Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trí Huệ Là Thường Tự Thấy Lỗi Mình

09 Tháng Tư 202318:29(Xem: 1445)
Trí Huệ Là Thường Tự Thấy Lỗi Mình

Trí Huệ Là Thường Tự Thấy Lỗi Mình


Lục Tổ Huệ Năng

Nguyễn Thế Đăng

Vài Suy Nghĩ Về Thiền Phái Trúc Lâm Trong Bức Tranh Phật Giáo Việt Nam



1/ Trí huệ thường quán chiếu

Trong những bài thuyết pháp, Lục Tổ Huệ Năng nói nhiều đến thấy tánh, trí huệ Bát nhã… nhưng ngài cũng nói nhiều đến lỗi, những phiền não như ghen tỵ, tham sân, đố kỵ, ngã mạn...

Trí huệ Bát nhãbản tánh, là tự tánh của chúng sanh, “người đời vốn tự có”:

Thế nên biết rằng bản tánh tự có trí Bát nhã, bản tánh ấy tự dùng trí huệ thường quán chiếu, cho nên chẳng cần mượn đến văn tự. Cả thảy sông ngòi đều chảy vào biển cả, hợp thành một thể. Trí Bát nhãbản tánh của chúng sanh lại cũng như vậy.

Người tiểu căn nguyên có trí Bát nhã, không khác biệt với người đại trí, mà do sao nghe pháp lại chẳng tỏ ngộ? Do là sự che chướng của tà kiến còn nặng, gốc rễ phiền não ăn sâu, giống như đám mây lớn che khuất mặt trời, không có gió thổi tan thì ánh sáng mặt trời không hiện”.

(Phẩm Trí Huệ)

Hành trí huệ là không để mây vọng niệm che chướng mặt trời trí huệ:

Tất cả nơi chốn, tất cả thời gian, niệm niệm chẳng ngu, thường hành trí huệ tức là hạnh Bát nhã. Một niệm ngu tức là Bát nhã tuyệt, một niệm trí tức Bát nhã sanh.

Thiện tri thức! Trí huệ quán chiếu, trong ngoài sáng suốt, biết bản tâm mình. Nếu rõ bản tâm tức là vốn giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát nhã tam muội. Bát nhã tam muội tức là vô niệm.

Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy biết hết thảy pháp mà tâm chẳng nhiễm dính, đó là vô niệm. Dùng thì khắp tất cả chỗ, mà cũng chẳng dính bám tất cả chỗ. Chỉ là bản tâm thanh tịnh, khiến sáu thức ra sáu cửa, ở trong sáu trần không nhiễm, không tạp, đến đi tự do, thông dụng không trệ, tức là Bát nhã tam muội, tự tại giải thoát, gọi là hạnh vô niệm”.

(Phẩm Trí Huệ)

2/ Lỗi là gì?

Lỗi là “duyên theo tâm mê”, một niệm ngu”, “tà kiến phiền não”.

Trí Bát nhã giác ngộ, người đời đều vốn tự có, chỉ duyên theo tâm mê nên chẳng thể tự ngộ

Lỗi là tâm tà, phiền não, độc hại, hư vọng, trần lao, tham giận, ngu si:

Mê muội tự tánh tức là chúng sanh. Giác ngộ tự tánh tức là Phật. Từ bi tức Quan Âm, hỷ xả gọi là Thế Chí, thường tịnh tức là Thích Ca, bằng thẳng tức là Di Đà.

Nhân ngãnúi Tu di, tâm tà là nước biển, phiền não là sóng lớn, độc hại là rồng dữ, hư vọngquỷ thần, trần lao là cá mập, tham giận là địa ngục, ngu sisúc sanh.

Thiện tri thức! Thường làm mười điều thiện thì thiên đường liền đến, trừ nhân ngã thì núi Tu di sụp, bỏ tâm tà thì nước biển cạn, không phiền não thì sóng lớn diệt, độc hại trừ thì cá rồng tuyệt.

Trên đất tâm mình là tánh giác Như Lai, phóng ánh sáng lớn, ngoài soi sáu cửa thanh tịnh, hay phá các cõi trời Lục dục. Tự chiếu bên trong ba độc liền dứt, các tội địa ngục nhất thời tiêu diệt. Trong ngoài sáng suốt chẳng khác Tây phương. Chẳng tu như thế thì làm sao đến cõi kia được”.

(Phẩm Nghi vấn)

Trí huệ là thường quán chiếu tự tâm, dứt ác làm thiện, để tự mình khai mở cái thấy biết của Phật (Phật tri kiến):

Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng nói thiện tâm nghĩ ác, tham giận, ghen ghét, dối nịnh, ngã mạn, lấn người hại vật, ấy là tự mình khai mở cái thấy biết của chúng sanh. Nếu có thể chánh tâm thường sanh trí huệ, quán chiếu tự tâm, dứt ác làm thiện, ấy là tự mình khai mở cái thấy biết của Phật”.

(Phẩm Cơ duyên)

Quán chiếu tự tâm, tự tánh, là thực hành trí huệ:

Ba là Huệ hương, tâm mình không bị ngăn ngại. Thường dùng trí huệ quán chiếu tự tánh, chẳng tạo ra các xấu ác. Tuy tu các điều thiện lành mà tâm không bám níu, kính người trên nghĩ đến người dưới, thương xót những kẻ côi cút nghèo cùng. Ấy là Huệ hương”.

(Phẩm Sám hối)

Chính khi quán chiếu tự tâm, tự tánh mà người ta tìm thấy lỗi mình, và cũng do ánh sáng của trí huệ quán chiếu ấy mà lỗi lầm được chuyển hóa, tiêu tan, như bóng tối gặp ánh sáng mặt trời. Trí huệ chính là pháp thân vốn có nơi mình:

Thiện tri thức! Trí như mặt trời, huệ như mặt trăng. Trí huệ thường sáng, do vì bám cảnh bên ngoài nên bị đám mây vọng niệm che khuấttự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp thiện tri thức, nghe được pháp chân chánh, tự trừ mê vọng thì trong ngoài sáng suốt, trong tự tánh mình muôn pháp đều hiện. Người thấy tánh cũng giống như vậy. Đây gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật”.

(Phẩm Sám hối)

Thế nên chẳng lìa tự tánh, an trụ trong tự tánh trí huệ thì ánh sáng của nó sẽ làm tiêu tan những phiền não tham sân si để chuyển hóa thành giới định huệ của tự tánh:

Hãy dùng đại trí huệ mà phá tan năm uẩn, phiền não, trần lao. Tu hành như đây thì quyết định thành Phật đạo, biến ba độc tham sân si thành Giới, Định, Huệ.

Pháp môn đây từ một Bát nhã sanh ra tám vạn bốn ngàn trí huệ. Tại sao thế? Vì người đời có tám vạn bốn ngàn trần lao. Nếu khôngtrần lao thì trí huệ thường hiển hiện, chẳng lìa tự tánh”.

(Phẩm Trí huệ)

 

Điều thứ hai, khi quán chiếu tự tâm, tìm thấy lỗi mình, nếu quán chiếu cho đến tận gốc rễ của những lỗi lầm phiền não thì người ta sẽ khám phá ra nền tảng của chúng mà từ đó chúng phát sanh. Nền tảng đó là tự tánh vốn có sẳn của mình.

Những lỗi lầm, phiền não, trần lao là những ý nghĩ lỗi lầm, những ý nghĩ xấu và kể cả những ý nghĩ tốt, chúng đều che lấp bản tâm, tự tánh khiến chúng ta không thể thấy bản tâm, tự tánh vốn thanh tịnh của mình:

Sao gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật? Người đời tánh vốn thanh tịnh. Muôn sự đều từ tự tánh sanh: nghĩ lường tất cả sự ác tức sanh hạnh ác, nghĩ lường tất cả sự thiện tức sanh hạnh thiện. Như vậy các pháp ở trong tự tánh mình, như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng nhưng vì những đám mây ý nghĩ che lấp nên trên sáng dưới tối. Khi gió thổi mây tan thì trên dưới đều sáng, muôn hình tượng đều hiện”.

(Phẩm Sám hối)

Khi biết rằng mọi ý nghĩ, mọi niệm đều khởi lên từ tự tánh, người ta nhận ra tự tánh, nền tảng của mọi khởi niệm:

Tự tánh Chân Như khởi niệm, chẳng phải mắt tai mũi lưỡi có thể niệm được. Chân Như có tánh do đó mới có niệm khởi. Nếu Chân Như không có thì mắt tai sắc thanh liền tiêu hoại ngay”.

(Phẩm Định Huệ)

Biết rằng mọi ý nghĩ tốt xấu, mọi niệm đúng sai đều khởi lên từ “tự tánh chân không”, thì các niệm ấy cũng sẽ tan vào tự tánh chân không. Chứng biết như vậy, người ta có thể giải thoát khỏi sự trói buộc của các niệm bằng cách để cho các niệm tự giải thoát lấy chính chúng, tự tan biến vào nền tảng của chính chúng.

Đây là hiệu quả thứ hai của việc thường tự thấy lỗi mình.

Tóm lại, việc thấy lỗi là để không bị lỗi trói buộc và che chướng, do đó thấy cái chân thật xưa nay.

 

3/ Thấy lỗi của người khác

Lỗi lầmchấp ngã, chấp pháp, thấy có bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, từ cái thấy sai lầm ấy sanh ra tranh chấp, cải cọ, hơn thua, cao thấp, thế nên tự tánh vốn không có sanh tử lại tự tạo cho mình sanh tử khổ đau:

Nếu tâm miệng đều thiện thì trong ngoài nhất như, định huệ bình đẳng.

Hãy tự ngộ tu hành chẳng phải ở nơi tranh luận. Nếu sanh niệm người trước người sau bèn đồng với người mê. Chẳng dứt được hơn thua, cao thấp thì càng thêm chấp ngã chấp pháp, chẳng lìa được bốn tướng”.

(Phẩm Định Huệ)

Lỗi lầm căn bản là sự phân biệt khiến xa cách với người khác, với môi trường xung quanh, từ đó những phiền não sinh sôi, thương ghét, lấy bỏ, tranh cãi, cho đến chiến tranh. Cứ như thế, người ta tự đưa mình vào sanh tử:

Tông này vốn không tranh

Tranh luận mất ý đạo

Giữ pháp môn trái cãi

Tự tánh vào sanh tử.

(Phẩm Phó chúc)

Muốn đạt đến một vị bình đẳng của tự tánh, phải không thấy lỗi của người khác và cố chấp vào đó để tranh hơn thua, như thế mới đạt được sự bình đẳng của ta và người, “trong ngoài nhất như, định huệ bình đẳng”.

Nếu thật người tu đạo

Chẳng thấy lỗi thế gian

Nếu thấy người khác lỗi

Tự mình đã sai rồi

Người lỗi ta chẳng chê

Ta chê, ta có lỗi.

Chỉ dẹp tâm thấy lỗi

Phiền não thảy phá trừ

Thương ghét chẳng dính tâm

Nằm duỗi hai chân nghỉ.

(Phẩm Trí huệ)

Sở dĩ như thế bởi vì khi thấy lỗi của người thì đó chính là phiền não của mình thấy, chứ chẳng phải tự tánh định huệ bình đẳng thấy.

 

Với chính mình, lỗi lầm là lìa tự tánh, là lìa trí huệ quán chiếu, để cho phiền não lôi kéo ra khỏi sự sống động, sáng tỏ của tự tánh khiến lạc vào sanh tử:

Thấy tánh là công, bình đẳng là đức. Niệm niệm không trệ ngại, thường thấy bản tánh, diệu dụng chân thật, đó gọi là công đức.

Trong tâm khiêm hạ là công, ngoài là hành theo lễ là đức. Tự tánh kiến lập muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng lìa tánh mình là công, ứng dụng không nhiễm là đức.

Nếu tìm công đức Pháp thân, hãy y theo đây mà làm, đó là chân công đức”.

(Phẩm Nghi vấn)

 

4/ Thường thấy lỗi trong tự tâm

Khi dạy cho Sa di Thần Hội, Lục Tổ nói về tự thấy lỗi mình như sau:

Có một đồng tử tên là Thần Hội, con nhà họ Cao ở Tương Dương, mười ba tuổi, từ chùa Ngọc Tuyền đến tham lễ.

Sư nói: Người tri thức khó nhọc từ xa đến, có đem theo được cái gốc chăng? Nếu có gốc thì phải biết ông chủ, nói thử xem.

Thần Hội thưa:  Lấy vô trụ làm gốc, thấy tức là chủ.

Sư nói: Sa di kia sao lại bắt chước lời nói của người.

Thần Hội bèn thưa: Hòa thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?

Sư lấy gậy đánh ba cái, nói: Ta đánh ngươi, đau hay chẳng đau?

Thần Hội thưa: Cũng đau cũng chẳng đau.

Sư nói: Ta thấy cũng chẳng thấy.

Thần Hội hỏi: Sao là thấy cũng chẳng thấy?

Sư nói: Ta thấy là thường thấy lỗi trong tự tâm, chẳng thấy những phải   trái tốt xấu của người, đó là cũng thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói đau cũng chẳng đau là thế nào? Ngươi nếu chẳng đau thì đồng với gỗ đá, còn đau thì đồng với phàm phu, liền sanh giận hờn. Trước ngươi hỏi thấy hay chẳng thấy, đó là hai bên, cũng đau cũng chẳng đau, đó là sanh diệt. Tự tánh của ngươi, ngươi còn chẳng thấy, sao dám đùa cợt người?

Thần Hội lạy tạ xin lỗi

Sư lại nói: Nếu ngươi tâm mê chẳng thấy, thì hỏi thiện tri thức tìm ra con đường. Còn nếu ngươi tâm ngộ, tức là tự thấy tánh, thì y pháp tu hành. Ngươi tự mê chẳng thấy tự tâm, lại hỏi ta thấy hay chẳng thấy. Ta thấy thì tự biết, đợi gì cái mê của ngươi? Ngươi nếu tự thấy cũng chẳng dính dáng gì cái mê của ta. Sao chẳng tự biết tự thấy, lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy.

Thần Hội làm lễ hơn trăm lạy, xin tha tội lỗi, rồi chuyên cần hầu hạ bên Tổ, chẳng khi nào rời”.

(Phẩm Đốn tiệm)

 

Khi nhờ trí huệ thường quán chiếu để những lỗi lầm trong tự tâm tiêu tan trong ánh sáng thường sáng của trí huệ, không còn bị các lỗi lầm trói buộc, ngăn ngại, người ta sẽ có được “bao nhiêu của báu hiện giờ” của đời sống chân thật. Trong lời dạy cho sư Pháp Đạt về tụng Kinh Pháp Hoa, Lục Tổ dạy (ở đây chỉ trích ra một đoạn):

“…Huống gì văn kinh đã nói rõ cho ông, chỉ có một Phật thừa, không có thừa nào khác. Nếu kinh nói hai thừa, ba thừa cho đến vô số phương tiện, đủ thứ nhân duyên, thí dụ, ngôn từ thì các pháp ấy đều chỉ là một Phật thừa mà thôi.

Sao ông chẳng xét ba xe, ba thừa là giả, là chuyện thời trước, một thừa là thật, là chuyện bây giờ, ấy là dạy cho ông bỏ giả về thật. Đã về thật rồi thì cái thật ấy cũng không có tên nữa.

Vậy phải biết bao nhiêu của báu hiện có ấy đều thuộc về ông, tùy ông thọ dụng; lại chẳng tưởng của cha, cũng chẳng tưởng của con, cũng không có tưởng việc thọ dụng. Đó mới gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp này sang kiếp khác tay chẳng rời cuốn kinh, từ ngày đến đêm, không lúc nào chẳng niệm”.

(Phẩm Cơ duyên)

Khi không còn bị các lỗi ràng buộc, che chướng, người ta được tự do, tự do này Lục Tổ gọi là thấy tánh:

“Nếu ngộ tự tánh thì cũng chẳng lập Bồ đề Niết bàn, cũng chẳng lập giải thoát tri kiến. Không có một pháp có thể đắc mới có thể kiến lập vạn pháp, nếu rõ ý này, cũng gọi là Phật thân, cũng gọi là Bồ đề Niết bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến.

Người thấy tánh thì lập cũng được, không lập cũng được, đến đi tự do, không ngưng không ngại, ứng dụng tùy làm, ứng lời tùy đáp, hiện khắp hóa thân mà chẳng lìa tự tánh, tức là được tự tại thần thông, du hý tam muội, ấy gọi là thấy tánh”.

(Phẩm Đốn tiệm

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5616)
Dù cho hơi thở ngừng ngay Ta xin gởi lại thân này vào trong Vào trong đất nước mênh mông Vào trong gió lửa Sắc Không cuộc đời
(Xem: 7921)
Biển lặng sóng yên vẻ bề ngoài Bên trong Trung Quốc vẫn tỏa oai Âm thầm chiếm đoạt vùng biển Việt Mưu đồ cố chấp chẳng nghe ai .
(Xem: 4584)
Chủng Tánh Phật luôn tiềm tàng hiện hữu Trong lòng mình cùng tất cả chúng sanh Dẫu cho ta chưa nhận biết chung quanh Tánh Phật mãi vẫn thường luôn trong sáng .
(Xem: 4519)
Trăng khuya in bóng ai ngồi, Thả lơi nhịp mõ, bồi hồi Kim Cang, Chợt bừng, Lộ diệc hợp tan, Bóng kia hóa hiện đóa vàng nụ mai
(Xem: 8363)
Nửa đời xưa Đã qua đi Nửa đời còn lại Chút gì không hư.
(Xem: 12487)
Nhìn căn nhà nhỏ năm xưa Bao nhiêu kỷ niệm như mưa chợt về Nhớ Mẹ ánh mắt đề huề Nhớ Mẹ tần tảo lê thê giữa đời
(Xem: 5308)
Chén cơm chay đơn sơ và giản dị Tinh khiết và thơm ngon như tình Mẹ năm nào Mỗi khi lòng lao xao, Con đều nhớ Mẹ
(Xem: 6268)
Chương trình 5 Phút Phật Pháp do Thầy thực hiện con nghĩ ngắn và đủ để đại chúng tư duy trên con đường tu tập. Rất hay, ý nghĩa thiết thực.
(Xem: 6150)
Rừng xanh cây lá thoáng bay Phút giây hiện tại từ đây bắt đầu Vô sanh vô tử vô cầu Lắng yên hơi thở khổ sầu biến tan .
(Xem: 8139)
Mênh mông trời xứ tuyết Phong kín bụi sương mờ Lung linh màu diễm tuyệt Thắp sáng bên trời thơ.
(Xem: 6023)
Vua Ba Tư Nặc nước kia Một ngày bà mẹ chợt lìa trần gian Nhà vua cùng với các quan Cử hành tang lễ vô vàn trang nghiêm
(Xem: 7770)
Lắng lòng con niệm Phật Từng nhịp mõ rơi đều Hoà âm cùng pháp lữ Mỉm nụ cười trong veo
(Xem: 18600)
Kiếp sống trăm năm nghĩ khó thay, Thiền đường tĩnh tọa đã lâu ngày… Tuổi đời chồng chất mê cùng ngộ. Chẳng biết còn duyên ở cõi này!!!.
(Xem: 4451)
Con đường ven biển, mưa sa Bỗng dưng thổn thức nhạt nhòa lệ rơi!? Mưa hay lệ, Hỡi tôi ơi! Vầng trăng ngày ấy đầy vơi nỗi niềm
(Xem: 6177)
Tâm thiền rạng chiếu ung dung bước. Lặng lẽ năm dài vui gió trăng...!
(Xem: 5723)
Quê người đất khách dựng chùa chiền, Ứng hoá tuỳ cơ độ hữu duyên. Chẳng ngại bì lao xây đạo nghiệp, Không màn khó nhọc mở nguồn thiền.
(Xem: 5120)
LẮNG LÒNG nghe tiếng vô thanh Từ nguồn diệu lý qua thành kim cương Ai hay một đoá vô thường ! Tặng nhau một sớm mười phương nhiệm mầu.
(Xem: 5071)
Nhẹ nhàng đi để lòng nguôi buồn giận Mỗi bước chân tuôn chảy nước từ bi Hương Bồ Đề xoa diệu gió sân si Như Linh Thoại một lần vô pháp giới
(Xem: 5350)
Đời ai cũng có lỗi lầm Lấy tâm tha thứ rất cần trước tiên Thương nhau xoá bỏ tị hiềm Giúp nhau xoá sạch nỗi niềm trái oan .
(Xem: 6104)
Gốc rễ và cội nguồn. Vô định rồi lang thang, Chân xiêu cùng gối mỏi, Kiếp người vẫn dỡ dang.
(Xem: 4397)
Bác đã đi rồi thật thế sao? Lincoln nhớ mãi tự thuở nào, Linh Quang cõi tịnh ai xây đắp, Cánh nhạn qua đồi gió lao xao
(Xem: 7234)
Một năm qua vẫn đến chùa lễ Phật Vẫn trông đời bằng nét mặt kiêu sa, Biết đạo lý Phật đà là lẽ thật Bước chân còn chưa hướng đến vị tha..
(Xem: 5196)
Mắt sâu xuyên thấu trời xanh Thân hình nhỏ bé như cành cây khô Đời Thầy là cả hư vô Rong chơi cùng với sông hồ nước mây
(Xem: 5614)
Với đời giúp đỡ yêu thương Là con gián tiếp Cúng Dường Như Lai ( Như Nhiên) Với người con mở vòng tay Không gây thù oán đắng cay cõi lòng
(Xem: 6619)
Khi đang ngủ nếu như không thức dậy Đừng buồn lo xin hãy cứ mừng đi Vì đời ta chẳng có một thứ gì Ngoài Phật Pháp chẳng còn chi mong cả .
(Xem: 4779)
Thị Ngạn Am ẩn hiện, Mây trắng bay ngang đồi, Tinh mơ sương còn đọng, Côn trùng thay tiếng kinh
(Xem: 4185)
Bốn mươi năm như mộng, rũ áo bụi đường xa, còn chút vương rất mỏng, mi mắt đậm hương trà.
(Xem: 5556)
Ban mai vang vọng tiếng chuông ngân, Lẳng lặng lòng nghe lắng nghiệp trần. Quẳng gánh lo toan, vun gốc tuệ, Buông niềm cố chấp, diệt mầm sân.
(Xem: 6185)
Đời ta còn có mẹ cha Là còn Đức Phật vị tha giữa đời
(Xem: 6301)
Chết cũng vui còn sống chẳng gây Tất cả do tâm ở phút nầy TỊCH DIỆT VI LẠC lời Phật dạy Đẹp đạo sống đời khắp đó đây .
(Xem: 8423)
Một mình ngồi lặng lẽ, Lâm râm niệm Di Đà. Mười phương cây, cỏ dậy, Lòng đất nở đầy hoa.
(Xem: 8009)
Sông mê bể ái sánh đôi dòng, Nghi hoặc ra vào cửa có không. Tham đắm trần gian nên lận đận, Tìm cầu đạo cả vẫn long đong.
(Xem: 9400)
Ngài Huệ Năng (638-713) là một bậc cao Tăng của thiền lâm Đông Độ. Cuộc đời cũng như tư tưởng của ngài là nguồn chất liệu và xúc cảm thiêng liêng để hình thành nên...
(Xem: 6875)
Tháng năm Những lo toan đối mặt cuộc đời Đấu tranh, từ chối Chấp nhận, buồn vui... Vẫn chở chuyên theo suốt kiếp người.!
(Xem: 5938)
Pháp của Phật chẳng có gì là mạt Mạt hay không do ở tại lòng ta Suối nguồn Tâm Pháp bao la Chảy vào muôn cõi hằng sa kiếp người .
(Xem: 5298)
Nữa khuya Thức giấc giang hồ Hiên ngoài trăng xế nghiêng bờ vó câu Đêm vô thanh Thoáng hương màu Chợt nghe gỏ nhịp cuộc dâu bể nầy.
(Xem: 6375)
Đua chen chi lắm, có rồi không, Tử đến, sanh đi, nghiệp chất chồng. Biển khổ luân hồi thăm thẳm nổi, Đường dài sanh tử mịt mờ rong.
(Xem: 6389)
Anh nằm xuống cho mọi người được sống Nén hương lòng tôi dâng thắp cho anh Yêu quê hương anh đã phải lên đường Vì sự sống biết bao người còn ở lại .
(Xem: 21149)
Chào ngày mới giọt sương trong nắng, Sáng lung linh đẹp tưa minh châu. Trong tĩnh lặng bình an cõi thế. Để trần gian có phút nhiệm mầu
(Xem: 4541)
Em đã thấy ta pháp hữu vi, Một dòng thơ nhạc ngát quang huy, Vô vi pháp nhĩ như thị tướng, Biến dịch khôn cùng bặt đến đi !
(Xem: 5547)
Ngọn lửa từ bi muôn đời luôn rực sáng Chuyển hoá lòng người đánh mất cả tim gan Kẻ chuyên quyền đều ngưỡng kính quy hàng Thân bất động an nhiên trong lửa táp.
(Xem: 5465)
Nếu mai đây tôi không còn sống nữa Xin đôi lời di chúc lại sau đây Cứ để người mổ ruột xác phanh thây Xin cúng dường ngũ tạng còn tươi tốt .
(Xem: 5299)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình.
(Xem: 6359)
Dòng đời cứ vội đi qua, Rồi như chiếc lá la đà trước sân, Bởi lòng còn nặng tham sân, Nên chi ngồi đó phân vân lối về.
(Xem: 5348)
Chánh pháp rèn tâm bồi phước tuệ, Đạo mầu chuyển tánh phát từ bi. Tùy duyên động niệm lên bờ giác, Ngộ thấu nguồn chơn quyết rộng thi.
(Xem: 4981)
Thuở xưa có một nhà buôn Nghe lời biển gọi, căng buồm ra khơi Nổi trôi buôn bán khắp nơi Ghé bờ xa lạ, sống đời lênh đênh.
(Xem: 5143)
Nơi vùng Hy Mã Lạp Sơn Tuyết giăng núi biếc, mây vờn đỉnh cao Ven sườn phong cảnh đẹp sao Bềnh bồng sương gió, dạt dào nắng mưa
(Xem: 5823)
Tôi về đứng ngó trời mây Biển xanh núi thẳm hồn ngây ngất hồn Giữa nghìn thu sóng đẹp buồn Trăng sao bất tuyệt ru hồn thế nhân
(Xem: 9645)
Như Lai thị hiện xuống trần gian, Rực ánh từ quang, tỏa ánh vàng Bảy đóa sen hồng nâng ngọc gót Hai dòng nước tịnh tắm kim thân
(Xem: 5527)
Vua A Xà Thế một ngày Cúng dường Đức Phật lễ đầy trang nghiêm, Hôm sau vua họp tôi hiền Cùng ngồi bàn chuyện cúng thêm dâng ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant