Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trí Huệ Là Thường Tự Thấy Lỗi Mình

09 Tháng Tư 202318:29(Xem: 1444)
Trí Huệ Là Thường Tự Thấy Lỗi Mình

Trí Huệ Là Thường Tự Thấy Lỗi Mình


Lục Tổ Huệ Năng

Nguyễn Thế Đăng

Vài Suy Nghĩ Về Thiền Phái Trúc Lâm Trong Bức Tranh Phật Giáo Việt Nam



1/ Trí huệ thường quán chiếu

Trong những bài thuyết pháp, Lục Tổ Huệ Năng nói nhiều đến thấy tánh, trí huệ Bát nhã… nhưng ngài cũng nói nhiều đến lỗi, những phiền não như ghen tỵ, tham sân, đố kỵ, ngã mạn...

Trí huệ Bát nhãbản tánh, là tự tánh của chúng sanh, “người đời vốn tự có”:

Thế nên biết rằng bản tánh tự có trí Bát nhã, bản tánh ấy tự dùng trí huệ thường quán chiếu, cho nên chẳng cần mượn đến văn tự. Cả thảy sông ngòi đều chảy vào biển cả, hợp thành một thể. Trí Bát nhãbản tánh của chúng sanh lại cũng như vậy.

Người tiểu căn nguyên có trí Bát nhã, không khác biệt với người đại trí, mà do sao nghe pháp lại chẳng tỏ ngộ? Do là sự che chướng của tà kiến còn nặng, gốc rễ phiền não ăn sâu, giống như đám mây lớn che khuất mặt trời, không có gió thổi tan thì ánh sáng mặt trời không hiện”.

(Phẩm Trí Huệ)

Hành trí huệ là không để mây vọng niệm che chướng mặt trời trí huệ:

Tất cả nơi chốn, tất cả thời gian, niệm niệm chẳng ngu, thường hành trí huệ tức là hạnh Bát nhã. Một niệm ngu tức là Bát nhã tuyệt, một niệm trí tức Bát nhã sanh.

Thiện tri thức! Trí huệ quán chiếu, trong ngoài sáng suốt, biết bản tâm mình. Nếu rõ bản tâm tức là vốn giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát nhã tam muội. Bát nhã tam muội tức là vô niệm.

Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy biết hết thảy pháp mà tâm chẳng nhiễm dính, đó là vô niệm. Dùng thì khắp tất cả chỗ, mà cũng chẳng dính bám tất cả chỗ. Chỉ là bản tâm thanh tịnh, khiến sáu thức ra sáu cửa, ở trong sáu trần không nhiễm, không tạp, đến đi tự do, thông dụng không trệ, tức là Bát nhã tam muội, tự tại giải thoát, gọi là hạnh vô niệm”.

(Phẩm Trí Huệ)

2/ Lỗi là gì?

Lỗi là “duyên theo tâm mê”, một niệm ngu”, “tà kiến phiền não”.

Trí Bát nhã giác ngộ, người đời đều vốn tự có, chỉ duyên theo tâm mê nên chẳng thể tự ngộ

Lỗi là tâm tà, phiền não, độc hại, hư vọng, trần lao, tham giận, ngu si:

Mê muội tự tánh tức là chúng sanh. Giác ngộ tự tánh tức là Phật. Từ bi tức Quan Âm, hỷ xả gọi là Thế Chí, thường tịnh tức là Thích Ca, bằng thẳng tức là Di Đà.

Nhân ngãnúi Tu di, tâm tà là nước biển, phiền não là sóng lớn, độc hại là rồng dữ, hư vọngquỷ thần, trần lao là cá mập, tham giận là địa ngục, ngu sisúc sanh.

Thiện tri thức! Thường làm mười điều thiện thì thiên đường liền đến, trừ nhân ngã thì núi Tu di sụp, bỏ tâm tà thì nước biển cạn, không phiền não thì sóng lớn diệt, độc hại trừ thì cá rồng tuyệt.

Trên đất tâm mình là tánh giác Như Lai, phóng ánh sáng lớn, ngoài soi sáu cửa thanh tịnh, hay phá các cõi trời Lục dục. Tự chiếu bên trong ba độc liền dứt, các tội địa ngục nhất thời tiêu diệt. Trong ngoài sáng suốt chẳng khác Tây phương. Chẳng tu như thế thì làm sao đến cõi kia được”.

(Phẩm Nghi vấn)

Trí huệ là thường quán chiếu tự tâm, dứt ác làm thiện, để tự mình khai mở cái thấy biết của Phật (Phật tri kiến):

Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng nói thiện tâm nghĩ ác, tham giận, ghen ghét, dối nịnh, ngã mạn, lấn người hại vật, ấy là tự mình khai mở cái thấy biết của chúng sanh. Nếu có thể chánh tâm thường sanh trí huệ, quán chiếu tự tâm, dứt ác làm thiện, ấy là tự mình khai mở cái thấy biết của Phật”.

(Phẩm Cơ duyên)

Quán chiếu tự tâm, tự tánh, là thực hành trí huệ:

Ba là Huệ hương, tâm mình không bị ngăn ngại. Thường dùng trí huệ quán chiếu tự tánh, chẳng tạo ra các xấu ác. Tuy tu các điều thiện lành mà tâm không bám níu, kính người trên nghĩ đến người dưới, thương xót những kẻ côi cút nghèo cùng. Ấy là Huệ hương”.

(Phẩm Sám hối)

Chính khi quán chiếu tự tâm, tự tánh mà người ta tìm thấy lỗi mình, và cũng do ánh sáng của trí huệ quán chiếu ấy mà lỗi lầm được chuyển hóa, tiêu tan, như bóng tối gặp ánh sáng mặt trời. Trí huệ chính là pháp thân vốn có nơi mình:

Thiện tri thức! Trí như mặt trời, huệ như mặt trăng. Trí huệ thường sáng, do vì bám cảnh bên ngoài nên bị đám mây vọng niệm che khuấttự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp thiện tri thức, nghe được pháp chân chánh, tự trừ mê vọng thì trong ngoài sáng suốt, trong tự tánh mình muôn pháp đều hiện. Người thấy tánh cũng giống như vậy. Đây gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật”.

(Phẩm Sám hối)

Thế nên chẳng lìa tự tánh, an trụ trong tự tánh trí huệ thì ánh sáng của nó sẽ làm tiêu tan những phiền não tham sân si để chuyển hóa thành giới định huệ của tự tánh:

Hãy dùng đại trí huệ mà phá tan năm uẩn, phiền não, trần lao. Tu hành như đây thì quyết định thành Phật đạo, biến ba độc tham sân si thành Giới, Định, Huệ.

Pháp môn đây từ một Bát nhã sanh ra tám vạn bốn ngàn trí huệ. Tại sao thế? Vì người đời có tám vạn bốn ngàn trần lao. Nếu khôngtrần lao thì trí huệ thường hiển hiện, chẳng lìa tự tánh”.

(Phẩm Trí huệ)

 

Điều thứ hai, khi quán chiếu tự tâm, tìm thấy lỗi mình, nếu quán chiếu cho đến tận gốc rễ của những lỗi lầm phiền não thì người ta sẽ khám phá ra nền tảng của chúng mà từ đó chúng phát sanh. Nền tảng đó là tự tánh vốn có sẳn của mình.

Những lỗi lầm, phiền não, trần lao là những ý nghĩ lỗi lầm, những ý nghĩ xấu và kể cả những ý nghĩ tốt, chúng đều che lấp bản tâm, tự tánh khiến chúng ta không thể thấy bản tâm, tự tánh vốn thanh tịnh của mình:

Sao gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật? Người đời tánh vốn thanh tịnh. Muôn sự đều từ tự tánh sanh: nghĩ lường tất cả sự ác tức sanh hạnh ác, nghĩ lường tất cả sự thiện tức sanh hạnh thiện. Như vậy các pháp ở trong tự tánh mình, như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng nhưng vì những đám mây ý nghĩ che lấp nên trên sáng dưới tối. Khi gió thổi mây tan thì trên dưới đều sáng, muôn hình tượng đều hiện”.

(Phẩm Sám hối)

Khi biết rằng mọi ý nghĩ, mọi niệm đều khởi lên từ tự tánh, người ta nhận ra tự tánh, nền tảng của mọi khởi niệm:

Tự tánh Chân Như khởi niệm, chẳng phải mắt tai mũi lưỡi có thể niệm được. Chân Như có tánh do đó mới có niệm khởi. Nếu Chân Như không có thì mắt tai sắc thanh liền tiêu hoại ngay”.

(Phẩm Định Huệ)

Biết rằng mọi ý nghĩ tốt xấu, mọi niệm đúng sai đều khởi lên từ “tự tánh chân không”, thì các niệm ấy cũng sẽ tan vào tự tánh chân không. Chứng biết như vậy, người ta có thể giải thoát khỏi sự trói buộc của các niệm bằng cách để cho các niệm tự giải thoát lấy chính chúng, tự tan biến vào nền tảng của chính chúng.

Đây là hiệu quả thứ hai của việc thường tự thấy lỗi mình.

Tóm lại, việc thấy lỗi là để không bị lỗi trói buộc và che chướng, do đó thấy cái chân thật xưa nay.

 

3/ Thấy lỗi của người khác

Lỗi lầmchấp ngã, chấp pháp, thấy có bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, từ cái thấy sai lầm ấy sanh ra tranh chấp, cải cọ, hơn thua, cao thấp, thế nên tự tánh vốn không có sanh tử lại tự tạo cho mình sanh tử khổ đau:

Nếu tâm miệng đều thiện thì trong ngoài nhất như, định huệ bình đẳng.

Hãy tự ngộ tu hành chẳng phải ở nơi tranh luận. Nếu sanh niệm người trước người sau bèn đồng với người mê. Chẳng dứt được hơn thua, cao thấp thì càng thêm chấp ngã chấp pháp, chẳng lìa được bốn tướng”.

(Phẩm Định Huệ)

Lỗi lầm căn bản là sự phân biệt khiến xa cách với người khác, với môi trường xung quanh, từ đó những phiền não sinh sôi, thương ghét, lấy bỏ, tranh cãi, cho đến chiến tranh. Cứ như thế, người ta tự đưa mình vào sanh tử:

Tông này vốn không tranh

Tranh luận mất ý đạo

Giữ pháp môn trái cãi

Tự tánh vào sanh tử.

(Phẩm Phó chúc)

Muốn đạt đến một vị bình đẳng của tự tánh, phải không thấy lỗi của người khác và cố chấp vào đó để tranh hơn thua, như thế mới đạt được sự bình đẳng của ta và người, “trong ngoài nhất như, định huệ bình đẳng”.

Nếu thật người tu đạo

Chẳng thấy lỗi thế gian

Nếu thấy người khác lỗi

Tự mình đã sai rồi

Người lỗi ta chẳng chê

Ta chê, ta có lỗi.

Chỉ dẹp tâm thấy lỗi

Phiền não thảy phá trừ

Thương ghét chẳng dính tâm

Nằm duỗi hai chân nghỉ.

(Phẩm Trí huệ)

Sở dĩ như thế bởi vì khi thấy lỗi của người thì đó chính là phiền não của mình thấy, chứ chẳng phải tự tánh định huệ bình đẳng thấy.

 

Với chính mình, lỗi lầm là lìa tự tánh, là lìa trí huệ quán chiếu, để cho phiền não lôi kéo ra khỏi sự sống động, sáng tỏ của tự tánh khiến lạc vào sanh tử:

Thấy tánh là công, bình đẳng là đức. Niệm niệm không trệ ngại, thường thấy bản tánh, diệu dụng chân thật, đó gọi là công đức.

Trong tâm khiêm hạ là công, ngoài là hành theo lễ là đức. Tự tánh kiến lập muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng lìa tánh mình là công, ứng dụng không nhiễm là đức.

Nếu tìm công đức Pháp thân, hãy y theo đây mà làm, đó là chân công đức”.

(Phẩm Nghi vấn)

 

4/ Thường thấy lỗi trong tự tâm

Khi dạy cho Sa di Thần Hội, Lục Tổ nói về tự thấy lỗi mình như sau:

Có một đồng tử tên là Thần Hội, con nhà họ Cao ở Tương Dương, mười ba tuổi, từ chùa Ngọc Tuyền đến tham lễ.

Sư nói: Người tri thức khó nhọc từ xa đến, có đem theo được cái gốc chăng? Nếu có gốc thì phải biết ông chủ, nói thử xem.

Thần Hội thưa:  Lấy vô trụ làm gốc, thấy tức là chủ.

Sư nói: Sa di kia sao lại bắt chước lời nói của người.

Thần Hội bèn thưa: Hòa thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?

Sư lấy gậy đánh ba cái, nói: Ta đánh ngươi, đau hay chẳng đau?

Thần Hội thưa: Cũng đau cũng chẳng đau.

Sư nói: Ta thấy cũng chẳng thấy.

Thần Hội hỏi: Sao là thấy cũng chẳng thấy?

Sư nói: Ta thấy là thường thấy lỗi trong tự tâm, chẳng thấy những phải   trái tốt xấu của người, đó là cũng thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói đau cũng chẳng đau là thế nào? Ngươi nếu chẳng đau thì đồng với gỗ đá, còn đau thì đồng với phàm phu, liền sanh giận hờn. Trước ngươi hỏi thấy hay chẳng thấy, đó là hai bên, cũng đau cũng chẳng đau, đó là sanh diệt. Tự tánh của ngươi, ngươi còn chẳng thấy, sao dám đùa cợt người?

Thần Hội lạy tạ xin lỗi

Sư lại nói: Nếu ngươi tâm mê chẳng thấy, thì hỏi thiện tri thức tìm ra con đường. Còn nếu ngươi tâm ngộ, tức là tự thấy tánh, thì y pháp tu hành. Ngươi tự mê chẳng thấy tự tâm, lại hỏi ta thấy hay chẳng thấy. Ta thấy thì tự biết, đợi gì cái mê của ngươi? Ngươi nếu tự thấy cũng chẳng dính dáng gì cái mê của ta. Sao chẳng tự biết tự thấy, lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy.

Thần Hội làm lễ hơn trăm lạy, xin tha tội lỗi, rồi chuyên cần hầu hạ bên Tổ, chẳng khi nào rời”.

(Phẩm Đốn tiệm)

 

Khi nhờ trí huệ thường quán chiếu để những lỗi lầm trong tự tâm tiêu tan trong ánh sáng thường sáng của trí huệ, không còn bị các lỗi lầm trói buộc, ngăn ngại, người ta sẽ có được “bao nhiêu của báu hiện giờ” của đời sống chân thật. Trong lời dạy cho sư Pháp Đạt về tụng Kinh Pháp Hoa, Lục Tổ dạy (ở đây chỉ trích ra một đoạn):

“…Huống gì văn kinh đã nói rõ cho ông, chỉ có một Phật thừa, không có thừa nào khác. Nếu kinh nói hai thừa, ba thừa cho đến vô số phương tiện, đủ thứ nhân duyên, thí dụ, ngôn từ thì các pháp ấy đều chỉ là một Phật thừa mà thôi.

Sao ông chẳng xét ba xe, ba thừa là giả, là chuyện thời trước, một thừa là thật, là chuyện bây giờ, ấy là dạy cho ông bỏ giả về thật. Đã về thật rồi thì cái thật ấy cũng không có tên nữa.

Vậy phải biết bao nhiêu của báu hiện có ấy đều thuộc về ông, tùy ông thọ dụng; lại chẳng tưởng của cha, cũng chẳng tưởng của con, cũng không có tưởng việc thọ dụng. Đó mới gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp này sang kiếp khác tay chẳng rời cuốn kinh, từ ngày đến đêm, không lúc nào chẳng niệm”.

(Phẩm Cơ duyên)

Khi không còn bị các lỗi ràng buộc, che chướng, người ta được tự do, tự do này Lục Tổ gọi là thấy tánh:

“Nếu ngộ tự tánh thì cũng chẳng lập Bồ đề Niết bàn, cũng chẳng lập giải thoát tri kiến. Không có một pháp có thể đắc mới có thể kiến lập vạn pháp, nếu rõ ý này, cũng gọi là Phật thân, cũng gọi là Bồ đề Niết bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến.

Người thấy tánh thì lập cũng được, không lập cũng được, đến đi tự do, không ngưng không ngại, ứng dụng tùy làm, ứng lời tùy đáp, hiện khắp hóa thân mà chẳng lìa tự tánh, tức là được tự tại thần thông, du hý tam muội, ấy gọi là thấy tánh”.

(Phẩm Đốn tiệm

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10822)
Đi ở, hồn nhiên giữa cõi người Mỗi ngày hương sắc mỗi hoa tươi Tỏa – cho ngây ngất trời phương viễn Ủ - để mơn man đất ngạch trường...
(Xem: 9541)
Pháp Hoa vi diệu khôn lường Ba đời Chư Phật tán dương Chúng sanh thành tâm quy ngưỡng Ánh trăng dẫn lối đưa đường
(Xem: 9679)
Xanh bốn mùa tùng bách Là đức tánh trượng phu Học tang bồng lương đống Là nhớ nghĩa ân sư.
(Xem: 10096)
Nam Mô A Di Đà Phật Liên trì ao báu nở hoa Hoa sen chín phẩm kết tòa Một lòng Tây Phương trực vãng
(Xem: 12860)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
(Xem: 12234)
Gương tâm hiển lộ xuân bất diệt, Từ ấy thanh bình giữa sắc-không.
(Xem: 10788)
Từng bước với đường chiều, Dưới hàng cây xanh mát, Giữa tâm hồn bát ngát, Sáng nụ cười tin yêu
(Xem: 13103)
An nhiên, nhạn vượt sông dài Ảnh in làn nước buổi mai lạnh lùng Nhạn lưu dấu chẳng cố lòng...
(Xem: 13075)
Sao thưa trăng nhạt sáng từ tâm Tất Đạt từ lâu phát quảng tâm Thê tử đoạn tình vì đại nguyện Quốc thành xả bỏ bởi bi tâm
(Xem: 10131)
Tôi là người Việt Nam, nước da tôi cùng một màu vàng như các sắc tộc Á Châu, Nhưng trái tim tôi hòa cùng một nhịp đập như người dân Tây Tạng...
(Xem: 12986)
Nắng lụa chan hoà dâng ý thơ Ấm tình gia tộc chốn hoang sơ. Lên đồi hoa trắng, hồn thư thái Cứ ngỡ lạc vào một cõi mơ…
(Xem: 19289)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19725)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21308)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20355)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19775)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19061)
Cơn bão tuyết châm chích và vùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20500)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21104)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17941)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21859)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 11903)
Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy Dẫu bây giờ con được yêu đến vậy...
(Xem: 12810)
Uống vào giọt đắng thời gian Vươn mình chụp bắt tuổi vàng hư không.
(Xem: 13538)
Tự mình, tự trang nghiêm Tự mình, tự thành thật Với chính mình và cuộc đời...
(Xem: 12731)
Tình yêu là trói buộc Trói trong dây tham si Trói trong mọi tiền kiếp Kiếp trước và kiếp nay.
(Xem: 19586)
Năm xưa con còn nhỏ Mẹ dẫn con đi chùa Tóc mẹ vẫn còn xanh Bốn tuổi muốn xuất gia.
(Xem: 14684)
Buông ra hãy buông ra Tất cả đều do ta Thứ gì cũng gom góp Sao kham nổi đường xa?
(Xem: 11610)
Ta tìm Mi từ vạn nẻo Nơi chân trời góc bể chốn mây trôi Nhưng im hơi Mi lánh mặt ta rồi...
(Xem: 13038)
Tin Xuân thấp thoáng ngàn xa Câu Kinh Vô Tự nở hoa cúng dường... - Tập thơ Suối Hoa- Tác giả: Tuệ Nga
(Xem: 12689)
Tôi âm thầm cảm tạ Tạ ân Đấng Cha Lành Đã mở khai trí tuệ Tôi nghe tâm an bình
(Xem: 12668)
Ta đi tìm lại mình Giữa biển đời náo động Ơi, ưu phiền cuộc sống Ơi, khát vọng bon chen
(Xem: 11531)
Chùa Bồ Vàng bên giòng sông Như Nguyệt Mùa Xuân về xanh biếc lá Ngâu non Sao bỗng nghe nhung nhớ dậy ngợp hồn...
(Xem: 11022)
Tôi về miền an trú Lượm hạt Nắng Bồ Đề Dài năm trong cõi tạm Bụi hồng trần lê thê
(Xem: 10392)
Trong tôi lãng đãng khói sương Nên sương khói mãi vấn vương thơ mình Là Thơ là Mộng là Tình Trăm năm Thơ Mộng theo mình, ảo hư
(Xem: 11638)
Những cây, những cành thấm nhuần nước ngọt Nắng Bồ Ðề tươi mát trải khắp vườn nhân sinh
(Xem: 12295)
Nước cành dương của mẹ hiền, Dập tan lửa tục ba miền trầm luân. Rạng ngời danh đức Quán Âm, Trước sau giữ mối từ tâm cứu đời.
(Xem: 12051)
Ông nhà giàu dạo bước, Trên phố quen hoàng hôn, Gặp chú đánh giày buồn, Lam lũ gầy khổ sở
(Xem: 9016)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
(Xem: 10369)
Tháng 12, Tháng 01 Năm 2011 Bão lụt tại Queen-sland Úc Đại Lợi Ngày 23 tháng 02 Động đất xảy ra tại Christ-church Tân Tây Lan
(Xem: 14123)
Trở về nương tựa cội tâm Phước duyên cuối nẻo phong trần thong dong...
(Xem: 13570)
Thênh thang rừng nắng sớm Róc rách suối trong veo Thiền sư chống gậy trúc Chim ngàn ríu rít theo...
(Xem: 12477)
Ta có bài thơ xanh xanh màu lá cỏ Nhặt ở đáy lòng nên con chữ cũng rưng rưng Ta có bài thơ về tình người, sự sống...
(Xem: 13329)
Ban mai dạo quanh vườn Chồi biếc còn giăng sương Núi rừng tràn sức sống...
(Xem: 12979)
Chiều Hương Thiền Gió không là gió Sao nghe như Nâng nhẹ bước chân ai...
(Xem: 12943)
Rắn trườn lên đồi tây Rung hết cả rừng cây Gió về bên đồi đông Tịch liêu. Chiều. Ráng hồng.
(Xem: 14652)
Khi đến chẳng mang theo gì Cũng như vậy đó ra đi nhẹ nhàng Sá chi đâu chuyện thế gian...
(Xem: 14391)
Trùng phùng - Tưởng niệm thi sĩ, triết gia Phạm Công Thiện - Tác giả: Triều Nguyên
(Xem: 41781)
Bôn ba ngoài vạn dặm Cũng chỉ một trăng rằm Bao nhiêu là hố thẳm Xoáy về nốt ruồi đậm
(Xem: 11584)
Tiếng thét ấy đã im bặt gánh trần gian quẫy bước dặm ngàn âm thanh khốc liệt vẫn bàng hoàng ngân vang...
(Xem: 13839)
Gió xô mây đá kiêu hùng, Sầu chia tím biếc một vùng xưa sau...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant