Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giáo sư Alex Berzin trả lời những câu hỏi của Tuệ Uyển

07 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 13171)
Giáo sư Alex Berzin trả lời những câu hỏi của Tuệ Uyển

GIÁO SƯ ALEX BERZIN
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI CỦA TUỆ UYỂN

 

1.- HỎI: Thưa giáo sư, tại sao giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật?

ĐÁP: Tôi luôn luôn thích thú với Đạo Phật từ lúc rất trẻ, đặc biệt đối với truyền thống Tây Tạng. Khi tôi học hỏi nhiều hơn về điều này, tôi thấy rằng Đạo Phật đã cho tôi những trả lời tuyệt vời nhất đến những vấn đề mà tôi có về việc những cảm xúctâm thức hoạt động như thế nào. Giáo huấn nhà Phật đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩa đối với tôi.

2.- HỎI: Giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật vào lúc nào?

ĐÁP: Mặc dù tôi đã đọc sách vở về Đạo Phật từ năm tôi vừa 14 tuổi, nhưng tôi đã quyết định học hỏi chính thức tại Đại Học vào năm 1962, khi tôi vừa 17 tuổi.

3-HỎI: Khi nào Giáo Sư quyết định trở thành một hành giả Phật Giáo?

ĐÁP: Vào năm 1969, khi tôi ở Ấn Độ nghiên cứu với cộng đồng Tây Tạng ở đấy.

4.-HỎI: Tại sao Giáo Sư quyết định trở thành một hành giả Phật Giáo?

ĐÁP: Trong khi học hỏi Đạo Phật và những ngôn ngữ Á châu (Phạn, Tạng, Hoa, và Nhật ngữ) tại Đại Học Harvard, tôi đã cố gắng hình dung sự thực hành của Đạo Phật giống như thế nào. Nhưng tôi không có lối vào của một truyền thống Phật Giáo sống động. Khi tôi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên vào năm 1969, tôi đã thấy rằng Đạo Phật là một truyền thống năng động và có thể nghiên cứu học hỏi để đưa vào thực hành từ những đạo sư Tây TạngẤn Độ.

5.- HỎI: Có những thay đổi nào trong tâm tư của Giáo Sư từ một năm đến năm năm, mười năm, hai mươi năm, và ba mươi năm trong khi Giáo Sư ở Ấn Độ nghiên cứu học hỏithực hành Phật Pháp?

ĐÁP: Trải qua những năm tháng, tâm thức tôi dần dần ngày càng trở nên tĩnh lặng hơn và trong sáng hơn, và những cảm xúc phiền não giảm thiểu sức mạnh của chúng. Những phẩm chất tích cực của tôi đã phát triển hơn và tôi đã học hỏi làm thế nào để liên hệ với mọi người trong một cung cách lợi lạc nhiều hơn.

6.- HỎI: Điều gì ấn tượng nhất và thay đổi trong tâm thức của Giáo Sư trong khi thực hành Phật Pháp cũng như hiện nay?

ĐÁP: Tôi nghĩ tôi đã trở nên ít vị kỷ hơn, rộng lượng hơn và đã đạt được sự quân bình. Tôi khách quan hơn với những cư xử của tôi trong đời sống hằng ngày.

7.- HỎI: Giáo Sư nghĩ về cõi Cực Lạc của Đức Phật Di Đà?

ĐÁP: Trong truyền thống Tây Tạng, không có một tông phái Tịnh Độ riêng biệt, nhưng đúng hơn trong giáo lý cho việc di chuyển thần thức (powa) đến cõi Cực Lạc được thấy trong tất cả bốn truyền thống của Đạo Phật Tây Tạng. Tôi hết sức tôn trọng những giáo huấn này.

8.- HỎI: Giáo Sư có phát nguyện vãng sinh Cực Lạc không?

ĐÁP: Theo truyền thống Tây Tạng, có hai phong cách đối với việc hành hoạt của một vị Bồ Tát để đạt đến giác ngộ và hỗ trợ tất cả những người khác. Một là tái sinh liên tục trong thế giới này và cố gắng để giúp người khác trong việc độ sinh một cách tối đa trong sự tiến triển dần dần trên con đường giác ngộ. Một phong cách khác là phát nguyện sinh về Cực Lạc nhằm để đạt đến giác ngộ một cách nhanh chóng hơn, vì vậy có thể có lợi thế để hổ trợ người khác tốt đẹp hơn. Cá nhân tôi liên hệ với phong cách thứ nhất. Mặc dù tôi không thể giúp đỡ người khác một cách hoàn toàn bây giờ, nhưng tôi nguyện không rời khỏi thế giới này để đến Cực Lạc ngay cả trong một thời gian ngắn, trong khi những chúng sinh khác đang đau khổ quá nhiều.

9.- HỎI: Giáo Sư nghĩ gì về những người phát nguyện vãng sinh Cực Lạc?

ĐÁP: Nếu động cơ của họ là thuần khiết – nếu người ta nguyện sinh ở về Cực Lạc vì thế có thể đạt đến giác ngộ ở đấy một cách nhanh chóng và có thể trở lại ngay lập tức để giúp đở người khác – thế thì tôi ngưỡng mộ họ rất nhiều. Nếu người ta phát nguyện vãng sinh Cực Lạc với động cơ duy nhấtmong ước trốn thoát khỏi sự khổ đau của riêng họ và đi tới một cõi An Nhàn, và họ không có tư tưởng về việc giúp đở người khác, thế thì tôi nghĩ họ cần hành động nhiều hơn trong việc phát triển lòng từ bi. Từ bi là một phẩm chất quan trọng nhất để phát triển.

10.- HỎI: Tôi đã đọc và dịch BÀI PHÁT NGUYỆN VÃNG SINH CỰC LẠC[1] của Tổ sư Tông Khách Ba (từ quyển Cuộc đờigiáo huấn của Tông Khách Ba). Xin Giáo sư nói về duyên khởi của bài này và điều gì Giáo sư biết về Tông Khách BaTịnh Độ.

ĐÁP: Giáo lý di chuyển thần thức (Powa[2]) có trong vài mật điển tantra, nhưng được đặt chính yếu trong Sáu Yoga của Naropa. Những bài viết chính của Tông Khách Ba về Tịnh Độ là trong phạm vi của những giáo lý di chuyển thần thức. Liên hệ đến điều này, ngài đã viết luận giải về Sáu Yoga của Naropa, cũng như một vài bài viết ngắn hơn về đề tài này.

Đức Văn Thù đã soạn thảo và hướng dẫn Tông Khách Ba "Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc" và "Ca Tụng Đức Di Lặc". Tông Khách Ba đã viết thành văn những bài này chẳng bao lâu khi ngài khôi phục đại tượng Văn Thù, là điều được xem như công việc to lớn đầu tiên của ngài. Việc thực hành đạo sư du già (guru-yoga) của Tông Khách Ba hoàn tất với việc trì tụng mật ngôn "Một trăm vị Bổn tôn của Đâu Suất" và quán tưởng Tông Khách Ba và hai đệ tử chính của ngài phát xuất từ trái tim của Di LặcTịnh Độ Đâu Suất. Điều này cho thấy rằng Tông Khách Ba bây giờ không tách rời với Đức Di Lặc ở Tịnh Độ Đâu Suất.

11.- HỎI: Đối với Phật Giáo Viễn Đông, cõi Tịnh Độ của Phật Di Đà được biết như ở ngoài vòng sinh tử luân hồi, trong khi Đâu Suất được xem như là một cõi trời trong tam giới, và người duy nhất mà tôi biết đã phát nguyện tái sinh về cõi Đâu Suất để học thêm Duy Thức với Bồ tát Di LặcĐại Pháp sư Huyền Trang của Trung Hoa (thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên). Nếu một người nào đấy có thể đi đến Shambhala và lấy một loại hoa quả nào đấy[3] (trong Hành Trình về Phương Đông, có những người có thể làm cho hoa quả trái mùa xuất hiện ngay trên tay họ), thế thì cũng có những người có thể đến cõi Tịnh Độ của Phật Di Đà[4]trở lại ngay, dĩ nhiên bằng năng lực thần thông siêu nhiên của những vị chứng đạo, và trong truyền thống của Tịnh Độ ở Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam cũng có những câu chuyện như thế. Giáo sự tin tưởng như thế nào trong câu này: "BERZIN: Serkong Rinpoche đã nói với tôi rằng cha của ngài là Serkong Dorjechang đã từng đi đến Shambhala và đã đem về bông hoa và trái cây, mà họ đã để trong nhà của họ.[5]"

ĐÁP: Theo Phật Giáo Tây Tạng, Tịnh Độ không phải là một bộ phận của cõi luân hồi, mà ở ngoài nó. Vì thế cõi Tịnh Độ Đâu Suất nơi Bồ tát Di Lặc cư ngụ không phải là cõi trời Đâu Suất nơi chư thiên ở. Và vâng, tôi nghĩ có thể có những người có thể đến đấy và trở lại với những giáo huấn và hoa trái, v.v..., nhưng thật vô cùng hiếm hoi.

12.- HỎI: Tôi đã tham dự lễ truyền pháp Di Đà của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở San Jose năm ngoái. Vậy thì nếu bốn truyền thống Tây Tạng cũng có phương pháp di chuyển thần thức Powa các vị thầy thật sự nhắn nhủ về điều gì khi truyền dạy phương pháp này?

ĐÁP: Mỗi vị thầy giảng dạy một cách tự nhiên về phương pháp cá nhân của họ. Trong luận giải về sáu Yoga của Naropa, Tông Khách Ba nhấn mạnh rằng để phương pháp Powa được thành công, hành giả cần phải được thọ lĩnh một lễ quán đỉnh mật tông tantra thích đángtuân thủ tất cả các quy luậtthệ nguyện một cách trong sạch. Ngài trích dẫn trong Mật điển Kim Cương Thủy Bồ tátluận giải Tri Thức trong sự thực hành Mật ngôn và Mật thừa trong Chaturipita Tantra rằng hành giả cũng cần phải rèn luyện hơi thở tịnh bình và nội hỏa tam muội. Họ cũng cần hoàn tất những sự thực hành tầng bậc phổ thông của Tantra Yoga Tối Thượng, chẳng hạn như quán tưởng chính họ trong hình sắc của bổn tôn, trấn bảy huyệt với quán tưởng tự mẫu, v.v... Những vị thầy của tôi khi dạy luận giải của Tông Khách Ba về Sáu Yoga Naropa, đã giải thích rằng di chuyển thần thức Powa đến Tịnh độ là một trợ pháp mà hành giả thực hiện chỉ trong trường hợp họ không có nhiều tiến triển với những sự thực hành mật tông tantra chính yếu trong một kiếp sống. Tôi không biết những vị thầy khác giải thích về những thực tập này.

Tôi chưa bao giờ tiếp nhận bất cứ sự giảng dạy nào về Tịnh Độ Tông Việt Nam. Nhưng sự hiểu biết của tôi là những truyền thống Tịnh Độ của Viễn Đông căn cứ trên kinh Trang Nghiêm Tịnh Độ và thuần là sự thực hành theo kinh thừa [Đại thừa hiển giáo]. Trong những truyền thống Tây Tạng, giáo huấn Tịnh Độ chỉ trong phạm vi của sự thực hành Tantra yoga Tối thượng[6].

13.- HỎI: Giáo sư nói trong "Nghiệp Báo và thảm họa thiên nhiên[7]" rằng: "Chỉ nếu những người này biết Đức Phật Di Đà khi Ngài là một vị Bồ tát và nguyện được sinh một cách đặc biệt trong cõi Tịnh Độ của Ngài sau khi Ngài trở thành Phật thì lời cẩu nguyện của họ mới có thể đơm hoa kết quả chín muồi trong cõi Tịnh Độ Di Đà như kết quả bao hàm toàn diện của họ." Vậy thì, giáo sư có nghĩ rằng những vị thầy truyền dạy phương pháp di chuyển thần thức Powa và những hành giả của phương pháp này có biết Đức Phật Di Đà "khi Ngài là một vị Bồ tát" không?

ĐÁP: Câu này chỉ ra loại cầu nguyện của hành giả hoạt động như một nguyên nhân cho sự hiện hữu của cõi Tịnh Độ Di Đà. Họ phải thực hiện trước khi Đức Phật Di Đà đạt đến giác ngộ và trước khi Ngài hóa hiện cõi Tịnh Độ của Ngài. Câu này không phải nói về loại cầu nguyện hoạt động như một nguyên nhân để được sinh ra trong cõi Tịnh Độ Di Đà. Những cầu nguyện như vậy có thể được thực hiện trước hay sau khi Đức Phật Di Đà đạt đến giác ngộ. Do thế, không phải là trường hợp mà tất cả các vị thầy và hành giả thực tập Powa đã có bất cứ sự nối kết nào với Đức Phật Di Đà khi Ngài còn là một vị Bồ tát. Một số có và một số thì không.

14.- HỎI: Trong "Bạn có tin tưởng tái sinh không?[8]" giáo sư nói rằng: "Quý vị cũng cần thăng tiến đến một tầng bậc nào đấy trong con đường mật thừa tantra và có một quyết tâm thật mạnh mẽ để tái sinh trong một hình thể vì thế quý vị có thể hổ trợ mọi người." Từ kinh nghiệm của giáo sư gần ba mươi năm nghiên cứuthực hành tantra ở Dharamsala [từ năm 1969] cho đến bây giờ thì việc đạt đến tầng bậc ấy khó dễ như thế nào? Giáo sư đã đạt đến tầng bậc ấy hay chưa?

ĐÁP: Như những gì tôi biết, có khoảng một nghìn dòng lạt ma hóa thân đã được xác định. Dĩ nhiên, những sự xác chứng này có thể không đúng hẳn, và có thể có một số lạt ma hóa thân chưa được tìm thấy và xác định. Tôi nghĩ thật là khó khăn để đạt đến tầng bậc ấy là điều có thể bắt đầu một dòng lạt ma hóa thân. Tôi không có ý kiến gì về việc tôi đã đạt được trình độ ấy hay chưa trong sự thực hành của chính tôi, mặc dù tôi dâng hiến những lời nguyện cầu và thực tập cần mẫn để đạt được trình độ ấy.

15.- HỎI: Trong trường hợp của những vị lạt ma cao cấp (các vị đã được xác chứng hóa thân), khi các ngài viên tịchtái sinh, rồi thì có những người sẽ đi tìm họ, chăm sóc cho họ, và dạy dỗ cho họ cho đến khi họ trở thành những vị thầy thật sự. Giáo sư nghĩ gì về trường hợp riêng của giáo sư, và những hành giả thông thường khác?

ĐÁP: Tôi không có ý kiến về việc có ai đấy sẽ đi tìm tôi hay không. Nhưng tôi đã nói với vị thầy tái sinh của tôi hiện nay 27 tuổi, Serkong Rinpoche [9], rằng nếu có một thiếu niên nam hay nữ đi đến trước cửa của ngài với một sự thích thú vô cùng trong trang website của tôi và học hỏi với ngài, thì ngài hãy vui lòng chú ý đến thiếu niên ấy. Ngài đã đồng ý.

16.- HỎI: Tôi sẽ chuyển ngữ bài "Tránh Tộn Lẫn Tự Ngã (ego) với Sự Thực Hành Phật Pháp". Xin Giáo Sư hãy thích rõ hơn ý nghĩa của 'ego' trong bài này. Nó liên hệ đến vị kỷ hay cá tính, hay gì khác?

ĐÁP: Ego liên hệ đến một ý nghĩa của một 'cái tôi' thổi phồng, với nó chúng ta nghĩ về chính chúng ta như một biểu hiện cụ thể, có thể tìm thấy và cứng nhắc, mà nó quan trọng hơn những người khác và phải luôn luôn có cung cách riêng của nó. Suy nghĩtin tưởng trong cách này làm nên tự ngã và vị kỷ.

17.- HỎI: Trong "Tránh trộn lẫn tự ngã với sự thực hành Phật Pháp" giáo sư nói rằng: "Tuy nhiên, cho đến khi chúng ta giải thoát như những vị a la hán, chúng ta vẫn chấp trước vào sự hiện hữu thật sự có thể tìm thấy của một "cái tôi"." Vậy thì a la hánsự giải thoát toàn hảo của một "cái tôi". Một số người chọn lựa trình độ này cho mục tiêu của họ, họ không cần biết đến tầng bậc giác ngộ, vì họ nghĩ rằng như thế đã đầy đủ cho chính họ. Tuy nhiên tôi thấy rằng một số người mà mục tiêu của họ là đạt đến giác ngộ của Phật Quả, nhưng lại chống đối [kịch liệt] tầng bậc giải thoát dường như rằng trình độ giải thoát là điều gì đấy hoàn toàn tách biệt với Phật Quả. Tôi biết rằng trong con đường tiệm tiến Lamrim[10], giải thoát là bước nền tảng trước khi đi đến tầng bậc giác ngộ. Giáo sư có ý kiến gì về điều này?

ĐÁP: Giải thoát là một tầng bậc trên con đường giác ngộ. Với giải thoát chúng ta tự tại với nghiệp báo, vô minh (bất giác về thực tại) và những cảm xúc phiền não cùng những xu hướng của chúng, nhưng chúng ta vẫn còn có thói quen quán tính của chấp trước vào sự hiện hữu thiết lập chân thật (pháp chấp). Đây là những chướng ngại ngăn trở toàn tri toàn giác. Như một vị Phật giác ngộ chúng ta tự tại với những thứ này. Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ. Một vị Thinh Văn La Hán hay một vị Độc Giác Phật không mong ước để tiến xa hơn. Tuy thế, họ có thể phát bồ đề tâm như một vị a la hán và họ sẽ hành động hơn nữa để tiến tới giác ngộ.

18.- HỎI: Tôi đã chuyển ngữ "Đạo đức tình dục Phật Giáo[11]," "Đạo đức tình dục Phật Giáo: Chuyện ấy ngoài hôn nhân[12]" , và phân nửa bài "Đạo đức tình dục Phật Giáo: Tiến độ lịch sử," và tôi nghĩ những ý tưởng này không khác biệt nhiều với đạo đức tình dục truyền thống ở Viễn Đông, và đây là nền tảng cho đạo đức tình dục của Tây Tạng là kết quả của "So sánh với nhiều nơi ở Ấn Độ, Dharamsala khá sạch sẽ. Cũng một cách đáng chú ý, không có dấu hiệu của mãi dâm, cho dù che dấu thế nào đi nữa"[13]. Giáo sư nghĩ gì về điều này? Có phải đây là điều tuyệt nhất của một xã hội không? Có bất cứ một quốc gia phát triển hay đang phát triển cần phải như thế, hay muốn như thế không? Giáo sư so sánh thế nào giữa đạo đức tình dục Phật Giáo (trong phạm vi những bài viết này) và đạo đức tình dục phổ thông ở phương Tây ra sao? Như giáo sư nói, và tôi cũng nghĩ, những gì các bậc thầy lớn đã nói về đúng hay sai không phải về tội lỗi mà về nghiệp báo, nghiệp thiện hay nghiệp ác, giải thoát hay vướng mắc. Tuy thế, ngày nay, giáo sư có thể nói rằng những người đồng tính luyến ái không thể thực hành mật tông tantra hay ngay cả không thể là Phật tử hay không? Hay phải lãng tránh họ? Hay phải có một hoạt động Phật Pháp đặc biệt cho họ?

ĐÁP: Dharamsala không phải là một vườn địa đàng. Có nhiều loại người khác nhau sống ở đấy - Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal và nhiều người ngoại quốc du lịch. Một cách tổng quát, hầu hết mọi người ở đây giữ gìn đạo đức khá tốt, nhưng dĩ nhiên không phải mọi người đều toàn hảo. Tôi nghĩ sự kiện là Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều vị đại lạt ma sống ở đấy có một ảnh hưởng trong không khí chung của khu vực. Đối với những người đồng tính luyến ái không có trở ngại cho việc trở thành một Phật tử hay trong việc thực hành mật tông tantra. Hiếm có ai mà đạo đức hoàn toàn thanh tịnh 100%, và hầu hết mọi người đều phạm phải một vài loại thái độ tiêu cực nào đấy làm nguyên nhân cho khổ đau. Những người đồng tính luyến ái có thể có khó khăn trong việc thực hành những tầng bậc phát triển nhất của tantra, nhưng điều đó không có nghĩa họ không thể thực hành. Tuy nhiên, hầu như không có ai đạt đến tầng bậc ấy, nên không có rắc rối gì.

19.- HỎICó gì khác biệt giữa "tâm - mind" và "tim - heart" như trong "Đánh thức tâm, Thắp sáng tim."[14]?

ĐÁP: Trong Anh ngữ và nhiều ngôn ngữ khác, chúng ta phân biệt tâm như phần suy nghĩlý trí và tim như phần xúc động của tình cảm. Trong Phạn ngữ citta bao gồm cả tâm và tim.

20.- HỎI: Tôi đã chuyển ngữ phân nửa bài "Khái niệm của Đạo Phật về Phước đức: có phải hạnh phúc cần phải kiếm được?" Tôi không chắc là tôi hiểu trọn ý kiến của giáo sư không vì giáo sư nói "merit" là một chữ hoàn toàn sai nhưng giáo sư không cho một từ ngữ mới thay vì thế là một chữ Đức ngữ "verdienst". Nên tôi muốn kể câu chuyện của Bồ Đề Đạt MaLương Võ Đế để xem nó có liên hệ hay không đến đề tài này: 

Bồ Đề Đạt Ma gặp Lương Võ Đế lần đầu tiên khi ngài đến Trung Hoa từ Ấn Độ. Khi ngài ở trước mặt Lương Võ Đế, nhà vua hỏi ngài:

- Từ ngày lên ngôi tôi đã cất chùa, độ tăng thọ giới không biết bao nhiêu mà kể. Như vậy công đức có nhiều chăng?

- Tổ đáp: Không có công đức gì cả! Công đức là từ nơi pháp thân, không phải từ nơi việc làm. Từ nơi việc làmphước đức chứ không phải công đức

Phước đức là để hưởng quả báu tốt đẹp nhưng giới hạn ở cõi nhân thiên. Công đức là cho việc giải thoát giác ngộvô giới hạn.

ĐÁP: Trong đoạn thứ tư của bài, câu đầu tiên: "Tôi đưa ra để chuyển dịch khái niệm từ Phạn ngữ hay Tạng ngữ như "những khả năng tích cực" hay "năng lực tích cực," bởi vì đây là điều gì đấy sinh khởi như một kết quả của hành động xây dựng và nó rồi thì sẽ chín muồi thành hạnh phúc. Tôi đưa sự chuyển dịch của tôi cho Phạn ngữ "punya" hay "phước đức" là "những khả năng tích cực" hay "năng lực tích cực," hay “positive potentials” or “positive force,” thay cho "merit".

21.- HỎI: Giáo sư nghĩ gì về phước đức (conventional merit) và công đức (essential merit) nó có liên hệ gì đến bài trên của giáo sư: Khái niệm của Phật Giáo về Phước đức?

ĐÁP: Tôi chưa xem qua những thuật ngữ này trong Tạng ngữ, nhưng những gì ông gọi là công đức (essential merit) nghe như hệ thống của năng lực tích cực (the network of positive force - Punyasmbhara) đấy là một khía cạnh của Phật tính. Tôi có liên hệ một cách tóm tắt ở phía dưới của bài:

Từ quan điểm của Đạo Phật, hạnh phúc kết quả từ những 'năng lực tích cực' [phước đức] của chúng ta.

Những gì Đạo Phật nói là, như một bộ phận của Phật tính, chúng ta có một năng lực tích cực nào đấy. Biểu hiện kinh điển cho điều này là như một bộ phận của Phật tính của chúng ta, chúng ta có một "tích tập của phước đức".

Tôi đã thảo luận điều này khá trọn vẹn trong một khóa tu cuối tuần mà tôi đã thuyết giảng ở Mạc Tư Khoa vào tháng Tư năm 2011, mà tôi đang hiệu đính và đưa lên mạng trong dạng ghi âm gần đây. Rồi thì tôi sẽ ghi lại trên văn tự.

Cũng có sự khác biệt giữa năng lực tích cực xây dựng trong cõi luân hồinăng lực tích cực thiết lập cho giác ngộ. Tôi đã thảo luận trong Hai hệ thống thiết lập giác ngộ (The Two Enlightenment-Building Networks), nhưng tôi thảo luận một cách trọn vẹn hơn trong khóa tu học ở Mạc Tư Khoa vào tháng Tư năm 2011.

Tuệ Uyển: Xin chân thành cảm ơn giáo sư.

TÓM TẮT TIỂU SỬ CỦA GIÁO SƯ ALEXANDER BERZIN

blankBerzin sinh tại Paterson, New JerseyHoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương họcĐại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn ĐộPhạn ngữĐại học Harvard.

Từ năm 1969 đến 1998, ông cư trú chính yếu ở DharamsalaẤn Độ ban đầu như một học giả của chương trình Fulbright, nghiên cứuthực hành với những đạo sư từ tất cả bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Vị thầy chính của ông là Tsenzhab Serkong Rinpoche, vị Thầy Tranh LuậnGiáo Thọ phụ trợ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông phục vụ như một thông dịch viên và thư ký trong chín năm, và tháp tùng với ngài trong vài chuyến du hành khắp thế giới. Ông cũng phục vụ như một thông dịch viên trong vài trường hợp cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

Như một thành viên sáng lập của Văn phòng Phiên dịch của Thư viện Hoạt động và Lưu trử của Tây Tạng, Berzin đã triển khai một thuật ngữ học mới cho phiên dịch, vào Anh ngữ, và thuật ngữ kỷ thuật mới trong Tạng ngữ thường bị hiểu sai lạcHoạt động với những thông dịch viên trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, ông đã giúp họ duyệt xét lại và phát triển thuật ngữ học của họ phù hợp với cùng những nguyên tắc.

Từ năm 1983, Berzin đã du hành vòng quanh thế giới, giảng dạy nhiều khía cạnh đa dạng về thực hành và triết lý của Đạo Phật, cũng như lịch sử Tây Tạng - Mông Cổlý thuyết chiêm tinh - y học, tại những trung tâm Phật Pháp và những trường đại học trong hơn bảy mươi quốc gia. Những cuộc du hành của ông tập trung một cách chính yếu trên những thế giới cộng sản cũ và hiện tại, Mỹ châu La tinh, Phi châu, Trung Á, và Trung Đông. Thêm nữa, nhiều tác phẩm và dịch phẩm của ông, nhiều bải giảng của ông đã được xuất bản trong ngôn ngữ địa phương ở những nơi này.

Berzin đã phục vụ như mối liên hệ không chính thức của một vài dự án quốc tế về văn hóa Tây Tạng - Mông Cổ, như chương trình cứu hộ y học Tây Tạng cho những nạn nhân của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl với Bộ Y tế Nga và chương trìnhMông Cổ cho Tổ chức Gere[15] sản xuất sách vở về Đạo Phật trong những ngôn ngữ bình dân để giúp tái lập văn hóa truyền thống. Ông cũng làm công cụ cho việc thiết lậpxúc tiến một sự đối thoại Phật Giáo - Hổi Giáo.

Năm 1998, ông trở lại phương Tây và viết sách nhiều hơn cùng giảng dạy Giáo Pháp tại một số trung tâm, nhưng ông cống hiến nhiều thời gian hơn để chuẩn bị những tư liệu chưa xuất bản từ trang web Berzin Archives. Trang web chứa đựng nhiều tài liệu Phật Giáo chưa phổ thông trong ngôn ngữ Tây phương. Ông hiện đang sống ở thủ đô Bá Linh, Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Tuệ Uyển chuyển ngữ

Ẩn Tâm Lộ ngày 26/06/2011

http://www.berzinarchives.com/web/en/about/author/short_biography_alex_berzin.html



[1] BÀI PHÁT NGUYỆN VÃNG SINH CỰC LẠC
[2] THIỀN QUÁN VỀ ĐỨC PHẬT VÔ LƯỢNG QUANG
[5] Xem Kalachakra vấn đáp phần 1
[6] Mật điển Du Già Vô Thượng
[7] http://hoavouu.com/D_1-2_2-86_4-11097_5-75_6-4_17-566_14-1_15-2/
[8] http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-16315_15-2/
[9] Vị thầy chính của Giáo sư Berzin, sinh ngày 27 tháng Bảy năm 1914, viên tịch ngày 20 tháng Tám năm 1983 và đã tái sinh lại vào 29 tháng Năm 1984.
[10] xin đọc Bừng Sáng Con Đường Giác Ngộ
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-13430_5-75_6-5_17-346_14-1_15-2/
[11] http://hoavouu.com/D_1-2_2-227_15-2_4-16398/
[12] http://www.khoahoc.net/baivo/tueuyen/110310-chuyenayngoaihonnhan.htm
[13] Xem Bên Lề Hào Nhoáng - http://hoavouu.com/D_1-2_2-59_15-2_4-16383/
[14] tên một tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Awakening the mind, lightening the heart.
[15] The Gere Foundation: một tổ chức từ thiện của tài tử điện ảnh Hoa Kỳ Richard Gere phụng sựnhân quyềnTây Tạng.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13290)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13966)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13153)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13607)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13261)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 12928)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12490)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14099)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12399)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 12957)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13316)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11688)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12565)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13224)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13085)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19415)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13343)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13501)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17654)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14061)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12928)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14009)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12115)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11868)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13073)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13354)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11904)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17005)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12373)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12705)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12266)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 13972)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12342)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11707)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12396)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12944)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13039)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12243)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12287)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11688)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11762)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12082)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13105)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12632)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13093)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11661)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14866)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13837)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14005)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13870)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant