Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thái độ của phật tử Tây Tạng đối với Thiên Chúa giáo

15 Tháng Ba 201100:00(Xem: 15037)
Thái độ của phật tử Tây Tạng đối với Thiên Chúa giáo

THÁI ĐỘ CỦA PHẬT TỬ TÂY TẠNG

ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA GIÁO

Nguyên tác: Lama A. Govinda

Chuyển ngữ: Hoà thượng Thích Trí Chơn

Muốn hiểu Phật tử Tây Tạngthái độ thế nào đối với Thiên Chúa Giáo, trước tiên chúng ta cần biết danh từ “tôn giáo” đối với họ có nghĩa gì? Danh từ Tây Tạng sát nhất với nghĩa tôn giáo (hay Ðạo) là “Cho”, tiếng Phạn là “Dharma”. Nó có nghĩa là một định luật về tâm linh, vũ trụ hay nguyên lý chi phối hết thảy các Pháp. Sống phù hợp với định luật này là ước vọng cao cả nhất của con người và chính đó cũng là những phương tiện giúp con người đạt đến cảnh giới đạo đứctoàn thiện.

Cho nên, theo dân tộc Tây Tạng, tôn giáo không phải chỉ là hệ thống giáo điều cố định mà là một biểu lộ tự nhiên niềm tin trong ý định muốn đạt đến một cuộc sống cao cả của con người hoặc tự cứu mình thoát khỏi bức thành vô minhbản ngã vị kỷ để thể nhập được chân lý vũ trụ qua sự giác ngộ của tâm linh. Có bao nhiêu hạng người thì có bấy nhiêu con đườngpháp môn. Bởi vậy người Tây Tạng không xem hiện tượng đa giáo như một tai họa hoặc là lý do để con người tranh chấp, thù hận nhau và họ cho đó như điều kiện tất nhiên và cần thiết cho sự tiến bộ tinh thần của nhân loại.

Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo. Do đó, ở Tây Tạng, Phật Giáo cũng như Thiên Chúa Giáo đều có rất nhiều giáo phái. Tuy nhiên, giữa các giáo phái này không bao giờ có sự tranh chấp hay thù ghét nhau. Họ sống hòa bình bên nhau và luôn biết tôn trọng giá trị tôn giáo lẫn nhau. Người theo đạo này không bao giờ hủy báng kẻ theo đạo kia. Tinh thần tôn trọng tín ngưỡng cá nhân ấy đã được thể hiện qua câu ca dao Tây Tạng sau đây:

“Lung-pa ré-ré ka-lug ré

Lama ré-ré cho-lug ré”

“Vùng nào có tiếng nói vùng đó.

Lạt-ma nào có giáo lý nấy”.

Cho nên với tập tục này, mọi người ai cũng có quyền chấp nhận hay chối bỏ cùng thực hànhcông khai bày tỏ ý kiến đối với tôn giáo họ theo. Người ta thường tổ chức những cuộc thảo luận về tôn giáoý kiến của quần chúng đưa ra trong những buổi hội thảo đó thảy đều được mọi người tôn trọng. Phần lớn những buổi thảo luận công cộng này thường được sự khuyến khích, giúp đỡ đặc biệt của các tu viện Ðại Học Phật Giáo như Ganden, Drepung và Sera. Người Tây Tạng cũng không quá ngây thơ tin rằng chân lý đạo giáo có thể biểu hiện bằng những lý thuyết hay sự tranh luận. Các nhà sư Tây Tạng vẫn thường xác nhận rằng chân lý tuyệt đối không thể nào diễn đạt bằng ngôn từ, văn tự mà nó chỉ có thể hiện bày ở nội tâm do sự tu chứng của chúng ta. Cho nên điều quan trọng không phải ở nơi giáo lý chúng ta tin tưởng mà là ở chỗ chúng ta kinh nghiệm, thực hành giáo lý đó cùng những kết quả nó đem lại cho chúng tamọi người xung quanh. Bất cứ tôn giáo nào hướng dẫn chúng ta đến cảnh giới an lànhgiải thoát khổ đau đều là những đạo lý chân chính.

Tây Tạng, dân chúng quý trọng nhà sư hơn ông vua, những người xa lìa được mọi vật dục thế gian hơn những kẻ giàu sang, và ai dám hy sinh mạng sống chính mình để cứu giúp chúng sanh hơn kẻ thống trị toàn thế giới. Cho nên, ngày nay những câu chuyện tiền thân và gương hy sinh của đức Phật thường được mọi người nhắc kể lại trong những buổi lửa trại, các ngày lễ tôn giáo hoặc trong gia đình, các tu viện cũng như giữa những nơi đô thị đông người. Và các câu chuyện này bao giờ cũng gây được nhiều xúc cảm cho người nghe, ngay cả từ anh chàng chăn lừa cộc cằn nhất đến tên gian manh đại bịp ở thành phố. Bởi lẽ chúng không phải chỉ là những mẫu chuyện hoang đường xa xăm, mà là những hình ảnh phản chiếu chân thật cuộc sống của bao nhiêu Thánh Tăng Tây Tạngquá khứ cũng như hiện tại.

Do đó, chúng ta dễ dàng hiểu tại sao câu chuyện Chúa Giê-Su chịu đóng đinh trên thập tự giá để chuộc tội cho loài người vẫn gây được nhiều cảm xúc sâu xa đối với mọi người thường dân Tây Tạng. Tuy vậy, nhưng ví phỏng có ai bảo rằng: “Các anh nên bỏ, đừng theo các vị Thánh Tăng, Lạt Ma nữa mà chỉ nên thờ đức Chúa không thôi” thì họ sẽ không khỏi ngạc nhiênbực tức trước câu nói như thế. Bởi lẽ theo họ, chân lý bao hàm duy nhấtxưa nay những vị giáo chủ, Thánh hiền của nhiều dân tộc đã chỉ bày: đó là bức thông điệp của lòng bác ái, từ bi cùng sự nhận thức về cái bản thể chân như, vượt ngoài ngôn từ và định nghĩa, mà Thiên Chúa giáo gọi là Thượng Đế (God), Ấn Ðộ Giáo là Phạm Thiên (Brahman) và Phật GiáoToàn Giác.

Nếu Thiên Chúa giáo không chiếm được địa vị độc tônTây Tạng mặc dù dân chúng đã dành nhiều cảm tình tiếp đón đối với các giáo sĩ đầu tiên đến đây, hẵn có nhiều lý do. Lý do chính không phải vì quần chúng không chấp nhận đức Chúa Giê-Su (Christ) hoặc giáo lý căn bản của Ngài nhưng vì họ nhận thấy những lời dạy của đức Chúa không có gì cao siêu vượt hơn giáo lý của đức Phật, mà từ lâu các vị Thánh TăngLạt Ma đã thực hànhTây Tạng nhiều hơn bất cứ nơi nào tại Âu Châu. Lý do thứ hai vì các giáo sĩ Thiên Chúa trong khi cố gắng giảng truyền giáo lý của Chúa Giê-Su tại Tây Tạng, họ lại chối bỏ không chấp nhận những lời dạy cao siêu của đức Phật và những vị Bồ Tát sống ở xứ này cũng như vốn bởi họ sẵn có nhiều thành kiến tôn giáo và hành động cố chấp vào những giáo điều khác với giáo lý bác ái bao dung của đức Chúa.

Và tưởng không có gì trình bày cụ thể hơn về thái độ của dân chúng Tây Tạng đối với Thiên Chúa giáo bằng đoạn lịch sử ghi chép sau đây:

Vào năm 1625, Padre Antonio de Andrade, vị giáo sĩ Thiên Chúa đầu tiên đến Tây Tạng, đã được vua Guge tiếp đón nồng nhiệt tại Tsaparang (miền tây Tây Tạng). Với tinh thần quảng đại của Phật Giáo, ông đã được nhà vua hết sức trọng nể và cho phép lưu lại để truyền giáo. Vì nhà vua nghĩ, một người đã nguyện đi khắp thế giới để truyền bá cái đạo lý mà họ đang theo, thì giáo lý ấy chắc là có lắm điều đáng nghe và sứ giả đó cũng nên đáng được kính trọng.

Nhà vua cũng tự tin rằng chân lý không bao giờ có thể phá hoại chân lý và bất cứ lời dạy chân chính nào ở tôn giáo ngoại lai cũng chỉ đem lại sự tốt đẹp, phát triển thêm cho giáo lý của các Thánh Tăng, chư Phật và Bồ TátTây Tạng mà thôi. Ðể bày tỏ thiện cảm của mình vua Guge đã viết một bức thư gởi cho giáo sĩ Antonio de Andrade vào năm 1625, có đoạn như sau: “Chúng tôi rất vui mừng về việc Linh mục Padre Antonio đến xứ sở chúng tôi để truyền đạo. Chúng tôi xem ông như vị Lạt Macho phép ông đủ quyền truyền dạy giáo lý cho dân tộc chúng tôi. Chúng tôi đã ban hành sắc luật cấm chỉ không ai được phép ngăn cản, áp bức ông trong công việc này và chúng tôi sẽ ra lệnh cấp cho ông một khu đất cùng mọi vật dụng cần thiết để ông xây cất một ngôi nhà giảng”.

Nhà vua còn tặng cho vị tu sĩ Thiên Chúa trên ngay cả khu vườn riêng của ông, trong khi ở Tây Tạng, những khu vườn như thế rất hiếm và đắc tiền. Nhưng tiếc thay là với những thiện chí sẵn có, nhà vua không ngờ rằng nhà truyền giáo xa lạ kia đến không phải chỉ để trao đổi mọi tư tưởng tốt đẹpchân thật với những ai đang cùng cố gắng để đạt dến những lý tưởng chung cao quý, mà cốt mong huỷ diệt những giáo lý đức Phật và để thay chúng bằng một tôn giáo khác được họ xem nhưchân lý độc nhất.

Vì thế, cuộc tranh chấp đã xảy ra, nỗi bất bình của dân chúng mỗi ngày một lan rộng khắp trong nước và sau cùng, những nhà đối lập chính trị với nhà vua đã nổi lên chống lại ông ta. Vào lúc đó, Linh mục Padre Andrade được khích lệ bởi những kết quả truyền giáo tại Tsaparang, ông ta liền tiếp tục đến Lhasa để mong mở rộng phạm vi giảng đạo khắp vùng Tây Tạng. Cuối cùng, vì căm tức, dân chúng miền tây Tây Tạng đã nổi loạn, nhà vua bị đả đảo, kéo theo sự sụp đổ của triều đại Guge với sự hưng thịnh của miền Tsaparang.

Khoảng một thế kỷ sau, vào năm 1716, nhà truyền giáo Jesuit Padre Desideri đến vùng Lhasa, ông vẫn được dân chúng cung cấp cho một gian nhà tiện nghi, với mọi nhu cầu cần thiết. Ông được nhà cầm quyền tiếp đón như một người khách quý và cũng cho phép ông có quyền phát triển tôn giáo bằng phương tiện giảng dạy hoặc viết sách để phổ biến. Thật vậy, trong một cuốn sách biện bác một vài điểm giáo lý của đức Phật, giáo sĩ Desideri đã ghi nhận sự kiện sau đây: “Nhà tôi ngẫu nhiên trở thành nơi lui tới thường xuyên của mọi hạng người, đặc biệt là hàng trí thức và giáo sư ở các chùa cũng như các trường đại học Phật giáo; nhất là tại những trường đại học quan trọng ở vùng Sera và Drepung, nhiều người đã mong ước được chúng tôi cho họ đọc các sách đạo”.

Qua những điều trên, chúng ta thấy rằng cùng thời ấy, Tây Tạng thật ra đã văn minh hơn các nước Châu Âu, nơi mà lúc bấy giờ, các tôn giáo ngoại đạo cùng với những kinh sách của họ đều bị ngược đãi hay đốt phá. Và ai cũng có thể tưởng tượng thấy trước được điều gì sẽ xảy ra đối với bất cứ nhà truyền giáo ngoại quốc nào đến La Mã mà dám phản đối công khai những giáo điều của Thiên Chúa.

Cho nên không còn ai lạ gì khi thấy những bậc bề trên Thiên Chúa khó lòng chấp nhận được tinh thần khoan dung xuất hiện như cánh cửa rộng mở để đem lại cho họ nhiều lợi ích tốt đẹp, bằng sự chấp nhận những giá trị tinh thần chung của các tôn giáo. Cũng vì vậy mà biết bao nhiêu cơ hội may mắn để hai tôn giáo lớn cùng hòa hợp đã trôi qua.

Dù thế nào, chúng tôi vẫn hằng mong ước rằng có ngày những tín đồ của chúa Giê-Su cũng như hàng đệ tử Phật sẽ cùng nhau gặp gỡ trong tinh thần thiện chíhiểu biết, cái ngày mà tình thương của đức Phật và chúa Giê-Su sẽ được chứng thực một cách cụ thể, hầu đoàn kết thế giới trong nỗ lực chung, để cứu loài người thoát khỏi họa diệt vong bằng cách hướng dẫn toàn thể nhân loại trở về với ánh sáng của chân lý.

 

THÍCH TRÍ CHƠN

Trích dịch từ tạp chí Maha Bodhi


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10661)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10579)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11801)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12355)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11858)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10798)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11287)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12344)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10380)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11553)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10933)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10703)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10141)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11505)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10270)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11182)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12746)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11098)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12026)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12040)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10521)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10959)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10585)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13570)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11268)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10606)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10472)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12747)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11699)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15109)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16353)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11866)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11690)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14082)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12233)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13764)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12180)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11633)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13240)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14354)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11879)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12571)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12192)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12077)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11666)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11502)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11522)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11409)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13324)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11694)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant