chỉ được trao cho những thọ giả thích hợp, nếu không các chỉ giáo có thể gây tổn hại.

Vấn đề là, làm thế nào để phân biệt thọ giả thích hợp hoặc không thích hợp? Từ thấy khói chúng ta biết có lửa, và từ quan sát cách thức những loài chim nước sinh hoạt trên không, chúng ta biết có một hồ nước ở gần đó. Thế nên, bằng cách quan sát những những biểu hiện và những đặc hữu, chúng ta có thể thông hiểu bản chất một người.

Khi chúng ta gặp một vị thầy tâm linh lần đầu hoặc nghe những chỉ giáo nhất định, đôi khi chúng ta cảm thấy một cảm thức hoan hỉ không thể giải thích được và hài lòng. Đó là một chỉ định cho thấy chúng ta có vài liên kết với họ từ quá khứ. Một trong những biểu hiện người đó là một thọ giả thích hợp cho chỉ giáo về tính không là người đó cảm thấy một tín tâm mạnh mẽ khi nghe đến tên các luận sư Ấn độ như Long Thọ (Nagarjuna), Thánh Thiên (Aryadeva), và Nguyệt Xứng (Chandrakirti). Một điểm khác là khi nghe lời giảng về tính không người ấy phát triển một quan tâm lớn lao và lòng mong mỏi hiểu biết nhiều thêm về tính không.

Lí do quan trọng khiến phải tìm kiếm đúng người thích hợp để thọ nhận những chỉ giáo này, là nếu làm khác đi thì những chỉ giáo này có thể đưa người ta đến vị trí nguy hiểm của chủ nghĩa đoạn diệt/ chủ nghĩa hư vô (dangerous position of nihilism). Khi tính không, hoặc sự chẳng có tồn tạitự tính, được giảng cho một loại người cố chấp, thế nên họ chẳng thông hiểu sáng tỏ tính không khi họ nói rằng chẳng có gì hiện hữu. Lúc đó có một nguy hiểm là những người như thế sẽ kết án một cách sai lầm giáo thuyết của Đức Phật.

Một nguy hiểm rủi ro khác quan liên đến người quan tâm và ngưỡng mộ triết lí tính không chỉ vì triết lí này đã được những vị thầy lớn của quá khứ ca ngợi.

Về mặt khác, bởi vì họ không có một sự thông hiểu thấu suốt tính không, họ không nhận định sáng tỏ rằng trong thực tế do vì sự-sự vật-vật rỗng thông chẳng có hiện hữutự tính thế nên chúng có thể vận hành trên phương diện quy ước thế tục.

(However, because they do not have a clear understanding of emptiness, they do not realize that in fact because things are empty of intrinsic existence that it is possible for them to function on the conventional level).

Nếu bạn có khuynh hướng đồng nhất hoá tính không với ngoan không (=chẳng có cái chi hết: nothingness), thì bạn có thể tạo nguy hiểm trong tiến trình tư duy khi nghĩ là chư phật, chư bồ tát và mỗi sự-sự vật-vật khác đều trống không một cách đơn giản, nghĩ là họ không hiện hữu và như vậy chẳng có khả năng giúp đỡ những kẻ khác. Lúc đó quan liên của bạn với Đức PhậtTam Bảo có thể chẳng còn hữu hiệu.

Nếu bạn giảng ý nghĩa tính không cho những người chưa sẵn sàng, họ có thể hiểu sai lạctrở thành sợ hãi tu tập thiền quán về tính không. Kẻ có nghe hiểu chút ít về ý nghĩa tính không có thể cố gắng giải thích nó cho các kẻ khác bằng cách nói rằng vì mỗi mỗi sự-sự vật-vật đều trống không một cách tự nhiên, thế nên chẳng có cái chi là tốt hoặc xấu. Đây là một diễn dịch sai lầm rất lớn lao.

Tính không thì chẳng tương đương với phi hiện hữu toàn thể

( Emptiness is not equivalent to total nonexistence).

Tính không chỉ nói về sự-sự vật-vật rỗng thông chẳng có hiện hữutự tính, nghĩa là tính không thực sự nghĩa là sự-sự vật-vật sinh khởi tùy thuộc vào các nhân duyên.

Thế nên, thật là một điều sai lầm khi nói rằng bạn có thể tham dự chẳng cần bận tâm băn khoăn vào bất cứ một loại hoạt động nào bởi vì sự-sự vật-vật đều trống không.

Đại sư Drom-ton-pa có một lần bảo một người rằng bàn tay của người đó thì trống rỗng một cách tự nhiên và lửa thì cũng trống rỗng một cách tự nhiên. Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu người đó đặt bàn tay của họ vào trong lửa thì bàn tay sẽ chẳng cháy. Điều này chỉ rõ rằng cả bàn tay và lửa đều hiện hữu, vì khi chúng ta đưa bàn tay của chúng ta vào trong lửa thì bàn tay cháy.

Nhưng bản chất của hiện hữu đó thì tùy thuộc vào nhiều thành tố. Khi bạn thông hiểu sáng tỏ tính không trong phương diện hiện hữu tùy thuộc, thì điều này sẽ có uy lực mạnh mẽ và sẽ tạo cảm hứng cho bạn tôn trọng luật nhân quả một cách chặt chẽ hơn.

Khi những chỉ giáo về tính không được trao cho những thọ giả thích hợp, sự lí hội thông hiểu tính không sẽ bổ túc sự lí hội thông hiểu đường lối sự vật sinh khởi tùy thuộc vào các nhân duyên. Kết quả là, họ sẽ nhận định sáng tỏ để đạt sự lí hội thông hiểu tính không trong những đời sống vịlai, họ sẽ cần tích tập các nhân duyên cần thiết để được tái sinhưu thế thuận hảo. Thế nên, họ sẽ tôn trọng đạo đức trong sạchthực hành sáu hạnh bố thí, nhẫn nhục, v,v.. Tu tập theo đường lối này họ sẽ tiến bộ trong sự lí hội thông hiểu tính không trên con đường tu tập đi tới giác ngộ.

Về thời gian thích hợp để giảng giải đào luyện tâm bồ đề tối hậu, thì “Bảy điểm luyện tâm” nói,

Khi tính tịnh chỉ đã đạt được, hãy áp dụng giáo pháp ẩn mật.

Có hai loại hành giả. Một số hành giả trước nhất được huấn luyện về sự thông hiểu tính không và sau đó phát triển tâm bồ đề quy ước thế tục. Các hành giả khác lại trước nhất phát triển đại bi và tâm bồ đề quy ước thế tục, và từ đó dẫn đến sự thật chứng tính không.

Truyền thống đang được giảng giải ở đây đi theo tiến trình thứ hai nói trên. Trước nhất bạn hãy nghĩ về giá trị đời sống trong vai trò một người tự domay mắn và về cái chết và vô thường.

Những điều này kiến tạo một toàn cảnh khách quan khuyến tấn bạn tham dự vào tu tập thực sự phát tâm bồ đề. Một khi bạn đã đạt tịnh chỉ trong thực hành tu tập theo con đường tu tập đó, ý nghĩa tính không hoặc chân lí tối hậu thì sẽ được giảng giải.

Điều quan trọng đầu tiên là hãy có được (acquire) một sự thông hiểu sáng tỏ thấu đáo những phương diện khác biệt của hiện hữu theo quy ước thế tục, sự-sự vật-vật hiện hữu theo định danh như thế nào. Sau đó chúng ta khảo sát về cách nào những sự-sự vật-vật này hiện hữu theo quy ước thế tục và chẳng có hiện hữutự tính, nhưng hiện hữu chỉ bởi giả danh (designation), nghĩa là nghĩ về chúng trong hai phương diện. Một phương diệntính không hoặc sự chẳng có hiện hữutự tính, và một phương diện khác là sự tùy thuộc của chúng vào các thành tố khác.

Khi chúng ta nói chuyện về một sự vật gì đó hiện hữu do giả danh, chúng ta đang nói nó hiện hữu chỉ trong vai trò được giả thiết bởi những mệnh danh và tâm niệm, nhưng chống lại khái niệm phi hiện hữu toàn thể của nó.

Những dòng từ bản văn Luyện tâm nói:

Hãy xem tất cả những hiện tượng trong trạng thái giống như những chiêm bao,
Hãy khảo sát bản chất của tính giác bất sinh (= bản giác)
Hãy để cho đúng lúc thuốc giải tự nó đến và đi theo lối của nó.
Hãy an trú tinh yếu của con đường tu tập (= tâm bồ đề) trên bản chất tính giác bất sinh (= bản giác).
Consider all phenomena as like dreams,
Examine the nature of unborn awareness.
The remedy itself is released in its own place,
Place the essence of the path on the nature of the basis of all.

Tất cả các hiện tượng đều giống như một chiêm bao, bởi vì chúng là huyễn hoá, chẳng có hiện hữu chân thật. Phân tích bản chất tối hậu của tính giác, nó thì bất sinh, nghĩa là trí tuệ bát nhãhội thông hiểu tính không cũng chẳng có hiện hữutự tính.

(Analyzing the ultimate nature of awareness, which is unborn, means learning that the wisdom understanding emptiness also does not have intrinsic existence).

Khi bạn phân tích bản chất của nó, tâm có tính chủ thể cũng chẳng có hiện hữutự tính.

Nếu bạn nghĩ về tâm trong cách này, dòng thứ nhất giảng sự chẳng có hiện hữutự tính của các đối tượng, hoặc các hiện tượng đối ngoại.

Dòng thứ nhì giảng sự chẳng có hiện hữutự tính của chủ thể, tâm thức, hoặc các hiện tượng đối nội. Tính tương tục của tâm đến từ thời vô thủy và không được sinh ra bởi các nhân duyên đến từ bên ngoài. Thế nên nó được gọi là bất sinh. Tuy nhiên bởi vì nó là tính tương tục của các sát na, tâm đó thì cũng chẳng có hiện hữutự tính.

Dòng thứ ba giảng rằng người quan sát hoặc người đang phân tích thì cũng rỗng thông chẳng có hiện hữutự tính. Điều này đôi khi được nói đến như là tính không của tính không. Thật chứng tính không là thuốc giải cho ý niệm sai lầm về ngã. Tính không đó thì cũng tự được giải thoát, bởi vì nếu bạn khảo sát nó, nó cũng chẳng có hiện hữutự tính.

Bởi vì có một sự nguy hiểm lớn lao khi tính không bị xem như thường hằng, tuyệt đối, và hiện hữu thực sự, nên Đức Phật nhấn mạnh rằng tính không cũng phải được hiểu là chẳng có hiện hữutự tính.

( Because there is a great danger of emptiness being regarded as permanent, absolute, and truly existent, the Buddha emphasized that it too should be understood as being without intrinsic existence)

Ba dòng đầu tiên này giảng giải thực hiện thiền phân tích như thế nào. Dòng cuối giảng giải rằng khi bạn phân tích theo đường lối đó, bạn sẽ chẳng thể nào tìm thấy được hiện hữu độc lập hoặc hiện hữutự tính của bất cứ sự vật gì.

Và khi bạn chẳng thể nào tìm thấy nó, bạn nên thiền một cách chuyên nhất, không bị che lấp bởi sự giải đãi (laxity) và trạo cử (excitement), vào chính cái chẳng có hiện hữutự tính. Khi đạt tới sự thông hiểu sự chẳng có mặt đó xuyên qua sự phân tích, bạn hãy để tâm an trú không tán loạn trên cái bạn đã thông hiểu để thâm nhập hoàn toàn nó.

Khi bạn phân tích và chẳng thể nào tìm thấy hiện hữutự tính, điều đó không có nghĩa là sự-sự vật-vật chẳng hiện hữu gì cả, nhưng có nghĩa là chẳng có bất cứ một hiện hữu độc lập nào cả. Sự-sự vật-vật hiện hữu do tùy thuộc vào những sự-sự vật-vật khác.

Bạn có thể hoặc là trông cậy vào một nhân vật hoặc không. Hai ý tưởng đều hỗ tương loại trừ lẫn nhau và đối nghịch với nhau. Trước kia, do nhận thức sai lầm, bạn nghĩ rằng sự-sự vật-vật hiện hữu một cách độc lập. Nhưng khi bạn khảo sát đề tài và tìm kiếm hiện hữu độc lập hoặc có tự tính, bạn chẳng thể nào tìm thấy nó cả. Sự-sự vật-vật hiện hữu, bởi vì chúng ta kinh nghiệm hạnh phúcđau thương trong quan liên với chúng. Bởi vì dưới sự phân tích bạn chẳng thể nào tìm thấy hiện hữutự tính của chúng, hiện hữu của chúng tùy thuộc vào những thành tố khác một cách rõ ràng. Như vậy sự-sự vật-vật không có hiện hữu độc lập.

Khi bạn có khả năng phủ định hiện hữu độc lập xuyên qua tiến trình này, bạn sẽ đạt được sự thấu hiểu của sự chỉ thuần chẳng có hiện hữutự tính (mere absence of intrinsic existence). Ở điểm này, bạn sẽ không thi hành sự phân tích mức độ xa hơn nữa, mà chỉ đơn giản thiền định chuyên nhất trên những gì bạn đã lí hội thông hiểu. Dĩ nhiên, điều này không tất yếu rằng bạn chẳng bao giờ thực hiện bất cứ sự phân tích nào nữa. Tôi nghĩ rằng sự nhấn mạnh ở đây là để sử dụng tịnh chỉ chuyên nhất (single-pointed concentration) nhiều hơn là phân tích.

Kế tiếp, bản văn giảng giải tiếp tục tu tập sau thiền khoá như thế nào:

Trong khoảng giữa của hai thiền khoá, hãy giống như nhà huyễn thuật, kẻ tạo ra các huyễn tượng.

Điều này hoàn thành trọn vẹn lời giảng ngắn về ý nghĩa các dòng trong “ Bảy điểm luyện tâm”. Tuy nhiên, tác giả bản văn của chúng ta tiếp tục đưa ra lời giảng nhiều chi tiết hơn. Về điểm này ngài theo truyền thống của các vị đại sư Ấn Độ như Long Thọ (Nagarjuna), Thánh Thiên (Aryadeva), và Nguyệt Xứng (Chandrakirti). Đây cũng là đường hướng tiếp cận của Đại sư Tây Tạng Tsong-kha-pa.

Trước hết chúng ta cần quyết định các đặc hữu của vô minh, nó là gốc rễ của sinh tử tương tục. Sau đó chúng ta sẽ an lập ý nghĩa vô ngã. Chúng ta gặp từ ngữ vô minh nhiều lần trong các chỉ giáo. Luôn luôn vô minh có nghĩa là một sự chẳng có trí tuệ, thế nên có nhiều hạng mục vô minh. Trong ngữ cảnh tiến trình mười hai chi duyên khởi, vô minh đến đầu tiên. Điều này có nghĩa là nếu bạn có vô minh, những chi còn lại của duyên khởi sẽ duyên hội xảy ra. Kết quả là, bạn sẽ tái sinh trong luân hồi.

Vô minh này là gì? Nó là thành tố chống đối và phát biểu phủ nhận các khẳng định của tính nhận biết sáng tỏ hoặc trí tuệ (It is the opposing factor that contradicts awareness or knowledge) (=vô minh nói rằng những gì tính nhận biết sáng tỏ hoặc trí tuệ phát biểukhông thật). Nó chẳng phải hoàn toàn là một cái gì khác hẳn tính nhận biết sáng tỏ, nó cũng chẳng phải chỉ thuần là sự vắng mặt của tính nhận biết sáng tỏ. Nó là đối nghịch hoàn toàn của tính nhận biết sáng tỏ hoặc trí tuệ, với tính nhận biết sáng tỏ được quy chỉ đặc biệt tới trí tuệ bát nhãhội thông hiểu không có ngã, không có hiện hữu độc lập (=vô minh chủ trương hữu ngã. ĐHP)

Vô minh tham dự vào hai loại nhận thức sai lầm của ngã: ngã của con người (nhân thể) và ngã của các hiện tượng.

Chúng ta phân biệt con người và các hiện tượng bởi vì con người là kẻ thọ hưởng hoặc quan sát. Tất cả những thứ sở hữu hoặc các đối tượng khác liên quan tới con người đều là các hiện tượng. Kẻ muốn thành đạt giải thoátthọ hưởng hạnh phúc chính là con người. Do vô minh hoặc nhận thức sai lầm về ngã trong chúng ta, chúng ta chấp giữ ngã của chúng ta trong trạng thái hiện hữutự tính. Thế rồi chúng ta đồng nhất hoá những sở hữu của chúng ta trong trạng thái “của tôi”. Đối tượng của khái niệm sai lầm về ngã của con người là cái “tôi” theo quy ước thế tục. Và những đối tượng của khái niệm sai lầm về ngã của các hiện tượng đều là những hiện tượng quy ước thế tục.

Vô minh phóng đại những đối tượng này, thấy các con người và các hiện tượng trong trạng thái hiện hữu một cách độc lập hoặc một cách có tự tính.

Để an lập tính vô ngã, chúng ta cần phủ định những phóng đại này. Nhưng chúng ta phải cẩn thận quyết định các đặc điểm thuần chỉ của cái chúng ta đang tìm cách phủ định. Nếu chúng ta thất bại không phân biệt được hiện hữu thật và hiện hữu quy ước thế tục, chúng ta sẽ đi quá xa và phủ định hiện hữu một cách tổng quát. Chúng ta sẽ không thể tuyên bố mạnh mẽ khi nói về sự hiện hữu hiệu quả của các con người và các hiện tượng ( We will be unable to assert even the valid existence of persons and phenomena). Kết quả là, chúng ta sẽ chẳng thể nào biểu tỏ sự hiện hữu của con đường tu tậpquả vị toàn giác của Phật. Chúng ta sẽ chẳng thể nào chứng minh được tính không thể sai lầm của nguyên lí nhân quả.

Một cách tương tự, chúng ta không nên đánh giá thấp quá cái gì sẽ bị phủ định. Điều đó nghĩa là, chúng ta không nên phủ định quá ít.

Tất cả các học phái Phật giáo chấp thuận bốn pháp ấn. Đức Phật dạy, thứ nhất rằng tất cả các pháp hữu vi đều chuyển biến, nghĩa là mỗi mỗi sự-sự vật-vật đều tùy thuộc vào các thành tố khác. Thứ nhì, tất cả sự-sự vật-vật nhơ nhuốm đều gây ra khổ. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải lui bước trước khổ đau một cách dễ dàng, bởi vì ấn thứ ba nói rằng tất cả các hiện tượng đều vô ngã. Chúng thì rỗng thông chẳng có hiện hữutự tính; chúng không có hiện hữu thật. Mặc dầu đây là bản chất thật của chúng (vô ngã), nhưng bởi vì những khái niệm sai lầm của chúng ta, nên chúng ta thấy các hiện tượng trong trạng thái hiện hữu một cách độc lập. Nếu chúng tahội thông hiểu điều này, chúng ta sẽ có thể tìm thấy con đường tu tập đi tới giải thoát, hoặc con đường ra khỏi sinh tử tương tục. Ấn thứ tư tuyên bố rõ ràng rằng niết bàn hoặc giải thoáttịch tĩnh. Bốn điểm này thực sự tóm tắt những chỉ giáo của Đức Phật. (vô thường, khổ, vô ngã, niết bàn tịch tĩnh)

Tùy theo các cách giải thích vô ngã, chúng ta sẽ có các ghi nhận sai biệt về trách nhiệm các phiền não.Tất cả các học phái, đều nói rằng vô minh là gốc rễ sinh tử tương tục, thế nhưng [ ngoại trừ học phái ngài Nguyệt Xứng ] họ lại định nghĩa vô minh trong trạng thái vô minh được tiếp nhận do khả năng tư duy suy lí, nghĩa là vô minh đó là kết quả của những ý tưởng triết học sai lầm (But they define it as intellectually acquired ignorance, which means it is the result of mistaken philosophical ideas). Tuy nhiên, những loại khái niệm sai lầm này chỉ ảnh hưởng những người có học triết học. Nếu chuyện đó đúng, làm sao chúng ta có thể trả lời cho sự hiện diện trong sinh tử tương tục của những hữu tình mà tâm họ không bị ảnh hưởng bởi sự nghiên cứu triết học.

Đại Sư Ấn Độ Nguyệt Xứng đã đặt nghi vấn tính chính xác của điểm này. Ngài chứng tỏ quan niệm vô minh gốc rễ của sinh tử tương tục chỉ đặt căn cứ trên triết lí, đã sai, bởi vì vô minh như thế được tìm thấy ngay cả trong những súc sinh chẳng hề có cơ hội học hành. Ngài nói các súc sinh cũng có thể được thấy đã bị lôi cuốn vào ý niệm sai lầm về một cái “tôi”. Nếu đối tượng bị phủ định chỉ được thu vào vô minh thọ nhận do tư duy suy lí, điều đó quá thu hẹp và giải thoát sẽ không duyên hội xảy ra. Theo ngài Nguyệt Xứng, vô minh ở nơi gốc rễ của sinh tử tương tụcbẩm sinh (innate)

Theo học phái Trung quán của Nguyệt Xứng, ngay dù sự-sự vật-vật có hiện hữu tương đối hoặc quy ước thế tục, thì không nhất thiết là chúng phải được tìm thấy hiện hữu dưới một sự phân tích vi tế. Theo diễn dịch này, khi bạn đem một hiện tượng vào trong một phân tích như thế bạn không thể tìm thấy nó (hiện tượng) hiện hữu tự nó.

(According to this interpretation, when you subject a phenomenon to such analysis you cannot find it existing of its own accord).

Bởi vì bạn không thể nào tìm thấy nó đứng một cách tự trị, thế nên kết luận là rằng những sự-sự vật vật sinh khởi tùy thuộc vào các nhân duyên khác.

Thế nên, các hiện tượng được nói là hiện hữu một cách vững chắc trong trạng thái giả định bởi những mệnh danh và tâm niệm. Điều này không có nghĩa rằng tâm bạn có thể giả tạo ra bất cứ sự vật gì nó thích, rằng bạn có thể tạo nên bất cứ sự vật gì giống như một nhà huyễn thuật. Ý nghĩa của tính không, tính chẳng có hiện hữutự tínhhiện hữu trong tùy thuộc vào những thành tố khác, và ý nghĩa của duyên khởitính không (tính chân không diệu viên).Thế nên Long Thọ nói rằng tuệ tri bản chất chân không diệu viên của tất cả các hiện tượngtín nhiệm vào nguyên lí hành động và hậu quả của hành động là sự tu tập tuyệt vời nhất.

Theo giải thích này, ý niệm sai lầm về ngã hiểu biết đối tượng của nó như sau. Bất kể đối tượng là một người hoặc một hữu thể vật lí (physical entity), nếu bạn thấy rằng đối tượng không trong trạng thái chỉ thuần được giả thiết ( = giả danh) bởi tâm nhưng trong trạng thái có một hiện hữu khách quan, thì đó chính là cái đối tượng để bị phủ định. Sự chẳng có hiện diện của một hiện hữu như thế trong quan liên tới con người thì được gọi là tính vô ngã của con người , và sự chẳng hiện diện của một hiện hữu như thế trong quan liên tới thân và các hữu thể vật lí khác thì được gọi tính vô ngã của các hiện tượng. Ngã là cái gì có hiện hữutự tính mà chẳng tùy thuộc vào các cái khác. Và tính vô ngã thì có hai loại: tính vô ngã của các con người và tính vô ngã của các hiện tượng.

Để hiểu khái niệm các hiện tượng trong trạng thái được giả danh (giả thiết: designated) – tùy thuộc chỉ những mệnh danh và những khái niệm (names and concepts) – chúng ta có thể nhìn vào tỉ dụ dây thừng và con rắn. Nhìn thấy một dây thừng nằm cuộn tròn vào lúc chập tối, bạn có thể nhận lầm nó là một con rắn. Kết quả là bạn cảm thấy sợ. Mặc dù chẳng có con rắn nào cả, bởi vì hình dáng và màu sắc của dây thừng nằm cuộn tròn vào lúc đêm xuống và do vì khái niệm sai lầm của chính bạn, nên bạn nghĩ nó là một con rắn và cảm thấy sợ hãi. Đi đến gần cuộn thừng, bạn sẽ thấy nó chẳng có một tí ti tính chất nào của một con rắn về màu sắc, hình dáng, và các thứ; bạn chẳng thể nào tìm thấy một con rắn trong dây thừng. Một cách tương tự, ngay dù chúng ta gọi chúng ta như thế và như thế, nếu chúng ta cố gắng phân tích một cách thật sự chúng ta là ai và cố gắng để tìm thấy con người đó trong tập hợp của những thành tố vật lí và tinh thần của chúng ta (nghĩa là ngũ uẩn. ĐHP), chúng ta sẽ chẳng thể nào tìm thấy nó. Cũng như con rắn không hiện hữu trong dây thừng cuộn tròn đó, các hiện tượng không hiện hữu trực tiếp tự nó mà xuyên qua một cái khác, “ở ngoài kia ” (“out there”) trong chính các đối tượng.

Chúng ta nhầm lẫn trong giả danh của chúng ta (our designation) khi chúng ta nhận thức nhầm lẫn dây thừng nằm cuộn tròn thành một con rắn; chúng ta sẽ không thể nào tìm thấy một con rắn nào khi chúng ta tìm kiếm trên căn cứ mệnh danh đó. Một cách tương tự, chúng ta có thể nói chuyện về một người và các đặc tính của kẻ đó, nhưng khi chúng ta tìm kiếm tới con người thật, chúng ta không thể tìm thấy nó. Tuy nhiên, bất kể chúng ta cho người đó một cái tên Tây tạng, tên Ấn độ, hoặc tên Anh, một cái gì đang được nói đến. Nhưng khi chúng ta tìm kiếm nó một cách phân tích, sẽ chẳng được thoả mãn chỉ với mệnh danh và khái niệm, vì chúng ta sẽ chẳng tìm thấy nó.

Điều này cho thấy rằng chẳng có sự vật gì hiện hữu trong trực tiếp tự nó, không xuyên qua cái khác (This shows that nothing exists in its own right). Nhưng điều này không là một chỉ định rằng sự-sự vật-vật không hiện hữu chi cả, bởi vì chúng ta có thể quan liên với chúng. Bởi vì chúng hiện hữu chỉ trên phương diện quy ước thế tục hoặc tương đối, chúng ta có thể chỉ nói rằng chúng hiện hữu bởi phương tiện của giả danh / giả thiết / giả thiết hữu.

(This shows that nothing exists in its own right. But it is not an indication that things do not exist at all, because we can relate to them. Since they exist only on the conventional or relative level, we can only say they exist only by means of designation).

Sau khi hiểu sai một con rắn trên nền tảng sợi dây thừng cuộn tròn, chúng ta tìm kiếm nhưng không tìm thấy bất cứ phương diện nào của con rắn trong sợi dây thừng cuộn tròn – không trong tập hợp của các phần của nó, không trong chính sợi dây thực tế, và không ngay cả trong một phần của sợi dây.

Con rắn được giả định vào sợi dây thừng cuộn tròn không hiện hữu. Tuy nhiên, cái ngã được đề xuất làm khởi điểm lập luận căn cứ trên tập hợp của các thành phần vật lí và tinh thần của con người hiện hữu.

(The snake imputed to the coiled rope does not exist. However, the self posited on the basis of the person’s collection of physical and mental components does exist).

Thế nên sự-sự vật-vật không hiện hữu chỉ bởi vì chúng được kiến tạo theo tâm ý. Thế nên, câu hỏi là, tại sao khi ta đề khởi nhãn hiệu con rắn trên cơ sở thân con rắn, con rắn hiện hữu, nhưng khi ta đem sử dụng cái nhãn hiệu con rắn vào sợi dây thừng cuộn tròn, con rắn không hiện hữu? Cái làm phân biệt ra hai thứ là cái gì? Sự khác nhau là ở điểm khi cái nhãn hiệu được đề xuất làm khởi điểm lập luận trên cơ sở thân con rắn, nó tuân theo quy ước thế tục, thế nên nó hiện hữu trên bình diện quy ước thế tục. Khi nhãn hiệu con rắn được đem sử dụng trên cơ sở sợi dây thừng cuộn tròn, nó thì không được chấp nhận chính trên bình diện quy ước thế tục. Như vậy khi ta nói về “Tôi” hoặc “ngã”, bất cứ cái hiện tượngchúng ta chọn lựa để khảo sát, thì không có một hữu thểbản chất xét từ phía hàng ngũ của đối tượng. Các hiện tượng đều tùy thuộc vào các nhân duyên khác; thế nên chúng không hiện hữu một cách tự ý chúng, không có sự can thiệp.

(Thus when we talk about the “I” or self, whatever phenomenon we choose to examine, there is no substantial entity from the side of the object. Phenomena are dependent on other causes and conditions; therefore they do not exist of their own accord).

Chúng không có hiện hữutự tính. Nói cách khác, không có hiện hữu hữu ngã (They have no intrinsic existence. In other words, there is no self-existence).

Bất kể đó là một vị Phật, một hữu tình, hoặc một cái nhà, bất kể đó là gì, khi chúng ta tìm kiếm nó ở giữa các bộ phận của nó chúng ta không tìm thấy nó. Điều này cho thấy rằng sự-sự vật-vật hiện hữu chỉ tùy thuộc vào những mệnh danh và những khái niệm. Khi chúng ta nghĩ về điều đó và đi đến một chút hiểu biết về nó, hãy thấy nó quan liên đến kinh nghiệm của chính bạn. Hãy chiếu soi sự-sự vật-vật xuất hiện đối với bạn như thế nào ( Watch how things appear to you). Chúng không có khuynh hướng xuất hiện giống như cách thức chúng được giả thiết (thiết lập giả danh) bởi những mệnh danh và những khái niệm của chúng ta, nhưng giống như cách thức chúng có một vị thế độc lập, có tự tính trong trực tiếp tự nó, không xuyên qua bất cứ cái gì khác.

(They tend not to appear as though they were designated by our names and concept, but as though they had an intrinsic, independent status in their own right).

Điều này cho thấy có một sự khác biệt giữa đường lối sự-sự vật-vật xuất hiện đối với chúng ta và đường lối sự-sự vật-vật hiện hữu trong thực tại tính / pháp tính / bản chất thật của chúng

(This shows that there is a dispecrancy between the way things appear to us and the way things exist in reality).

Trước nhất hãy nghĩ về điều này trong phương diện xác định các đặc hữu đối tượng bị phủ định, đó là sự hiện hữu trực tiếp tự nó không xuyên qua cái gì khác của đối tượng. Kế đến hãy nghĩ về đường lối trong đó sự-sự vật-vật thực sự hiện hữu, trong tùy thuộc chỉ thuần vào những mệnh danh và những khái niệm

( First think about this in in terms of identifying the object to be negated, which is the object’s existing in its own right. Then think about the way in which things actually do exist , in dependence on mere names and concepts)

Chính ngay từ hình dáng đi lên tới bản chất của Phật, sự-sự vật-vật hiện hữu do tùy thuộc vào các nhân duyên khác. Thế nên, mỗi hiện tượng chẳng có hiện hữutự tính. Ngay cả tính không cũng chẳng có hiện hữu độc lập, thế nên chúng ta nói về tính không của tính không. Tất cả các hiện tượng đều chẳng có hiện hữutự tính.

Nói như thế, có hiện hữutự tính, có hiện hữu do tự bản chất nó, hoặc trực tiếp tự nó, không xuyên qua cái gì khác, có hiện hữu tối hậu, có hiện hữu đúng thật, và có hiện hữu thật, tất cả đều có nghĩa như nhau. Chúng đều là tất cả các đối tượng bị phủ định.

(All phenomena are devoid of intrinsic existence.Accordingly, having intrinsic existence, having existence by its own nature or in its own right, having ultimate existence, having true existence, and having real existence all mean the same. They are all objects to be negated)

Khi bạn thiền trên ý nghĩa của tính vô ngã, bạn nên khảo sát khái niệm sai lầm bẩm sinh về ngã (innate misconception of self) sinh khởi trong tâm bạn như thế nào. Khái niệm sai lầm bẩm sinh thì quan trọng ở đây hơn là khái niệm sai lầm do học hỏi các triết lí sai lầm. Để có một sự lí hội thông hiểu tốt đẹp bạn cần trông cậy vào một vị thầy tâm linh. Bây giờ để khảo sát cảm thức bẩm sinh về ngã, bạn phải cảnh giác. Thỉnh thoảng khi ai mắng bạn, hoặc xúc phạm bạn hoặc cáo buộc bạn, chuyện đó làm bạn bực bội. Bạn cảm thấy “Làm sao nó dám nói thế !” Vào lúc đó, cái ngã bẩm sinh của bạn sẽ xuất hiện bất thình lình. Một cách tương tự, ngã bẩm sinh này sẽ xuất hiện khi bạn có những cảm thọ mạnh mẽ của tham luyến hoặc giận dữ. Điều này không có nghĩa rằng cảm thức bẩm sinh của ngã sinh khởi chỉ vào những cơ hội này, dĩ nhiên; nó thì luôn luôn có với chúng ta. Nhưng trong những dịp như thế thì dễ nắm được nó.

Cảm thức này của ngã bẩm sinh xuất hiện trong những kinh nghiệm của chính chúng ta như thế nào chính là điểm nên chú ý ở đây. Những lần tham luyến, kiêu hãnh, hoặc giận dữ do bất công (indignation) thì đặc biệt có quan liên. Một tiếp cận khác là nghiên cứu một văn bản giảng về bản chất của ngã và vô ngã và văn bản sẽ cho bạn những cơ sở cho bản phân tích. Khi bạn khảo sát bản chất của ngã trong cách này, bạn sẽ đi đến kết luận rằng nó chẳng thể được tìm thấy. Chuyện bạn chẳng có khả năng tìm thấy được nó chẳng chỉ định sự không hiện hữu toàn thể của nó, bởi vì bạn nhận biết từ chính kinh nghiệm của bạn rằng nó hiện hữu theo quy ước thế tục. Khi bạn đạt được chút lí hội thông hiểu về sự-sự vật-vật hiện hữu trong trạng thái giả danh bởi mệnh danh và tâm niệm như thế nào, bạn nên lại quan sát sự-sự vật-vật xuất hiện đối với bạn một cách thông thường như thế nào. Bằng so sánh sự thông hiểu của bạn với kinh nghiệm của bạn thì bạn sẽ có khả năng có được một hình ảnh rõ ràng hơn của bản chất của các hiện tượng (thực tại tính / pháp tính) -- rằng sự-sự vật-vật sinh khởi trong sự tùy thuộc vào các nhân duyên và không theo cách độc lập.

Thông thường, mỗi sự vật xuất hiện đối với chúng ta xuyên qua các thức cảm quan (=năm thức) hoặc ý thức (= thức thứ sáu) của chúng ta. Và mỗi sự vật xuất hiệnhiện hữu độc lập của chính nó. Tuy nhiên, xuyên qua nghiên cứu và tiến trình quan sát kinh nghiệm của chính chúng ta, chúng ta có thể một cách tuần tự đi đến lí hội thông hiểu ý nghĩa vô ngã. Sau đó, nghiên cứukinh nghiệm về cách nào sự vật xuất hiện sẽ tăng cường sự lí hội thông hiểu rằng sự vật không sinh khởi một cách độc lập. Nghiên cứu những gì được giảng trong sách vở là một điều quan trọng về một mặt, nhưng bạn cũng phải thẩm định như thế nào các sự vật xuất hiện đối với bạn trong đời sống bình thường hằng ngày.

Nay thì, bằng cách nào mà vô minh này tác dụng trong trạng thái gốc rễ của sinh tử? Khái niệm bẩm sinh về ngã hiện hữutự tính làm sinh khởi khái niệm về các sở hữu, tiến trình nhận diện chúng trong trạng thái “của tôi”. Điều này dẫn đến sinh khởi tham luyến, như vậy khiến chúng ta thực hiện những hành động tiêu cực, khiến chúng tạo ra tái sinh trong sinh tử tương tục. Tái sinh thì tùy thuộc vào những hành động tạo nghiệp duyên, và chính chúng thì bị tạo ra bởi những phiền não. Tỉ dụ, dục tham cho “hạnh phúc của tôi” ngăn che chúng ta nhìn thấy những lỗi lầm của một thái độ như thế. Thế nên, khuynh hướng bẩm sinh của chúng ta là nghĩ đến “Tôi” và “của tôi” trong trạng thái hiện hữutự tính, làm gốc rễ của sinh tử tương tục.

Để xoá đi khái niệm sai lầm về ngã, bạn phải an lập tri kiến vô ngã. Cách để làm điều này là lí hội thông hiểu đường lối vô minh nắm bắt ý nghĩa các đối tượng của nó và đi đến kết luận là đối tượng của ý nghĩa sai lầm như thế thì phi hiện hữu (nonexistent). Trong tiến trình an trú tâm bạn với sự lí hội thông hiểu đó, bạn sẽ có khả năng trừ bỏ khái niệm sai lầm về ngã. Ngoại trừ khi bạn nhận định được sự phi hiện hữu của đối tượng của vô minh, bạn sẽ không có khả năng trừ bỏ khái niệm sai lầm về chính cái ngã . Hạt giống hoặc gốc rễ của sinh tử tương tụcvô minh nó nắm giữ quan niệm hiện hữu thực. Chúng ta chỉ trục xuất vô minh xuyên qua thực chứng tính không thì chúng ta sẽ có khả năng ngăn chặn tái sinh trong sinh tử tương tục. Khi chúng ta mệt mỏi do làm việc quá nhiều, chúng ta nghỉ ngơi. Mặc dù chuyện đó giúp đỡ chúng ta một cách tạm thời, nó thì không giải quyết thực sự vấn đề có thật. Tiến trình vượt qua vấn đề đòi hỏi tiến trình đối diện với nó và giải quyết nó một cách thực sự.

Một cách tương tự, vô minh không thể bị xoá đi đơn giản bằng cách ngừng vận hành tâm của bạn, như vài người khởi xướng thiền định vô niệm đề nghị .

Nói chính xác hơn, bạn phải thiền định trên trí tuệ bát nhãhội thông hiểu tính không. Nếu bạn thiền định trên một cái gì khác, thiền định của bạn sẽ không liên hệ đến vấn đề đang thảo luận.

(Similarly, ignorance cannot be eliminated simply by shutting your mind off, as some proponents of nonconceptual meditation suggest. Rather, you must meditate on the wisdom understanding emptiness. If you meditate on something else, your meditation will be irrelevant).

Chỉ xuyên qua sự an trú do phân tích phủ định hiện hữutự tính mà bạn sẽ có khả năng thực chứng tính không và làm suy yếu vô minh. Chỉ nghĩ một cách đơn giản rằng sự vật đều rỗng thông do bản chất và không có hiện hữutự tính sẽ không trợ giúp xoá bỏ vô minh.

Nếu bạn đồng nhất hoá mỗi loại kinh nghiệm khái niệm như là vô minh, nó ám thị rằng bất cứ kinh nghiệm hữu thức nào cũng tương đương tiêu biểu với vô minh nhận thức sai lầm bản chất thực của các hiện tượng. Chuyện này thì không đúng, bởi vì tâm niệm hữu niệm nghĩ tưởng một người trong trạng thái một người thì hiệu quả, trong khi đó tâm niệm hữu niệm nghĩ tưởng kẻ được nhìn thấy trong một chiêm bao trong trạng thái một người thì là lầm lẫn.

(This is not the case, because the conceptual thought that conceives a person as a person is valid, whereas the conceptual thought that conceives someone se en in a dream as a person is mistaken)

Mặc dầu hai tâm thức này đều giống nhau ở điểm chẳng có hiện hữu thực, nhưng phân biệt được giữa hai cái thì quan trọng. Một cái thì là kinh nghiệmhiệu quả (valid), và cái kia thì phi hiệu quả (invalid).

Một cách tương tự, Đức Phật, các hữu tình, luân hồiniết bàn đều giống nhau trong ý nghĩa là chúng chẳng có hiện hữutự tính.

(Similarly, the Buddha, sentient beings, the cycle of existence, and the state beyond sorrow are the same in the sense that they lack intrinsic existence).

Tuy thế, bạn phải có khả năng phân biệt được các đối tượng được mong cầu hoặc cần được loại bỏ đi hoặc tránh né trong những cái nói trên.

Tri kiến vô ngã được an lập như thế nào? Ngã của mọi người và ngã của các hiện tượng đều là các đối tượng bị phủ định. Chẳng có sự khác biệt giữa chúng về phương diện tính vi tế (in terms of subtlety). Nhưng bởi vì vài sai biệt về tính vi tế trong bản chất của đối tượng, người ta nói rằng tính vô ngã của mọi người thì được thực chứng nhiều dễ dàng hơn.

Để an lập tính vô ngã của người, trước hết bạn phải thông hiểu ngã hoặc người có nghĩa là gì. Có những diễn dịch sai biệt về điểm này theo vài học phái tư tưởng Phật giáo. Đối tượng hiện hoạt của khái niệm ngã là “Tôi”. Đây là cái hiện hữu theo quy ước thế tục, trong trạng thái một hiện tượng giả danh (=được thiết lập giả định, giả thiết; designated phenomenon), được mệnh danh trên cơ sở của những thành phần vật lí và tinh thần.

Theo Nguyệt Xứng, chẳng có cái nào của tập hợp các thành phần vật lí và tinh thần có thể là con người (the person). Ngài nói rằng chúng ta lưu xuất một cảm thọ của “Tôi” trong quan liên với những thành phần vật lí và tinh thần của chúng ta, nhưng chúng ta không thấy bất cứ cái gì của chúng trong trạng thái “Tôi” mà chúng ta nghĩ về chúng trong trạng thái “của tôi”. Tỉ dụ, chúng ta nhìn ngắm vào hai chân của chúng ta và nói “Những cái đó là chân của tôi”. Chúng ta không đồng nhất hoá chúng ta một cách hoàn toàn với những chân của chúng ta hoặc những tâm của chúng ta hoặc bất cứ cái gì khác của những thành phần vật lí và tinh thần.

Từ những tỉ dụ này chúng ta tiến tới sự lí hội thông hiểu rằng người (nhân thể) chỉ thuần là mệnh danh giả thiết trên cơ sở của các thành phần vật lí và tinh thần. Sự hình thành vật lí của người thì được kết hợp bởi tất cả những đơn tố khác biệt này mà chúng về mặt cá biệt đều không là người. Tập hợp của những thành phần vật lí và tinh thần này cũng chẳng là người. Tuy nhiên, chẳng có một người nào mà lại chẳng quan liên tới hoặc cách tuyệt với các thành phần này. Thế nên, người hiện hữu chỉ là trong trạng thái một mệnh danh hoặc giả danh/giả thiết. Tiến trình nhận biết cách thức các đặc hữu của ngã hoặc người hiện hữu trong trạng thái mệnh danh hoặc giả danh làm tỏ lộ rằng nó chẳng có hiện hữu độc lập hoặc có tự tính. Đây chính là nói về an lập tính vô ngã của người/ nhân vô ngã. Thế nên, bạn lí hội thông hiểu càng sâu cách thức sự-sự vật-vật được biện luận trên căn bản chúng chỉ là những mệnh danh và những giả thiết, thì bạn lí hội thông hiểu tính không càng sâu hơn.

Có hai cách thức trình bày tính vô ngã của người. Tiến trình trình bày rằng “tôi” chẳng có hiện hữutự tính , và tiến trình trình bày rằng “của tôi” chẳng có hiện hữu một cách có tự tính. Bản chất tối hậu của ngã là một hiện tượngchúng ta không thể kinh nghiệm một cách trực tiếp. Nói tổng quát, các hiện tượng đều là thuộc những loại khác nhau. Vài hiện tượng thì hiển nhiên và có thể nhận thức một cách trực tiếp. Chúng không đòi hỏi các bằng chứng luận lí. Các loại khác của các hiện tượng đều vượt ngoài kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta. Để nhận thức chúng, chúng ta cần tùy thuộc vào một chút suy lí luận lí. Tính không ở trong hạng mục này; nó cần được tiếp cận xuyên qua suy lí luận lí. Nếu sự lí hội thông hiểu về vô ngã của bạn được giới hạn chỉ tin những gì Phật đã nói --chỉ thuần vào lời ngài -- điều đó sẽ không đúng.

Để an lập “Tôi” trong trạng thái chẳng có hiện hữutự tính, bạn trước nhất hãy khảo sát chính tâm của bạn và nhận diện được các đặc hữu đường lối khái niệm bẩm sinh về ngã thông hiểu đối tượng của nó. Có hai phương pháp để làm điều này: thiền phân tích và thiền chuyên nhất cảnh tính (analytical meditation and single-pointed meditation).

Thiền phân tích mà chúng ta đang thực hiện ở đây, dùng những khuôn thức luận lí khác nhau. Nếu “Tôi” hiện hữu khi chúng ta nhận diện được các đặc hữu của chúng, trong trạng thái hiện hữutự tính, nó chắc hẳn phải là hoặc là một với các thành phần vật lí và tinh thần của chúng ta hoặc là cách biệt với chúng. Chỉ có hai khả hữu này và không có một lựa chọn thay thế trong khoảng ở giữa hai cái đó. Nếu “Tôi” có hiện hữutự tính, nó không thể tùy thuộc vào các thành phần vật lí và tinh thần của con người. Hoặc là các thành phần vật lí và tinh thần chính chúng đều là “tôi”, hoặc “Tôi”chẳng có quan liên gì với chúng. Nếu các thành phần vật lí và tinh thần đều là “Tôi”, khi chúng phân li vào lúc chết, thì “Tôi” cũng sẽ phân li. Một cách tương tự, hoàn toàn như một người bỏ lại cái thân khi kẻ ấy chết, “ Tôi ” cũng sẽ được bỏ lại. Đi xa hơn thế nữa, nếu “Tôi” đúng thực là một với các thành phần vật lí và tinh thần, vì có nhiều thành phần, sẽ có nhiều ngã trong một người.

Nếu ngã hoặc “Tôi” của đời này và đời kế tiếp chẳng có một quan liên nào giữa chúng, chúng sẽ không thuộc về cùng một tương tục. Những hành động thiện hảo được làm bởi con người của đời này sẽ không ảnh hưởng tính tương tục của đời kế tiếp của người đó. Trong trường hợp đó, bất cứ gì con người trong đời kế tiếp kinh nghiệm sẽ chẳng có nhân hoặc duyên (với đời trước) bởi vì chính người đó (trong đời trước) sẽ không tạo lập những kinh nghiệm (khiến ảnh hưởng tới đời sau), bởi vì người đó không quan liên với con người của đời sống trước. Trong cách thức này bạn có thể thấy các lỗi lầm khi nắm giữ quan điểm rằng con người thì hoặc là một với hoặc là cách biệt với các thành phần vật lí hoặc tinh thần. Thực chứng đó dẫn tới sự lí hội thông hiểu rằng không có con người hiện hữutự tính, hiện hữu thực sự, hoặc độc lập. Khi bạn tìm thấy được điều đó, bạn đã thực chứng vô ngã của người (the selflessness of the person).

Kế đến, bạn có thể an lập “của tôi” chẳng có hiện hữutự tính . Tiến trình chứng tỏ sai lầm về sự hiện hữutự tính hoặc độc lập của ngã cũng dẫn đến sự lí hội thông hiểu chẳng có hiện hữu độc lập của những sở hữu của ngã (= ngã sở). Thế nên không cần đi qua các tiến trình suy lí khác nhau.

( Refuting the existence of an intrinsic or independent self leads to understanding the lack of independent existence of its belongings too).

Vì như ngài Long Thọ đã phát biểu “Nếu ngã không hiện hữutự tính, làm sao “của tôi” (ngã sở) sẽ hiện hữu có tự tính? Một cách tương tự, khi an lập sự chẳng có “Tôi” hiện hữutự tính trong quan liên tới bạn thì bạn có thể mở rộng lí luận để thông hiểu vô ngã của các người khác nữa.

Trong tiến trình an lập vô ngã của các hiện tượng, tiến trình nhận diện được các đặc hữu của đối tượng bị phủ định thì cũng tương tự với những gì được giảng giải về vô ngã của người. Ở đây một lần nữa bạn thực hiện tiến trình suy lí về sự chẳng có tính đơn biệt và tính đa thù. Bạn chỉ đơn giản thay đổi tiêu điểm từ con người tới một hiện tượng tỉ dụ như thân của bạn hoặc một quyển sách và xác định rằng nó không là một hoặc nhiều một cách tối hậu. Các hiện tượng tỉ dụ các thành phần vật lí và tinh thần của một người thì thực sự cách tuyệt với hoặc một (one) hoặc nhiều (many) bởi vì chúng có các bộ phận. Thế nên chúng không có hiện hữu bẩm sinh (Therefore, they do not have innate existence). Trong thân thể vật lí của chúng ta, chúng ta có những nguyên tố đối nội, và cũng một cách tương tự chúng ta cũng tùy thuộc vào các nguyên tố đối ngoại. Sự quan liên tùy thuộc giữa chúng thì dễ thông hiểu. Tất cả các hiện tượng đều có các bộ phận và không có một hiện tượng nào không có bộ phận. Nếu cái gì có hình dáng nó có các bộ phận, bởi vì nó trải rộng trong nhiều phương hướng. Nếu nó không có hình dáng, tỉ dụ tâm thức, các bộ phận của nó là những sát na khác nhau của tính tương tục của nó (If it is formless like consciousness, its parts are the various moments of its continuity)

hội thông hiểu điều này làm cho sự suy lí về duyên khởi dễ dàng lí hội thông hiểu hơn. Mặc dù các hiện tượnghiện hữu theo quy ước thế tục, giả danh nhưng nếu bạn tìm kiếm một hiện tượng một cách phân tích, bạn sẽ không thể nào tìm thấy nó. Bởi điều này cũng nghĩa là chúng ta có thể đi đến lí hội thông hiểu duyên khởi, và duyên khởi có nghĩa rằng sự-sự vật-vật hiện hữu trong trạng thái giả danh/ giả thiết. Khi bạn thực chứng ý nghĩa của duyên khởi, bạn sẽ cũng lí hội thông hiểu rằng sự-sự vật-vật không có hiện hữu độc lập. Nếu sự-sự vật-vật hiện hữu một cách độc lập thì chúng không thể sinh khởi tùy thuộc vào các cái khác. Không có một hiện tượng nào sinh khởi trong tùy thuộc các cái khác và cũng có hiện hữu độc lập.

Một tỉ dụ tốt của duyên khởi là khi bạn nhìn phản chiếu của khuôn mặt bạn trong một tấm gương. Nhiều nhân duyên kết hợp với nhau để làm cho bạn thấy phản chiếu của bạn, tỉ dụ sự hiện diện của gương. Khi bạn nhìn vào trong gương bạn thấy một phản chiếu của khuôn mặt bạn, tuy thế bạn biết rằng hình ảnh của khuôn mặt của bạn không phải là khuôn mặt thực của bạn. Một cách tương tự, sự-sự vật-vật sinh khởi tùy thuộc vào các nhân duyên, tuy thế chúng không có hiện hữu độc lập.

Trong tất cả các loại suy lí được sử dụng để an lập tính không, quan trọng nhất là sự suy lí duyên khởi. Như chúng ta đã thảo luận trước đây, nếu chúng ta nắm giữ những ý định gây tổn hại tới những người khác, sự vụ đó sẽ chỉ làm tổn hại chúng ta. Và nếu chúng ta duy trì những thái độ tạo lợi ích hướng tới những người khác thì sự vụ đó sẽ giúp ích cho cả những người khác và chúng ta. Điều này cho thấy có một quan liên giữa những thái độ và những hậu quả. Một cách tương tự, do tập quán lâu dài của chúng ta với những khái niệm sai lầm về ngã và những loại phiền não khác nhau trong quá khứ, những hậu quả của chúng được cảm nhận ngay trong đời sống này. Đây là những phương cách thông hiểu duyên khởi xuyên qua những kinh nghiệm của chúng ta.

Vì tất cả các hiện tượng hiện hữu chỉ trong sự tùy thuộc vào các thành tố khác, nên chúng không thể độc lập. Các hiện tượng đối ngoại đều tùy thuộc vào các bộ phận của nó. Tâm thức chỉ có thể chứng minh tiền đề của nó trên căn bản của tập hợp các sát na trong một tương tục. Các hiện tượng nhất định có thể chỉ được chứng minh tiền đề của nó trong sự tùy thuộc vào mỗi cái khác, tỉ dụ tác hành và tác giả.

(Consciousness can be posited only on the basis of collection of moments in a continuum. Certainphenomena can only be posited in dependence on each other, like action and agent).

Cha mẹ và con cái đều hỗ tương tùy thuộc trong cùng một cách như thế. Một người chỉ là cha mẹ khi họ có con cái, và con gái hoặc con trai chỉ được gọi như thế trong quan liên với cha mẹ. Khi chúng ta phân tích điều này chúng ta sẽ thấy, chẳng hạn, rằng một người đàn ông trở thành một người cha chỉ khi họ có một đứa con. Nhưng chúng ta có khuynh hướng quá tin rằng người cha có trước nhất. Ngay cả về phương diện những mệnh danh nghề nghiệp cũng áp dụng cùng một cách đó. Một người thợ may được gọi như thế bởi vì hành động cắt may.

Nếu chúng ta cố gắng đi sâu hơn nữa vào điểm này và truy tìm bản chất căn bản của mệnh danh, chúng ta không tìm thấy một bất cứ một cái gì cả. Những mâu thuẫn và những thất vọng phát sinh, bởi vì mặc dầu sự-sự vật-vật hiện hữu chỉ trong trạng thái những mệnh danh và những giả danh (labels and imputations), nhưng chúng ta quan liên với chúng theo lối dường như chúng đều độc lậphiện hữu trực tiếp mà không xuyên qua cái khác. (Contradictions and frustration arise, because although things exist only as mere labels and imputations, we relate to them as if they were independent and exist in their own right).

Trạng thái tùy thuộc hoặc độc lập là một lưỡng biệt đối đãi có tính hỗ tương loại trừ (= Chỉ có một trong hai cái hỗ tương đối đãi. Nếu có cái này, thì không có cái kia). Không có một khả hữu thứ ba.

(Being dependent or independent is a mutually exclusive dichotomy.There is no third possibility).

Vì mỗi sự vật có bản chấttùy thuộc, nên nó không thể là độc lập. Vì ngã được xem là độc lập, thế nên chính cái chẳng có mặt hoặc sự phủ định cái thực trạng độc lập đó là vô ngã hoặc tính không.

(As the self purports to be independent, the very absence or negation of that independent status is selflessness or emptiness)

Nếu chúng ta thông hiểu duyên khởi tới phương diện vi tế nhất và sâu sắc nhất của nó, thì chúng ta sẽ đi tới một sự lí hội thông hiểu tính không. Nếu bạn không có một không gian rỗng thông bạn không thể kiến tạo một toà nhà. Một cách tương tự, nếu các hiện tượng không rỗng thông bởi bản chất, thì chúng không thể sở hữu rất nhiều phẩm tính sai biệt như thế. Thế nên, lí hội thông hiểu tính không của hiện hữutự tính có thể làm ngưỡng mộ lí hội thông hiểu về duyên khởi. Và khi bạn chiếu soi (reflect) trên duyên khởi, nó sẽ dẫn một cách tức thời và một cách tự động tới một lí hội thông hiểu tính không.

Khi muốn giải thích duyên khởitính không của hiện hữutự tính thì chúng ta có một cách làm đúng và thích hợpsử dụng một đối tượng đơn biệt, để làm cho sự lí hội thông hiểu tính không của đối tượng đó tăng cườnghội thông hiểu về duyên khởi của nó. Về một phương diện khác, nếu lí hội thông hiểu tính không của bạn làm giảm đi lí hội thông hiểu duyên khởi của bạn, thì có một cái gì sai lầm trong cách tiếp cận của bạn. Khi sự thông hiểu của bạn về cả hai thì bổ túc cho nhau và hỗ tương tăng cường, bạn sẽ có khả năng lí hội thông hiểu cả hai trên căn bản của một đối tượng đơn biệt (on the basis of one object alone)(= không cần đối tượng cộng thêm cái khác. ĐHP).

Thế nên quan điểm chung của tất cả các học phái triết họccác hiện tướng trục xuất cực đoan của chủ nghĩa đoạn diệt (=chủ nghĩa hư vô = nihilism) và tính không trục xuất cực đoan của chủ nghĩa tuyệt đối (absolutism= chủ nghĩa thường hằng)

(It is said that it is common to all philosophical schools that appearances dispel the extreme of nihilism and emptiness dispels the extreme of absolutism)

Khi chúng ta thực hành thiền định về tính không có hai thành tố chướng ngại cần tránh: tri kiến cực đoan của chủ nghĩa thường hằngchủ nghĩa hư vô.

Đặc điểm nổi bật của suy lí duyên khởitính khôngnăng lực trục xuất cả hai cực đoan này một cách đồng thời.

Văn bản (đang tu học ở đây) nói rằng tính không của hiện hữutự tính trải khắp mỗi sự vật từ sắc (hình dáng) tới tâm tỉnh biết hoàn toàn (= bồ đề tâm tối hậu).
Tính không chẳng phải chỉ thuần là một tiền đề để lập luận triết học, cũng chẳng phải là một tri kiến hư vô chủ nghĩa, bởi vì lí hội thông hiểu về tính không sẽ dẫn đến lí hội thông hiểu về duyên khởi.
Tính không là một đối tượng của trí tuệ bát nhã thật chứng bản chất tối hậu của các hiện tượng.
Thực chứng của nó dẫn tới sự xoá bỏ hai sự che lấpche lấp của những phiền não và những che lấp đối với nhất thiết trí.
(The distinctive feature of the reasoning of dependent arising is that it has the power to dispel both these extremes simultaneously.
The text says that emptiness of intrinsic existence pervades everything from form up to the fully awakened mind.
It is not a mere philosophical postulation, nor is it a nihilistic view, because understanding of it will lead to the understanding of dependent arising.
It is an object of the wisdom that realizes the ultimate nature of phenomena.
Realization of it leads to eliminating the two obstructions – disturbing emotions and the obstructions to omniscience)

Làm cách nào bạn đảm nhiệm tu tập này trong suốt thời kì thiền định tịnh chỉ?

Có những người chủ trương thiền định chỉ duy trên trạng thái vô niệm của tâm (Some advocate meditating only on a nonconceptual state of mind). Những người khác giảng dạy chỉ cần rút lui tâm cách tuyệt với đối tượng của phủ định. Nhưng chẳng có cái nào trong hai tiếp cận này thì đủ được.

Nhưng nếu bạn sử dụng sự phân tích và không có khả năng tìm thấy được hiện hữu của ngã trực tiếp tự nó, không xuyên qua cái gì khác, đó chính là điểm căn cứ để bạn phải duy trì thiền định của bạn.

Để thiền định trên vô ngã của người, bạn nên biết cách nào mà khái niệm sai lầm về ngã nghĩ tưởng “Tôi” trong trạng tháihiện hữutự tính, hoặc hiện hữu tự hàng ngũ của chính nó

(To meditate on the selflessness of persons, you should know how the misconception of self conceives of the “I” as having intrinsic existence, or existence from its own side)

“Tôi” không hiện hữu trong cách này hay cách kia, nếu nói một cách đơn giản như thế thì chẳng đủ.

Điều quan trọng trước nhất là bạn có một nhận biết sáng tỏ thấu suốt về cái đối tượng để bị phủ định. Thế rồi bạn sẽ xác định bằng chứng hiện hữu của đối tượng để bị phủ định, đó là ngã, mà nếu không có sự phủ định ngã thì bạn sẽ không có khả năng thực chứng tính không.

Tất cả các khốn khổ chúng ta kinh nghiệm đều tạo bởi vô minh, mà đối tượng của vô minh là một cái ngã hiện hữutự tính. Tính không của hiện hữutự tính là sự phủ định đơn thuần hoặc sự chẳng có mặt của cái ngã đó. Thế nên, trong thiền định, trước nhất hãy nhận diện được đặc hữu đối tượng để bị phủ định, cái ngã hiện hữutự tính (the intrinsically existent self). Hãy an trú tính vô ngã trên căn bản của cái đó. Hãy an trú thật chứng vô ngã đó trong trạng thái đối tượng của thiền định, và hãy để tâm bạn được nó thẩm nhập mà không khẳng định bất cứ cái gì. Thiền định chuyên nhất thẩm nhập này nên được duy trì với một tỉnh biết sáng tỏ mạnh mẽ về vô ngã của người. Điều này nên được tái tăng cường bằng sự áp dụng lập đi lập lại sự phân tích. Hãy chiếu soi lập đi lập lại trên những suy lí chứng tỏ vô ngã

(This absorptive single-pointed meditation should be maintained with a strong awarenessof the selflessness of the person. This should be reinforced by repeated application of analysis. Reflect again and again on the reasonings to prove selflessness).

Bạn phải luôn luôn nỗ lực tìm biết chắc chắn. Nếu nỗ lực này bị giảm yếu đi, nhưng bạn vẫn duy trì sự thẩm nhập, điều đó sẽ không phải là thiền định trên tính không. Nếu hành giả trước nhất nhận diện thích đáng các đặc hữu đối tượng để bị phủ định, thế rồi tìm bằng chứng sai lầm của nó xuyên qua suy lí và thông hiểu sáng tỏ phủ định đó, và đào luyện một sự tìm biết cho chắc chắn mạnh mẽ, thì cái đó sẽ là một lí hội thông hiểu đúng đắn của tính không.

(If the practitioner first properly identifies the object to be negated, then refutes it through reasoning and apprehends that negation, cultivating a strong ascertainment, that will be a proper understanding of emptiness).

Nếu làm một cách khác đi, chỉ đơn giản tiếp tục nghĩ rằng sự-sự vật-vật không hiện hữutự tính, mà chẳng nhận diện chính xác được các đặc hữu đối tượng để bị phủ định, sẽ không tạo kết quả một sự thông hiểu đúng đắn.

Làm thế nào bạn đào luyện được tính an tĩnh tâm ý (mental tranquillity), tịnh chỉ (calm abiding; Skt. samatha), một tâm chuyên nhất cảnh tính (one-pointed mind)?

Một cách là bằng sự huấn luyện về đức hạnh (ethics), trong trường hợp này nhắm đến bảo vệ hành giả tránh khỏi ảnh hưởng của thái độ quy ngã ( the self-centered attitude). Một cách khác là huấn luyện về trí tuệ bát nhã, lí hội thông hiểu tính không của hiện hữutự tính. Nhưng kinh nghiệm loại trí tuệ bát nhã đó chỉ có một lần hoặc hai lần thì không đầy đủ. Phát triển tính tỉnh biết trong sáng trên căn bản của thực chứng đó là một điều quan trọng (It is important to develop clarity on the basis of that realization). Bạn phải đào luyện nó cho tới lúc nó thì tự nhiên. Điều này có thể làm được chỉ bằng cách phát triển tính an trú liên tục xuyên qua thiền định, cuối cùng dẫn tới trực giác tính không.

(This can be done only bydeveloping constant familiarity through meditation, leading eventually to a direct perception of emtiness).

Để làm điều này, bạn phải tu tập tập trung chuyên nhất cảnh tính (single-pointed concentration). Làm một cách khác đi, sự thông hiểu của bạn về tính không sẽ không an định hoặc vững chắc. Áp dụng tâm tịnh chỉ này (calm abiding mind) vào ý nghĩa của vô ngã, hãy thi hành sự phân tích vô ngã thêm nữa. Kế đến hãy đạt được tính an trú với kĩ thuật quân bình tâm tịnh chỉ với tính tỉnh biết phân biệt rành rẽ không bị che lấp/phân biệt vô ngại. Khi bạn đến được sự nhu nhuyễn mới mẻ hoặc tính nhu nhuyễn tùy duyên có từ hiệu quả của thiền định phân tích, bạn sẽ thành tựu tuệ quán đặc biệt.

(Then gain familiarity with the technique for balancing a calmly abiding mind with discriminating awareness.When you derive a fresh pliancy or flexibility from the impact of analytical meditation, you will have achieved special insight).

Giờ đây, bản văn nói:

Trong khoảng giữa mỗi hai thời thiền định, hãy giống như một huyễn thuật sư, kẻ tạo lập các huyễn tượng.

Chúng ta hiểu điều này như thế nào? Điều này nói rằng khi bạn ra khỏi thiền định chuyên nhất cảnh tính, các hiện tượng vững chắc như các đá tảng và núi đồi có thể xuất hiện một cách khác biệt đi chút ít, dường như chúng được tạo lập của chính tâm của bạn. Đó không phải là điều được xem là huyễn tượng ở đây (That is not what is meant by illusion here)

Đường lối đúng thật mỗi sự vật xuất hiện trong trạng thái hư huyễn là khi bạn thấy nó trong trạng thái giống như một ảo ảnh sóng nắng (mirage), một huyễn tượng (illusion) hoặc chiêm bao (dream), thế nên bạn không thấy bất cứ một sự vật gì có hiện hữutự tính hoặc độc lập. Từ những hình dáng lên tới tâm tỉnh biết hoàn toàn (tâm toàn giác), bạn nên nhìn thấy tất cả các hiện tượng trong trạng thái giống như các huyễn tượng.

Trong thời khoá thiền hiện hành, bạn phủ định hiện hữutự tính của các hiện tượng và thấy tính không trong trạng thái trong bản chất của hư không. Khi bạn ra khỏi thiền định, bạn xem (view) các hiện tượng trong trạng thái hư huyễn hoặc giả dối. Mặc dầu chúng chẳng có hiện hữu thực hữu, tuy thế chúng vẫn phóng chiếu một hiện tướng của một hiện hữu thực hữu.

(During the actual meditation session, you negate the intrinsic existence of phenomena and see emptiness as in the nature of space. When you arise from meditation, you view phenomena as illusory or deceptive. Although they lack true existence, still they project an appearance of being truly existent).

Thế nên có một sự mâu thuẫn giữa đường lối sự vật hiện hữu và đường lối chúng xuất hiện đối với chúng ta. Duy trì một sự nhận biết sáng tỏ của điều này là ý nghĩa chân thật của nhìn thấy sự vật trong trạng thái giống như các huyễn tượng ở đây. Đó chính là nói rằng sau khi bạn thực chứng tính không, thì chẳng cần làm điều chi đặc biệt để cho các sự vật xuất hiện trong trạng thái giống như các huyễn tượng; nó duyên hội xảy ra một cách tự nhiên (vô tác; vô dụng công).(it occurs naturally)

Tác giả nói rằng trong quá khứ các học giả hữu danh (certain scholars) đã nhầm lẫn ý nghĩa tỉ dụ về một huyễn tượng. Họ đã diễn dịch nó để ngụ ý rằng sự-sự vật-vật không hiện hữu gì cả. Họ nói rằng mặc dù con người xuất hiện trong trạng thái con người, trong thực tại họ không là con người, và các thứ khác nữa. Đây là một sự hiểu sai lầm về tính không.

Nếu một cái bình thì không là một cái bình, làm cách nào nó có thể là một cái cột hoặc bất cứ cái gì khác? Bạn sẽ phải nói rằng cái bình không hiện hữu gì cả. Nếu điều đó đúng, vì sẽ không có căn bản trên đó để giải thích tính không, sẽ cũng chẳng có tính không. Một sự thông hiểu toàn hảo tính không nên tăng cường sự thông hiểu của bạn về duyên khởi. Nó sẽ không chối bỏ chính hiện hữu của các hiện tượng.( Tính không chỉ phủ định hiện hữu có tự tính—mà không phủ định hiện hữu. ĐHP)

Có hai loại huyễn tượng. Một chỉ vào tính không, nghĩa rằng mặc dầu sự-sự vật-vật hiện hữu, chúng không có hiện hữu thực hoặc có tự tính. Một diễn dịch khác là dầu chúng chẳng có hiện hữu thực, chúng phóng chiếu cái hiện tướng của hiện hữu thực trong đường lối đó.

Khi một huyễn thuật sư làm hiện khởi huyễn thuật một con ngựa hư huyễn, con ngựa huyễn thuật ấy xuất hiện đối với thức mắt (nhãn thức) của ông ta. Nhưng trong tâm của ông ta ông ta biết rằng nó là dối gạt và rằng nó không thực sự là một con ngựa.Thế nên ông ta nhận thức bản chất hư huyễn của nó. Cũng một cách tương tự, khi một người thực chứng tính không, ngay cả khi sự-sự vật-vật xuất hiện hiện hữu thực hữu, người này thấy chúng trong trạng thái hư huyễn.

Cho tới khi chúng ta đi tới một giai đoạn nhất định, chúng ta có thể thực sự trau dồi sự lí hội thông hiểu của chúng ta về tính không, đó là một điều rất khó để phân biệt giữa hiện hữu hiện hoạt (actual existence) và hiện hữutự tính (intrinsic existence). Tuy nhiên, xem xét về phương diện hiện hữu, chúng ta cần không có các hoài nghi nào, bởi vì nó được chứng minh bằng kinh nghiệm của chính chúng ta.

Đó là tiền đề trên đó chúng ta áp dụng các suy lí để phủ định vị thế hoặc bản chất của các hiện tượng, chứng tỏ đúng thật rằng chúng thì tùy thuộc bởi bản chất.

(That is the premise on which we should apply the reasonings to negate the independentstatus or nature of phenomena, proving that they are dependent by nature)

Nếu bạn có khả năng phủ định cảm thức đó của hiện hữu độc lập trên căn bản của kinh nghiệm của chính bạn, thì lúc đó cách thế hiện hữu sẽ chỉ là hữu danh, một sự thuần giả danh hoặc mệnh danh (nominal, a mere designation or label). Nói thế cũng là nói rằng người thực chứng tính không thì có khả năng phân biệt giữa hiện hữuhiện hữu độc lập. Tuy có thực chứng nhưng người đó thì không có khả năng giải thích nó một cách thuyết phục cho một người khác là kẻ đã không tự mình thực chứng.

Nếu chúng ta đích thân nỗ lực, tính khôngchúng ta ca tụng trong trạng thái bản chất hiện hoạt của bát nhã ba la mật sẽ được thực chứng một cách khởi đầu chỉ duy một cách tri thức. Sự thực chứng này thì không là một sức mạnh đối trị có thể xoá bỏ các phiền não.

Tuy nhiên, về sau, xuyên qua liên tục an trú với nó, thực chứng này có thể trở thành hạt giống cho sự sinh thành kinh nghiệm của quang minh giác chiếu

(However, later, through constant familiarity with it, this realization can become the seed for bringing about the experience of clear light).

Đó chính là đối thủ hiện hoạt xoá bỏ các phiền não và những ngu si vô trí đối nội

(That is the actual opponent eliminating disturbing emotions and inner delusion)

Nhưng nó cần được nâng đỡ hỗ trợ bởi những thành tố tăng cường bổ túc, tỉ dụ sự thực hành của đại bi và tâm tỉnh biết quy ước thế tục ( = tâm bồ đề tương đối).

Tâm tỉnh biết quy ước thế tụcphương diện phương pháp của tu tập (phương diện vạn hạnh của tu tập).

Thực chứng của tính không, đó là tâm tỉnh biết tối hậu, là phương diện trí tuệ bát nhã.

Trên căn bản của sự hợp nhất của hai tâm tỉnh biết này, đó chính là khả hữu nhập vào đạo lộ/ con đường tu tập dẫn tới trạng thái quả vị của thật thể toàn giác, sự hợp nhất của thân và tâm.

_________________________________________

Chú thích

Thi thiết: prajnapti

Luận thi thiết: bản dịch cũ gọi là -- Luận phân biệt giả danh.

Thế gian thi thiết, nhân thi thiết, nghiệp thi thiết

in one’s own right = not through anyone else but directly

Giả danh

Sanskrit: Prajnapti. Pali: Pannatti

Danh từ được tạm đặt ra để gọi các pháp do nhân duyên hoà hợp mà có. Đại thừa tuy có sâu, cạn khác nhau, nhưng tư tưởng nhân và pháp đều là giả danh thì như nhau. Phái Trung quán cho rằng, đứng về phương diện tục đế mà nói, thì các pháp duyên sinh tuy là có giả, nhưng, đứng về mặt chân đế mà bàn, thì các pháp đều là không. Còn phái Du già chủ trương, nếu y cứ vào nghĩa tụ tập, thì các pháp được tập thành đều có tính tụ tập, tương tục, phần vị, cho nên gọi là giả có, còn các pháp tập thành như tâm, tâm sở, sắc, v.v…do nhân duyên sinh thì là, dựa vào pháp thật có này mà nói là giả có, bởi thế, tính y tha khởi gồm chung cho cả giả và thật.

Đại thừa nghĩa chương giải thích Giả danh có 4 nghĩa:

1. Các pháp không có tên, giả đặt tên cho, nên gọi là giả danh.Như người nghèo hèn, giả gọi là giàu sang.

2. Nhờ những vật khác mà có tên, nên gọi là giả danh. Như nhờ các uẩn mà có tên chúng sinh, nhờ dài mà có tên ngắn, nhờ lớn mà có tên nhỏ…v.v…

3.Tên giả gọi là giả danh, các pháp thế tục đều không có tính cố định, nhờ những cái khác mà có, rồi đặt cho cái tên giả, nên gọi giả danh.

4. Các pháp mượn tên gọi mà có nên gọi là giả danh.

Giả danh hữu

Gọi tắt: Giả hữu

Các pháp tồn tại đều do nhân duyên tập hợp mà có. Một trong ba loại hữu.

Như thân người do bốn đại, năm uẩn hoà hợp mà thành, không có tự thể, chỉ có tên giả, cho nên gọi là giả danh hữu.

Giả hoà hợp

Gọi tắt: giả hợp

Nhờ các nhân duyên tụ tập lại mà thành một vật, khi nhân duyên li tán thì vật ấy không tồn tại nữa. Vì không có tự tính, chẳng phải thật có, nên gọi là Giả hoà hợp.

Vô minh

ngài Vô Trước (Asanga 375-430) giảng :
Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám… là đồng nghĩa.

Nguồn các chú thích trên : Phật quang đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch. In năm 2000.

_______________________________

1. Hư Vô trong các thi tụng của các thiền sư ngày xưa là từ tương đương với Niết bàn. Hư vô trong Chủ nghĩa Hư Vô (= chủ nghĩa Đoạn diệt) có nghĩa đoạn diệt, chấm dứt không còn gì cả và tương đương với ngoan không. Hư vô của chủ nghĩa hư vô thì khác với Hư Vô của Lão Tử.
2. Nothingness, tùy theo ngữ cảnh, có nghĩa là emptiness, cũng có nghĩa là openness : tính không, chân không diệu viên, chân không diệu hữu, bổn vô, viên dung, dung thông... .
3. Nothingness của các triết gia Tây phươngý nghĩa ngoan không : cái-trống-không-của- không-có-gì-cả || cái trống không của ngoan, mà ngoan= ngu dốt, đần độn, xấu, không tốt lành, tham lam, cứng cỏi ...có quán tính chống lại biến dịch, chống dung thông, chống viên dung ...

___________________________________

1. Trung luận chương XXIV, tụng 18, Ngài Long Thọ có giảng:

“ Cái gì do duyên khởi
Ta nói là tính không
Tính khônggiả danh
Chính nó là trung đạo”
( “That which is dependent origination
Is explained to be emptiness
That, being dependent designation
Is itself the middle way”.
Trích từ Ocean of Reasoning, trang 503)

2. Ngài Long Thọ cũng giảng trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani), tụng 71:

“Tôi kính lễ Phật vô thượng
giảng pháp tối thượng rằng
Tính không, duyên khởi
Trung đạo cùng một nghĩa”. (71)
I prostrate to the Buddha who is unparalleled, and
Who has given the supreme teaching that
Emptiness, dependent origination and
The middle path have the same meaning”.
(Ocean of Reasoning. trang 505)

3. Ngài Long Thọ trong Trung luận VII, 34 cũng giảng:

“Như huyễn tượng, như chiêm bao, như thành phố tưởng tượng giữa hư không,
Cũng như thế, những gì xuất hiện, tồn tại và hủy hoại đã được giảng giải”. (34)
“As illusion, as dream, as an imaginary city in the sky,
so have arising, endurance, and destruction been illustrated”
(Nagarjuna and the Philosophy of Openness. Nancy McCagney, 1997)


CÙNG TÁC GIẢ / DỊCH GIẢ

&
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant