Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi tìm trách nhiệm

18 Tháng Hai 201200:00(Xem: 13490)
Đi tìm trách nhiệm


Đi tìm trách nhiệm

Thích Hạnh Tuệ

Đèn vụt tắt. Căn phòng tối om. Tôi lớ ngớ không biết chuyện gì đang xẩy ra, chẳng lẽ điện của chùa bị sự cố. Tôi thắp cây đèn sáp trên bàn Phật ở góc phòng rồi cầm một cây khác ra ngoài tìm hiểu nguyên nhân. Qua Mỹ hơn một năm, bây giờ tôi mới cảm giác của việc cúp điện. Tôi mở cửa nhìn sang nhà hàng xóm. Bà Wendy đang đứng ở ngoài sân lẩm bẩm chi đó với người trong nhà. Tôi nghe không rõ, nhưng chắc bà cũng đang bực bội. Nhà bà cũng tối om. Tôi nhẹ nhỏm, biết chắc lí do không phải nơi chùa.

Tôi trở lại phòng. Cây đèn sáp nhỏ, ánh lửa lập lòe không đủ sáng để tôi tiếp tục học. Tôi xếp lại mấy tờ giấy nháp vương vãi trên bàn rồi suy nghĩ vu vơ về trách nhiệmcon đường phía trước của mình.

***

Mỹ - nơi dung chứa tất cả. Tất cả ấy có nghĩa là tốt cũng có, xấu cũng có; giàu cũng có, nghèo cũng có; khôn cũng có, dại cũng có; văn minh cũng có, man rợ cũng có… Nơi mà hầu hết mọi chủng tộc, mọi sắc dân, mọi ngôn ngữ, mọi phong tục… đều có mặt. Sống trong một quốc gia hiệp chủng, đa văn hóa ấy, tôi bâng khuâng về trách nhiệmcon đường phía trước của mình, gọi một cách quen thuộc là “tương lai”. Con đường ấy không thơ mộng với hoa điệp vàng, với lá me bay. Con đường ấy chưa trở thành mòn bởi bước chân của những người đi trước. Thân phận của tôi, chiếc gạch nối của cũ và mới, của truyền thốnghiện đại, của phương Đông và phương Tây, của nền văn hóa trọng tình (mơ mộng) và nền văn hóa duy lý (thực dụng).

Tôi thấm thía mấy câu trong Qui Sơn Cảnh Sách: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”. Tôi xác định được trách nhiệm của mình, job của mình; chính xác là: “Thầy Chùa” – ông Thầy ở Chùa! Nơi bảo tồn và truyền trao nền văn hóa Phật giáo, cả tinh thần lẫn vật chất. Nhưng tôi giới hạn trách nhiệm của mình không phải đối với lớp người U40 trở lên mà là lứa tuổi Teen trở xuống. Vì sao?

Khoảng năm triệu người Việt chọn đất nước thứ hai nào đó làm quê hương mới của mình. Trong đó hơn ba triệu người ra đi vì hoàn cảnh thăng trầm của vận nước. Những đứa trẻ theo cha mẹ chúng ra đi từ năm đó đến nay cũng đã ba – bốn chục tuổi rồi. Cho nên, ngôn ngữ cũng như tư tưởng của họ không khác nhiều trong quá trình hội nhập cuộc sống mới, so với người trong nước. Vì vậy, việc dạy Phật pháp cho những người này tương đối dễ dàng. Họ lãnh hội gần như trọn vẹn những điều mà các bậc Thầy Tổ đi trước truyền trao. Còn đối với lớp người con em của họ, thế hệ thứ 2 – 3, sinh ra và lớn lên nơi xứ người. Chúng chưa được nằm nôi, chưa được nghe bà kể chuyện, chưa được ngủ trong vòng tay ru hời của mẹ. Chúng chưa được biết những bài đồng dao con nít, chưa được ăn khoai – sắn độn cơm .v.v… Với chúng, tư tưởng, văn hóa và cả ngôn ngữ có thể nói khác hẳn với tầng lớp cha mẹ, ông bà. Cha mẹ của chúng đôi khi cố gắng lắm mới có thể giữ được tiếng nói tổ tiên (tiếng Việt) ở trong nhà, nhưng cũng không giữ được giọng nói vùng miền (Bắc, Trung, Nam). Điều đó không thể trách ai, mà chỉ tiếc – vì ngôn ngữ mất đi là mất cả một tâm hồn dân tộc! Thế hệ này là trách nhiệm của lớp tu sĩ trẻ như tôi trên con đườngtiếp dẫn hậu lai”. Mà con đường đó, bóng dáng của cái xưa cũ, điển chương (tầm chương trích cú): những thuật ngữ chuyên môn nhà Phật, cho đến những triết lý cao sâu đòi hỏi sự tư duy – suy nghiệm, đã mất đi chỗ đứng trong tâm khảm của chúng. Cho nên, tôi bâng khuâng vì trách nhiệm của mình đem Phật pháp đến với lớp tuổi Teen bây giờ và khi chúng lớn lên.

Vậy thì, làm thân sứ giả trẻ của Như Lai trong thời đại này và có trách nhiệm với thế hệ thứ 2 -3, tôi phải tự trang bị cho mình quá nhiều hành trang mới mong có thể bắt nhịp cầu “tre” cho chúng từ phương Tây tìm về lại phương Đông, từ hiện đại hiểu mạch nguồn truyền thống và từ một người bình thường tìm về với Phật. Trong những hành trang đó, ngôn ngữ - phương tiện của sự diễn đạt và thấu hiểu là vô cùng quan trọng. Ông bà mình dạy: “nhập gia tùy tục” hay “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, tôi bắt buộc phải biết ngôn ngữ của chúng (không thể ngược lại) nếu có ý định giáo dục chúng. Nhưng chỉ ngôn ngữ không cũng chưa đủ và còn có nền văn hóa đa dạng và năng động của mảnh đất này, nơi chúng đã hấp thụ để lớn lên, tôi cũng cần phải biết. Và còn nữa, cung cách của một người mô phạm phương Đông, kiểu truyền đạt của người thầy giáo ở phương Tây; phấn trắng bảng đen được thay bằng máy chiếu để có âm thanh và ảnh động .v.v… Tất cả đó vừa là hành trang, vừa là thách thức, vừa là chướng ngại vật, lại vừa là mục tiêu trên con đường thực hiện hoài bão của những người tu sĩ trẻ thời nay trên xứ người.

ditimtrachnhiemTôi chợt nhớ đến hai câu thơ trong Hành Phương Nam của Nguyễn Bính: "Quê nhà xa lắc xa lơ đó, ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay." Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục. Tôi thử đi tìm trách nhiệm của mình, để biết mình đang đứng ở đâu và phỏng chừng bao giờ mình đến đích. Cũng có thể chẳng bao giờ đến được, vì không ai biết trước ngày mai, nhưng thà là như vậy, có chí hướnglý tưởng để dấn thân và phụng sự.

***

Cây đèn sáp cỏn con tội nghiệp. Nó cố sáng thêm tí nữa để rồi tịch diệt về với nguyên sơ. Nó để lại tấm thân tàn bệ rạc sau khi đã vét cạn sinh lực cống hiến cho đời. Nó đã đến đây và đã ra đi như vậy đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2282)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 2003)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1814)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2386)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1985)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2112)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2277)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2571)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2596)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2129)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2594)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1930)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 2037)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2311)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2824)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1753)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1648)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1854)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1699)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2257)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2443)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2135)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1921)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1824)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 2007)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1770)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2754)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1887)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2224)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2179)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2536)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1851)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2037)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1911)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2082)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2662)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3773)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2329)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2349)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1718)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 2030)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2382)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2348)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2195)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3179)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2175)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2571)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2092)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 2020)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2227)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant