Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bản giao hưởng cõi sơ tâm

Wednesday, October 20, 201000:00(View: 12843)
Bản giao hưởng cõi sơ tâm
BẢN GIAO HƯỞNG CÕI SƠ TÂM
Thân tặng Tuổi trẻ, Lý tưởng & Tình yêu
Cư sĩ Liên Hoa

blankMột thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá
gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu
bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng
thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng?

lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền
sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ
có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp
một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng

lúc trống vắng, ta nằm yên trên cỏ
bàn cùng nhau, lời vô tận mùa thu
cánh chim bay, chở ngày tháng vi vu
tình trở giấc, nổi buồn theo cánh gió

mây hỏi cỏ, có bao giờ em biết
con phố mềm, văng vẳng tiếng chuông xa
hỏi tâm em, sao vất vưởng hao mòn
đồng lúa mộng, trăng vẫn còn soi bóng…

Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh. Ôi thời gian, tưởng chừng đã như quên mất, để chạy theo đời sống, nghe vi vu gió thổi. Mây đã từng vụng về, mang mộng đẹp, ôm cả sơn hà, trời đất, để rồi vô tình rớt vào vùng nhỏ nhen gói trọn của một khoảng không gian cạn hẹp, cánh cửa lưng chừng của bụi đời..

Khi mây hỏi cỏ, có biết đến con phố mềm, có tiếng chuông ngân, có vất vưởng hao mòn suối lòng, có đồng lúa mộng, và ánh trăng non vẫn tròn trịa trong cõi vô cùng tận của tâm. Cũng lúc là mây đã xao xuyến, rộn ràng nổi bâng khuâng, cảm thấy mình đã đi quá xa, không thực trong cuộc nhân sinh, chỉ còn lại đôi tay nhỏ bé, ôm chất phù du lãng mạn, đã bỏ quên cái sơ tâm trong góc tối cuộc đời, nên tự mình đi tìm đáp án để trả lời đến từng câu hỏi quay cuồng cho cuộc sinh tử..

Vén lại muôn trùng, em ngồi đó
thời gian huyền thoại, chốn sơ tâm
trời mây réo rắc từng hơi sóng
thu vẫn ngọt ngào, cốm lúa bông

ai người ước nguyện vào gió cát
lặng lẽ hồ sen, tịnh sáng chiều
ánh mắt từ bi, còn mở ngõ
tình trong, em vẫn ngọt môi hồng

ánh trăng rủ sáng, chân trời mới
chớ bỏ sơ tâm, đón cội nguồn
chiếc áo ta bà, em quên khoác
làm sao gót đỏ bước thong dong…

Ánh mắt dò hỏi của mây, như van lơn lời tình tự, soi bước in bóng về, tìm một bóng trăng lặng lẽ trong tâm. Tại sao mây đã từng biến hình đổi dạng, lang thang tự do trên bầu trời, mang nụ cười hóm hỉnh, làm đẹp, làm tươi mát lòng người, với các hình dung kỳ thú, che mưa chở nắng, hong đầy tình tự, rọi xuống chân trời, đem hơi thở đẹp yêu đời cho nhân gian trong cơn bĩ cực của nội tâm, mà giờ sao lại thả hồn theo trường thiên mơ mộng, ảo huyền, chỉ còn chăng là áng mây vô hồn, loạn thinh, vọng niệm … mất hút trong cuộc đời, biến thành vô vị, vô nghĩa.

Trên mặt đất mềm dại nầy, cỏ cũng có mặt, cùng tồn tại, hoà cùng mây trong “duyên sinh duyên hợp”. Nếu không có mây trời, không có suối tóc dài tung bay theo gió, có hương thơm làm chết lặng cõi lòng và có những nước nguồn từ mây đổ xuống, tưới tẩm, thì cỏ đã không còn, khô cứng, vỡ nát dưới bước chân non..

ta, thân mền cỏ dại
nằm chót ở đỉnh đồi
nơi ngàn trùng gió bụi
lắng nghe tiếng gió thu
 
em, miền hoang suối vắng
xõa tóc hồng thiên thu
lời chim non gọi tổ

bờ cát phủ sa mù..

Mây vô tình hỏi cỏ về nguồn căn tâm nguyện cạn khô khi đã trải qua năm tháng vào đời… cỏ cũng lặng lẽ hỏi mây, khi tình tự phủ đầy cơn sóng. Tại sao trên thế gian nầy, cỏ nhiều hơn lúa, để cho nhân loại phải vươn mình, cật lực, vất vả trong trọt để mưu sinh trong cuộc tồn vong, vì có được thân người thật là sự hy hữu? Tại sao cỏ không bị hủy diệt để nhường lại cho đất có thêm nhiều đất đai mầu mỡ, có đủ chỗ canh tác, trồng trọt, tạo ra lương thực, lúa gạo để nuôi sống sống muôn loài ? tại sao mây đã thả rong mình đi nơi đâu đâu để cho cát mềm sông cạn, quên mất bao nhiêu nguyện lực của cõi lòng ? Trên cuộc đời nầy, có gì là tồn tại riêng biệt, mà lại không nương vào nhau để cùng hiện hữu. Cỏ là mây, hay ngược lại, là bản giao huởng tuyệt đẹp kỳ diệu, khởi đầu.

Bước đi của nhân loại là bước chân đi vào đời, nơi hoang sơ để trưởng thành, vươn cao để đạt đến Chân Thiện Mỹ, trở về nguồn cội tâm linh chia sẻ, tiếp cận và sống an lạc, hoà bình… nơi đó, có tánh Phật phổ quát tuôn chảy, lung linh sống động làm con người gần với con người hơn, biết thương yêu, che chở cho nhau. Con người không phải là động vật để chỉ vì duy nhất là nhu cầu như lo ăn, lo mặc, lo cuộc sống riêng tư … mà còn cái gì cao hơn nữa, đó là đời sống tinh thần, là tình người với những sẻ chia từ tinh thần đến vật chất… đến lẫn nhau.

Sự thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thốn tinh thần v.v.., làm con người tự vực dậy, và vì nhu cầu sinh tồn, nên vươn cao trên cuộc sống, không muốn mình là những linh hồn vất va vất vưởng, cầu xin, van vái Thần linh để được ban ân, ban cho hạnh phúc, cho đầy đủ …, nhưng chính con người, và vì con người, đã tự rèn luyện, bồi đắp, khai phá, phát triển và tạo dựng đời sống … do thể nhập vào cõi Chân tâm, làm bùng phát trí tuệ, tình thương, đem lại lợi ích xây dựng cuộc đời và hành tinh xanh nầy.

Bước chân vào cội nguồn Tánh Phật cũng là khởi nguồn sự sống chia sẻ, với những phát minh tinh thần và vật chất, hữu hình hoặc vô hình, để kiến tạo cuộc sống, nền văn minh, đem lại nhân bản đích thực, một tinh thần tích cực vô giá khởi phát vì tâm lượng của con người, với Bi Trí Dũng, đến từ suối nguồn của tự tâm thanh tịnh.

« Nếu muốn hiểu thấu được ba đời chư Phật, hãy quán về Tánh của Pháp giới. sẽ thấy rằng tất cả đều do và từ tâm tạo ra » ( Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo )1

Cỏ nhiều hơn lúa gạo, thiếu đất đai canh tác, trồng trọt v.v.. nên đã từng gây ra sự thiếu thốn lương thực trên thế giới, để cung cấp cho con người được no đủ … thế mà, cũng chính con người lại vẫn góp phần hủy hoại, tàn phá, phung phí đất đai, thực phẩm, tài nguyên, môi sinh qua những tham vọng, gây chiến tranh, làm đổ máu, giết hại bao nhiêu là sinh vật, loài vật, hữu tình hoặc vô tình.

Khi mà sự thiếu thốn có mặt, gây nên nhiều bất hạnh, khổ cảnh … cho nhân loại, do những cuồng vọng, hoang tàn, tham sân, đố kỵ từ con người gây nên còn dày xéo trên thân thể con người, trái đất còn khủng khiếp đến như vậy …. thì chúng ta khó có thể nào mơ tưởng, tin chắc rằng khi trái đất nầy không có cỏ, chỉ hoàn toàn là đất đai để canh tác, tạo tràn ngập lúa gạo, lương thực cung cấp cho con người được no đủ, thì nhân loại sẽ thoát khỏi hiểm họa nhân tai, hay sự tàn phá, hũy hoại, phung phí của con người … trong khi mà con người vẫn còn đầy đủ tham sân si, tâm còn đầy dục vọng, tham vọng, bỉ thử, ái ngã ?..

Mượn hình ảnh của Mây và Cỏ khi đối đáp lẫn nhau, để tìm ra lẽ sống, tìm ra sự duyên sinh, và cũng tìm đến tấm lòng hay cội nguồn của cõi sơ tâm.

Chúng tatuổi trẻ, có lý tưởng và tình yêu, bởi vì chúng tacon người bằng xương bằng thịt, biết cảm xúc, biết lương tri, và muốn vươn lên trong cuộc đời, không phải chỉ cho riêng mình, mà còn vì là mà cho con người với ý thức được lý Duyên Sinh (paticcasamuppada): « Cái này hiện hữu thì cái kia hiện hữu; Cái này không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu. Cái này sinh thành thì cái kia sinh thành. Cái này hủy diệt thì cái kia hủy diệt » (Thử Hữu tắc bỉ Hữu. Thử Vô tắc bỉ Vô. Thử Sinh tắc bỉ Sinh. Thử Diệt tắc bỉ Diệt)2 trong Amaga Sutra.

Khi rời xa cha mẹ trong lúc tuổi còn nhỏ, tôi đã bị cha mẹ hỏi rằng: « Sao con lại muốn rời xa cha mẹ trong lúc còn nhỏ quá ? ». Tôi đã trả lời: « Con muốn làm một cái gì đó có ích lợi cho đời.. ». Lời nói ngây ngô, khờ dại, chất phát của đứa con nít nghĩ và được thốt ra, nghe thấy mà tức cười quá, nhưng khi lớn lên, suy ngẫm lại, điều đó cũng nói lên một tấm lòng, một ước nguyện.

Đạo Phật vẫn thường bị những người không hiểu, cố tình gán ghép cho là một tôn giáo bi quan, yếm thế, chán đời khi nhìn cuộc đời, cõi nhân sinh. Coi cuộc đời là phù du, ảo ảnh…nên thường hay lẩn trốn hồng trần, thoát tục. Như vậy, chính những người nầy có nhản quan tiêu cực khi nhìn đạo Phật với thái độ như vậy, nên bị giới hạn tầm nhận thức, mà quên đi tinh thần dấn thân tích cực của đạo Phật hay những con người theo đạo Phật, qua sự tu tập, tiếp cận xây dựng cuộc đời, xây dựng nhân sinh.

Do nhận thức được thân phận con người chỉ chiếm một vị trí nhỏ bé và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, so với không thời gian của vũ trụ. Và sự hiện hữu của một hữu tình, cũng có nghĩa là mỗi người đều mang theo mình những gì tích lũy của quá khứ (biệt nghiệp) để có mặt trên trần gia nầy (cộng nghiệp), vốn dĩ, đó là gốc rễ của vô minh, do ba độc tham sân si chi phối, nên tạo thành hạnh phúc hoặc đau khổ, trong cuộc hiện sinh.

Hy hữu được có thân người. Hy hữu được gặp, được nghe và được tu tập theo đạo Phật (Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn). Trong cuộc đời, chúng ta may mắn, hạnh phúc được tiếp cận đến đạo Phật, tiếp cận gia tài vô giá, với nguồn giáo lý phong phú, nhân bản, siêu thoát, thực dụng, và là khu vườn dược thảo có thể cung ứng tất cả mọi phương dược tùy theo tâm bệnh của mỗi người, tuỳ theo căn cơ, trình độ ( khế cơ, khế lý ) để được chửa trị, được lành bệnh, đưa đến an vui và hạnh phúc.

Đến với đạo Phật, không phải đến để tin với cái tin mù quáng, nhưng đến để nghe (Văn) Suy nghĩ, quán chiếu (Tư), áp dụng tu tập (Tu) trong đời sống, và những gì đạt được khi thực hành, có thể đem lại cho mình được sự an lạc, thanh thản … thì hãy tin theo.

Con người theo đạo Phật là những con người yêu đời, vì do sự tu tập giáo lý yêu thương, sáng suốt, chuyển hoá tâm bệnh của mình, nên lòng trong, tâm tịnh và thấy cần chia sẻ với mọi người về nguồn sống nầy, với mục đích duy nhất là đồng cùng nhau được thoát khổ, an vui, giải thoát.

Khi ánh sáng trí tuệ có mặt ( tuệ nhật phá chư ám)3, sẽ nhìn thấy các pháp như thực tướng, như thực tánh… thì những hệ lụy, phiền não, khổ đau giảm thiểu, thấy được chân thường trong vô thường, cảm nhận được nét đẹp trong lành, kỳ diệu tự tâm, trước những biến hoại, hư dối, phù du, sanh diệt của các pháp, để không bận tâm hay lo âu, hốt hoảng, sợ hãi.

Khi mình tìm thấy hạnh phúc, giảm thiểu khổ đau do sự thực hành giáo pháp, người hành giả tự nhiên ước nguyện dấn thân vào đời, để xây dựng cuộc đời với tâm tư thư thái, an vui, giảm thiểu bỉ thử, nhân ngã, và chia sẻ với mọi người về niềm an lạc nầy, vì chính mỗi người là hành giả trên bước đường tâm linh có thể đem lại hạnh phúc hay bất hạnh của chính mình..chứ không phải một ai khác.

Hỡi tuổi trẻlý tưởng, tình yêu của tôi, khi ý thức được thân phận con người với những gì tồn tại khiếm khuyết của thân tâm, của vô lượng sinh mạng trong cái thân hữu hạn nầy….chúng ta đi vào đạo Phật, được Thầy Tổ hướng dẫn, từng tu tập, chuyển hoá và lập nguyện với chính mình, trước đức Phật của tự tâm, là làm được gì đó cho cuộc đời, cho xã hội, cho con người… với lòng trọng đức Bốn Ân, nên với tâm nguyện « phụng sự chúng sinhcúng dường chư Phật ». Đó là tiếng nói sống động, trực tâm, hy hiến của tuổi trẻ, của lý tưởng, của tình yêu… dù chúng ta trong thời hạn tuổi tác nào hay trong một thân thể hoàn hảo hoặc khiếm khuyết, thì chính nguyện lực đó vẫn là nguồn sáng, lý tưởng của con người hành giả.

Đọc trong Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn: « Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo thì sự phát tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh độ nổi, tâm phát thì Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, thì dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà kinh Hoa nghiêm đã nói, quên mất tâm bồ đềtu hành các thiện pháp thì gọi là hành động theo ma vương. Quên mất còn thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát bồ đề nguyện, không thể chậm trễ »4

Đó chính là « cõi sơ tâm » thật đẹp của biết bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ, bất kể tuổi tác hoặc nam hay nữ, với biết bao nhiêu là tâm lượng vô úy, hùng dũng, sáng suốt, tràn đầy khí lực sinh khởi trong tâm, chấp nhận thiếu thốn như « tam thường bất túc », hoặc giảm thiểu, tri túc « tài sắc danh thực thụy » … nhưng dám đối diện, cam đảm đi vào đời gánh vác và mong thực hiện được những lời nguyện, các hoài bão nào đó được nuôi duỡng từ gốc rễ của cõi sơ tâm, đem đến cho con người, cho cuộc đời, cho xã hội v.v… và cũng là hoàn nguyện cho chính con người mang cõi sơ tâm của giao ước vào lúc buổi ban đầu.

Chúng ta có thể gọi cõi sơ tâm nầy là sức sống mãnh liệt, hùng dũng, nguyện lực, mang tâm hồn của Ba Pháp Ấn ( Khổ Không Vô thường Vô ngã ) nầy là năng lượng sinh động của Tuổi trẻ, Lý tưởng và Tình yêu, vì đó nội hàm kỳ diệu của tâm, chứ không phải được đo lường bởi không thời gian.

Với cõi sơ tâm, ta chịu làm cỏ nằm dưới chân người, để bước chân con người dẫm lên, tiến về cái Đẹp, cái Toàn Thiện, trở về với Tánh Phật. Và với cõi sơ tâm, ta cũng có thể vươn cao lên, đứng trên đầu ngọn cỏ, nhìn trời đất bao la, mang hài rách vượt qua biển đại dương của tâm, dấn thân vào đời vì cái đẹp sắc son, chung tình với con người, vạn hữu..

Em đẹp quá, cánh hoa lời muôn thuở

lòng sắc son, bên cuộn sóng vỗ về

là hạt nước, ánh mắt tình bản thể

cỏ mây vờn, mở vô lượng hoa đăng …

Nhưng rồi với thời gian, với ngoại cảnh ảnh huởng, với nhiều cám dỗ … thì hỏi rằng cõi sơ tâm đó có còn lại trong ta chăng, khi bản ngã được ve vuốt, nằm ngủ yên bên bờ bụi với chút hư danh, tài sắc, uy quyền … để cho tấm lòng đẹp bị chôn vùi, mỏi mòn chờ đợi theo năm tháng. Chúng ta biện minh là vì lý do nầy hay lý do khác, với những luận giải là mà vì…. với những mỹ từ thật kiêu sang, thật đẹp và để rồi cõi sơ tâm bị quên lãng một cách vi tế dưới biết bao nhiêu là hào nhoáng phủ lấp lên trên.. Mây và Cỏ đã vô tình xa nhau, đau đớn, tức tưởi trước các ngọn gió phù hoa của cuộc đời..

Chúng ta không dám rời xa nơi được ấm êm, sung túc, vui sướng, thoả mãn … vì nơi đó, mới có con người cần đến ta để thực hiện cõi sơ tâm; còn những nơi khác nơi vùng xa, vùng khô cằn sỏi đá v.v… nơi mà con người thực sự đang khát pháp, nghèo khổ, thất học, cần mái trường, cần tình người, cần những tấm lòng xây dựng, bàn tay cứu giúp, chỉ dạy, chỉ hướng chuyển tâm … để biết làm lành lành dữ, thì đó là nơi mà chúng ta sợ, không dám đến vì nhiều lý do …. Cho nên, « bịnh khổ không còn là thuốc hay. Hoạn nạn không còn làm giải thoát. Chướng ngại thì nên xa lánh, v.v và v.v …… »4.

Chúng ta đã đánh rơi lời nguyện ban đầu của cõi sơ tâm của chính mình, bên con đường đi, bên cuộc đời và rồi trong ta còn lại gì ?

Trong một buổi nghe Nhạc Thính Phòng với Chủ đề « Tình ca muôn thưở » được Tổ chức vừa qua, vì là người mang tâm hồn yêu âm nhạc, sống nhiều về nội tâm, nhạy cảm với từng cơn sóng của cõi tâm … tôi đã ngồi lắng nghe những bản nhạc được trình diễn. Thật là tuyệt vời, khi được thả hồn theo lời ca, tiếng nhạc… quên đi những ưu tư, phiền muộn của đời sống.

Âm nhạc, thi ca, văn hoá không thể thiếu trong đời sống của con người, tạo thành nét đẹp êm dịu, thanh cao, ý nghĩa, thanh bình trong cuộc sống văn hoá của con người.

Trong Phật giáo, đức Phật là người rất yêu thích thiên nhiên. Cây, lá, rừng, núi, sông, biển, bầu trời, không gian rộng, con người v.v… đều có tiếng nói riêng biệt, nếu ai biết lắng nghe. Do từ sự chứng đắc, nên lời nói của Ngài trở thành trường thiên thơ nhạc, thật kỳ diệu, cao đẹp, phong phú … mà chưa có một tôn giáo nào có được rừng Kinh sách đồ xộ như vậy; có thể chuyển hoá tâm người, như những giọt mưa cam lồ tưới xuống tâm hồn khô cằn, khổ đau của những người lữ hành lê bước qua vùng sa mạc của vọng mê. Do đó, tùy theo địa phương, tùy theo quốc độ, lời Ngài dạy đã được ghi chép thành Kinh, được chuyển biến đa dạng tùy theo ngôn ngữ, trở thành những bản Kinh vô cùng phong phú, có thể chuyển hoá tâm người đến cõi lành, sống thực, nối lại tình người…

Ngồi lắng nghe nhạc, với từng người ca sĩ, lòng tôi thật vui. Niềm vui của hỷ lạc, nhẹ nhàng… Có một bản nhạc được trình diễn, có đem lại cho tôi vài suy tư. Bản nhạc « Khúc Thụy Du », thơ của Thi sĩ Du Tử Lê được phổ nhạc…. 

« Hãy nói về cuộc đời. Khi tôi không còn nữa. Sẽ lấy được những gì. Về bên kia thế giới. Ngoài trống vắng mà thôi. Thụy ơi, và tình ơi !

Như loài chim bói cá. Trên cọc nhọn trăm năm. Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời. Thụy ơi, và tình ơi !

Đừng bao giờ em hỏi. Vì sao ta yêu nhau. …. Thụy bây giờ về đâu ? ».

Lời thơ được phổ nhạc hay quá, gieo réo rắc lòng người, để nói lên một cảm xúc, một quan điểm, một nhận thức về đời người. Thụy có thể là tên một người con gái nào đó, được người yêu thầm gọi tha thiết khi đánh mất, chia lìa hoặc giả, Thụy cũng có thể là một giấc mơ, một thoáng chốc vô thường của đời người, mà người đi qua, bước trên cầu sinh tử, cảm thấy trống vắng, hối tiếc, bâng khuâng, ưu tư trên bước đường đi về nhà, để thấy có sự ngăn cách giữa hai đời sống và không mang theo được gì về bên kia thế giới, có chăng chỉ là sự trống vắng…

Chúng ta đồng cảm với lời bản nhạc, tâm trạng bồi hồi, xao xuyến và điều đó, cái cảm xúc nầy đem đến sự suy tư về cuộc đời, cảm thấy thật đáng buông lời tiếc nuối, thấy chỉ toàn là ảo ảnh…

Nhưng, với một chút nhỏ nhoi về học Phật và thực tập tu theo giáo Pháp của đức Phật, có được một ít nhận thức về cuộc đời, chúng tôi lại nhìn thấy được một khiá cạnh khác, hay thái độ tích cực khác của tinh thần của người con Phật, nhìn về cuộc đời.

Thưa bạn, khi có mặt trên cuộc đời nầy, chúng ta sinh ra với hai bàn tay trắng, với cái thân vài cân lượng, với cái nghiệp lực của quá khứ đem vào đời sống hiện tại. Ân cha mẹ, ân quốc gia, ơn của biết bao nhiêu người tạo ra : người thầy, người nông phu, người tạo ra những vât thực v.v.. trong sự liên hệ duyên sinh, để cho chúng ta lớn lên, trưởng thành cả thân và tâm. Hình như, chúng ta thu được về được nhiều quá, cho chính chúng ta và cũng có nghĩa là đang mang những ân nặng.

Khi có mặt trên hành tinh xanh nầy, chúng ta đã vô hình chung tự làm nguyện ước với trái đất, vũ trụcon người. Có một nhà thơ nào đó đã nói rằng : « Em ơi ! khi yêu nhau, là chúng ta đã cưới nhau rồi … ». Không phải là chúng ta đã thành hôn với trái đất nầy, đã lặn lội qua bao nhiêu sương gió, băng rừng lội núi, treo non vuợt biển, với bao nhiêu là kiếp sống đã qua, hiện giờ, chịu nhiều thống khổ trong vòng trầm luân, để đi tìm người yêu của chính mình- đó con ngườivũ trụ.

Thụy là giấc mơ, là ngăn đôi giữa hai làn nước …, nhưng, chúng ta chưa từng bao giờ ngăn cách, dù là phù du, hư ảo.

Với cái thân năm ấm, khi trưởng thành, nhận thức đầy đủ về thân phận con người thì tình yêu nẩy nở. Từ lời nguyện của cõi sơ tâm, đi vào cuộc đời với cái tâm nguyện khởi phát, mong làm đuợc một điều gì đó có ý nghĩa, có đóng góp cho con người. Mỗi chập tư tưởng, mỗi sát na là mỗi đời sống có mặt, đi qua. Giấc ngủ là tiếp nối của đời sống, với những tế bào sinh diệt, diệt sinh và chưa từng bao giờ, sự vô thường không có mặt trong mỗi con người và trái đất.

Được học Phật, chúng ta cảm thấy mình có được nhiều quá, một gia tài tâm linh vô giá, sáng chói không ngằn mé của tuệ giác, có từ bi hỷ xả … do sự tu tập, quán chiếuchuyển hoá tâm, nên có thể đi về bất cứ nơi chốn nào trong các cõi. Có thể, chúng ta không có những tài sản hay những sở hữumang theo, vì đó là vật chất hữu hình, duyên hợp …Nhưng, chúng ta đã được cung cấp rất nhiều trong suốt cuộc đời, nên khi buông tay ra đi, có thể mang theo nghiệp lực : thiện hoặc ác nghiệp. Người con Phật do tiếp cận với giáo Pháp của đức Phật, quán chiếuchuyển hoá, thanh tịnh tâm, với nguyện ước của cõi sơ tâm vào đời, sống trực tâm, thực hiện hạnh lành…, chúng ta cảm nhận được Chân thường trong Vô thường, thấy được an lạc trong bất an, vững vàng, tự tại, không sợ trước các biến động và quan trọng nhất, thấy biết được Tánh Phật trong tâm mình, nơi đó là suối nguồn an lạchạnh phúc, chuyển mê khai ngộ, đem cho con người vượt qua biển khổ của đời sống, sinh tử, và đó là điều tố ư quan trọng, có thể thực sự cần chia sẻ đến mọi người nếu có duyên tiếp cận, để tạo hạnh phúc hoà bình trên cõi đời nầy.

Với sức nguyện của cõi sơ tâm, có phải là chúng ta có được và mang theo nhiều quá, phải không bạn ? vì những gì mà chúng ta mang theo đó, là tâm bồ đề, rắn chắc hơn kim cương, không bao giờ vỡ, thoái chuyển và theo ta như bóng với hình, luôn luôn hằng sáng trong tâm, để đạt đến- đó là Tánh Phật, nguồn cội của các pháp..

Bàn tay em mở, năm ngón phù du
từng ngọn bút, vẽ vời trăm năm cũ
có đi qua, từng bước ngọc thanh cao
lòng mở rộng, bầu trời sao đẹp quá
 
em vô cùng, trời đất mở lượng tâm
tình bay rộng để là thiên niên kỷ
em sẽ thấy vườn lòng hoa thật đẹp
hương thơm nồng, nét Đẹp của nhân sinh

Mượn cảnh để nói lên những điều muốn nói, về nguyện lực, về tuổi trẻ, lý tưởng, tình yêu, về con đường hoàn thiện mà những người con Phật muốn thực hiện trong cuộc đời nhiều biến động, dối trá nầy … để mong trở về cõi sơ tâm. Đó là cái tâm ban đầu khởi phát của lý tưởng mà một người nguyện ước. Sự chia cách của Mây và Cỏ có chăng là do lòng người, khi lòng người trong, biết hy sinh, biết nghĩ đến người… thì không gì có thể gây nên ngăn cách, làm đánh mất cõi sơ tâm.

Dù vẫn biết rằng học hỏi còn kém cỏi, biết chút ít và có áp dụng giáo Pháp của Đấng Cha Lành vào đời sống hàng ngày, tuy nhiên, lòng vẫn còn nhiều tạp niệm, chưa thanh tịnh hoàn toàn, nên lời văn thơ vẫn thô thiển, chất phát … Nhưng, với tất cả tấm lòng trân quí, xin kính tặng « cõi sơ tâm » đến tất cả mọi người- dù bạn có đồng ý hay không, cũng xin nhận nơi đây như một tấm lòng quí kính, chia sẻ..

Một buổi chiều

lắng nghe tiếng chân Thu về

Ngày 17.10.2010

___________________

1, 2 : Tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm

3 : Phẩm Phổ Môn, Kinh Pháp Hoa

: Khuyết Phát Bồ Đề Kinh Văn, Ngài Thất Hiền Đại sư, Thầy Trí Quang dịch
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1619)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(View: 1548)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(View: 1596)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(View: 1518)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1859)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1509)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1699)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1850)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2248)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1914)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 1993)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1744)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1587)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 1551)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1606)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1391)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2266)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2101)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 2033)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1906)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 2036)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2092)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2203)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 1980)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1888)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 1970)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 2039)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 1990)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 2146)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 2044)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 2021)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2204)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 1994)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 2022)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2121)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3103)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 2178)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 2172)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 1956)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 2307)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 2265)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 1972)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 1920)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 2015)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 1965)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 2081)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 1829)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1815)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 1791)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant