Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cóc và Thiền

27 Tháng Ba 201100:00(Xem: 15429)
Cóc và Thiền

 

 Haiku là một loại thơ sáng tạo đặc biệt của Nhật Bản, không chỉ vì tính cách ngắn gọn, đi thẳng vào lòng người, mà còn vì hương vị đậm đà của Thiền thấm sâu trong đó. Trong những bài thơ haiku bất hủ để lại cho đời, có lẽ độc đáo nhất là bài thơ con cóc của Matsuo Basho.

 Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại. Một cơn gió phất phơ thổi đến, làm bay lả tả vài cánh hoa anh đào rơi rụng xuống đất. Một ngày đẹp tuyệt vời vào cuối tháng ba, khiến ta như muốn nó kéo dài mãi mãi. Và thi sĩ ngồi đó, trầm mình trong thiền định, tận hưởng từng sát na của giây phút hiện tại trong sự giao hòa của cái hữu hạn và vô hạn, cái vô thường và hữu thường. Chợt có tiếng con cóc nhẩy ào vào trong ao làm khuấy động mặt nước, như khuấy động sự tĩnh lặng trong tâm ông, và thi sĩ đã buột miệng nói lên :

 Con cóc nhẩy vào

 Tiếng nước xôn xao!

 Và để hoàn thành bài thơ, Basho đã làm câu trên là:

 Ao xưa

 Và thế là, bài thơ bất hủ con cóc đã được ghi lại như sau:

 Ao xưa

 Con cóc nhẩy vào

 Tiếng nước xôn xao!

 Bài thơ này có gì mà nổi tiếng như vậy? Nếu so sánh với bài thơ “Con cóc trong hang” của Việt Nam, bài thơ này cũng có nhiều điểm tương tự. Nhưng trong khi bài thơ của Basho là một tuyệt tác lừng danh thế giới, thì bài thơ con cóc của Việt Nam lại biến thành một đề tài để châm biếm những người không biết làm thơ mà lại cứ cố nặn ra vần thơ.

 Con cóc trong hang

 Con cóc nhẩy ra

 Con cóc ngồi đó

 Con cóc nhẩy đi

 Sở dĩ bài thơ con cóc của Basho là một tuyệt tác, vì trong đó có nét thiền vị chan hòa, thấm thấu vào lòng người. Thiền là gì? Có lẽ ít ai định nghĩa được thiền là gì, bởi vì khi cố gắng định nghĩa là đã xa rời ý nghĩa của Thiền rồi. Vua Trần Nhân Tông, sơ tổ Trúc Lâm đã nói: “Ðối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền.” Nhưng nếu theo sự kiến giải thông thường mà nói, thì Thiền lá Ðạo, là chân lý, mà Thiền cũng chính lá phương tiện, là pháp tu để đạt đến chân lý. Theo thiển ý, về phương tiện, thiền là phản chiếu lại nội tâm để nhận thức bản chất của sự hiện hữu của chính mình, và từ đó, có một cái nhìn đúng thực về tương quan của vạn pháp. Thiền là đi thẳngthâm nhập vào gốc rễ của mọi sự, và gốc rễ ấy không đâu khác hơn là Tâm của chúng ta. Và khi đã biết được gốc Tâm luôn luôn sáng suốt, không lặng và thường hằng, thiền là sống trong sự tỉnh giác, sáng suốt không lặng ấy, nhìn mọi sự trong thực tướng Như Như của chúng, và nhận biết được sự huyễn hóa của ngoại cảnh nên không còn thả ý chạy theo ngoại cảnh. Vì vậy, thiền giả nhìn con cóc nhẩy vào trong ao làm nước bắn tung tóe khuấy động sự tĩnh lặng trong vườn cây, nhưng đó chỉ là một hình ảnh chợt gợi lên rồi lặng xuống, tiếng nước chao động cũng chỉ thoáng qua rồi lặn đi, không có gì phải vướng mắc hay lưu luyến. Cái thấy nghe ngay lúc ấy và trong mọi lúc mới là cái chính, không phải là con cóc nhẩy vào trong ao. Nói một cách khác, thiền giả nghe tiếng động để rồi trở về với bản chất tánh nghe của mình, nhìn trần cảnh để rồi trở về bản chất tánh thấy của mình; bản chất tánh nghe, tánh thấy ấy không đâu khác hơn là ở trong sự sáng suốt không lặng bao trùm của Tâm. Lúc bấy giờ trong sự không rỗng trong sáng ấy, tâm thiền giả có khác gì mặt nước hồ trong, thấy chim nhạn bay qua nhưng không lưu lại bóng hình.

 Nhạn quá trường không

 Ảnh trầm hàn thủy

 Nhạn vô di tích chi ý

 Thủy vô lưu ảnh chi tâm.


 Dịch:

 Nhạn bay trên không trung

 Bóng chìm đáy nước lạnh

 Nhạn không ý để dấu

 Nước không tâm lưu bóng


Trích kinh Thủ Lăng Nghiêm:

Khi xưa, đức Như Lai bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông rồi hỏi ông A Nan rằng: “Nay ông có nghe chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có nghe.”

Khi tiếng chuông hết ngân, Phật lại hỏi: “Nay ông có nghe chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ không nghe.”

Khi ấy, La Hầu La lại đánh một tiếng chuông nữa. Phật lại hỏi: “Nay ông có nghe chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có nghe.”

Phật lại hỏi ông A Nan: “Thế nào là ông có nghe, thế nào là ông không nghe?”

Ông A Nanđại chúng đều bạch Phật rằng: “Tiếng chuông nếu đánh lên thì được nghe, âm vang hết rồi thì là không nghe.”

Ðức Như Lai lại bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông nữa và hỏi ông A Nan rằng: “Theo ông nay có tiếng chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có tiếng.”

Giây lâu tiếng dứt, Phật lại hỏi: “Theo ông nay có tiếng chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ không tiếng.”

Lát sau La Hầu La lại đánh một tiếng chuông. Phật lại hỏi ông A Nan: “Nay đối với ông có tiếng chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có tiếng.”

Phật hỏi ông A Nan: “Thế nào mà ông gọi là có tiếng và thế nào là không tiếng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp rằng: “Tiếng chuông đánh lên thì gọi là có tiếng, lâu hết âm vang thì gọi là không tiếng.”

Phật bảo ông A Nanđại chúng: “Hôm nay các ông sao nói trái ngược lộn xộn như vậy?”

Ông A Nanđại chúng đều bạch Phật: “Sao Thế Tôn bảo chúng con nói trái ngược lộn xộn?”

Phật bảo: “Ông lẫn lộn tánh nghe nghe với tiếng chuông, sao không bảo là trái ngược lộn xộn? A Nan, nếu tiếng hết không còn âm thanh mà bảo là không nghe, thì tánh nghe đã diệt giống như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên làm sao ông lại biết có tiếng được? Biết có biết không là do thanh trần hoặc không hoặc có, chứ tánh nghe kia há lại vì ông mà thành có thành không? Nếu thật tánh nghe nói là không có thì ai biết là không nghe?

Thế nên A Nan, tiếng trong cái nghe tự có sanh diệt, chẳng phải vì ông nghe tiếng sanh tiếng diệt mà khiến cho tánh nghe của ông thành có hay là không. Ông còn điên đảo lầm cho cái tiếng làm cái nghe, thì đâu có lạ gì mà không mê muội cho cái thường làm cái đoạn.

Bởi chúng sanh từ vô thủy đến nay theo các thứ sắc, thanh trần rong ruổi với vọng niệmlưu chuyển, chưa từng khai ngộ Bản Tánh Thanh Tịnh Diệu Thường, không biết đến cái thường mà chỉ theo các thứ sanh diệt, do đó mà đời đời bị tạp nhiễm phải lưu chuyển.” 

 Trở lại vấn đề con cóc, con cóc nhẩy vào ao hay con cóc trong hang nhẩy ra cũng chỉ là trần cảnh, trần cảnh đó chợt hiện ra trước mắt cũng là dịp để ta cảm nhận được tính thấy biết của mình, tính thấy biết ấy luôn luôn thường hằng, không thay đổi, không sanh diệt. Và sự thấy biết của giác quan cũng chỉ là diệu dụng của một Tự Tánh bao la không lặng tỏa ra. Biết được Tự Tánh ấy là đã thấy được Bộ Mặt Bản Lai của mình, bộ mặt bản lai vốn không có hình tướng, không có tên tuổi, không sanh không diệt, không được không mất, nhưng luôn luôn thường trú và còn được gọi với nhiều tên khác như là Chân Tâm, Phật tánh v.v.. Biết buông xả mọi ý niệm, kể cả ý niệm trừ vọng, cầu chân, mà chỉ an trú trong sự thanh thản tự nhiên, như nước lắng đọng trong suốt , hay như bầu trời không một gợn mây, Tự Tánh không lặng ấy sẽ tự hiển lộ, trong sáng và tròn đầy vô tận như ánh trăng rằm vằng vặc. Còn nếu còn ý niệm “năng” và “sở” của chủ thể và đối tượng, của cái ta và ngoài ta, thì vẫn ở trong vòng đối đãi phân biệt, và còn chưa thể cảm nhận được cái tự tánh bao la không biên giới trong ngoài vẫn thường hiện tiền bên ta như hình với bóng. Nếu lấy tâm đi tìm tâm, có khác nào đang cười trâu mà đi tìm trâu, bao giờ mới thấy được. Nói một cách khác, “buông tất cả để được tất cả”, khi biết buông tâm rồi sẽ thấy tâm, buông hết mọi ý niệm phân biệt, mọi tri kiến sẵn có để trở về với sự không lặng thênh thang tự nhiên, thì mới hiểu được câu nói của Lục Tổ Huệ Năng khi được Tổ Hoằng Nhẫn khai ngộ: “Ðâu ngờ tánh mình vẫn thanh tịnh xưa nay!”


 Chúng ta hãy ngộ nhập bài kệ bất hủ của Tổ Huyền Giác trong Chứng Ðạo Ca :

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân

 Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân

Vô minh thật tánh tức Phật tánh

 Huyễn hóa không thân tức Pháp thân.


 Dịch:

 Dứt học, chẳng làm, nhàn đạo nhân

 Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân

 Thật tánh vô mình là Phật tánh

 Thân không huyễn hóaPháp thân.


 Hay như thiền sư Hương Hải mà ngâm rằng:

 Liễu liễu thời vô sở liễu

 Huyền huyền xứ diệc tu ha

 Ân cần vị xướng huyền trung khúc

 Không lý thiềm quang yết đắc ma?


 Dịch:

 Liễu, liễu, khi liễu không chỗ liễu

 Huyền, huyền, chỗ huyền cũng phải buông

 Ân cần hát khúc trong huyền ấy

 Ánh trăng giữa trời nắm được không?


 Và cảm nhận được bản chất tánh Không của chân tâm, vọng tâm:

 Suy chân chân vô tướng,

 Cùng vọng vọng vô hình

 Phản quán suy cùng tâm

 Tri tâm diệc giả danh


 Dịch:

 Xét chân, chân không tướng

 Tìm vọng, vọng không hình

 Quán lại tâm tìm xét

 Biết tâm cũng giả danh

 (Trích trong Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục)

 

 Trong những câu chuyện được truyền tụng lại, ta thường thấy những vị thiền sư ngộ đạo sống thật thoải mái, an nhiên tự tại, không vướng mắc nơi bất cứ cái gì, như người đã thấy mặt trăng nên không nhìn đến ngón tay chỉ mặt trăng nữa, đã qua đến bờ nên không còn phải ở trên bè qua sông... Tất cả mọi pháp môn tu tập đều chỉ là phương tiện, khi đã đạt tới cứu cánh rồi thì không còn chấp vào phương tiện nữa. Ðó là bởi vì họ đã đạt được sự vô ngã trong trí huệ Bát Nhã thấu suốt được tánh Không của vạn pháp. Tánh Không ấy không phải là cái Không đối đãi của có và không, nhưng là cái Chân Không Diệu Hữu, tuy không mà không phải không, bất động mà động, bởi từ trong bản chất không lặng ấy mà những dấy khởi phân biệt vọng lên, nên từ cái không sinh diệt mà khởi cái sinh diệt, từ cái vô niệm mà khởi lên ý niệm trùng trùng, từ chỗ không tâm mà lập ra có tâm, nhưng bản chất của chân tâmvọng tâm ấy là một không hai, như bản chất của sóng và nước là một. Do biết được bản chất của mọi hiện tượng nên họ sống trong dòng đời mà không bị cuốn trôi theo dòng đời, vượt thắng mọi hoàn cảnh, xem sanh tử như lật bàn tay. Còn chúng ta bị mây mù vô minh che lấp nên như người ở mê hồn trận không biết lối ra, lúc nào cũng quanh quẩn trong cái sướng khổ trước mắt của thân và tâm mình.


 Ðể kết thúc chuyện cóc nhái, chúng ta có thêm một chuyện ếch ngồi đáy giếng của Tây tạng do thiền sư Patrul Rinpoche kể lại.

Con ếch ngồi đáy giếng không biết gì hơn ngoài cái đáy giếng. Một hôm có một con ếch từ đại dương đến thăm nó. Eách ngồi đáy giếng hỏi:

- Mày từ đâu đến?

- Từ đại dương rộng lớn bao la. Con ếch kia trả lời.

- Lớn bằng chừng nào?

- Lớn vĩ đại.

- Có bằng một phần tư cái giếng của tao không?

- Lớn hơn.

- Lớn hơn? Mày nói có lớn bằng một nửa không?

- Không, lớn hơn nữa.

- Thế, có bằng cái giếng này không?

- Không thể so sánh được.

- Không thể nào được! Tao phải đi xem tận mắt mới được.

Hai con ếch cùng đi với nhau. Khi ếch ngồi đáy giếng thấy được đại dương rộng lớn, nó quá kinh ngạc đến nỗi đầu nó nổ tung ra.

Câu chuyện này có lẽ muốn ám chỉ chúng ta như những con ếch ngồi đáy giếng, chỉ quanh quẩn sống trong khuôn khổ chật hẹp của hình tướng hữu vi, đâu ngờ rằng vượt ra ngoài những hình tướng trước mắt còn có thực tại của tâm rộng lớn vô biên không thể nghĩ bàn, mà chúng ta không hề biết đến.

Có lẽ con ếch ngồi đáy giếng kia, nếu biết tận dụng những lúc ngồi đáy giếng mà xoay lại phản chiếu chính mình, sẽ không nổ tung ra mà còn hỏi lại con ếch đại dương được rằng:

- Mày biết biển cả rộng lớn, vũ trụ bao la, nhưng có biết chính mình là ai không?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9987)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10279)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11183)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9930)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10178)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9631)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10016)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8781)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8510)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10028)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9986)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9426)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10569)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9116)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10500)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11272)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8480)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12606)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10131)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8417)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9643)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9493)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8109)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9961)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9208)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13322)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9539)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8658)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10296)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8628)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8612)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14184)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10179)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8580)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11470)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11819)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8747)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8093)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9340)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10386)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8683)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8787)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16041)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9868)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11374)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10179)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8344)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9259)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9983)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8579)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant