Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mùa Hoa Nở

08 Tháng Mười 201000:00(Xem: 12983)
Mùa Hoa Nở

Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa có ba tháng. Thời gian được chia ra như thế thật rõ ràng ở các châu Úc, châu Âu và châu Mỹ. Riêng châu Á và châu Phi, thời gian ít được định vị rõ ràng và nhiều người cho rằng tại hai châu lục này chỉ có hai mùa. Đó là mùa nắng hạn và mùa mưa rào.

Tại các xứ lạnh, thời tiết phân chia ra mùa và năm tháng tương đối dễ phân biệt. Khi xuân đến thì hoa đua khoe sắc thắm; hè sang với những tia nắng chói chang báo hiệu cho bầu trời trong xanh và cao rộng hơn. Thu sang với lá vàng rơi lả tả làm đậm nét của thơ và đông sang cây cỏ chỉ còn cành, trơ trụi lá. Thế là một mùa tuyết giá đã phủ đầy ngàn cây, nội cỏ và ngay cả những tâm hồn đang nao nức, cũng bị băng giá làm đông lạnh; trong suốt ba tháng chẳng có mặt trời.

Thế nhưng mùa nào cũng có những loài hoa biểu trưng cho mỗi mùa trong suốt một năm như thế. Ngày xưa tại Á Đông chúng ta, thường được nghe kể lại rằng: “Xuân lan, Thu cúc, Hạ trúc, Đông mai”. Nghĩa là khi mùa xuân đến thì hoa lan nở. Mùa thu sang, cúc vàng khoe sắc thắm. Mùa hè tuy oi bức nhưng hoa lựu và trúc cũng nở hoa và mùa đông tuy lạnh giá như vậy nhưng những cành mai vàng cũng chờ ngày đơm hoa kết nụ.

Chữ Hán viết theo lối tượng hình; nên chữ Hoa () được viết thành ba bộ và ghép liền vào nhau. Đầu tiên là bộ thảo () tượng trưng cho cây, cỏ và muôn vật từ đất phát sinh. Bộ bên trái là một nhân đứng (); nghĩa là nơi ấy có sự hiện diện của con người. Bộ thứ ba bên phải là bộ chủy (); nghĩa là sự cứng cỏi và bình an. Nếu ghép hai bộ nhân đứng () và bộ chủy () lại, sẽ thành chữ hóa (). Hóa đây là sự biến hóa của đất trời, cỏ cây, muông thú. Sự hóa thân của chư Bồ Tát và chư Phật để vào cõi đời nầy, nhằm cứu khổ, độ mê cũng dùng đến chữ hóa nầy. Rồi giáo hóa hay hóa độ cũng nằm trong khuôn khổ ấy. Ý nói giữa con người và sự tiếp cận với đất trời trong cuộc sống bình an, được thể hiện qua chữ hóa kỳ diệu nầy. Nếu ghép chung cả ba bộ lại, thì ta sẽ được chữ Hoa (). Vậy hoa là gì? Hoa là một loài cây cỏ sinh sống tự nhiên, lại có thêm sự hiện hữu của con người trong cõi thế, giúp cho loài thảo mộc này trụ lại ở đời, nên được gọi là hoa. Dĩ nhiên còn nhiều lối định nghĩa khác nữa, nhưng theo lối định nghĩa ngày xưa là vậy. Theo nay, ta có thể nói: hoa là loài cây có bông, mang nét đẹp tự nhiên và làm đẹp cho con người cũng như cảnh trí.

Mùa hoa Anh Đào ở Nhật thường nở rộ suốt trong một tuần lễ từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch mỗi năm. Ngày ấy người Nhật tổ chức lễ Phật Đản Sanh; được gọi là Hanamatsuri (mùa lễ của hoa). Đúng ngày 14 hay 15 tháng 4, người Nhật hay quây quần dưới những gốc hoa Anh Đào đang nở rộ để uống rượu, ngắm trăng và xem hoa. Họ ca hát, nhảy múa, ăn uống thỏa thê như là những ngày hội của một dân tộc. Hoa Anh Đào ngày nay không những chỉ có mặt tại Nhật Bản mà còn hiện diện tại Washington D.C. Hoa Kỳ hay Đà Lạt Việt Nam. Vùng nào có khí hậu ôn đới thì hoa Anh Đào thường nở hoa vào tháng tư. Còn nhiều nơi nhiệt đới, hoa Anh Đào hầu như không tồn tại. Những cánh hoa Anh Đào rất mỏng và thường có màu hồng, khi ra hoa không một lá nào xen kẻ. Khi hoa nở xong, lá mới đâm chồi từ cành cây. Đây cũng là một biểu hiện đặc biệt của loài hoa vương giả nầy. Sau một mùa đông lạnh buốt, khi ánh thái dương của mùa xuân ấp áp tràn ngập đó đây thì hoa Anh Đào xuất hiện.

Dĩ nhiên là còn rất nhiều loài hoa khác cũng nở vào mùa nầy nữa. Có nhiều loài hoa sang trọng, cao sang như hoa Mộc liên. Tiếng Nhật gọi là Mokuren no hana. Hoa này là hoa sen được mọc trên đất liền, không cần bùn và nước. Khi nở cho nụ màu tim tím. Đôi khi một năm nở cả hai lần và đặc biệt cũng chỉ ở những xứ lạnh mới có loại hoa nầy. Ngoài ra, hoa mai của Việt Nam chúng ta nở vào mùa Tết Nguyên Đán; người yêu thích hoa, nâng niu hoa như là một biểu hiệu cao cả trong gia đình. Còn loài hoa mai của các xứ lạnh, nở tự nhiên ngoài đường phố hay trong rừng sâu. Cũng màu vàng ấy; nhưng không là loài hoa vương giả như tại các nước Á Châu mình hay trân quý.

Hoa Tulip tại Hòa Lan hay hoa Cẩm Chướng v.v… là những loài hoa bình dị; nhưng khi nở lại thuận theo đất trời; nhất là sau một mùa đông giá buốt, tuyết băng… hoa Tulip đã mọc lên và trổ hoa thật đẹp, như là sự báo hiệu của một mùa xuân nắng ấm đang đợi chờ trước mắt những du khách từ phương xa đến đây để xem những ngày lễ hội của hoa. Hoa Tulip bạt ngàn đủ màu, đủ sắc, đủ loại, đủ giống khó thể hình dung và nắm bắt hết được những vẻ đẹp nên thơ, chỉ có rừng hoa Tulip và hoa Cẩm Chướng mang lại cho con người. Ai dầu cho khó tính đến đâu cũng không thể chê hoa, dầu cho đó là loài hoa nào đi chăng nữa. Ít ra, hoa cũng mang đến được một sự bình an nho nhỏ nào đó cho con người, khi hoa đã thể hiện trọn vẹn nhiệm vụ của mình, là cống hiến cho đời những gì tươi đẹp mà hoa có thể mang lại.

Hoa ngày nay nở trái mùa rất nhiều. Vì lẽ người ta có thể bắt hoa nở tùy ý theo sở thích của con người qua sự lai giống hay thuốc hóa học. Nghĩa là mùa nào cũng có thể ngắm nhìn hay mua sắm những loài hoa mình thích. Cuối triều nhà Thanh bên Trung Quốc, có bà Từ Hy Thái Hậu đã bắt hoa cúc phải nở theo ý mình và cá phải chìm nổi theo cái nhìn ngắm của bà. Ngày nay sau mấy trăm năm lịch sử, nếu ai đó có đến Di Hòa Cung tại Bắc Kinh đều còn được nghe kể lại những sự tích nầy.

Những người con gái ở trong cung vua ngày xưa; hoặc những mệnh phụ phu nhân, được gọi là: “kim chi, ngọc diệp”; nghĩa là: “cành vàng, lá ngọc”. Cành ấy chỉ chọn những con chim cao quý mới được đậu vào đó và lá kia chỉ được tiếp xúc với những bậc vương tôn, công tử và không là những kẻ dân giả hay hạ tiện bình dân.

Còn nhà Phật vẫn trân trọng những bông hoa tuệ giác; nên Mãn Giác Thiền Sư đời nhà Lý đã có hai câu thơ rằng:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Nghĩa:

“Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai”

Hoa ấy là hoa tâm; hoa ấy là hoa Phật và hoa ấy chỉ nở khi tâm người đã tỏ ngộ. Dẫu cho xuân đã qua rồi, hay mùa đông giá băng đang đến, hoa mai kia vẫn nở rộ nơi lòng người con Phật đã giác ngộ.

Một vị Thiền Sư người Nhật ở thế kỷ thứ 13 có bài Haiku như sau:

“Ki no naka ni hana ga aru

Ishi no naha ni hi ga aru”

Nghĩa:

“Trong cây có hoa

Trong đá có lửa”

Hoa từ trong lòng đất; hoa từ trong tâm thức; hoa có sẳn trong thân cây, cũng như lửa có sẳn trong đá. Nhưng hoa chỉ nở khi nào có khí trời ấm áp và lửa chỉ hiện ra khi nào có sự cọ xát bởi đá. Tâm ta cũng như vậy, Phật tính chỉ hiển lộ khi con người có sự dụng côngmiệt mài với công án. Ngoài cây không có hoa, ngoài đá không có lửa; ngoài tâm nầy không có Phật tánh và ngoài Phật tánh không phải chỉ tồn tại nơi thân. Thân và tâm tuy hai mà một; tuy một mà hai. Nghĩa là ngoài cái thân nầy không có cái kia và ngoài cái kia không có cái nầy.

Tôi đến Hoa Kỳ từ Đức lần đầu tiên vào năm 1979 và cho đến nay (2010) cũng hơn 31 năm Xuân qua Đông lại rồi. Mỗi năm như thế ít nhấtmột lần đi Mỹ và nhiều khi có cả 3 hay 4 lần. Như vậy trung bình trong hơn 30 năm qua, tôi đã có 50 hay 60 lần đến xứ này. Phải thành thật mà nói rằng: không đâu đẹp bằng Mỹ, không đâu to lớn và giàu sang, văn minh như Mỹ. Tuy nhiên đời sống tại đây lại bận rộn vô cùng. Do vậy tôi đã không chọn nơi đây làm quê hương thứ hai sau nhiều lần qua lại là vậy. Âu Châu; nơi dễ sống và dễ tu, đối với người ở mọi mức độ trung bình. Úc Châu có một chân trời cao rộng và thoáng mát; nhưng thiếu nước về mùa hè. Phi Châu quá nóng bức, Á Châu quá già nua, cằn cỗi. Cho nên tôi vẫn thường hay nói rằng: “xứ Hoa Kỳ chỉ để giành cho những người giỏi và giàu có”. Ai mà không có khả năng thì không nên ở xứ Mỹ. Vì vòng quay của xứ Hoa Kỳ nhanh lắm; không khéo thì người ta sẽ bị quay ra ngoài cuộc sống. Ngay cả người xuất gia cũng vậy. Xứ này đặc biệt; cho nên mọi thứ cũng đặc biệt. Điều ấy hẳn là thế; nếu ai đó đã đến xứ nầy rồi sẽ rõ.

Trong hơn 30 năm ấy, tôi đã có nhân duyên đến Hoa Kỳ này bằng nhiều thời điểm và nhiều vùng khác nhau. Có nghĩa là các mùa xuân, hạ, thu, đông v.v… tôi đã trải qua nhiều lần như thế. Mỗi nơi lại có một vẻ đẹp khác nhau. Mỗi chỗ lại có một quan niệm sống khác nhau. Do vậy, cái nầy hay cái kia, nó cũng chỉ là một sự đối đãi, chứ không là sự tuyệt đối, dưới cái nhìn tương đối của con người.

Tôi viết văn và dịch sách; nên phải đi nhiều nơi mới có nhiều ý tứ để viết. Nhiều khi đi chỉ để mà đi; đến chỉ để mà đến! vì đến hay đi đối với tôi không còn là chỗ ưa thích nữa, mà là bổn phận và trách nhiệm mà thôi.

Gần 6 năm nay chúng tôi đi thành đoàn thể. Có thể gọi là Đoàn Hoằng Pháp lưu động đến từ Âu, Úc và Mỹ châu. Mỗi lần như thế đi cả 10 hay 12 thầy cô và mỗi nơi được chọn, ở lại trong vòng một tuần lễ. Các khóa tu học Phật pháp thường được tổ chức vào cuối tuần và đôi khi cả trong tuần nữa. Chúng tôi thay phiên nhau giảng cũng như tụng kinh, tu tập và hội thảo, giải đáp thắc mắc v.v… Đa phần chúng tôi đi dọc theo biên giới miền Đông, miền Tây và miền Trung Hoa Kỳ. Mỗi lần đi như vậy từ 6 đến 8 tuần lễ. Dĩ nhiên ở tại Hoa Kỳ không thiếu những Thầy, Cô giỏi, có thể hướng dẫn giáo lý và sự tu học cho Phật tử; nhưng Phật Phápnhân duyên, khó nói hết. Vả lại, chư Tổ ngày xưa vẫn thường dạy rằng:

“Hoằng pháp thị gia vụ

Lợi sanh vi sự nghiệp”

Nghĩa:

“Hoằng pháp là việc nhà

Lợi sanh là sự nghiệp”

Sự nghiệp của người xuất gia không phải ở chổ chùa to Phật lớn hay đệ tử nhiều v.v… mà là ở chổ làm lợi lạc gì được cho quần sanh, mới là điều đáng kể. So với loài hoa vô tư vô giác kia, còn mang lại được hương thơm cho Đời cho Đạo. Còn con người há lại chẳng đóng góp được một chút gì cho sự hưng thịnh của Phật Pháp sao?

Đời sống của người xuất gia như người xưa thường bảo:

“Nhứt bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Kỳ vi sanh tử sự

Thuyết pháp độ xuân thu”

Nghĩa:

“Một bát, cơm ngàn nhà

Một thân, muôn dặm xa

Chỉ vì sự sanh tử

Thuyết pháp độ người qua”

Chỉ chừng ấy cũng đầy đủ cho mục đích sống của một người xuất gia, sống đời phạm hạnh rồi. Sống thong thả tự do, không bị ràng buộc bởi tình riêng, nợ chung; không bị thế quyền, danh lợi, thị phi, nhân nghĩa chi phối… Cho nên người xuất gia có một chân trời cao rộng; không bị một hoàn cảnh, một điều luật nào ép buộc cả. Ta đến nơi đây bằng hai bàn tay trắng thì khi ra đi tất cả cũng phải để lại cho đời. Nếu có chăng là bóng hình thoạt ẩn, thoạt hiện mà thôi; giống như Hương Hải Thiền Sư đã nói:

“Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô lưu tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm”

Nghĩa:

“Vết nhạn bay qua

Ảnh chìm dưới nước

Nhạn không có ý lưu dấu vết

Nước không có tâm giữ lại ảnh kia”

Tất cả đều vô tâm, như sự đến và sự đi trên quả địa cầu nầy vậy. Tôi không biết rằng phái đoàn chúng tôi còn đi hay phải đi trong bao lần như thế nữa; nhưng nếu có đến hay có đi cũng như giòng suối thời gian trôi mãi không ngừng và chưa hề có ý quay trở lại để tìm dấu vết năm xưa.

Hơn 25 năm trước, tôi đã đến thành phố Chicago nầy và chùa Quang Minh hồi ấy chỉ là một mái nhà bằng gỗ tạm bợ. Đêm về nghe mưa rơi, chuột cống bò lên tận giường nằm để gặm chân khách phương xa mới đến. Chùa ngày ấy nằm ở trong khu ổ chuột; sau này được cúng dường cho cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm, Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế và quý đệ tử của Ngài như Thầy Minh Huệ, Thầy Minh Chí và Thầy Minh Hạnh sau đó quý Thầy nầy đã di dời về tạo mãi và địa chỉ trong hiện tại. Từ chùa Quang Minh đã phát sinh thêm 3 chùa nữa tại vùng nầy. Đó là chùa Trúc Lâm, chùa Phật Bảo và chùa Quan Âm. Tôi cũng có nhân duyên đối với chùa Phật Bảo một thời gian; nhưng sau này thiếu duyên lại thôi. Đúng như pháp mà Ngài A Thuyết Thị gặp Ngài Xá Lợi Phất lần đầu tiên đã nói:

“Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh

Tất cả các pháp đều do nhân duyên diệt

tự tánh của các pháp là không”

Đúng là như vậy. Trước sau cũng sẽ trở về không. Cho nên hãy đừng vui khi được kẻ khác khen tặng và hãy đừng buồn khi bị người khác chê bai. Việc ấy là lẽ thường tình trong cuộc sống, có gì đâu để buồn, mà có gì đâu để vui.

Nhớ lại những năm 1979, lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, tôi có ghé thăm cố Hoà Thượng Thích Thiên Ân tại Los Angeles. Ngài có thể nói là vị Tổ khai sơn của Phật giáo Viện Nam tại Hoa Kỳ. Tiến sĩ đại học Waseda Nhật Bản và Viện trưởng Viện đại học Đông Phương (Oriental University); nhưng đến năm 1980 Ngài không còn nữa. Sau đó, cố Hoà Thượng Thích Mãn Giác kế thế trụ trì Chùa Việt Nam tại Los Angeles; nhưng cách đây 3 năm Ngài cũng đã cởi Hạc Tây quy; đúng như bút hiệu Huyền Không của Ngài. Nếu còn chăng nữa thì chỉ còn:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”

Chùa Trúc Lâm tại Chicago cũng được hình thành trong nhân duyênhoàn cảnh như vậy. Bây giờ do Thượng Toạ Thích Hạnh Tuấn trụ trì. Thầy là người có học cao, hiểu rộng và hơn 20 năm đã miệt mài đèn sách tại các đại học lớn ở Hoa Kỳ như: Đại học San Francisco, Havard và Berkeley trong các chương trình BA, M.T.S. và Ph.D. Trước đây 25 năm khi Thầy ấy còn ở tạm trú trong trại tỵ nạn Pulau Bidong ở Indonesia có thư đến Đức thăm tôi và hỏi rằng: đến Hoa Kỳ tỵ nạn thì nên ở chùa nào? Thuở ấy tôi thấy chỉ có Hoà Thượng Thích Tịnh Từ ở chùa Từ Quang tại San Francisco là có thể được. Vì Thầy ấy đi du học đến Mỹ từ Việt Nam hồi năm 1974 và có cái nhìn khác hơn nhiều Thầy khác cho tương lai của Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Do đó sau khi thầy Hạnh Tuấn đến chùa Giác Minh của Hoà Thượng Thích Thanh Cát tại Palo Alto tạm trú một thời gian thì đến nương Hoà Thượng Thích Tịnh Từ từ mấy chục năm qua và sau khi chùa Trúc Lâm hình thành, Thầy Tịnh Từ đã cử Thầy Hạnh Tuấn về đây trụ trìnguyên nhân cuả sự việc.

Cố Hòa Thượng Thích Như Vạn là Bổn sư của Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn, trụ trì Tổ đình Phước Lâm tại Hội An; nơi mà tôi đã xuất gialàm thị giả cho Ngài từ năm 1964 đến 1966. Nơi đây còn lại trong tôi không biết bao nhiêu là kỷ niệm. Tổ đình này do Ngài Thiệt Dinh, đệ tử Tổ Sư Minh Hải khai sơn vào đầu thế kỷ thứ 18. Đến đầu thế kỷ thứ 20, sau 200 năm truyền thừa; lúc cố Đại lão Hòa Thượng Thích Vĩnh Gia làm trú trì ở đây có nhiều Giới đàn được mở tại Tổ Đình nầy. Đức Đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Đức Đệ nhị Tăng Thống, Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên đều thọ giới Cụ túc tại chùa Phước Lâm nầy. Và các Ngài đã đắc giới với Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Vĩnh Gia. So về Tông môn Pháp phái thì tôi với Thầy Hạnh Tuấn rất gần gũi; cho nên mỗi lần tổ chức những lễ lộc gì lớn tại Đức tôi đều mời Thầy ấy sang.

Lần hoằng pháp nầy, phái đoàn chúng tôi đến Chùa Trúc Lâm gồm có quý Thầy như: TT Thích Minh Dung trụ trì chùa Quang Thiện tại California, TT Thích Thông Triết trụ trì Thiền viện Chánh Pháp tại Oklahoma, TT Thích Nguyên Tạng phó trụ trì Tu viện Quảng Đức, Melbourne Úc, Đại đức Thích Hạnh Đức trụ trì Chùa Phật Ân, Minnesota, Đại đức Thích Thánh Trí Tu viện Bửu Hưng, Portland, Đại đức Thích Thiện Đạo Tri sự chùa Phật Tổ, Long Beach, Đại đức Thích Hạnh Tuệ chùa Phật Đà, San Diego và dĩ nhiên sau tuần lễ tu học tại đây Thượng tọa Thích Hạnh Tuấn cũng sẽ cùng đi chung với đoàn để đến những nơi khác tại Hoa Kỳ nữa. Trên đường đi sẽ có thêm Ni Sư Minh Huệ tháp tùng.

Phái đoàn đến Chicago lần nầy phụ trách giáo lý căn bản Bậc Kiên cho Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại vùng Midwest nầy. Đã có hơn 100 anh chị em huynh trưởng và đoàn sinh cùng quý đạo hữu về Chùa Trúc Lâm để tham gia khóa huấn luyện và tu học, thi cử nầy. Ngoài ra các đạo hữu lớn tuổi từ chùa Phật Ân ở Minesota cũng đã tham gia cùng với Khóa học giáo lý đặc biệt nầy. Đây là mầm non của dân tộc và đạo pháp. Đây là những đóa hoa mùa xuân vừa hé nụ để đi vào cấp Tập của huynh trưởng, để sẽ dần nở hoa qua các bậc Kiên, Trì, Định, Lực của cấp Tập, Tín, Tấn và Dũng về sau này.

Giáo dục là một vấn đề nhân bản của con người. Con người ở bất cứ một xã hội nào mà thiếu giáo dục ở nhiều phương diện, thì con người ấy không làm được ích lợi gì cho xã hội mai sau. Thời gian của giáo dục không hạn định, nhưng Gia Đình Phật Tử Việt Nam, những đứa con cưng của Giáo Hội đã chọn cho mình một hướng đi xứng đáng khi hướng về tương lai với nhiều sự thử tháchcám dỗ của cuộc đời. Những màu lam ấy đã mang lại sự tin yêu cho cuộc sống, đã phủ lên những tâm hồn non trẻ một chất liệu dưỡng sinh cho tâm linh ở bây giờ và mai hậu.

Giáo dục cũng là chiếc cầu nối từng thế hệ, từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại sẽ tiếp tục bắt tới cho tương laiHạnh. Nếu khôngquá khứ thì hiện tại sẽ không có và dĩ nhiên là tương lai sẽ mờ mịt. Nhưng nếu nhịp cầu quá khứ bắt thẳng qua tương lai mà không lưu tâm đến hiện tại, thì sẽ lỡ một nhịp cầu. Vì lẽ tre già thì măng phải mọc. Chứ tre không thể là tre mãi và măng phải trưởng thành; chứ măng quyết không thể chỉ là măng non trong muôn thuở.

Từ Oanh vũ đến ngành Thiếu rồi ngành Thanh các em Gia Đình Phật Tử đã ý thức được điều ấy. Đến khi có trách nhiệm cầm đoàn qua các cương vị như Đội trưởng, Đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng v.v… thì các em lại còn có trách nhiệm với các bậc đàn em của mình nhiều hơn nữa.

Trong thế giới của Phật giáo, cách riêng chỉ có Việt Nam là có Gia đình Phật tử. Điều này phải niệm giữ thâm ân nơi người sáng lập. Đó là cố Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám. Vào thời điểm hơn 70 năm trước, nếu không có những con người có đầu óc tiến bộ, muốn canh tân Phật giáo Việt Nam, trong đó có tuổi trẻ Phật giáo, thì Gia Đình Phật Tử không có mặt ngày nay với hơn 300.000 đoàn sinh ở trong và ngoài nước như thế nầy. Đây là những bông hoa đầy màu sắc đang nở rộ trong vườn hoa tâm linh của Dân tộc và Đạo pháp vậy.

Mỗi khi có dịp thuyết trình tại các diễn đàn nói tiếng Anh, tiếng Pháp, hay tiếng Đức, tôi đều trình bày với thính chúng địa phương rằng: “Quý vị lâu nay đã sống với vườn hoa tâm linh do Thiên Chúa mang đến. Hôm nay chúng tôi mang thêm những bông hoa mới của Phật giáo từ Á Đông đến để trồng vào vườn hoa tâm linh của quý vị. Quý vị đừng lo ngại, vì nếu trong vườn hoa kia, nở thêm nhiều màu sắc thì ngôi vườn kia sẽ trở nên đẹp đẽ hơn. Có lẻ quý vị không chối từ việc nầy”. Dĩ nhiên là ai ai cũng đáp lại bằng nụ cười; nhưng trong thâm tâm của họ chắc không có gì lo ngại lắm về những tư tưởng của Đạo Phật và những bông hoa giác ngộ đem đến từ những xứ Á châu xa lạ kia.

Hôm nay từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 4 năm 2010 tại chánh điện và vườn chùa Trúc Lâm Chicago đã nở ra hơn 100 đóa hoa của Gia Đình Phật Tử và quý đạo hữu như thế. Mỗi hoa có 5 cánh và hoa đời hoa đạo ấy sẽ tiếp tục mang hương sắc nhiều màu vào trong các cõi nhân sinh để tưới tẩm và gội nhuần những tâm hồn biết hướng thượng như vậy.

Bước chân của chúng tôi đã đặt lên trên mặt đất gần Ngũ đại hồ và Chicago, Michigan hay những vùng lân cận đó; nơi những giòng nước ngọt tràn đầy lai láng như mặt biển của đại dương. Bên cạnh những bờ hồ cũng có nhiều người đang ngồi câu thời vận và chờ cho những đóa hoa ven bờ nở rộ, để họ tận hưởng được một mùa xuân thật tràn đầy ý nghĩa, khi mọi nhu cầu về sự sinh tồn của con người được đáp trả lại chăng!

Trên đường Wilson nằm trước mặt chùa Trúc Lâm nầy có rất nhiều cây cao đã đâm chồi nẩy lộc. Nhìn những nụ xanh bụ bẩm như thầm bảo cho ta biết rằng: xuân đã đến rồi đây! . Cây nầy kế tiếp cây kia như thầm bảo nhau rằng: trước mắt là những điều hứa hẹn. Vì không khí mùa xuân đã ấm áp và bên kia đường, những loài hoa dại cũng đang khoe sắc màu với chúng ta, đâu có ngại ngùng gì với sương gió màn đêm. Nơi đây là tất cả. Vì bên cạnh đường cái nầy, còn biết bao nhiêu con đường dẫn đến tâm linh, mà những cánh hoa kia đã vô tình hay cố ý nở rộ trong lòng người tại đất Chicago nầy.

Viết để tưởng niệm những ngày tháng đã qua, để nhớ về những bậc Thầy ở một thuở xa xôi trong quá khứ. Viết để tri ânhồi tưởng những pháp lữ đã giúp cho tôi có đầy đủ nghị lực trong cuộc hành trình và nhất là cho những mầm non, những đóa hoa đang nở đúng mùa của Gia Đình Phật Tử Việt Nam đang học giáo lý bậc Kiên vào những ngày tháng cuối tháng 4 năm 2010 để sang năm 2011 cũng vào cuối tháng 4 như thế nầy phái đoàn lại đến đây một lần nữa và lúc ấy Phật Ngọc đi vòng quanh thế giới sẽ về đây, trước khi sang Âu Châu, để cho những đóa hoa lòng có cơ hội nở thêm một mùa xuân nữa nhằm đón mừng sự thị hiện nhiệm mầu của chư Phật mười phương.

Viết để tặng cho Gia Đình Phật Tử vùng Midwest- Chicago tháng 4 năm 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13802)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13698)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13188)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 14065)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13720)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13820)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14741)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12791)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13767)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14760)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 15006)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 15081)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17957)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 16067)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15876)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17499)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16618)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15942)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13484)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14266)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12539)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 13043)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16685)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28898)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19451)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 15043)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11447)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13722)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13847)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12947)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19903)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14944)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13350)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13937)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 12010)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14503)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 27021)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14162)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18735)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13837)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15746)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16455)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13812)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13560)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18353)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12899)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12562)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12198)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13412)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14346)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant