Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Oan ức không cần biện bạch

18 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 20977)
Oan ức không cần biện bạch
OAN ỨC KHÔNG CẦN BIỆN BẠCH
Tịnh Thủy

Có lẽ không một ai trong chúng ta không biết đến sự tích Quan Âm Thị Kính. Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền trong dân gian từ lâu qua nghệ thuật hát chèo, cải lương, kịch ảnh, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Tích chèo Quan Âm Thị Kính ra đời trước, sau đó mới tới truyện thơ rồi chuyển thể qua kịch ảnh. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính chưa biết đã được sáng tác vào năm nào và do ai sáng tác, chỉ biết bản in đầu tiên bằng quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911. Bản này gồm có 788 câu thơ lục bát và một lá thư của Kính Tâm viết cho cha mẹ. Đến năm 1997 tại hải ngoại xuất hiện bản văn xuôi do Thiền Sư Nhất Hạnh kể và do nhà xuất bản Lá Bối in, sau đó bản văn xuôi này được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng phát hành trên thế giới

Nội dung tích chèo Quan Âm Thị Kính và truyện thơ cũng như truyện kể bằng văn xuôi Quan Âm Thị Kính là một. Thị Kính pháp danh Kính Tâm là một trong những hoá thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Cốt chuyện được tóm lược như sau: 

Có một chàng trai xuất gia tu hành liên tiếp trong chín kiếp. Đến kiếp thứ 10 tức là kiếp cuối sẽ đắc đạo Phật quả, chàng thác sinh làm con gái nhà họ Mãng ở quận Lũng-tài. Người con gái ấy tên là Thị Kính, lớn lên tài sắc đoan trang, được cha mẹ gả cho Thiện-Sĩ, một thư sinh, con nhà giầu có họ Sùng. Hai vợ chồng sống với nhau hoà thuận. Một đêm kia chàng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu áo bên cạnh. Chàng mệt tựa vào ghế ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằm chồng có râu mọc ngược; sẵn nơi tay đang cầm kéo, nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giật mình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bèn tri hô lên là bị vợ mình mưu sát. Nghe tiếng kêu cứu, cha mẹ chồng chạy vội đến, một mực buộc tội nàng cố ý giết chồng, rồi sai người làm mời cha mẹ nàng đến để giao trả nàng lại.

Về nhà sống với cha mẹ ruột. Ngoài chuyện săn sóc song thân, nàng dành thì giờ nghiền ngẫm về nỗi khổ đau của cuộc đờitính chất vô thường của vạn hữu. Nàng cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn trước, nhưng vẫn băn khoăn về nỗi khổ của con người. Một buổi sáng kia, ý hướng xuất trần thôi thúc, nàng quyết chí lên đường đi tu cầu giải thoát. Để tránh khỏi lộ tông tích vì thời đó không có chùa ni và người nữ không được phép xuất gia, nên nàng giả dạng nam-nhi, đến chùa Vân [1] xin qui y theo Phật. Được sư cụ trụ trì nhận làm đệ tử, đặt pháp danh là Kính-Tâm.

Lòng trần tưởng đã rửa sạch do công phu tu tập mỗi ngày. Nào ngờ việc oan trái lại đến. Một cô gái trong làng tên Thị Mầu, con của một phú ông giầu có, hiện đương kén chồng, thường hay đến chùa lễ Phật. Thị Mầu thấy Kính-Tâm thanh tao tuấn tú, đem lòng say mê, nhưng Kính-Tâm thì vẫn thờ ơ. Trong một giây phút không tự chủ được lòng, trong nỗi say mê khao khát dục tình, cùng với nỗi tuyệt vọnglòng tự ái bị tổn thương, Thị Mầu đã thông dâm với người tớ trai trong nhà, sau đó có thai. Chuyện đổ bể, làng biết, gọi ra tra hỏi thì Thị Mầu đổ lỗi cho Kính-Tâm. Kính-Tâm bị hội đồng làng bắt tra tấn, hạch hỏi nhưng Kính Tâm quyết một mực nói rằng chưa từng bao giờ phạm giới dâm dục với bất cứ ai. Động mối từ tâm Sư phụ của Kính Tâm bảo lãnh đệ tử về chùa, cho dựng một lều tranh ngoài cổng chùa để tiếp tục tu hành, nhằm tránh dư luận của dân làng phản đối.

Thị Mầu sinh được một đứa con trai, không biết đem đi đâu, liền đem đứa bé tới bỏ trước cổng tam quan chùa. Vì tấm lòng từ bi và đức hiếu sinh, Kính-Tâm ẩn nhẫn nuôi đứa hài nhi mặc cho mọi người cười chê. Khi đứa bé lên ba tuổi thì Kính Tâm viên tịch. Trước khi chết, Kính Tâm viết một bức thư để lại cho cha mẹ, trong ấy Kính Tâm kể rõ đầu đuôi mọi việc.

Khi chùa tẩm liệm thi hài mới phát giác Kính-Tâm là gái giả trai, mới khám phá ra nỗi oan ức mà Kính Tâm đã nhẫn chịu bao năm nay. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm. 

Câu chuyện Quan Âm Thị Kính trên cho thấy Thị Kính tức Kính Tâm đã thể hiện tấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục. [2]. Thị Kính là hình ảnh của một lòng tha thứ bao la và một đức nhẫn nhục không bờ bến. Mặc dù bị tới hai nỗi oan ức rồi bị tra tấn đánh đập, nhưng Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn chịu, không hề la lên một tiếng rằng tôi bị oan, rằng tôi là phận gái. Kính Tâm biết nếu mình nói là gái thì chắc chắn hội đồng làng sẽ ngưng tra khảo và được giải oan ngay, nhưng Kính Tâm đủ sức nhẫn chịu một cách bình thản không nổi niệm sân giận những nghịch cảnh, những cái mà người đời thường gọi là những điều bất công và những nỗi oan ức. Kính Tâm nghĩ rằng “Tất cả chúng sinh vì có nhân duyên tội lỗi mới xâm hại nhau. Hôm nay ta nhận thọ mọi khổ não này, ấy bởi nhân duyên đời trước cảm ứng nên mới vậy. Tuy đời này ta không tội lỗi, nhưng quả báo gieo đời trước đã đến mùa chín trái, ta phải trả nợ đó một cách vui vẻ. Ví dụ như có người mắc nợ của người, nay hạn kỳ đã mãn, chủ nợ đến đòi, kẻ ấy đương nhiên vui vẻ mà trả.” Thêm nữa, Kính Tâm nghĩ rằng: “Chúng sinh bởi mê mờ nên thuận dòng sinh tử, hễ bị ai xâm phạm là nổi niệm sân giận, hễ được ai mến thương chiều chuộng bèn vui mừng ưa thích, hễ gặp việc khủng bố thì khủng hoảng kinh hoàng. Mình thì ngược lại, đang nghịch dòng sinh tử, đang trôi ngược về nguồn, nên không thể sân giận với những điều nghịch hại, không mừng vui với những điều ái kính, không sợ hãi đối với những nguy hiểm gian lao...”

Kính Tâm nghĩ rằng trong suốt cuộc đời hoằng pháp của đức Từ phụ, Ngài chưa từng giận dữ, dù Ngài bị ngược đãi nặng nề hay dù các đệ tử của Ngài nhẫn tâm chống Ngài và bỏ Ngài mà đi, Ngài vẫn luôn luôn thân ái, từ biđộ lượng. Nên quyết một lòng noi theo gương đức Từ phụ và luôn luôn nhớ lời Ngài dạy trong Kinh Lục Độ Tập:

“Người đắm say vướng mắc
Thì không còn sáng suốt
Tạo khổ nhục cho mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an

Kẻ buông lung thân tâm
Không hành trì giới luật
Vu cáo làm hại mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an.

Kẻ vô ơn dối mình
Tâm địa đầy oán thù
Tạo bất công oan ức
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an

Hơn nữa, Thị Kính khi quyết định xuất trần lên đường tu đạo giải thoát, đã phát nguyện bồ đề tâm, đã phát nguyện thành Phật vì lợi ích cho chúng sinh. Nàng thực hiện đại nguyện ấy bằng cách thể hiện một cách thực tiễn tấm lòng tôn trọng, quí chuộng và yêu thương những kẻ khác, kể cả những người hành hạ mình, thù ghét mình và vu oan giá hoạ cho mình, những người mà Kính Tâm thấy ai cũng ngập tràn nỗi khổ đau riêng, ai cũng đang lặn ngụp trong sông mê biển ái, trong tham dục, trong hận thùsi mê. Như vậy, nỡ lòng nào lại gây thêm khổ cho họ. Cũng không khác gì người bị tai nạn gẫy tay, ta đã không chăm sóc băng bó vết thương mà lại can tâm bẻ luôn chân họ sao đành? Nếu nói rằng mình là gái, là kẻ bị oan ức, thì biết bao điều đau khổ sẽ đổ ụp xuống cho Thị Mầu với đứa con trong bụng nàng, cho người tớ trai của gia đình Thị Mầu đang phải lẩn trốn và ngay cả cha mẹ Thị Mầu nữa. Có quá nhiều người liên luỵ sẽ phải đau khổ và từ đau khổ sẽ sinh ra oán thù và cứ như thế chồng chất lên mãi. Kính Tâm vui vẻ nhẫn chịu một mình để thay cho những người kia khỏi khổ và cũng là để gỡ mối dây ràng buộc oán thù với nhau. Chỉ một nút dây được tháo gỡ là tất cả được tháo gỡ.

Kính Tâm vẫn nhớ lời dạy của đấng Từ phụ: hận thù không thể diệt được bằng hận thù. Chỉ có lòng từ bi mới hoá giải được hận thù. Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình. Quả là như vậy, trong lễ trà tỳ Sư Kính Tâm có đông đủ mọi người trong chùa và dân trong làng tham dự, chắc không còn trái tim nào mang oán thù và chắc tâm người nào cũng rung một nhịp thương yêutha thứ cho nhau. Trái tim bồ tát của Kính Tâm đã đi vào trái tim mọi người từ thân đến sơ, từ thù đến bạn.
Xin một lòng cung kính chắp tay niệm: Nam Mô Quan Âm Thị Kính Bồ Tát.

Tịnh Thủy


Chú Thích:
[1] Chùa Vân là tên tắt của Pháp Vân Tự hay còn gọi là Chùa Dâu, là nơi phát xuất của tích chuyện Bồ Tát Quan Âm Kính Tâm. Để người ta mãi mãi nhớ rằng đức Quan Âm này xuất thân từ một người nữ, nên dân chúng thường gọi là Bồ Tát Quan Âm Thị Kính và ca dao Việt Nam có câu:
Xem trong cõi nước Nam ta
Chùa Vân có đức PhậtQuan Âm
Phật Bà Quan Âm đây là Phật Bà Quan Âm Kính Tâm, hay nói gọn hơn là Quan Âm Thị Kính

[2] Hoà Thượng Thích Minh Châu giảng: “Nhẫn nhục là một trong những đức tính quan trọng của tu sĩ Phật Giáo, dùng để đối trị tính sân giận. Trong sáu hạnh của Bồ Tát, thì nhẫn nhục thuộc về hạnh thứ ba. Sách Phật phân biệt có ba loại nhẫn: (1) Sinh Nhẫn: Giữ được thái độ bình thản, không sân giận, oán thù khi gặp những người khác chử mắng hay bức hại mình. (2) Pháp Nhẫn: Gặp các nghịch cảnh thiên nhiên như mưa gió nóng lạnh... đều xem như không, không chút than van oán trách. (3) Vô Sinh Pháp Nhẫn: Đức nhẫn thành đạt của bậc Thánh, trở thành bẩm tính tự nhiên của họ, không cần cố gắng, ra vào mọi nghịch cảnh như ra vào hư không. “Chữ rằng: nhẫn nhục nhiệm hoà, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu” (Quan Âm Thị Kính)” [Tự Điển Phật Học Việt Nam]


Bài đọc Thêm:
Hình Ảnh Phật Quan Âm Trong Thi Ca Việt Nam, Đào Nguyên

 Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10531)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 11013)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11863)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11458)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 9638)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11506)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11149)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12750)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 14020)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11928)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15639)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11670)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13552)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7889)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12715)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12886)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14747)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15620)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12181)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13918)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 14117)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11653)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15448)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 13028)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11724)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16946)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 20154)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 16048)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13272)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13194)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13226)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15695)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12403)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13238)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15841)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13926)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15172)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13847)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13931)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 13116)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13803)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13680)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15363)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14773)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13952)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14221)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13475)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13429)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14695)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13929)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant