Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Bài Đọc Ba

19 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 21978)
Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Bài Đọc Ba

NGÀY VỀ NGUỒN - HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ

Bài Đọc Ba

{Xem bản PDF}

Trong thế gian, con người ai cũng có Cha, có Mẹ, có Ông Bà Tổ Tiên, người còn sống thì lo phụng dưỡng sớm hôm, người quá vãng thì lo hương hoa, giỗ cúng. Ấy là cái nhân, cái nghĩa, muôn đời trong cuộc sống con người. Nền văn hóa dân tộc Việt Nam không quên cái nhân, cái nghĩa ấy. Hằng năm, cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm đức Quốc Tổ Hùng Vương, đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng... Những ngày lễ đó làm sống lại tánh đức, hùng khí của chư vị anh hùng, liệt nữ dân tộc Việt, để cho lớp người hôm nay được chiêm nghiệm lại cái hùng, cái dũng, cái tấm lòng vì nước quên mình, cái tính đức hy sinh cao cả bảo vệ giang sơn Tổ quốc. Đồng thời lễ tưởng niệm để cho đàn con cháu nhớ cái ân, cái đức của Tiền nhân mà mong đền đáp đúng nghĩa của đạo làm người, mà nhất là làm người Việt Nam, luôn tưởng nhớ về cội nguồn Tổ tiên, nòi giống. Đây là một nền văn hóa tâm linh, một nếp sống tinh thần cao quý mà suốt một dòng lịch sử mấy ngàn năm qua luôn sáng chói và tồn tục sâu xa trong mỗi tâm thức của người con dân Việt Nam.

Cũng vậy, trong chốn nhà chùa, Thầy Tổ Bổn Sư là Người đã từng dày công xây dựng, kiến tạo nếp sống đạo hạnh nơi chốn Thiền môn, Tự viện, cho hàng đệ tử. Thầy Tổ đã nuôi dưỡng giới thân huệ mạng thành bậc tai mắt của trời người, công đức ấy của Thầy Tổ, Bổn Sư lẽ nào hàng đệ tử, hậu học lại không tưởng nhớ.

Phật Giáo Việt Nam, kể từ khi mới du nhập đến nay, có nhiều Tông phái, Hệ phái. Do vậy, quý Thầy thuộc hệ phái nào thì có Tổ Sư, người khai sáng ra hệ phái ấy, dòng Kệ ấy mà luôn tưởng niệm, Hiệp Kỵ vào thời gian vị Tổ Sư viên tịch. Thí dụ như, pháp phái Liễu Quán, Lâm Tế Tào Động, Chúc Thánh, Thảo Đường...

Tổ Liễu Quán là đời thứ 35 dòng Lâm Tế Chánh Tôn, Ngài khai sơn chùa Thiên Thai Thiền Tôn, Huế. Bài Kệ pháp phái của Ngài như sau:

Thiệt Tế đại đạo, tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phòng

Giới định phước huệ, thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công

Truyền trì diệu lý, diễn xướng chánh tôn

Hạnh giải tương ứng, đạt ngộ chơn không.

Đây là bài Kệ truyền thừa từ Thầy xuống đệ tử. Tổ Liễu Quán húy là Thiệt Diệu, chữ đầu của bài Kệ, rồi Tổ truyền xuống đệ tử là Tế..., và cứ như vậy cho hết bài Kệ. Ngày nay, phần đông Phật tử miền Trung có pháp danh là chữ Tâm, chữ Nguyên, chữ Quảng...

Hành trạng tu tập sự chứng đắc của Tổ, như chúng ta thấy, Thầy của Tổ là Tử Dung Hòa thượng dạy Tổ tham cứu câu: “Vạn pháp quy nhứt, nhứt quy hà xứ?” Vạn pháp dồn về một, vậy một dồn về chỗ nào ? Tổ mất cả thời gian 8-9 năm để tham cứu nhưng chưa tỏ ngộ. Về sau, nhân đọc truyện Truyền Đăng Lục đến câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất nội xứ”, nhân đấy mà tỏ ngộ. Đến năm 1708, Tổ gặp lại Tử Dung Hòa thượng và trình Hòa thượng ấn chứng. Hòa thượng nói:

“Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương. Tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc.”

Người bước ra trên đỉnh vực thẳm mà buông thả tay ra, sự chết sống tự mình phải nhận lấy, chết đi sống lại mới không bị người ta lừa đảo.

Hành trạng tu chứng của Tổ còn nhiều, đây chỉ là một vài dẫn chứng tiêu biểu để chúng ta cùng chiêm nghiệm. Về sau, trước khi Tổ thị tịch, Ngài để lại bài Kệ:

“Thất thập dư niên thế giới trung

Không không sắc sắc diệc dung thông

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý

Hà tất bôn man vấn Tổ tông.”

Dịch:

Ngoài bảy mươi năm trong thế giới

Không không sắc sắc thảy dung thông

Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ

Nào phải ân cần hỏi Tổ tông.”

(Sđd - tr 205-206)

Được tin Tổ thị tịch, vua sắc phong bia ký và Từ hiệu: Đạo Hạnh Thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng.

Hàng năm môn đồ pháp phái đều tổ chức lễ tưởng niệm Tổ.

Tổ Minh Hải Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh, Quảng Nam. Bài Kệ truyền thừa như sau:

Minh thiệt pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồng

Chúc Thánh thọ thiên cửu

Kỳ quốc tộ địa trường

Đắc chánh luật vi tuyên

Tổ đạo hạnh giải thông

Giác hoa bồ đề thọ

Sung mãn nhơn thiên trung

Tổ Nghĩa Huyền Lâm Tế với Kệ truyền thừa:

Tổ đạo giới định tôn

Phương quảng chứng viên thông

Hạnh siêu minh thực tế

Liễu đạt ngộ chơn không

Như nhựt quang thường chiếu

Phổ châu lợi ích đồng

Tín hương sanh phước huệ

Tương kế chấn từ phong.

Trên đây chỉ là đôi dòng pháp phái và ít Kệ truyền thừa mà thôi. Tuy nhiên, chừng ấy cũng đủ cho chúng ta thấy mà đem tâm thành, ý chánh mà giỗ, mà cúng vào những ngày húy, năm kỵ để đền đáp ân sâu nghĩa trọng của chư vị Lịch Đại Tổ Sư.

Sự cúng kính, Hiệp Kỵ là một lễ nghi nhắn nhủ đàn hậu duệ luôn tưởng nhớ công đức của Tổ Sư, cũng như quý Ngài trong môn phái có dịp gặp lại nhau hàn huyên, thăm hỏi; đó là cái tình của người sống và cái ân với người đã khuất, chính việc làm này là nét văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, là nếp sống hài hòa, tương thuận, tôn ti trật tự của xã hội con người, giữ gìn giềng mối Tông phong gia tộc. Cứ mỗi lần Từ Đường của dòng họ A, dòng họ B... có lễ Hiệp Kỵ của dòng tộc ấy thì tất cả các hàng con, cháu, chắt... bà con xa, bà con gần từ bên nội đến bên ngoại thảy đều kéo nhau về mà tham dự lễ Hiệp Kỵ Tổ Tiên dòng họ. Kẻ lớn người nhỏ, tay bắt mặt mừng, trò chuyện, hỏi han. Trên bàn thờ Tổ tiên thì đèn chưng rực rỡ, hương trầm nghi ngút, bông hoa trà quả đủ màu. Giữa thế giới người sống như hòa quyện vào thế giới tâm linh của người đã khuất. Tâm tình của người sống dường như cảm thông được nỗi niềm của người đã ra đi, bàn thờ trên cao là bài vị của Cao Huyền Tổ Khảo, bên phải là di ảnh của ông Nội bà Nội, bên trái là di ảnh của ông Ngoại bà Ngoại, lần lượt di ảnh những người quá cố được tôn thờ theo thứ tự trên án cao của nhà Từ Đường. Trong dịp này, mối thâm tình trong dòng họ được thắt chặt, gần gũi hơn, dù biết rằng sau lễ Hiệp Kỵ mỗi người đi mỗi ngả để lo cho đời sống gia đình. Đây chính là cái ân, cái đức mà hàng con cháu có dịp để tưởng nhớ.

Khoa nghi của buổi lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư vô cùng trang nghiêmxúc động. Lời văn thắm thiết, siêu phàm để nói lên cái lẽ vô thường, diệt sinh, sinh diệt, giữa chốn hồng trần, phù vân ảo ảnh. Sự đến, sự đi, cái còn, cái mất như mộng, như huyễn, phù hư chẳng thật, để từ đó thấy lẽ đạo uyên thâm, sự thị hiện, hóa thân của chư Tổ Đức là huyền vi, mầu nhiệm bất khả tư nghì. Chúng ta hãy nghe cung bậc siêu nhiên, ý văn thoát tục để xướng cúng chư Tổ mà thấy lòng thanh thản giải thoát.

“Cái văn: Vô thường thị thường, Thế Tôn thượng song lâm diệt độ. Tịch diệt phi diệt, Đạt Ma tằng chích lý Tây quy. Sanh tự hà lai, tử tùng hà khứ ?”

Từng nghe, cái vô thường chính là thường, đức Thế Tôn diệt độ nơi chốn song lâm. Tịch diệt nhưng chẳng phải diệt, Tổ Đạt Ma đã từng quảy dép về Tây, sinh từ đâu lại, chết đi về đâu?

Sự hóa thân của chư vị Tổ đức không lưu hình ảnh, chẳng nệ cố tình, cũng không hữu ý, tự tại như nhiên, như bài thơ của Hương Hải Thiền Sư:

“Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm”

Dịch:

“Nhạn liệng giữa không

Bóng chìm dưới nước

Nhạn không để dấu ở lại

Nước chẳng lưu bóng làm chi.”

(Việt Nam Sử Lược - T.T. Mật Thể, tr 181)

Để nói lên tấm lòng thành kính, tán thán giác linh an nhiên tự tại qua bài Cung Bạch:

“Cung duy: Giác linh nhất tánh trạm nhiên, vạn duyên không tịch. Thác ngũ ấm chi hữu, liễu tứ đại chi bổn không. Thuận thế vô thường yểm quy chơn giới. Thâu Đàm hoa ư thử độ. Thục thiện quả ư Kỳ viên. Nguyện bằng nhất lụ chi hương vân. Dụng trở Tam thừa chi giác ngộ. Đốn minh huyễn mộng, đổng hiển chơn nguyên, quyết sinh tửgiai không, liễu khứ lai nhi tự tại.”

Thành kính, giác linh nhất tánh lặng trong, vạn duyên rỗng suốt. Thọ lấy năm ấm chẳng phải là có, hiểu rõ tứ đại chẳng phải vốn không. Thuận lẽ vô thường không về chơn giới. Hoa Đàm không nở nơi đây. Thiện quả chín mùi tinh xá. Nguyện cho một nén hương thơm, giúp nên Tam thừa đường giác. Liền rõ mộng huyễn, hiểu rộng gốc chơn, sanh tử chắc chắc vốn không, rõ ràng đến đi tự tại.

Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư để tưởng niệm công hạnh của chư Tổ, qua một thân một bóng dằng dặc chân mây, chích ảnh cô thân vạn dặm. Công ơn là đó, nhân nghĩa là đó.

Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Kỳ vị sanh tử sự

Giáo hóa độ xuân thu

Dịch:

Một bát cơm ngàn nhà

Thân đi muôn dặm xa

Chỉ vì việc sinh tử

Giáo hóa chóng ngày qua

Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư để thấy cái hạnh, cái nguyện, cái tu, cái chứng, cái đến, cái đi không lưu vết tích của chư Tổ. Cái mà kẻ phàm tình chưa làm được, để từ đó mà phải học thêm, tu thêm, noi gương Tổ đức, qua bài Kệ:

Thiền thất đăng quang lãnh

Kinh song nguyệt ảnh không

Nhất triêu hề chích lý

Thiên tải mích vô tung

Dịch:

Thiền thất bóng đèn lạnh

Kinh song ánh trăng không

Một sớm mai quảy dép

Nghìn trùng chẳng vết trông

Dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại, đã ghi lại những bậc Kỳ Túc Thiền gia, mà hàng hậu học chúng ta phần lớn đều biết, ấy là Đức Đệ Nhất Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đức Đệ Nhị Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Đức Đệ Tam Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Đức Phó Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hòa... cứ đến ngày mồng 5 Tết, các Tòng Lâm, Tự Viện, Tổ Đình của Sơn Môn Huế đều cử hành lễ Hiệp Kỵ để tưởng nhớ những hình bóng thân yêu, quý kính của chúng Tăng, của Đạo pháp, mà một thời công hạnh của quý Ngài đã tỏa sáng nơi chốn rừng Thiền âm u, tĩnh mịch. Từ Tổ Đình Thiền Tôn đến Tường Vân, Linh Mụ... tất cả đều lưu giữ hình bóng quý Ngài như một Pháp bảo trân quý vô giá. Hình ảnh ấy là bài học tinh cần, là ngôn từ sách tấn hằng ngày cho chúng tăng trên tinh thần tu tập, hoằng pháp.

Để ôn lại công hạnh của chư Tổ, Tôn Sư, một thời đã giáo huấn mà cứ mỗi lần Hiệp Kỵ, chư Sơn Thiền Đức đều trùng tuyên lại những lời sách tấn, giáo dục Tăng Ni. Đức Đệ Nhị Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên dạy:

“Đạo Pháp tồn tại, không chỉ ở những hình thức Chùa Tháp, lễ nghi, Kinh điển. Mặc dù Kinh điển là kim chỉ nam hướng dẫn ta đến đạo quả vô thượng Bồ Đề. Nhưng sự tồn tại đích thực chính là ở sự thể hiện Đạo phong. Những nếp sống gương mẫu của các bậc Tăng già nghiêm trì giới luật và biết tận lực phục vụ Chánh pháp, để Chánh pháp mãi mãi tồn tại với thế gian và làm điều lợi ích chúng sanh...” (Thư Gởi Tăng Ni, nhân mùa An Cư 1976. Kỷ Yếu Tang Lễ. Tr. 13)

Trong bài Minh Khắc nơi tháp của Tổ đã nói lên đức hạnh hoằng hóa một thời lưu danh cho hậu thế noi gương:

“Từ Phiếm Xuân Phong

Bi Triêm Hạ Vũ

Thu Nguyệt Cô Viên

Đông Tùng Độc Tú...”

Dịch:

- “Từ phong là gió xuân về

Bi lòng mưa thắm bốn bề hạ rang

Trăng thu rọi ánh tâm quang

Tùng đông xanh thẳm giữa ngàn tuyết sương...”

“Phi Y Trì Bát

Lợi Phổ Nhân Thiên

Phú Kệ Đàm Kinh

Đạo Thông Tri Tố

Tăng Cang Nhĩ Nhật

Hải Chúng Hàm Y...”

Dịch:

- “Ca sa bình bát ân cần

Lợi người lợi vật thiên nhân cúi đầu

Đàm Kinh thuyết Kệ thâm sâu

Người Tăng kẻ tục đạo mầu cảm thông.

Tăng cang thuở ấy vua phong

Đạo đời thất chúng một lòng quy y...”

Thi sĩ Trụ Vũ đã cảm niệm Tổ bằng những vần thơ chí thành. Sự thành tâm được cô đọng lại như những hạt ngọc xâu thành chuỗi để cảm thành lời thơ:

“Một trăm lẻ hai tuổi

Hơn thế kỷ làm người

Thanh tịnh, thanh tịnh giới

Trang nghiêm, trang nghiêm đời

Thiền định, đại thiền định

Du hý nước mây chơi

Giới, quét sạch tâm kỉnh

Huệ, mở toang mặt trời

Mặt trời huệ minh chiếu

Quạt vàng phất phất vui

Trong cánh quạt chiếu diệu

Mười phương hoa tuyệt vời...

Một ánh đạo đông phương

Thêm một lần vụt tắt

Đại Hòa Thượng Thuyền Tôn

Thiền tịnh Ba La Mật.

Tuy tướng mạo thoảng mất

Thể đạo vẫn trường tồn

Thường trụ giữa quê hương

Đạo tràng Tam Thế Phật.”

(10 tháng Giêng Kỳ Mùi - Phật tử Trụ Vũ - Kỷ Yếu Tang Lễ, Tr. 41-42)

Giờ đây đang mùa An Cư Kiết Hạ, chúng Tăng các Tự Viện hầu hết đều An Cư để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm giới đức, cũng như thể hiện tình thương nuôi lớn muôn loài. Đây chính là đức tánh Từ Bi được ban bố cho đến tất cả.

Trong Chánh điện vang rền tiếng chuông trống Bát Nhã thỉnh Phật thượng đường, thỉnh chư đại Tăng bước vào cửa Ba La Mật để triển khai đàn tràng pháp hội. Tiếng chuông mõ, hòa âm cùng tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật của đại chúng đều đặn, nhịp nhàng, âm ba thanh thoát, làm lắng đọng bao lớp bụi trần đã phủ mờ tâm thức từ bao vạn kiếp. Tôn tượng Đức Thế Tôn ngự tọa trên đài sen, đang mỉm miệng cười từ ái, hiền hòa. Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương. Chúng con xin chắp tay, cúi đầu, cám ơn Phật đến vô lượng hằng hà sa. Lời kinh chấm dứt, chuông mõ kết thúc, tang linh dừng lại, không gian trầm mặc, yên lặng, hòa tan vào vô lượng cảnh giới Phật tâm.

Nguyên Siêu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17755)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 9972)
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật. Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả... Vĩnh Hảo
(Xem: 9370)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10770)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15085)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10419)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12561)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9951)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9164)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10122)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9284)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9771)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12332)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9646)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9708)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12913)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9498)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10105)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11380)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10329)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24657)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10689)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11996)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9978)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14388)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13865)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14970)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10219)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10319)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9894)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13257)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8983)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10550)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9443)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9252)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11612)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11410)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10926)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10218)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12589)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9045)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16271)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9811)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9528)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10674)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10787)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9233)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10302)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11650)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 10034)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant