Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Soi gương không thấy bóng mình

17 Tháng Năm 201100:00(Xem: 13997)
Soi gương không thấy bóng mình

Phòng mờ tối. Chỉ có ánh trăng xanh chiếu qua khung cửa sổ, vẽ những vệt sáng trên nền gạch đá hoa. Hương thơm nhẹ, thoảng từ chậu lan tím trên mặt bàn, như quyện vào trăng. Chắc thế! Vì hành giả đang tọa thiền trước bàn Phật cũng cảm thấy trăng thơm nồng nguyệt quế.

Hành giả tọa thiền đã lâu. Hình như khá lâu, từ lúc nắng chiều chưa tắt. Ngồi như thế để tìm gì? Hành giả há chẳng từng nghe giai thoại khi Đức Thế Tôn truyền ngài Xá Lợi Phất đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật thì vị đại trí, trong mười đại đệ tử của Đức Phật, đã từ chối mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con không đủ khả năng đi thăm bệnh ông ấy. vì có lần con đang ngồi tĩnh niệm trong rừng, Duy Ma Cật đi ngang, dừng lại, bảo con rằng, bất tất phải ngồi như vậy mới là tĩnh niệm. Không hiện thân và ý ở trong ba cõi, ấy mới là tĩnh tọa. Hiện các oai nghi mà vẫn không xuất khỏi diệt tận định, ấy mới là tĩnh tọa. Hiện thân làm các việc phàm phu mà không xả Đạo Pháp, ấy mới là tĩnh tọa. Không bị giao động trong các kiến chấptu hành ba mươi bẩy phẩm, ấy mới là tĩnh tọa. Không đoạn trừ phiền nãonhập Niết Bàn, ấy mới là tĩnh tọa ….” (*)

Khi nghe những lời nhắc nhở ấy, không biết ngài Xá Lợi Phất nghĩ sao, nhưng với hành giả thì đó là những tiếng vọng chát chúa trong nhiều đêm thanh vắng ngồi tĩnh lặng.

Làm sao để không hiện thân và ý ở trong ba cõi? Làm sao hiện các oai nghi mà vẫn không xuất khỏi diệt tận định? Hiện thân làm các việc phàm phu mà không xả Đạo pháp, liệu có dễ? Không bị dao động trong các kiến chấptu hành ba mươi bẩy phẩm thì chắc chắn phải gian nan lắm rồi! Nhưng không đoạn trừ phiền nãonhập Niết Bàn thì hành giả chẳng thể nào tưởng tượng nổi!

Ấy thế mà những điều bất khả tư nghì đó lại chỉ để diễn tả một điều vô cùng đơn sơ, vô cùng nhẹ nhàng là Tĩnh Tọa, là Ngồi Yên!

Ngồi yên?

Vâng, hành giả đã ngồi yên. Cái thân tứ đại do đất nước gió lửa hợp thành đã ngồi yên. Cái thân có hình tướng đã ngồi yên nhưng cái tâm, cái ý vô hình vô tướng lại quá ư ương ngạnh. Chúng bay, chúng nhảy, chúng dong chơi, chúng nghịch ngợm trên những vết thương chưa mọc da non. Này là lời dối trá, kia là sự phũ phàng! Này là mũi tên tẩm độc bọc nhung, kia là sự bội bạc lạnh như băng đá! Này là lòng ác độc, kia là tiếng thị phi …Thôi thì đủ cả! Quay cuồng trong đời ác ngũ trược này, có cầu cứu ngài Huệ Năng thì con đường nhận ra “Gốc vốn chẳng một vật, lấy chỗ đâu cho người phủi bụi” còn mịt mờ vạn nẻo; nói chi mon men tới viên kim cương “Ưng vô sở trú, nhi sanh kỳ tâm” không dựa vào ai, không nương tựa gì thì lòng mình mới nguyên vẹn, vững vàng! 

Thế nên, hành giả đã từng ngồi yên như núi mà nước mắt vẫn âm thầm chảy. Trong bóng đêm, ánh trăng và hương lan chẳng đủ sức an ủi nỗi tuyệt vọng của kẻ soi gương chỉ thấy những bóng hình dị dạng. Đó là những gương mặt kẻ lạ, khi giận dữ, lúc nhẫn nhục, khi cho không, lúc đòi trả, khi tha thứ, lúc uất hờn, khi Bồ-Tát, lúc phàm phu … 

Thường khi vạt áo tràng đầm đìa nước mắt, hành giả lại nghe mình thổn thức, hướng về Thầy “Thầy ơi, cứu con!” Và từ nơi xa, rất xa, theo hương bay ngược gió, Thầy luôn đến ngay. Hành giả lập tức cảm nhận được như thế. Rồi giọng xứ Quảng, pha chút sông Hồng, chút sông Hương vẳng lên:

“Này con, dù con chọn phương thức nào cũng cần có căn duyên thích hợp, và Văn Tư Tu là hành trang ắt có và đủ, để lên đường. Này con, tu là làm cho phát triển trí tuệ. Chỉ có tuệ mới thấy được Thánh-đế, và có thấy được Thánh-đế, mới giải thoát. Thân con đã ngồi yên, tạm tốt rồi. Nào, bây giờ hãy cùng Thầy, tập trung tâm ý, nghe lời Phật giảng, suy nghĩ về lời Phật dạy, quán tưởng các pháp mà Phật truyền. Như mặt trăng bất động giữa hư không nhưng ánh sáng của nó tỏa chiếu cùng khắp ao hồ, nơi nào nước trong, tưởng như trăng tỏ, nơi nào nước đục, tưởng như trăng mờ! Chẳng khác chi mặt trời không vì kẻ đui mù mà không chiếu sáng. Cũng vậy, Pháp Thân Phật bất động, tịch tĩnh, uyên nguyên như thị, nhưng sẽ tùy cơ cảm mà hiện biến. Tịnh độ hay uế độ đều từ phương-tiện-trí của Phật mà thôi. Ráng đi con. Tự lực không tỉnh thức thì tha lực cũng không thể giúp đâu! ”

Cứ như thế, hành giả bớt thổn thức, nghe lời Thầy chỉ dẫn bàng bạc trong hư không

Tại sao mỗi khi con gọi Thầy, lại nghe thấy Thầy ngay? À, vì Thầy luôn ở bên chúng sinh. Tâm Thầy là Tâm-Quán-Âm, nghe tiếng kêu thương liền thị hiện. Có lần một học giả bùi ngùi cảm động nói rằng, trong thời mạt pháp này, nếu có ai thành Phật thì người đó chính là Thầy. Tất nhiên, đây là sự thành tâm tin tưởng của riêng vị học giả, nhưng nghe được lời đó, kẻ cầu đạo còn sơ cơ như con, tự hỏi “Phật là ai? Có phải là người đã chứng bất động tâm giải thoát mà qua sự dẫn giải tuyệt kỷ trong kinh Pháp Hoa, đã vì lòng thương tưởng chúng sanh, ngài khai tam hiển nhất, dùng phương tiện mà dạy từ thấp tới cao, từ ngu tới trí, chẳng từ chối một ai cầu đến ngài.”

Phật gần gũi và đơn giản như thế. Đừng thần thánh hóa Đức Phật để rồi quẩn quanh hoài nghi, là lời Phật dạy chỉ có Phật thành tựu được; đường Phật đi, chỉ có Phật mới tới đích. Từ khi tìm ra cội nguồn của khổ đau, Đức Phật đã phát đại nguyện ở lại ta-bà cứu khổ, còn một hơi thở là còn làm lợi ích chúng sinh. Những đệ tử theo Ngài cũng nguyện như thế, hành như thế, đi như thế.

Thầy ơi, nhìn chặng đường Thầy đã và đang đi, con thấy rõ bước chân Thầy từng in dấu 1250 bước chân xưa. Thầy thản nhiên vào tử lộ để tìm sinh lộ cho kẻ khác. Thầy nói thay cho người không còn quyền để nói. Thầy lặng thinh khi bùn đất tỵ hiềm ném tới. Thầy mỉm cười trước những oan khiên. Thầy tha thứ cho những lọc lừa phản bội. Thầy cho kẻ đói những hạt cơm vơi trong bình bát. Thầy thức trắng từng đêm khai mở trí tuệ cho kẻ vô minh… Thầy làm những gì Đức Phật bảo là “cần làm, đáng làm”, nên con đã nhìn Thầy là Phật vì Phật gần gũi, đơn giản và tận tụy thế thôi.  

Chẳng phải hành giả chỉ thấy Thầy mình là Phật, mà những khi ngồi yên, lắng tâm, đẩy được những ngọn bát phong bay xa, hành giả còn thấy biết bao nhiêu vị Phật khác đang lặng thinh cứu khổ giữa ngũ trược ác thế này. Vì đã chứng bất động tâm giải thoát nên chẳng phiền não thế gian nào có thể làm dao động tâm tư các ngài. Giữa mênh mông biển khổ, các ngài dũng mãnh đưa tay dắt từng sinh linh đủ duyên, qua sông mê, tới bờ giác, dù phải hy sinh tới phương tiện cuối cùng là tấm thân tứ đại vô thường! 

Chúng con, những chúng sinh sơ cơ, tâm còn dễ loạn động, ý còn dễ vướng mắc nên soi gương mà chẳng thấy bóng mình, xin nương nhờ Bồ-tát-lực khai tỏ những điều Phật dạy để nhìn lại bản lai.

Giai thoại xưa từng kể, có những vị thiền sư ngồi rách bẩy cái bồ đoàn mà chưa đến được cửa “Không” Vậy có phải những vị đó đã ngồi như Duy Ma Cật từng buông lời làm chùng lòng Xá Lợi Phất? Hay lời Duy Ma Cật nhắc nhở Xá Lợi Phất chỉ là phương tiện của quý ngài, tùy thuận chúng sinh mà đối thoại như thế để khuyến tấn những tâm loạn động biết Ngồi Yên

Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân. 

Khi thân, tâm, ý cùng lắng yên, có phải là lúc năng lượng của Im-Lặng-Hùng-Tráng khai mở, sự im lặng từng làm dựng lông tóc vua A Xà Thế khi nhà vua được dẫn vào Trúc Lâm viếng Đức Phật để xin chỉ dạy sự sám hối.

Phải gạn lọc thân, tâm, ý thế nào để khi soi gương thấy được bóng mình?

Một vị đạo sỹ tình cờ ghé thăm đạo tràng khi đại chúng đang tụng bộ Sám pháp Lương Hoàng Sám. Nhìn đại chúng đông đảo đủ mọi thành phần nam phụ lão ấu đều thành khẩn tụng lạy ba ngày liền, vị đạo sỹ cảm động lắm nên ban cho ít lời khai thị.

Đã có duyên lành được tụng bộ kinh gì thì thế nào đại chúng cũng được những vị thầy hướng dẫn cho biết xuất xứ bộ kinh đó trước khi đi vào văn bản. Đạo tràng đây đang tụng lạy Lương Hoàng Sám, hẳn đã biết danh xưng này do lòng thành của vua Lương Võ Đế, thương tưởng và muốn cứu độ Hoàng Hậu Hy Thị nên đã thỉnh các bậc cao tăng đương thời tới triều đình, cùng biên soạn tỷ mỉ những tội lỗi thế gian và cách sám hối, chuộc tội. Vì thế, khi bộ Sám pháp Lương Hoàng Sám hoàn tất thì không phải chỉ là tấm lòng của một người hướng đến một người mà là tâm thành của mỗi người đọc tụng hướng đến tất cả ba cõi, sáu loài để xin Chư Phật, chư Bồ Tát mười phương chứng giám.

Chính vì thế mà đạo tràng nào tụng lạy Lương Hoàng Sám cũng đều tạo được năng lượng vô biên.

Chi tiết nhỏ không được phổ biến nhiều trên giấy mực về người khởi xướng bộ kinh này mà vị đạo sỹ chia sẻ với đại chúng, là vua Lương Võ Đế đã bốn lần bán mình cho Đạo.

Thật là kỳ thú.

Một vị vua quyền uy ngất trời, giầu sang tột bực mà phải bán mình tới bốn lần là sao?

Bởi vị vua này coi ngai vàng như hạt sương đầu cỏ, có đó rồi tan, còn đó rồi mất nên ông quyết đi tìm cái thường hằng vĩnh cửu. Cái đó là gì? Từ đâu? Ở đâu? Nương theo lời Phật dạy, lần từng bước, đến một ngày, ông chợt nhân ra đó là KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT MỌI SỰ MÀ KHÔNG DÍNH MẮC VÀO ĐỐI TƯỢNG NÀO.

Cái nhận biết đó vốn dĩ sẵn có trong mọi loài, thường bị che phủ bởi những vô minh, chấp trước. Ai kịp nhận ra như thế, biết lột dần lớp vỏ vô minh thì cái nhận biết thường hằng trong sáng kia hiển lộ. Đức Phật chỉ cho cái nhận biết đó là Phật tánh.

Thế là nhà vua bỏ cung vàng điện ngọc, tìm một ngôi chùa nhỏ khuất lấp trên núi cao để tĩnh niệm, quán chiếu Tứ Diệu Đế, tự coi mình có diễm phúc như năm anh em ngài Kiều Trần Như, học bài pháp đầu tiên Đức Phật giảng dạy.

Một đất nước làm sao có thể không có vua? Thế nên triều đình hoảng sợ, túa đi tìm vua, triệu về hoàng cung. Vua phiền lòng lắm, nhưng nghĩ tới trách nhiệm với thần dân nên bảo, vua đã là người ở chùa, muốn triệu về nơi khác thì phải “chuộc” với chùa. Thế là triều thần phải mang vàng bạc tới chuộc. Nhưng về cung chẳng bao lâu, nhà vua buồn chán, lại một mình lẻn lên chùa! Bốn lần như thế, ngôi chùa nhỏ bỗng trở nên giầu có!

Nhà vua biết, tiếp tục mãi thế này cũng chẳng yên thân ở chùa nên quyết định tu tại gia. Từ đó, tuy ở trong hoàng cung, dành một phần thì giờ lo trị nước an dân, nhưng vua chỉ mặc áo nâu sồng, sớm tối công phu, ăn ngày một bữa, làm việc chấp tác như một thầy tu và không hề ngày nào bỏ thời sám hối.

Là đồng tác giả cuốn Sám pháp, nhà vua biết rằng pháp tu nào Lý và Sự cũng phải đi đôi. Ở mức độ cạn, về Lý, thì sám hối là trải rộng cõi lòng u uẩn, hầu rửa sạch tâm can. Ở mức độ sâu hơn, về Sự, là đi vào thế-gian-pháp qua những hình thức hành sám, trì kinh, niệm Phật… Ngay nơi đây, năng lực gia trì không phải từ những lời chú bí hiểm mà từ sự thành tâm của người trì tụng.

Có khổ công gạn lọc được thân tâm, khi soi gương mới mong thấy bóng mình. Đời này, sàng cát tìm vàng đã khó, huống chi giải đãi mà mơ tưởng Huệ Năng, chỉ nghe một câu kinh đã liễu ngộ:
“Bản lai vô nhất vật
 
Hà xứ nhạ trần ai” 

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT.

Hạnh Chi
(Trung tuần tháng 5, 2009, khóa tu Lương Hoàng Sám tại chùa Phật Tổ

(*) Huyền thoại Duy Ma Cật – thầy Tuệ Sỹ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10796)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14869)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10796)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11452)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8810)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9800)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9577)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10602)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
(Xem: 9410)
Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu học thanh tịnh tất yếu nhờ ơn ngoại hộ của các thí chủ
(Xem: 10178)
Đức Phật dạy rằng phá thai chính là lấy đi mạng sống của một con người, đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.
(Xem: 12150)
Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người).
(Xem: 10368)
Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương.
(Xem: 9417)
Dòng sinh tử, tử sinh được gọi là Luân Hồi. Cái bánh xe quay vòng vòng chẳng tìm ra đâu là khởi điểm, đâu là dứt điểm.
(Xem: 10853)
Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao.
(Xem: 14359)
Theo Phật học thì “hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình, quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm...
(Xem: 8812)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành.
(Xem: 10358)
Đại từ Đại bi thương chúng sanh, Đại hỷ Đại xả cứu muôn loài...
(Xem: 9122)
Đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên được hỗn hợp, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, thì đời sống tinh thần của mình sẽ trào dâng cảm xúc vui buồn mà thành ra có khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
(Xem: 9010)
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì...
(Xem: 28809)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 16173)
Trời thu lạnh nhưng đạo tình ấm ápPhó hội về Quảng Đức để tuyên dươngĐại Hội năm (V) Phật Giáo Việt lệ thườngCứ bốn năm có một lần khoáng đại…
(Xem: 9925)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ.
(Xem: 11646)
Sự hiện hữu của con trong cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Bởi tình yêu thương vô hạn, bố mẹ sẵn lòng làm tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
(Xem: 9804)
Ở đây không thể phủ nhận có một vài wedsite Phật giáo trong và ngoài nước đã làm được điều mà bài viết này rất muốn được xem đó là tấm gương soi chung...
(Xem: 9480)
Năm nay 2015 tôi có đến ba mùa Xuân. Đó là mùa Xuân của nước Đức, mùa Xuân của nước Nhật và mùa Xuân của Hoa Kỳ.
(Xem: 9208)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế.
(Xem: 10638)
Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc...
(Xem: 12406)
Vì không có hiện tượng nào Là không duyên sinh Nên không có hiện tượng nào là không Trống rỗng sự tồn tại cố hữu
(Xem: 9913)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại của thế giới hiện tại...
(Xem: 11557)
Tăng li chúng tăng tàn ắt hẳn không thể là sự quy kết một thành viên tăng chỉ xa lìa đại chúng là bị tàn lụi bị hủy diệt, mà đúng hơn là thành viên đó rời khỏi sự thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng...
(Xem: 12068)
Người theo Phật gia đem tâm quyết từ bỏ những nguy hiểm của dòng nước, muốn đi trên bề mặt của dòng nước chứ không để nó thấm ướt gót chân mình.
(Xem: 9744)
Nếu quan điềm sai lầm rằng con người và sự vật tồn tại một cách độc lậpnguyên nhân của tất cả những quan điểmcảm xúc ẩn tàng chướng ngại...
(Xem: 9872)
Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để tìm hiểu đặc chủng nấm trong vùng...
(Xem: 9999)
Tâm giác ngộ nguyện vọng là mong ước mạnh mẽ để vượt thắng những khuyết điểm của chúng tanhận ra những tiềm lực của chúng ta để làm lợi ích cho mọi người.
(Xem: 12429)
Tâm kinh Bát-nhã có thể xem là bản kinh văn ngắn nhất trong kinh hệ Bát-nhã vì đề cập đến tinh yếu của tư tưởng Bát-nhã chỉ với chưa đầy một trang kinh.
(Xem: 9887)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt.
(Xem: 15795)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 14176)
Dòng đời trôi như dòng sông với thuyền bè xuôi ngược. Lênh đênh trong dòng tử sanh có lắm thứ vui buồn, hạnh phúc thì ít nhưng khổ đau và hiểm nguy lại nhiều.
(Xem: 12025)
Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận.
(Xem: 10113)
Đức từ phụ Thích-ca Mâu-ni vì lòng đại bi xuất thế, Phật nhật huy hoàng, xua tan màn đêm của vô minh, làm thuyền cứu vớt chúng sanh thoát khỏi ái hà.
(Xem: 10156)
Sống được với lòng bi, chúng ta sẽ cởi mở cuộc sống hạn hẹp của mình trở nên rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn.
(Xem: 10142)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm.
(Xem: 10709)
Cầu nguyện bình an, phúc lộc đầu xuân là nét văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đậm chất nhân văn của tất cả những người con Phật.
(Xem: 9575)
Trong niềm tịnh tín Tam bảo, tin Tăng có vai trò rất quan trọng. Nhờ thâm tín Tăng bảo nên nương tựa tu họcdần dần tăng thêm tin hiểu vào Pháp bảoPhật bảo.
(Xem: 10206)
Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất.
(Xem: 11201)
“Tình dục như một vết ngứa, thà không có vết ngứa ấy thì hơn. Nếu không, chúng ta phải cào đến xước da và chảy máu.”
(Xem: 10630)
Chỉ cần dừng lại tâm ô nhiễm thì điểm tới thanh tịnh hiển bày, dừng tâm sân si thì Cực Lạc quốc độ ngay dưới bước chân ta.
(Xem: 10580)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng: “Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”, nghĩa là: “Sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”.
(Xem: 10512)
Nếu không có Phật, không có giáo lý Ngài hướng dẫn, có lẽ tôi đã tạo tội bằng non. Nhờ Ngài, tôi biết phân biệt thiện ác...
(Xem: 12691)
Chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì mình cố gắng và mong cầu quá đi thôi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant