Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh

21 Tháng Tư 201618:01(Xem: 27643)
Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh
Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ”
trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh


GS Nguyễn Vĩnh Thượng

Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh. Thầy Nhất Hạnh đã viết bài văn ngắn “Bông Hồng Cài Áo” tại Medford vào năm 1962, thầy đã trích dẩn các khổ 1,2 và 6 (hai khổ đầu và khổ cuối) của bài thơ Mất Mẹ để dẩn chứng tình mẹ con, với sự thay đổi nhiều chữ từ bài thơ gốc; thầy đã không ghi tác giả của bài thơ nên rất nhiều người đã nghĩ rằng bài thơ này là do chính thầy đã sáng tác. Thật ra thì thầy Nhất Hạnh đã viết: Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị có nghĩa là Thầy không phải là tác giả của bài thơ này, có lẽ nhiều người không để ý đến câu viết này:
“Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt, lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:
“Năm xưa tôi còn nhỏ
mẹ tôi đã qua đời!
lần đầu tiên tôi hiểu
thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
để dòng nước mắt chảy
là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời.”
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi”.
(Nhất Hạnh, Bông Hồng Cài Áo)
Tác giả bài thơ Mất Mẹ là thi sĩ Xuân Tâm (1916 – 2012). Đây là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, tức là mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ, gồm có 6 khổ như sau:

Mất Mẹ
Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng Mẹ la dạy
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm Mẹ tôi không thấy
Lúc buồn biết trốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông Chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Là mất cả bầu trời.
Xuân Tâm

Bài thơ này được chọn làm bài ám đọc trong giờ học môn Quốc văn ở lớp tiểu học của thế hệ thập niên 1940, 1950. Tương tự đoạn văn ngắn Tôi đi học được trích từ tập truyện ngắn Quê Mẹ của Thanh Tịnh (1911 – 1988) do nxb Đời Nay xuất bản ở Hà Nội vào năm 1941, được chọn làm bài giảng văn cho học sinh trung học thế hệ 1950, 60, đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam, rất nhiều học sinh trung học đã thuộc lòng đoạn văn này. Cũng tương tự đoạn văn ngắn La rentreé des classes (Ngày tựu trường) được trích từ quyển tự truyện Le Livre de mon ami (Cuốn sách của bạn tôi) của nhà văn Pháp Anatole France (1844 – 1924), được xuất bản vào năm 1885 ở Pháp, đã được đưa vào môn Pháp văn cho học sinh trung tiểu học thế hệ 1940, 50, 60 và đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam.
Bài thơ Mất Mẹ được trích từ tập thơ Lời Tim Non của Xuân Tâm, được xuất bản vào năm 1941 tại Hà Nội, gồm các bài thơ được sáng tác từ năm 1935 (lúc ấy Xuân Tâm được 19 tuổi) đến năm 1941.
Xuân Tâm là bút hiệu của Phan Hạp. Ông sanh năm 1916 tại tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong các thi sĩ của phong trào thơ mới vào thời tiền chiến. Trong quyển Thi Nhân Việt Nam (1932 – 1941) của Hoài Thanh và Hoài Chân, xuất bản tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1941, đã giới thiệu Xuân Tâm trong phong trào thơ mới.
Ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2012 tại Hà Nội, hưởng thọ được 97 tuổi.

*-*-*
Trong cuốn Bông Hồng Cài Áo, thầy Nhất Hạnh đã viết: Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother’s day) mồng mười tháng năm.
Bài văn ngắn Bông Hồng Cài Áo được Thầy Nhất Hạnh viết tại Medford (Oregon, Hoa Kỳ) vào năm 1962. Như vậy có thể Thầy có ý nói Ngày Mẹ (Mother’s day) là ngày 10 tháng 5 năm 1962, đây là ngày thứ Năm (Thursday); cũng có thể Thầy có ý nói hằng năm thì ngày lễ Ngày của Mẹ vào ngày 10 tháng 5. Ở Hoa Kỳ và Canada, Ngày Mẹ là ngày lễ vào ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 trong năm đó; do đó mỗi năm ngày lễ này thay đổi theo ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 trong năm đó.

*-*-*
Ở phương Tây, có “Ngày của Mẹ”(Mother’s day) và “Ngày của Cha”( Father’s day):
-Ở Hoa kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của Mẹ” vào ngày Chúa nhật thứ hai của tháng 5 ( The Mother’s day date in United States and Canada is on the second Sunday of May each year).
-Ở Hoa Kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của cha”( Father’s day) vào ngày Chúa nhật thứ 3 trong tháng 6 mỗi năm ( The Father’s day date in United states and Canada is on the third Sunday of June each year).

Năm nay, 2016, ở Hoa Kỳ và Canada, Ngày của Mẹ là ngày Chúa Nhật 08 tháng 5 năm 2016; Ngày của cha là ngày Chúa Nhật 19 tháng 6 năm 2016.

Toronto, 20 tháng 4 năm 2016
Nguyễn Vĩnh Thượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5458)
Anh chồng khốn khổ mới tìm thiền sư Xin thầy mở rộng tâm từ Giúp chàng thoát cảnh dây dưa đọa đày.
(Xem: 4598)
Xưa trong rừng thẳm núi sâu Có con dê núi sống lâu chốn này Dê ăn hoa quả trái cây Từ cành rơi rụng xuống ngay cỏ làn, Một cây đặc biệt vô vàn Trái ngon, dê khoái tới ăn vô cùng.
(Xem: 5469)
Lửa sân đốt cháy ba ngàn cõi Nước ái chìm trôi bốn vạn loài Bảy báu dò tìm tham dấy khởi Luân hồi khổ hải vạn trùng khơi
(Xem: 7026)
Sách quí nghĩa sâu cả tấm lòng, Truyền thừa pháp bảo ánh mai hồng. Chúng sanh lầm lạc còn tâm tục, Vạn vật qui về vốn tánh trong.
(Xem: 5919)
Ta muốn sống mà không gây nghiệp ác Không hận thù không lớn lối kiêu sa Cho tâm hồn mãi đẹp bản thiền ca Chẳng hổ thẹn suốt cả đời tu tập .
(Xem: 5449)
Sông Dinh vốn dĩ nước hằng sâu, Lặng lẽ dòng xuôi tỏa sóng mầu. Khắp chốn dân lành gieo giống ngọc, Dọc bờ cát trắng quyện hương cau.
(Xem: 4812)
Thành Ba La Nại thuở xưa Có xe ngựa đẹp nhà vua ưa dùng Thân xe lộng lẫy vô cùng Gắn thêm một bộ yên cương sáng ngời Làm bằng da, khéo tuyệt vời Do tay thợ giỏi nhất nơi kinh thành.
(Xem: 5894)
Ngày đêm niệm Phật Pháp Tăng Sống đời chánh niệm tu thân với người Dù cho vật đổi sao dời Con đường tu Phật một đời chẳng sai .
(Xem: 5555)
Cuộc đời như gió qua cầu Dại gì ta lại khổ sầu làm chi Đời ta ta tự bước đi Thắp lên ngọn đuốc từ bi với người .
(Xem: 7574)
Về đâu … cõi tịnh ở đây !!! Thân an tâm tịnh … tháng ngày thong dong...
(Xem: 5375)
Hãy thở cho đời bớt khổ đau Cho lòng thanh thản giữa đêm nào Hô canh thức chúng ngồi tĩnh lặng Đẹp cảnh đạo tràng mãi thương nhau .
(Xem: 8052)
Trâu ta bao thuở đi hoang Dọc ngang khắp nẻo, rừng thâm lạc bầy Đường về mờ mịt chân mây Lối xưa từng đã trơ ngày tháng trông
(Xem: 6618)
Lòng Mẹ bao la chẳng dáng hình, Hy sinh tất cả cháu con vinh, Bóng gương nhật nguyệt hằng soi chiếu, Tỏa rạng đời sau sống chút tình…
(Xem: 6581)
Mộ đá xanh rêu giữa nắng chiều, Rưng rưng khóe mắt cảnh buồn hiu. Hàng dương phủ bóng chìm yên lặng, Rặng núi in hình gợi tịch liêu.
(Xem: 6061)
Thiểu dục khỏi cầu cũng thoát mê Tài sắc danh xưng chẳng bận bề Vô vi đạo học tâm luôn mở Giữa chốn phồn hoa biết trở về .
(Xem: 6182)
Ni cô quyết chí tu hành Cầu tìm giác ngộ lòng thành thiết tha Nên cô nhờ thợ tạc ra Một pho tượng Phật thật là uy nghi Dát thêm vàng, đẹp kể chi Cô mang tượng Phật luôn đi theo mình.
(Xem: 10243)
Đêm khuya lặng lẽ đất trời yên, Tĩnh tọa lòng an, bặt não phiền. Thở nhẹ từng hơi, hơi lặng lẽ, Đếm đều mỗi số, số trầm nhiên.
(Xem: 6095)
Vạn kiếp huân tu đến cõi này, Gặp Thầy, Cha mẹ, quả duyên may. Nỗi trôi xiêu lạc đời vô định, Chẳng gặp ân này khổ lắm thay!
(Xem: 5192)
Nếu ai hỏi vì sao tôi mến Đạo Vì Đạo là nguồn sống cuộc đời tôi Đạo không mang nhan sắc điểm tô bồi Nhưng đem lại mọi niềm vui hạnh phúc .
(Xem: 5456)
Nét buồn bốn chữ được ghi: "Sinh, Lão, Bệnh, Tử" tiếp đi dòng đời.
(Xem: 5740)
Canh ba bừng thức giấc, Lắng lòng, nghe gió reo. Vườn thiền hoa đang nở, Trăng nghiêng mình trông theo!
(Xem: 7091)
Ta vẫn mong quay về ngay một chổ Nơi Phật ngồi dưới cội góc Vô Ưu Một niệm này hướng tới bước đường tu Mong cuộc sống an vui cùng khắp chốn .
(Xem: 6119)
Gót ai rộn bước phong trần Áo ai lấm bụi gánh phần tử sanh Thì em ơi, chuyện đã đành ! Nợ tằm thôi, lá dâu xanh... nữa là !
(Xem: 6808)
Lời kinh mầu nhiệm diệu êm Nghe trong sâu thẳm êm đềm lời ru Chuông ngân trầm bổng chiều thu Hòa theo nhịp mõ lắc lư lòng trần
(Xem: 5453)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm
(Xem: 6628)
Chấp nhận đi cho cõi lòng thoáng mát Dù người đời có lúc ghét thương ta Ta cứ xem như gió thổi mây qua Chẳng lưu lại dấu vết gì hết thảy .
(Xem: 5995)
Lẽ thật cuộc đời vốn là không Chẳng có chi mô phải mất lòng Không ai gây khổ cho mình cả Mê muội đến từ thiếu hiểu thông .
(Xem: 7653)
Xuân đi xuân đến vốn vô tình. Cảm nhận cảnh hoa cũng chính mình, Nở tàn đẹp xấu đều phân biệt. Nên đời cứ mãi tiễn rồi nghinh…
(Xem: 7917)
Kẻ lữ hành thoáng qua Dừng lại rồi đi xa Gập ghềnh qua vạn ngã Biết bao giờ nhận ra ?
(Xem: 5879)
Người tu Phật luôn thường hay tự nhắc Cuộc đời này là huyễn mộng duyên sanh Rồi đến khi duyên diệt thoáng qua nhanh Lòng vẫn nhẹ như mây chiều lam khói .
(Xem: 5742)
Xuân nay kể đã mấy Xuân rồi, Chẳng thấy Xuân về ghé, bến chơi Bến tủi, Hương Giang thuyền lẻ nhịp Thông hờn, Non Ngự bóng chim côi
(Xem: 5284)
Sáng mùng một chỉ lo làm phước Gởi chút tiền cho lễ phóng sanh Về quê hương đất nước yên lành Chắp tay nguyện muôn loài nhẹ thoát .
(Xem: 5950)
Chúc mùa hoa nở ánh dương tràn, Mừng tận non cao khắp phố làng. Năm đến nhà nhà đều thịnh đạt, Mới sang chốn chốn thảy bình an.
(Xem: 5637)
Xuân trong tất cả cõi lòng ta Vẫn mãi còn đây bóng Phật Đà Trải rộng hương từ đi khắp nẻo Nhìn cả cuộc đời đẹp mãi ra .
(Xem: 6408)
Cánh én tìm mây báo dục xuân, Lều tranh, suối lượn nước trong ngần. Dịu dàng mai hé, hương vờn đợi, Rộn rả rừng khua, gió thoảng ngân.
(Xem: 5055)
Tháng giêng lên chùa lễ Phật Tháng hai sống đẹp lòng mình Tháng ba ân đền đáp trả Tháng tư vô ngã từ quan
(Xem: 5880)
Xuân nay về khắp chốn Đạo nghiệp gắng vun trồng Tâm kinh siêng đọc tụng Bát Nhã ngời thiên trung
(Xem: 5410)
Mùa xuân hướng tới Tánh Nguyên Cho đời sống mãi an nhiên cõi lòng Yêu xuân yêu cả cánh hồng Dâng lên Đức Phật một lòng kính yêu .
(Xem: 5477)
Vùng kia có một ông tăng Giỏi nghề họa sỹ nên thường vẽ thuê Tiền công tính đắt khỏi chê Khách hàng trả trước, khó bề thiếu ông
(Xem: 5906)
Con đường đạo thì thênh thang rộng mở Chẳng bao người tới thính pháp văn kinh Lúc diễn ra ca múa hát linh đình Bao sức hút không mời mà cũng tới .
(Xem: 6220)
Chúc tết xuân về với ý thơ, Mừng duyên hội ngộ thế gian mơ. Năm qua hạnh nguyện đời không nhạt, Tháng đến niềm mong đạo chẳng mờ.
(Xem: 7443)
Pháo xuân dồn dập tưng bừng Hoa xuân lộng lẫy đón mừng tuyết tan Mưa xuân réo rắt ngoài sân Nhạc xuân rộn rã gieo ngàn niềm vui
(Xem: 6470)
Duyên đến duyên đi chẳng bận lòng Tuỳ duyên ta sống đạo thong dong Dù bao chướng ngại duyên đưa đến Ta vẫn mong người ngộ Pháp Không .
(Xem: 6968)
Một thương em tập ngồi thiền Chuyên cần tỉnh tọa dáng hiền…nữ tu Hai thương em tuổi chớm thu Bước đi tha thước ôn nhu nhẹ nhàng
(Xem: 5390)
Hôm nay vầng nhựt đã lên non, Sông núi ngời lên ánh nắng vàng, Trúc biết chồi non đơm kết lá, Mai vàng nụ chín nở đầy bông
(Xem: 5869)
Tết này xin chúc mọi người Sống vui chánh niệm sáng ngời thân tâm Yêu thương hiểu biết trọn năm Con đường giải thoát đẹp dần nội tâm .
(Xem: 5427)
Phật vẫn thường hằng khắp thế gian Từ Bi vô lượng, Đức vô vàn Là Xuân, đây với mùa xuân Phật Khắp cả muôn loài toả Phật quang
(Xem: 6206)
Giữa bộn bề cuộc sống Đời vùi giấc ngủ xuân Ta đi giữa Thực-Mộng Mắt nhìn không phân vân.
(Xem: 6171)
Đạo pháp theo đời cố hiểu thương, Ngày qua hưởng lộc phải am tường. Sinh linh thế mạng đau xương cốt, Hạt gạo nuôi thân nhọc ruộng nương.
(Xem: 5003)
Vầng dương vừa khuất non cao Chim bay về tổ lao xao họp đoàn Tiều phu hối hả về làng Lắng im rừng núi, ngân vang chuông chùa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant