Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiếp xúc với niềm vui và nỗi buồn của lịch sử

24 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 12495)
Tiếp xúc với niềm vui và nỗi buồn của lịch sử

TIẾP XÚC VỚI NIỀM VUI

NỖI BUỒN CỦA LỊCH SỬ

Thích Thái Hòa

 

Thưa đại chúng!

Chúng ta hãy ngồi yên lắng để tiếp xúc một cách sâu sắc với lịch sử của đất nước qua niềm vui và nỗi buồn của từng triều đại, nhất là triều đại nhà Nguyễn mà chúng ta đang có mặt tại lăng Gia Long, nơi Minh Thành điện hôm nay.

Thưa đại chúng! Nhìn vào tự thân của mình, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, mỗi chúng ta đều có lịch sử vui và buồn của chính mình. Một triều đại cũng thế. Trong một giai đoạn, trong một đất nước nào đó cũng có những khó khăn, rồi cũng có những thuận lợi. Ta tiếp xúc với triều đại nhà Nguyễn, với vị vua đầu tiên của triều Nguyễn để thấy được sự gian nan, thấy được công lao của Người trong việc xây dựng nên cơ đồ nhà Nguyễn và để lại một sự nghiệp to lớn cho chúng ta ngày hôm nay, từ kinh thành, lăng tẩm, đền đài, văn hóa, tín ngưỡng,… đã tạo nên lịch sử của đất nước Việt Nam nói chung và của cố đô Huế nói riêng.

Vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 25 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (8/2/1762), con của cụ Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàng.

Đức vua mồ côi cha khi mới 4 tuổi. Nguyễn Phúc Luân đã bị Trương Phúc Loan thao túngám hại. Vì vậy, đức vua Gia Long ở với chúa Nguyễn Phúc Thuần tại nội cung. Sau chính biến chúa Trịnh tấn công Phú Xuân năm 1774, đức vua theo chú vào Quảng Nam. Sau đó, khi quân Tây Sơn từ Bình Định đánh chiếm Quảng Ngãi, Quảng Nam, rồi chiếm thành Phú Xuân, đức vua Gia Long (bấy giờ là Nguyễn Ánh) cùng với chú (Nguyễn Phúc Thuần) chạy vào Gia Định, sau đó về Long Xuyên.

Vào năm 17 tuổi, đức vua chiêu quân, trở thành nguyên soái, nhằm khôi phục lại những gì chúa Nguyễn đã mất.

Sau nhiều lần giao chiến với quân Tây Sơn, thành công có, thất bại có, trải qua 26 năm nằm gai nếm mật, có khi lánh nạn sang Xiêm La, tức là Thái Lan ngày nay, có khi bôn ba ra hải đảo, rồi cầu viện Pháp (thông qua giám mục Bá Đa Lộc). Đức vua đã phải giao hoàng tử Cảnh cho giám mục Bá Đa Lộc đem sang Pháp làm con tin (Hoàng tử Cảnh là con của bà Thừa Thiên Hoàng Thái Hậu, tên thật là Tống Thị Lan), sau khi Pháp hứa yểm trợ cho đức vua để khôi phục lại vương triều, nhưng sự hứa hẹn đó cũng chỉ được nửa vời.

Sau một thời gian chiến tranh với Tây Sơn, năm 1801 vua Gia Long chiếm lại được thành Phú Xuân- tức là thành phố Huế hiện nay. Đầu năm 1802 ngài lên ngôi Hoàng đế, định thưởng tướng sĩ có công, có tội, ưu đãi cho các vị trong triều Lê và các vị trong thời chúa Trịnh. Sau đó, đức vua kéo quân ra Bắc để dẹp các biến loạn còn lại và thống nhất sơn hà.

Năm 1804 đức vua sai đại thần Lê Quang Định sang cầu nhà Thanh phong vương và đổi tên nước là Nam Việt, nhưng vua Thanh sợ hai chữ ấy trùng với thời Triệu, nên không đồng ý mà sắc phong là Việt Nam. Sở dĩ vua dùng hai chữ "Nam Việt" là muốn ghép hai tên An Nam và Việt Thường. Như vậy, tên Việt Nam có từ thời vua Gia Long. Từ thời Hùng Vương, Việt Thường từ Thanh Hóa trở ra. Trong thời kỳ Việt Nam còn lệ thuộc Trung Hoa từ thế kỷ 7 đến cuối thế kỷ 10, nước ta có tên là An Nam Đô hộ Phủ, tức chỉ là một quận huyện của Trung Hoa mà thôi. Đến đời Lý mới có tên An Nam Quốc.

Trong sử ghi lại, vua Gia Long là vị canh tân đất nước đầu tiên. Nhà vua là người ham học, chịu khó, và rất thông minh. Đức vua Gia Long lên ngôi đầu tiên là ở tại phủ Dương Xuân, tức là vùng Lịch Đợi ngày nay, đến năm 1804 mới thiết định và xây dựng kinh thành.

Cuộc đời vua Gia Long có những điều cực kỳ khó khăn. Vì non sông đất nước, vì pháp tổ mà đã hy sinh người con đầu là Hoàng tử Cảnh, giao cho giám mục Bá Đa Lộc làm con tin. Đó là một sự hy sinh to lớn. Không những vậy, sau này, khi truyền ngôi cho vua Minh Mạng là con của bà Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu (thứ phi Trần Thị Đan) cũng là một sự hy sinh to lớn nữa. Lẽ ra hoàng tử Cảnh mất thì phải truyền ngôi cho con của hoàng tử Cảnh là dòng đích. Nhưng đức vua đã không làm. Tại sao như vậy? Vì đức vua biết rằng nếu đặt con hoàng tử Cảnh lên ngôi nhiếp chính thì đất nước này, triều đình này sẽ rơi vào tay Thiên chúa giáo. Thiên chúa giáo đã đưa Hoàng tử Cảnh sang Pháp, muốn sau này sẽ thế vua Gia Long. Nhưng không may hoàng tử Cảnh mất trước, nên người ta tiếp tục nuôi dưỡngđào tạo con của hoàng tử để sau này thay vua Gia Long nắm triều chính, để thay đổi đất nước đi theo hướng của Thiên chúa giáo.

Như vậy, quý vị có thể thấy được đức vua đối với đất nước, với tổ tông như thế nào. Còn nếu mình đọc lịch sử một cách hời hợt, rồi một số người lên án khơi khơi nữa, thì đúng là chúng ta không thấy được sự thật của vấn đề

Năm 1817, vua Louis XVIII của Pháp sai hải quân đánh vào Đà Nẵng, buộc vua Gia Long thi hành hiệp ước nhường Đà Nẵng và Côn Lôn như đã ký với Bá Đa Lộc, nhưng nhà vua không chấp nhận, vì hiệp ước đó đã không được Pháp tôn trọng và thi hành một cách nghiêm túc. Như vậy quý vị có thể thấy được tinh thần ái quốc của đức vua.

Bây giờ đặt lại trường hợp của mình cũng vậy, giả như mình đảm nhận vai trò của vua Gia Long thời đó, trong tình trạng chiến tranh với Tây Sơn, lẽ đương nhiên mình yếu thì mình phải cầu viện nước ngoài. Nhưng sau khi được giang sơn rồi thì thái độ của mình phải như thế nào. Ngày trước, quý vị cũng học sử như tôi, người ta lên án đức vua Gia Long là "cõng rắn cắn gà nhà", lên án như thế là không chính xác, không có trí tuệ. Vậy nên sau này lịch sử được người ta xét lại rất nhiều.

Công đức của vua Gia Long đối với đất nước mình rất là lớn. Nhà vua là người thống nhất sơn hà đầu tiên, và đã khiến nhà Thanh, Xiêm La, Campuchia,…đều phải kính nể. Đức Vua đã mở mang bờ cõi ra tận đến các hải đảo Trường sa, Hoàng sa và đã cho gặm mốc giới tại các hải đảo nầy.

Nguyễn Huệ tuy là vị anh hùng dân tộc, đã chiến thắng 20 vạn quân Thanh, nhưng nội bộ anh em Tây Sơn bất hòa. Khi Nguyễn Nhạc xưng vương ở Bình Định, Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, nhưng vì Nguyễn Nhạc nói lời thống thiết, nên Nguyễn Huệ đã kéo quân ra.

Khi vua Gia Long thống nhất đất nước đã sai Nguyễn Văn Thành đọc lại bộ luật Hồng Đức của đời Lê và bộ luật của nhà Thanh để thiết lập nên bộ luật Gia Long. Các người Pháp phụ giúp triều đình, đức Vua buộc họ phải đặt Họ và tên Việt. Họ và tên Việt phải để trước tên Pháp. Như Nguyễn văn Chấn – Philippe Vannier; Trí – Dpyot, Tín – Olivierde Puymanel,... Điều nầy cũng cho ta thấy lòng ái quốc và chủ quyền lãnh đạo đất nước của vua. Và vào thời vua Gia Long trị vì, có bốn điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, vua không bao giờ thiết lập chức tể tướng, bởi vì vua rút được kinh nghiệm rằng, tể tướng là người hay chuyên quyền và lấn lướt triều chính, như thời chúa Nguyễn Phúc Thuần và Trương Phúc Loan chẳng hạn.

Thứ hai là không lập hoàng hậu, bởi vì rút kinh nghiệm lịch sử từ thời Lý, Trần, hoàng hậu là người hay khuynh loát triều chính.

Thứ ba, vua dạy quan rất nghiêm, không hối lộ, tham nhũng, ức hiếp dân.

Thứ tư, vua dạy dân rất giỏi: dân không được lợi dụng thần thánh để bày ra yến tiệc, ăn uống linh đình, chè chén.

Bốn điểm này quý vị thấy có đáng quý không? Những điểm này trở thành ra phép tắc, nét đặc thù để trị vì đất nước, thiết định ra một triều Nguyễn suốt một trăm bốn mươi ba năm.

Nhưng có một điều đáng buồn là hai vị đại thần có công nhất với nhà vua là Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường là những người cùng nằm gai nếm mật với nhà vua, cùng nhà vua xây dựng và phát triển đất nước, nhưng đã bị giết vì những lời dèm pha, chẳng khác nào Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi dựng nên triều Lê, nhưng cuối cùng bị triều Lê tru di tam tộc. Đó là nỗi đau lớn nhất của một đời làm vua, đôi khi nghe các nịnh thần, và sợ các công thần ảnh hưởng đến uy quyền của mình, nên ra tay trước. Đọc những điều này trong lịch sử khiến mình thấy xót xa. Giá như không có những điều đó xảy ra thì mình vinh dự biết mấy.

Một nỗi đau nữa là sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long xử lý những vị vua quan Tây Sơn hơi nặng tay. Cũng phải thôi, vì khi Nguyễn Huệ lên ngôi đã "xài xể" các chúa Nguyễn rất dữ, thậm chí đào mả Nguyễn Phúc Luân là thân phụ của vua Gia Long. Cho nên vua Gia Long khi lên ngôi cũng ra lệnh đào mả dòng dõi Tây Sơn. Ước chi mấy vị vua của mình đừng làm chuyện đó, thì hôm nay con cháu của mình có thể ngẩng mặt mà đi, vì thấy được đức vua của mình thật sáng chói. Nhưng chính những điều đó khiến cho lịch sử đất nước có những nỗi buồn.

Thêm một điểm nữa là đức vua Gia Long đã nạp Lê Thị Ngọc Bình, vợ của Nguyễn Quang Toản làm đức phi và có bốn người con với bà này, hai hoàng tử và hai công chúa. Giả như đức vua đừng có chuyện đó thì thật là hay. Mình đã chiến thắng cả sơn hà rồi thì không cần phải như thế.

Nhưng ở đời mà đòi hỏi sự hoàn hảo thì thật khó. Đó chỉ là ước muốn của mình, ước muốn cha ông mình khi nào cũng là hoàn hảo.

Tuy nhiên, quý vị phải biết vua Gia Long là vị có công rất lớn đối với triều Nguyễn nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung. Với chúng ta ngày hôm nay, nếu cha mình, mẹ mình, tổ tiên mình có những vinh dự nào thì đó là vinh dự cho trái tim của mình; nếu cha ông mình có những sơ suất nào thì mình phải chấp nhận, vì mình là con cháu. Mình chấp nhận những vinh dự của cha ông mình thì mình cũng phải chấp nhận những vụng về, sơ suất của cha ông mình. Chấp nhận để làm gì? Để thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai đừng mắc phải những sơ suất như các bậc tiền nhân đã sơ suất. Chúng ta học lịch sử, thì phải biết ứng dụng cái hay của lịch sử vào trong đời sống hiện tại của chúng ta.

Vào năm Kỷ Mão -1820, trước ngày băng hà khoảng một tháng, đức vua Gia Long truyền ngôi lại cho vua Minh Mạng. Vua Gia Long không thích người Tây Phương, vì họ lợi dụng các linh mục Thiên chúa giáo để truyền đạo và nhòm ngó đất nước. Điểm này sang đến thời Minh Mạng, Tự Đức, càng rõ nét hơn.

 Về văn minh khoa học, thời Gia Long đã chế ra thuyền đồng để đi tuần tra. Đức vua có tâm thương dân rất nhiều. Cứ khoảng 10km nhà vua cho dựng một ngôi nhà trạm, để người dân đi đường có thể dừng chân nghỉ ngơi. Nhà vua cũng ra lệnh giảm thuế. Ngoài ra, Vua còn yểm trợ cho hoàng thái hậu, các vương phi, công chúa trong việc tu học. Chính Hoàng thái hậu là người đã trùng tu lại chùa Báo Quốc, Huệ Lâm ở kinh đô.

Như chị Phước Ý đã nói, lăng Gia Long được khởi công xây dựng vào năm 1814. Nhà vua đã cho tập hợp tất cả các nhà phong thủy học của đất nước về đây để nghiên cứu vùng đất, tập hợp các nhà kiến trúc để nghiên cứu và thiết trí. Cho nên, chúng ta đến đây, tiếp xúc với đức vua là chúng ta cũng tiếp xúc được với nhiều mặt của một giai đoạn lịch sử đất nước.

Quý vị biết, đức vua Thiệu Trị đã nói rằng suốt đời làm vua, đức vua chỉ thực tập bốn điều mà còn làm không nổi nữa. Bốn điều đó là gì?

Thứ nhất là "kính thiên", nghĩa là muốn làm vua, phải biết kính trọng quy luật tự nhiên của trời đất, của tự nhiên. Hôm nay chúng ta học về môi trường học, chúng ta phải khai thác điểm này của vua Thiệu Trị. Vậy nên quý vị đừng nghĩ rằng bộ môn sinh thái học, môi trường học là ở bên Tây, chứ nước mình không có. Hiểu như vậy là sai lầm. Môn học ấy đã có từ thời vua Thiệu Trị, đó chính là tư tưởng "kính thiên", tức là kính trọng quy luật của thiên nhiên.

Thứ hai, làm vua là phải giữ gìn "pháp tổ". Pháp tổ nghĩa là luật pháp, nguyên tắc của tổ tiên. Tổ tiên mình đã đặt ra các quy tắc, quy ước nào cho dân tộc mình, đã tạo nên pháp quy thế nào cho đất nước thì hôm nay mình phải tôn trọngbảo vệ.

Điểm thứ ba là "cần chính", nghĩa là phải siêng năng, cần mẫn với chính sách an dân, với việc lãnh đạo quốc gia.

Thứ tư là "ái dân", tức là thương dân, mến dân.

Vua Thiệu Trị đã nói rằng, bốn điều này là vương đạo, tức là đạo đức của một người làm vua, mà một bậc thiên tử, bậc quốc chủ phải thực tập.

Do đó, chúng ta tới đây, tiếp xúc và xem thử bản thân mình có kính thiên không, có có pháp tổ không, cần chính không, ái dân không. Còn nếu chỉ tới đây để mà chơi, chỉ đến một cách hời hợt thì thật là uổng phí thời gian và tiền bạc. Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này. Bởi vì vua- có tiểu sử của vua; dân- có tiểu sử của dân; họ- có tiểu sử của họ; làng- có tiểu sử của làng; nước- có tiểu sử của nước; thế giới con người thì có tiểu sử của con người. Trong tiểu sử đó lúc nào cũng gắn liền hai chất vui, buồn lẫn lộn. Đó là kiếp sống con người.

Chúng ta có mặt ở đây, chính là xương là máu do tổ tiên để lại cho mình. Chúng ta không thể hời hợt được.

Trên đường đi từ thành phố Huế đến đây, giang sơn cẩm tú, quê hương rất đẹp. Dòng sông Hương phục vụ cho con người. Chiếc thuyền phục vụ con người. Ngay cát dưới sông cũng phục vụ con người. Vậy con người phục vụ ai? Hay chỉ biết gây nhau, ăn rồi xả rác. Vậy con người phải biết sống như thế nào để xứng đáng là con cháu của tiền nhân.

Đó là bài pháp thoại chúng tôi xin chia sẻ với đại chúng ngày hôm nay.

Sau thời pháp thoại, Thượng tọa dẫn mọi người đi tham quan các công trình kiến trúc còn lại. Đến trưa, cả đoàn trải chiếu trên bãi cỏ dùng cơm. Sau đó có chương trình văn nghệ, trước khi xuống thuyền rồng để trở lại bến Linh Mụ. Đến đây mọi người chia tay nhau sau một ngày tham quan lăng vua Gia Long ở trong chánh niệm thật đầy ý nghĩa.

 Uyên Như kính ghi

 

(Ngày 01/01/2010, Thượng tọa Thích Thái Hòa tổ chức cho hai lớp Chánh Niệm và Chánh Tâm chùa Phước Duyên đi tham quan và giảng pháp tại lăng Gia Long, ở Thừa Thiên – Huế).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2514)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2782)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2381)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3325)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2549)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2487)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2420)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3198)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3961)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2973)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3048)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2595)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2646)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2651)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2318)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2636)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3005)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3934)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2951)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3636)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2821)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2448)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3324)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2870)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2571)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2866)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3515)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3835)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3956)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2547)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2527)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2268)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3828)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2885)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4095)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3288)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3747)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2947)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3814)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3299)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3358)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2949)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2780)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3703)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2656)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3179)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3571)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3749)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2878)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant