Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền

17 Tháng Mười 201000:00(Xem: 19492)
Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền


Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền


Tác giả thơ Thiền phần nhiều là Thiền sư. Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ, là pháp môn Định Tuệ song tu. Vì thế, các nhà thơ - thiền sư thường lấy kinh nghiệm bản thân trong việc tìm Đạo và ngộ Đạo làm đề tài sáng tác. Chúng ta thử tìm hiểu việc tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ đậm đà thiền vị của một số Thiền sư.

Thiền sư Thủ Đoan (1) mượn tiếng chim tử qui để nói việc tìm Đạo:

Phiên âm:
Tử qui
Thanh thanh giải đạo bất như qui,
Vãng vãng nhân tâm hội giả hi.
Mãn mục xuân sơn thanh thủy lục,
Cánh cầu hà địa khả vong ky?
Thủ Đoan
Dịch thơ:
Tử qui
Cuốc kêu ra rả bảo quay về,
Ít kẻ trên đời lại chịu nghe.
Nước biếc non xuân đầy trước mắt,
Tìm đâu mới bỏ được lòng mê?
Nguyễn Khuê dịch
Tử qui tức chim đỗ quyên, ta gọi là chim cuốc (cũng viết chim quốc). Cùng một sự vật mà mỗi người cảm nhận một cách khác nhau. Người xưa có câu "Đỗ quyên minh quốc quốc" (chim đỗ quyên kêu quốc quốc). Bà Huyện Thanh Quan ngậm ngùi tưởng nhớ triều đại cũ đã diệt vong khi nghe tiếng cuốc kêu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Nguyễn Khuyến nghe tiếng cuốc kêu khắc khoải lại đau lòng trước cảnh nước mất:
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Tiếng chim tử qui nghe thảm thiết, khiến lữ khách nghĩ đến việc quay về, nên chim này còn có tên là "tư qui" (nghĩ đến trở về) hoặc "thôi qui" (thúc giục trở về). Với tâm thể của một thiền sư, tác giả nghe tiếng cuốc kêu, không khỏi cảm thán người tu học chậm ngộ đạo. Sư cho rằng ngộ Đạo không khó, nhưng nhiều người lại thường chấp mê mà không ngộ ra. Cũng như mọi người đều biết tiếng chim tử qui kêu gọi người ta sớm quay trở về, nhưng không một ai nghe tử qui kêu mà chịu quay về. Nhà thơ cho rằng Phật tính chân như giống như non xuân nước biếc đầy trước mắt, có thể nhìn thấy, chỉ cần minh tâm kiến tính thì chỗ nào cũng có thể ngộ ra, không phải tìm đâu xa. Điều quan trọng là hành giả cần có ngộ tính, bản thân thể giải và tinh tấn tu hành.
Ngoại cảnh cung cấp nhiều âm thanhhình ảnh để nhà thơ dùng làm chất liệu sáng tác. Không chỉ mượn tiếng chim tử qui, Thiền sư Thủ Đoan còn mượn việc con ruồi cố tìm cách xuyên thủng giấy dán cửa sổ bay ra ngoài để nói về tìm Đạo:
Phiên âm:
Dăng tử thấu song kệ
Vị ái tầm quang chỉ thượng toàn,
Bất năng thấu xứ kỷ đa ban.
Hốt nhiên chàng trước lai thời lộ,
Thủy giác bình sinh bị nhãn man.
Thủ Đoan
Dịch thơ:
Bài kệ về con ruồi
xuyên giấy dán cửa sổ
Xuyên giấy dán song tìm ánh sáng,
Loay hoay chẳng thoát được ra ngoài.
Thình lình gặp lại đường vào cũ,
Mới biết trước kia mắt thấy sai.
Nguyễn Khuê dịch
Đôi khi chúng ta thấy con ruồi bay vào nhà, rồi sau đó đâm đầu vào kính cửa sổ để bay ra ngoài, vì tưởng lầm là ánh sáng. Thay vì dùng kính làm cửa sổ như chúng ta thấy ngày nay, thì xưa kia người ta dùng giấy. Con ruồi vì tưởng lầm giấy dán cửa sổ là ánh sáng nên tìm cách xuyên thủng giấy để chui qua, nhưng không thể nào xuyên thủng được. Cuối cùng nó mới nhận ra rằng nhìn giấy dán cửa sổ mà tưởng ánh sáng là con mắt đã nhìn lầm, là đã bị con mắt đánh lừa. Giấy dán cửa sổ có ánh sáng chiếu qua không phải là ánh sáng, mà trái lại, là chướng ngại ngăn trở con ruồi tìm đến ánh sáng.
Giấy dán cửa sổ dụ cho những lời bàn nói của người xưa, dụ cho đống giấy cũ. Hành giả chỉ chú tâm, chỉ trông cậy vào đống giấy cũ để mong cầu ngộ Đạo thì không khác gì con ruồi tìm cách xuyên thủng giấy dán cửa sổ, không có chút sở đắc nào. Thiền do ngài Đạt Ma truyền, chủ trương "giáo ngoại biệt truyền" (truyền riêng ngoài giáo), không theo văn tự kinh điển, dùng phương pháp tọa thiền để mong được khai ngộ. Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ, phải nhờ người khác đọc cho nghe bài kệ của ngài Thần Tú, nhờ người khác viết giúp bài kệ của mình lên vách. Nhưng do biết bản tâm mình, thấy được bản tính mình mà Lục Tổ đại ngộ. Căn bản của việc tu hànhdựa vào sức của chính mình, dựa vào minh tâm kiến tính. "Dăng tử thấu song kệ" hàm ý cao sâu mà lời giản dị tự nhiên, là một bài thơ nổi tiếng nói về tìm Đạo và ngộ Đạo.
Thiền sư Thần Tán cũng có một bài thơ nội dung tương tự bài thơ trên:
Phiên âm:
Không môn bất khẳng xuất
Không môn bất khẳng xuất,
Đầu song dã đại si.
Bách niên toàn cố chỉ,
nhật xuất đầu thì?
Thần Tán
Dịch thơ:
Cửa không chẳng chịu ra
Chẳng chịu ra cửa trống,
Chui cửa sổ quá ngu.
Trăm năm dùi giấy cũ,
Ngày nào mới ló đầu?
Nguyễn Khuê dịch
Cũng như con ruồi ở bài "Dăng tử thấu song kệ" trên đây, con ong ở bài này không chịu bay ra ngoài qua cửa trống mà cứ đâm đầu vào giấy dán cửa sổ. Tác giả mượn việc này để chê những kẻ tham thiền học Phật chỉ dùi giấy cũ là "đại si", dù cho mất cả trăm năm, tức một đời người, rốt cuộc cũng không thể ló đầu ra. Con ong không thể xuyên thủng giấy dán cửa sổ để bay ra ngoài, cũng vậy, người tham thiền chấp trước vào giấy cũ thì khó thành tựu Phật đạo.
Tìm ánh sáng tức tìm Đạo. Tác giả cho rằng hành giả không nên dựa vào tha lực, không nên hướng ngoại tìm cầu, mà chủ yếu dựa vào tự mình minh tâm kiến tính. "Không môn" vừa có nghĩa thông thường là cửa trống không, vừa là từ ngữ nhà Phật. Không chịu ra cửa Không tức không chịu theo pháp môn quán các pháp là không, không chịu nương vào Không để xa lìa chấp ngãpháp chấp thì sao có thể hiển bày chân như thực tính.
Người tu hành tìm Đạo không chỉ bị giấy cũ ngăn trở, mà còn có nhiều chướng ngại khác, như nội dung bài thơ sau đây của Thiền sư Thủ Tuân (3):
Phiên âm:
Chung nhật khán thiên
Chung nhật khán thiên bất cử đầu,
Đào hoa lạn mạn thủy đài mâu.
Nhiêu quân tiện hữu già thiên võng,
Thấu đắc lao quan tức tiện hưu.
Thủ Tuân
Dịch thơ:
Suốt ngày nhìn trời
Ngày trọn nhìn trời chẳng ngẩng đầu,
Ngước trông lả tả cánh hoa đào.
Che trời quanh bạn đều giăng lưới,
Chẳng vượt lao quan chẳng chịu nào.
Nguyễn Khuê dịch
Bài thơ này lấy việc nhìn trời để dụ cho việc tìm Đạo và ngộ Đạo. Mở đầu, tác giả nói một việc nghịch lý: suốt ngày nhìn trời mà không ngẩng đầu. Nhưng trời ở đây không phải là bầu trời. Trời tức là Đạo, cũng tức là Phật tính, chân như. Vậy ý câu đầu muốn nói tác giả suốt ngày nhắm mắt tĩnh tọa, tham thiền nhập định, dùng ánh sáng trí tuệ Bát nhã chiếu rọi tự tính. Và đến lúc "đào hoa lạn mạn" mới ngước mắt lên, tức thấy hoa đào mà tỏ ngộ. Phật tính, chân như không chỗ nào không có, không chỗ nào không thể nhìn thấy. Sở dĩ người ta không khai ngộ được là vì "lưới che trời", tức màn vô minh, tức vọng niệm che lấp. Tác giả bày tỏ quyết tâm phải qua được "lao quan" mới thôi. Lao quan là dụng ngữ Thiền tông, có nghĩa là cửa ải kiên cố, khó vượt qua. Qua được lao quan tức dứt bỏ hết vọng niệm, phá trừ vô minh, thấy được bản lai diện mục của thực tính.
Ni Diệu Tổng (4) cũng có bài thơ chuyển tải kinh nghiệm về tìm Đạo và ngộ Đạo:
Phiên âm:
Ngộ Đạo thi
Nhất diệp thiên chu phiếm miễu mang,
Trình nhiêu vũ trạo biệt cung thương.
Vân sơn hải nguyệt đô phao khước,
Doanh đắc Trang Chu điệp mộng trường.
Ni Diệu Tổng
Dịch thơ:
Thơ ngộ Đạo
Bát ngát thuyền con một lá trôi,
Quẫy chèo riêng có khúc ca rồi.
Núi mây trăng biển đều từ bỏ,
Đạt được Trang Chu giấc bướm thôi.
Nguyễn Khuê dịch
Ni cô mượn việc đi thuyền trên biển cả mênh mông để dụ cho việc tìm Đạo. Đạo mênh mông như biển khơi. Đi thuyền tức tham thiền tìm Đạo. Chèo thuyền là chỉ sự gian khổ, nhưng chính trong sự gian khổ ấy có "biệt cung thương", tức là niềm vui riêng, niềm vui của người đi tìm Đạo. Trên đường đi, hành giả gặp nhiều "vân sơn hải nguyệt", nhưng đều từ bỏ, vì mây đầu núi, trăng trên biển chẳng qua chỉ là những sắc tướng hư huyễn, không thực. Cuối cùng, hành giả đạt tới cảnh giới "vật ngã lưỡng vong". Sách Trang Tử (Tề vật luận) kể chuyện Trang Chu nằm mơ thấy mình là bướm, thích chí không còn biết có Chu; đến lúc tỉnh giấc lại thấy mình là Chu, không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu. Nhà thơ mượn chuyện này để nói mình không còn chấp trước vật và ngã, tâm thể ngộ Đạo, lâng lâng tự tại.
Muốn ngộ Đạo thì phải thấy rõ tính hư huyễn vô thường của mọi vật. Thiền sư Diệc Vi (5) cũng có nhãn quan như vậy:
Phiên âm:
Thiền định
Song ngoại ba tiêu lục bán am,
Tâm hương nhất chú tĩnh trung tham.
Vân hà huyễn diệt tầm thường sự,
Thiền định chân như thị bát đàm.
Diệc Vi
Dịch thơ:
Thiền định
Ngoài song tàu chuối nửa xanh am,
Một nén hương lòng ngồi tĩnh tâm.
Mây ráng việc thường tuồng huyễn diệt,
Chân như thiền định ấy hoa đàm.
Nguyễn Khuê dịch
Bài thơ lấy thiền định làm đề tài. Thiền là gọi tắt tiếng Phạn thiền na, người Trung Quốc dịch là tĩnh lự, cũng dịch là tư duy tu. Tư duy trong tĩnh lặng, tâm chuyên chú vào một đối tượng nào đó. Có được sự tịch tĩnh của thiền định thì chân trí mới mở ra.
Ngoài cửa sổ những tàu lá chuối xanh um một nửa am. Nhà thơ ngồi tĩnh lặng tham thiền, quán chiếu sắc tướng của muôn vật, cảm ngộ mây và ráng xuất hiện rồi nhanh chóng tan biến là việc tầm thường trong cõi giả tạm. Tất cả mọi vật đều huyễn diệt như mây và ráng. Chỉ thiền định chân như mới là hoa đàm. Hoa đàm ba ngàn năm mới nở một lần, hoa đàm nở là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời, nên người Trung Quốc dịch là linh thụy hoa. Ở đây mượn hoa đàm dụ cho ngộ Đạo.
Qua những bài thơ Thiền trên đây, chúng ta thấy việc tìm Đạo và ngộ Đạo của các vị thiền sư có khác nhau tùy theo căn cơ của mỗi người, nhưng nói chung là vô cùng khó khăn. Các vị thiền sư đã thể nghiệm và cho biết người tu thiền không nên dựa vào tha lực mà phải tự mình tinh tấn tu tập thiền định để được minh tâm kiến tính; không nên tìm ánh sáng bằng cách xuyên thủng giấy cũ như con ruồi, con ong đâm đầu vào giấy dán cửa sổ, mà phải hướng thẳng đến ánh sáng chân lý, ánh sáng của Đạo; phải có cái tâm kiên cố để phá trừ vô minh, dứt bỏ vọng tưởng, vượt qua "lao quan" mà ngộ Đạo.
Thưởng thức thơ Thiền giúp tâm trí được thư giãn và thanh thoát sau những ngày giờ căng thẳng, tất bật công việc mưu sinh, đồng thời hiểu thêm việc tìm Đạo và ngộ Đạo của các vị thiền sư, qua đó suy ngẫm sự tu học của chính mình. Như vậy những bài thơ thiền trên đây không chỉ đem lại mỹ cảm mà còn hữu ích cho đạo tâm của người đọc.

Sách tham khảo:
(1) Thủ Đoan (1025 - 1072): họ Cát, người huyện Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, đời Tống. Tác phẩm: Bạch Vân Thủ Đoan thiền sư ngữ lục, Bạch Vân Đoan Hòa thượng quảng lục.
(2) Thần Tán: thiền sư đời Đường, tu ở chùa Cổ Linh tại Phúc Châu, nên còn gọi là Cổ Linh Thần Tán. Sư đi hành cước khắp nơi, đến khi gặp ngài Bách Trượng Hoài Hải mới được khai ngộ đắc pháp.
(3) Thủ Tuân (1079-1234): họ Thi, người huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), thiền sư tông Lâm Tế đời Tống.
(4) Diệu Tổng (? -1163): họ Tô, người Trấn Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), cháu nội Thừa tướng Tô Tụng đời Tống, Tỳ kheo ni. Một hôm, trong khi tọa thiền, Sư cô đại ngộ, Đại sư Tông Cảo bèn ấn khả. Từ đó danh vang bốn phương.
(5) Diệc Vi: vị Tăng ở Việt Đông (Quảng Đông, Trung Quốc), đời Thanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11689)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 7901)
Hãy có sự tha thứ trong tim bạn với bất cứ điều gì bạn nghĩ là bạn đã làm sai. Hãy tha thứ cho chính bạn về tất cả những thiếu sótnhiệm vụ trong quá khứ.
(Xem: 12674)
Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng.
(Xem: 12356)
Lục hòa là sáu phương pháp thể hiện nhân cách sống một con ngườiđạo đức, đem lại sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ và...
(Xem: 7331)
Kể từ khi rời Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi đã bị ám ảnh với một câu hỏi dằn dặt đau khổ: làm thế nào...
(Xem: 8077)
Các nhà giáo dục đã nghiên cứutìm tòi các tài liệuphương pháp để giúp họ thực tập chánh niệm và để giúp các học sinh cùng thực hành chánh niệm.
(Xem: 8754)
Trong các thứ tình trên thế gian không có gì cao quý và thâm sâu bằng tình mẹ, mẹ mang nặng đẻ đau, sớm hôm nuôi dưỡng.
(Xem: 5133)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng...
(Xem: 6502)
Sáng nay, thứ Năm ngày 22 tháng 12 năm 2016, tôi đang hoằng Pháp tại một thành phố mưa nhiều Seattle, tiểu bang Washington.
(Xem: 6160)
Niềm hạnh phúc tối hậu - Phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Ultimate Happiness: An exclusive interview with the Dalai Lama) Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 7505)
Không có một đấng Thượng Đế toàn năng trong Đạo Phật. Không có ai đưa ra sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong một Ngày Phán Xét giả định.
(Xem: 7102)
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại....
(Xem: 7564)
Doanh sự Tỳ-kheo là danh vị dùng để chỉ cho chư vị Tỳ-kheo có trách nhiệm quản lý các việc trong Tăng chúng.
(Xem: 7944)
Khi bị bắt buộc phải chờ đợi, như khi bị kẹt xe, phản ứng bản năng của chúng ta là phải làm gì đó để khỏi bực mình vì chờ đợi.
(Xem: 8463)
Những người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp sau vào những thế giới không phải cõi người không? Bạn có tin rằng bạn sẽ là một vị trời hay ...
(Xem: 8989)
Khai sáng Đạo PhậtĐức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni người đã sống và giảng dạy ở Ấn Độ khoảng hai nghìn năm trăm năm trước.
(Xem: 8071)
Tôi cảm thấy băn khoăn về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong mấy ngày nay. Khi ngài xuất hiện tại đạo tràng Thời Luân, ngài đã nói một cách rõ ràng rằng ngài sẽ...
(Xem: 6840)
Aśoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận trong phút giây bi hùng như vậy!
(Xem: 10068)
La Hầu La được xuất gia học đạo lúc 7 tuổi, do đó ý nghĩ, lời nói, hành động còn thô tháo. Phật bảo La Hầu La rằng...
(Xem: 9960)
Tình thương luôn có mặt, không có mới-cũ, được-mất, nhưng sẽ là điều kỳ diệu để vực dậy niềm tin yêu trong đời sống, mang lại an lạc, hạnh phúc thực sự cho chính mình, cho tất cả.
(Xem: 6483)
Tôi đến Nga lần đầu vào năm 1994 và năm nay 2016, là lần thứ năm tôi đã đặt chân đến đất nước nầy...
(Xem: 5677)
... ngồi bệt dưới đất, lặng lẽ ở một hè phố, là một vị sư và một số người Mỹ đang thiền tập, bất kể người đi bộ lướt qua trước mặt.
(Xem: 9105)
Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó.
(Xem: 8830)
Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người phật tử, nhờ cầu nguyệnnguyện lực của họ mạnh mẽ,niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy...
(Xem: 8461)
Hạnh phúc chân thật chỉ hiện hữu sau khi chúng ta thấu triệt vô minh căn bản, tức là khởi nguyên của phiền não khổ đau.
(Xem: 8101)
Mùa an cư của giáo đoàn Siddhatta bình lặng giữa mùa sala hé nụ. Đoàn khất sĩ ngày thêm đông. Rừng sala như một lễ hội bắt đầu…
(Xem: 7622)
Chúng ta nên nói gì với giới trẻ về Phật giáo? Tôi xin tìm cách trả lời trong cương vị người cư sĩ hải ngoại.
(Xem: 7852)
Nền tảng giáo dục của đạo Phật xưa cũng rất xưa, nhưng mới cũng rất mới do đặc tính khai phóng, nhân văn, nâng cao trí tuệ...
(Xem: 8205)
Sống trong cuộc đời, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, muốn có hạnh phúc thì chúng ta phải dày công tạo dựng.
(Xem: 9190)
Trước hết cần phải hiểu ý nghĩa của từ tín ngưỡng (belief) trong Phật pháp, tín ngưỡng bao hàm
(Xem: 8974)
Nếu sự học hiểu về Tứ Diệu Đế không được chân xác, không được toàn diện về ngữ nghĩa thì sự tu tập của chúng ta có thể bị lệch hướng.
(Xem: 8839)
Sau đây là những lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc mà Ajahn Chah dành cho một đệ tử lớn tuổi của mình khi cô cận kề với cái chết.
(Xem: 11761)
Hồi Ức Về Ngày Về Nguồn 10 Tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada 2016...
(Xem: 7568)
Trong tám chánh đạo, chánh nghiệp (việc làm chân chánh), chánh mạng (nuôi thân mạng một cách chân chánh) nói về vấn đề này.
(Xem: 9151)
Trong đời sống, không ai mà không từng phạm phải sai lầm, có những sai lầm nhẹ có thể khắc phục, sửa sai, có những sai lầm...
(Xem: 8013)
Chẳng lạ gì khi sau một ngày làm việc căng thẳng ở sở, bạn trở về nhà mệt mỏi nhưng chẳng hề biết việc đó có liên quan gì đến cách thở sai nhịp của mình.
(Xem: 10099)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước...
(Xem: 13841)
Đứng trước sinh-lão-bệnh-tử trong đời người, thì giàu hay nghèo của con người thế gian cũng đều yếu ớt, vô lực. Tâm hồn cao thượng và...
(Xem: 7912)
Trong nghi thức cầu an của một số truyền thống Phật giáo hiện nay, đọc tụng Bảy giác ý (Thất giác chi) được ứng dụng phổ biến.
(Xem: 8462)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình.
(Xem: 12236)
Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.
(Xem: 9580)
Hạnh phúc trọn vẹn nhất cao cả nhất tuyệt vời nhất, là hạnh phúc được sống trong chánh pháp.
(Xem: 8755)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không làm phương hại đến...
(Xem: 9780)
Một Đức Phật ra đời, đau khổ liền nhẹ vơi; Một Phật đường xuất hiện, sưởi ấm bao lòng người...
(Xem: 8163)
Đất Mỹ không phải là nơi dễ hoằng dương Phật pháp. Nếu muốn đạo Phật lớn mạnh ở đây thì mỗi người mình phải gánh lấy trách nhiệm làm Phật giáo phát triển.
(Xem: 7746)
Nếu chúng ta hướng tâm mình theo chiều hướng tích cực, chúng ta có thể chuyển hóa bất kỳ hành động xấu nào mà chúng ta đã ...
(Xem: 7628)
Nhân quả là thực lý chi phối thế giới này. Nghĩa là …Mọi thứ đều có nhân duyên, không có thứ gì tự nhiênxuất hiện, dù là ở mặt vật chất hay tinh thần.
(Xem: 6899)
Tỳ-kheo là người xuất gia, đã phấn đấu cầu thọ giới pháp (cụ túc giới) để tu học, đáng ra nơi họ không có gì ác vì được an trú trong giới.
(Xem: 7946)
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng chúng sinh thật sự là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về niềm vui, hạnh phúc và...
(Xem: 7409)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant