Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu chuyện về Barlaam và Joasaph hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo

25 Tháng Chín 201100:00(Xem: 11497)
Câu chuyện về Barlaam và Joasaph hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo

CÂU CHUYỆN VỀ BARLAAM VÀ JOASAPH

hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo

Hoang Phong

 
 Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽ đã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơn xảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaam và Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chính thống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.

 Thật ra thì một sự bí mật dày đặc đã bao trùm cả hai nhân vật Barlaam và Joasaph gần suốt một ngàn bốn trăm năm kể từ thế kỷ thứ VI cho đến giữa thế kỷ XIX. Các học giả và sử gia Tây phương trước thế kỷ XIX đều bó tay, không thể biết đích xác hai nhân vật ấy là ai và xuất xứ từ đâu, nhất là họ lại còn kinh ngạc hơn nữa khi khám phá ra là hai nhân vật này đồng thời cũng đã xuất hiện trong các truyền thuyết Hồi giáo với cái tên là Bilawahr và Bodhasaph. Người ta chỉ biết là chuyện kể về hai nhân vật ấy rất phổ biến vào thời Trung cổ tại Âu châu. Câu chuyện được tóm lược như sau.

 

Hai vị thánh Barlaam và Joasaph

 Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph. Khi đứa bé mới ra đời có một nhà tiên tri đã đoán là sau này khi lớn lên thì đứa bé sẽ theo đạo Thiên chúatừ bỏ ngai vàng. Vua Abener là người rất thù ghét Thiên chúa giáo vì thế những lời tiên đoán này đã làm cho ông phải canh cánh lo âu, và sau cùng thì ông quyết định nuôi nấng hoàng tử trong cảnh xa hoa của cung điện, biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài.

 Khi lớn lên, một hôm hoàng tử van nài vua cha cho phép mình được dạo chơi một lần bên ngoài thành, và vua cha cũng xiêu lòng. Trong chuyến du hành đó vị hoàng tử trẻ tuổi trông thấy một người cùi, một người mù, một người già, và ý thức được là tất cả mọi người đều phải gánh chịu khổ đau, bịnh tật và cái chết.

 Sau chuyến du hành ấy thì có một nhà tu khổ hạnh tên là Barlaam, trước đây đã từng nghe đồn đại về những lời tiên đoán về tín ngưỡng sau này của hoàng tử, bèn quyết định ngụy trang làm một người lái buôn giàu có và tìm đến cung điện của vua Abener. Ông tìm cách tiếp xúc với hoàng tử Joasaph và kể cho cậu nghe về Chúa Giê-xu. Câu chuyện Chúa Giê-xu làm cho cậu mủi lòng và rồi đức tin vụt phát hiện trong lòng cậu và liền sau đó thì cậu xin được rửa tội.

 Sau khi rửa tội cho hoàng tử Joasaph thì nhà tu khổ hạnh Barlaam quay về nơi ẩn cư của mình. Riêng vua Abener thì phải đối đầu với đứa con say mê Thiên chúa giáo quá mức. Ông tìm đủ mọi cách giúp con mình thức tỉnh, chẳng những không thành công mà lại còn bị con ông thuyết giảng cho nghe về Thiên chúa giáo. Sau cùng thì vua Abener cũng xiêu lòngđồng ý cải đạo.

Sau đó ít lâu thì vua Abener băng hà, hoàng tử Joasaph chẳng những không lên ngôi mà còn từ bỏ cả cuộc sống thế tụctrở thành một nhà tu khổ hạnh. Ông đi tìm vị thầy của mình là Barlaam và hai thầy trò tìm đến một nơi hoang vu để cùng nhau suy tư và sống cuộc đời ẩn dật.

 Câu chuyện trên đây được truyền tụng qua nhiều thế kỷ trong khắp các quốc gia Âu châu và các vùng lãnh thổ Hồi giáo tại Trung đông. Màu sắc tôn giáo cũng vì thế được biến đổi để phù hợp với tín ngưỡng của từng nơi, và đồng thời một số chi tiết cũng được thêm thắt, tuy nhiên cốt truyện và vai trò của hai nhân vật chính thì không có gì thay đổi đáng kể.

 

 Nguồn gốc câu chuyện Barlaam và Joasaph

 Từ lâu hầu hết các học giả và sử gia đều nghĩ rằng câu chuyện trên đây là do thánh Jean Damacène sống vào thế kỷ thứ VIII kể lại, tuy nhiên các công trình khảo cứu gần đây hơn cho thấy là lịch sử câu chuyện này khá phức tạp. Tư liệu và những khảo cứu của các học giả, sử gia và chuyên gia về tôn giáo thật vô cùng dồi dào, tuy nhiên thiết nghĩ chúng ta cũng chỉ cần căn cứ vào công trình khảo cứu rất khoa học của một học giả lỗi lạc người Gia-nã-đại là Wilfred Cantwell Smith (1916-2000) là cũng đủ, là giáo sư chuyên khoa về Tôn giáo đối chiếu (Comparative religion) và từng là giám đốc của "Trung tâm Nghiên cứu về các Tôn giáo Thế giới" (Center for the Study of World Religions) thuộc đại học Harvard, từ năm 1964 đến 1973. Sau đây là tóm lược một vài kết quả nghiên cứu của ông.

 Theo Wilfred Cantwell Smith thì câu chuyện xuất hiện trước hết từ một bộ kinh bằng tiếng Phạn của Phật giáo Bắc tông là kinh Lalitavistara, được soạn thảo vào khoảng cuối thế kỷ thứ III hay đầu thế kỷ thứ IV. Tập kinh này đã được «phỏng dịch» sang tiếng Ba-tư vào thế kỷ thứ VI nhưng nội dung lại hoàn toàn đổi sang màu sắc của một tôn giáo khác gọi là tôn giáo Thiện-Ác (Manicheisme), do một người Ba-tư tên là Mani sáng lập từ thế kỷ thứ III, cách tu tập của tôn giáo này là cách dựa vào sự phân biệt giữa Thiện và Ác. Quyển sách "dịch thuật" trên đây mang tựa đề là "Kitab Bilawhar wa Yadasaf" và đã từng giữ một vị trí khá quan trọng trong nền văn hóa Hồi giáo nói chung, đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi tại kinh đô Bagdad vào thế kỷ thứ VIII.

 Sau đó thì quyển sách này lại được «dịch» sang tiếng Géorgie (Liên sô cũ) vào thế kỷ thứ X, nhưng lần này thì nội dung lại được Thiên chúa giáo hóa hoàn toàn, và «dịch giả» là ai thì không được rõ. Sau đó lại có một tu sĩ người Georgie dịch quyển sách này từ tiếng Georgie sang tiếng Hy lạp. Không lâu sau khi quyển sách được phổ biến thì vị tu sĩ này bị giết vào năm 1028 tại thành Constantinople (ngày nay là thủ đô Istanbul của Thổ-nhĩ-kỳ). Và cũng tại thành phố này bản dịch đầu tiên ra tiếng La-tinh đã được thực hiện vào năm 1048 và được phổ biến rộng rãi tại Hy lạp. Một thời gian ngắn sau đó thì ấn bản bằng tiếng La-tinh trên đây đã lan tràn khắp các nước Tây phương từ Đông Âu cho đến Tây âu, và câu chuyện Barlaam và Joasaph từ đó trở nên vô cùng phổ thông trong toàn thể cộng đồng Thiên chúa giáo Tây phương. Sau đó thì quyển sách lại được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nữa như tiếng Ethiopie, Arménie, Islande... Vào thế kỷ XIII người ta lại tìm thấy thêm một bản dịch mới bằng tiếng Hê-brơ (Hébreu - tiếng Do thái cổ).

 

Các khảo cứu trên phương diện ngữ học

 Các kết quả nghiên cứu hiện đại về ngôn ngữ học, sử học... cũng đã chứng minh cho thấy là nội dung câu chuyện Barlaam và Joasaph đơn giản chỉ là một sự vay mượn từ sự tích của Đức Phật. Tóm lại lịch sử cuộc đời của Đức Phật đã được phổ biến và lan tràn khắp Âu châu rất lâu trước khi người Tây phương biết đến Phật giáo là gì. Bản dịch sang tiếng Georgie vào thế kỷ thứ X mang tựa đề là Balavariani là bản dịch đầu tiên chuyển từ tín ngưỡng Hồi giáo sang tín ngưỡng Cơ đốc giáo. Các học giả và các nhà ngôn ngữ học cho biết là tên vị thánh Joasaph trong câu chuyện trên đây là một biến dạng của chữ Bodhisattva (Bồ-tát) trong tiếng Phạn. Chữ Bodhisattva chuyển sang tiếng Ba-tư thành Bodasif, và chữ Bodasif lại tiếp tục bị biến dạng sau khi được chuyển sang các ngôn ngữ khác nữa.

Các học giả Hàn quốc thuộc Viện Đại học Quốc gia tại thủ đô Séoul cũng có nghiên cứu về vấn đề này. Theo các học giả Hàn quốc thì chữ Bodhisattva trở thành Bodisav trong các văn bản bằng tiếng Ba-tư thuộc các thế kỷ thứ VI và thứ VII, sau đó lại trở thành Budhasaf hay Yudasaf trong các tư liệu bằng tiếng Á-rập từ thế kỷ thứ VIII. Trong bản dịch đầu tiên mang nội dung chuyển sang tín ngưỡng Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ X thì chữ Budhasaf trở thành Iodasaf. Chữ Iodasaf sau đó lại trở thành Ioasaph trong tiếng Hy lạp kể từ thế kỷ thứ XI, và sau cùng lại biến thành Iosaphat hay Joasaph hay Josaphat trong các ấn bản bằng tiếng La-tinh. Tóm lại tên vị thánh Joasaph hay Josaphat trong câu chuyện Barlaam và Joasaph mà người ta thường thấy ngày nay là do chữ Bodhisattva (Bồ-tát) mà ra, và nội dung câu chuyện chính là sự tích của Đức Phật.

 Cũng xin kể thêm một chuyện khác bên lề các khảo cứu hoàn toàn khoa học như trên đây, đó là trường hợp của một tác giả người Đức tên là Holger Kerstein đã từng viết rất nhiều sách nói về Chúa Giê-xu tại Ấn độ, trong số các sách này có thể kể ra hai quyển được nhiều người biết đến nhất và cũng đã từng gây ra nhiều dư luận là quyển Jesus lived in India (Giê-xu từng sống ở Ấn độ) và quyển The Jesus Conspiracy (Âm mưu của Chúa Giê-xu). Cũng xin được minh chứng là theo thiển ý thì Holger Kerstein là một tác giả rất uyên bác, có trí tưởng tượng thật phong phú nhưng ông không phải là một khảo cứu gia chuyên nghiệp đúng với nghĩa của nó. Theo tác giả này thì tiếng Ả-rập Judasaf hay Budhasaf xuất phát từ ngôn ngữ Ua-đu (Urdu, Ourdou) của xứ Pakistan và liên hệ mật thiết đến chữ Yuz-Asaf là tên của một vị thánh được đạo Ahmadisme nhận diện như là Chúa Giê-xu. Đạo Ahmadisme là một giáo phái Hồi giáo do Mirza Ghulam Ahmad sáng lập vào giữa thế kỷ XIX. Mirza Ghulam Ahmad cho rằng Chúa Giê-xu thật ra không hề bị đóng đinh mà đã trốn thoát sang Ấn độ và chết tại đây. Dầu sao đi nữa thì các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng chữ Phạn Bodhisattva qua trung gian của ngôn ngữ Ba-tư đã trở thành Yudasaf, Judasaph, Budhasaf... trong ngôn ngữ Á-rập vào thế kỷ thứ VIII. Trong khi đó nếu dựa vào giả thuyết của Mirza Ghulam Ahmad và Holger Kersten thì các chữ ấy xuất phát sớm hơn từ ngôn ngữ Ua-đu để ám chỉ Chúa Giê-xu, tức có nghĩa là đã xuất hiện vào thế kỷ thứ I (?). Theo các học giả và sử gia cũng như các nhà ngôn ngữ học thì không có tư liệu cụ thể nào cho thấy các chữ Á-rập Yudasaf, Judasaph, Budhasaf... xuất hiện trước thế kỷ thứ VIII.

 

Marco Polo và sự tích Đức Phật

 Như đã trình bày trên đây thì trong lúc Âu châu chưa hề biết đến Phật giáo là gì thì sự tích Đức Phật qua câu chuyện Barlaam và Joasaph đã được truyền bá khắp nơí với tất cả sự ngưỡng mộ và thành kính của người Tây phương. Tuy nhiên trước khi các học giả khám phá ra nguồn gốc vay mượn của câu chuyện trên đây thì Âu châu cũng đã có các tư liệu khác liên quan đến Đức Phật nhưng không hề có ai chú ý đến, có thể là vì người Tây phương từ nhiều trăm năm tự khép kín trong truyền thống tín ngưỡng của mình và không hề quan tâm đến những gì khác. Vào thế kỷ XIII, có một thương gia người Ý tên là Marco Polo rất thích phiêu lưu đã từng chu du khắp Trung đông, Ấn độ, Trung hoa và các miền viễn Đông và đã tường thuật lại nhiều chuyện tai nghe mắt thấy. Khi ghé vào đảo Tích Lan ông nghe kể chuyện về sự tích Đức Phật và đã ghi chép lại như sau:

Người dân trên đảo kể rằng "...Vị ấy tên là Sargamonym Borcam. Họ bảo rằng đấy là một người toàn thiện nhất trên thế gian này và vị ấy cũng là một vị thánh, theo ý nghĩa của họ. Theo lời họ kể thì vị ấy tuy là con trai của một trong những nhà vua rất giàu có, nhưng lại chỉ thích sống một cuộc sống tinh khiết không màng đến bất cứ thứ gì trong thế gian này, kể cả sau này sẽ được lên ngôi. [...]Vua cha vô cùng buồn khổ. Ông quyết định xây một cung điện thật nguy nga dành riêng cho con mình, và tuyển chọn những người con gái đẹp nhất chưa từng thấy để hầu hạ. [...] Nhưng hoài công vô ích, vì người con trai nói với vua cha là chỉ muốn đi tìm một người không bao giờ chết, vì chính mình đã nhận thấy tất cả mọi người đều chết, dù già hay còn trẻ. Vị ấy nhất định thực hiện quyết tâm của mình và không gì có thể lay chuyển được. Vào một đêm tối trời vị ấy trốn khỏi hoàng cung, tìm vào vùng núi non hẻo lánh để trau dồi đạo đức, vị ấy sống rất khắc khổ, nhịn ăn và chay tịnh giống như một người Thiên chúa giáo vậy [...], (trích từ quyển « Le Livre des Merveilles » (Quyển sách về những chuyện Kỳ diệu) của Marco Polo).

 Trong suốt một thời gian dài nhiều trăm năm không hề có một ai đã nhận thấy hay chú ý đến sự tương đồng giữa câu chuyện Barlaam và Joasaph với câu chuyện do Marco Polo thuật lại. Mãi cho đến giữa thế kỷ XIX khi bộ kinh Lalitavistara (Phổ diệu kinh), tức là bộ kinh "Trình bày chi tiết cuộc đời Đức Phật" được dịch ra ngôn ngữ Tây phương thì lúc đó các học giả Âu châu mới bật ngửa ra là nội dung câu chuyện Barlaam và Joasaph lại chính là sự tích của Đức Phật mà không còn một nghi vấn nào nữa. Ấy thế mà ngày nay "thánh tích" thiêng liêng (mà Phật giáo gọi là xá lợi) của thánh Joasaph vẫn được giữ gìn thật cẩn thận và thật tôn nghiêm với tất cả sự sùng kính tại nhà thờ Saint-André tại tỉnh Anvers của nước Bỉ.

 

Lời kết :

 Thật ra câu chuyện khám phá ra nguồn gốc của hai nhân vật Barlaam và Joasaph cũng chẳng có gì mới lạ. Sách vở, tư liệu vá các phúc trình nghiên cứu khoa học thật phong phú, chẳng hạn như một học giả người Đức là Robert Volk đã để ra 20 năm nghiên cứu về huyền thoại này và đã viết thành một tập sách 1100 trang. Các bản sách cổ chép tay với hình vẽ minh họa cũng như các di vật liên quan đến câu chuyện Barlaam và Joasaph đều được lưu trữ trong các bảo tàng viện khắp nơi tại Âu châu và cả Trung đông. Mục đích của bài viết ngắn này thì thật đơn giản, chỉ có ý mượn một câu chuyện trùng hợp giữa các tôn giáo để nêu lên một vài suy tư mà thôi.

 Trước hết là giá trị của sách vở và các huyền thoại nói chung, kể cả những bằng chứng hiển nhiên đó là những gì mà người tu tập cần phải cẩn thận. Hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ XIX, xuyên qua nhiều tín ngưỡng và nhiều dân tộc khác nhau, đã có không biết bao nhiêu người sùng kính, ngưỡng mộ và tôn thờ hai nhân vật Barlaam và Joasaph, nhưng rốt lại thì sự thật là như thế, lòng thành kính của mình lại hướng vào một sự vay mượn từ một tín ngưỡng khác.

Sau khi nguồn gốc của câu chuyện được phơi bày thì không biết bao nhiêu học giả, sử gia, khoa học gia... đã thi nhau đổ xô vào đó để nghiên cứu. Công sức và thời giờ mà họ bỏ ra quả không tương xứng với kết quả mà họ mang lại, vì trên thực tế thì những kết quả đó cũng chẳng làm thay đổi được xã hội của chúng ta bao nhiêu, đấy là chưa nói đến trường hợp của nhiều người không hề quan tâm đến những chuyện «lẩm cẩm» như thế. Tóm lại tu tập là phải luôn tự hỏi là mình tu tập cái gì, cứu cánh của nó là gì và nó sẽ đưa mình về đâu.

 Thật vậy phần căn bản sơ đẳng trong tất cả các tín ngưỡng nói chung đều khá giống nhau, có nghĩa là có thể tháo ráp và lắp vào tôn giáo nào cũng được. Trái lại riêng Phật giáo thì gồm có hai khía cạnh thật khác biệt: sự tu tậptrí tuệ. Sự tu tập tượng trưng cho phần căn bản và còn gọi là phương tiện thiện xảo (tiếng Phạn là upaya) và trí tuệ thì tượng trưng cho kết quả. Phương tiện thì gồm có kinh điển, việc tụng niệm, sự sùng kính, các huyền thoại đủ loại để củng cố lòng tin, v.v..., trong khi đó thì Trí tuệcứu cánh tức là sự giác ngộgiải thoát.

 Phật giáo Tây tạng chủ trương phương tiện phải đi đôi với trí tuệ, nếu chỉ sử dụng phương tiện mà không thấy trí tuệ phát hiện thì việc tu tập ấy cũng hoài công mà thôi. Phương tiện trong Phật giáo Tây tạng rất màu mèphức tạp, nhưng không nên nghĩ rằng Phật giáo ấy dừng lại ở đó và đơn giản chỉ có thế: nghi lễ thực sự chỉ là phương tiện và phải làm phát sinh ra trí tuệ. Đối với Thiền học thì thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki bảo rằng Từ biBát nhãBát nhãTừ bi. Bát nhã có nghĩa là Trí tuệTừ biPhương tiện. Từ bi mà không làm phát hiện ra Trí tuệ cũng sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều.

 Tóm lại nếu chỉ dừng lại ở phương tiện chẳng hạn như nghi lễ và lòng sùng kính rồi xem đấy là đủ thì tu tập theo tín ngưỡng nào cũng thế, tất cả cũng đều giống nhau như người ta thường nói. Câu chuyện Barlaam và Joasaph đã từng được sử dụng như một phương tiện cho nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhưng kết quả mang lại thì rất khó để xác định. Trong một cấp bậc nào đó của tín ngưỡng thì Đức Phật cũng có thể đổi tên để trở thành Joasaph, Josaphat, Yudasaf, Iosaphat, v.v...

 

 Boisséjour – Ceyrat, 07.08.10

 Hoang Phong

 

blank

Thánh Asaphat thuyết giảng (bản chép tay bằng tiếng Hy lạp, thế kỷ XII)

blank

Một trang sách bằng tiếng Á-rập về huyền thoại Barlăm và Joaphat, tồn trữ trong thư viện của tu viện Balamand, thành phố Balamand – Syrie

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13839)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13707)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13211)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 14075)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13736)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13835)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14753)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12811)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13777)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14774)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 15039)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 15100)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17999)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 16088)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15892)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17521)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16642)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15954)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13499)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14279)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12546)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 13061)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16710)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28918)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19467)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 15066)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11472)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13731)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13870)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12975)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19937)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14973)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13381)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13954)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 12044)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14533)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 27058)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14198)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18781)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13856)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15771)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16476)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13821)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13564)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18368)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12925)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12577)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12216)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13422)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14366)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant