Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cá vẫn nghe kinh

26 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 17837)
Cá vẫn nghe kinh
CÁ VẪN NGHE KINH 
Trần Kiêm Đoàn

kinhnhattung2Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012, tôi có viết bài Cá Nghe Kinh đăng trên báo Văn Hóa Phật Giáo trong nước và các báo Xuân tiếng Việt khác ở ngoài nước. Yêu cầu của một bài báo Xuân là ngắn gọn (không quá 2000 chữ), có nội dung tươi mát và tinh thần đại chúng. Nghĩa là tránh được hình thức rề rà kinh điển, liệt kê thư tịch, trích dẫn khảo cứu... khô khan được chừng nào hay chừng đó.

Nếu những yêu cầu nầy đặt ra trong bối cảnh văn chương học thuật khoảng 20 năm trước, có lẽ dân bút nghiên thời thượng sẽ buồn lòng. Nhưng trong đà diễn biễn của cuộc cách mạng truyền thông đại chúng nhanh như chớp mắt thời hiện đại thì một người cầm bút nhạy bén và cẩn trọng cần phải tôn trọng và phát huy khi viết cho báo giấy. Cũng là để góp phần cứu nguy cho khoảng từ 45 đến 65 phần trăm số lượng báo giấy trên toàn thế giới đã bị báo điện tử đánh bại.

Những luận điểm chủ đạo của bài viết Cá Nghe Kinh đơn giảncụ thể; không có gì cần phải dựa vào “thiền lâm thư tịch” của Tam tạng Kinh điển để so sánh và phân tích như tác giả Đào Nguyên đã dành nhiều công sức và chữ nghĩa khi viết bài nhận định sau hơn nửa năm bài báo trình làng.

Để có một cái nhìn khách quan và nhất quán về bài Cá Nghe Kinh vừa đề cập, tôi xin được tóm lược về những luận điểm đã trình bày:

Luận điểm 1: Kinh nhật tụng của Phật giáo Việt Nam hiện nay còn quá nặng nề về hình thức văn tự Hán Việt. Trong lúc đại đa số Phật tử thuộc thế hệ đàn anh xa lạ với văn từ Hán Việt. Miệng đọc tụng nhưng đầu óc không hiểu về âm, mù mờ về nghĩa là một sự phản tác dụng về tri thức và vướng víu về tâm linh. Đối với thế hệ đàn em thì sự bế tắc về hình thức văn tự Hán Việt càng nghiêm trọng hơn. Vô hình chung đối với thế hệ trẻ, hình thức kinh nhật tụng Hán Việt trở thành một thế giới “bùa chú” vì đọc mà không hiểu, lạy mà không thông, cầu mà không biết. Nghe kinh mà không hiểu nghĩa thì khác gì đàn cá nghe kinh!

Luận điểm 2: “Bóng đè” của kinh điển chữ Hán, nhập cảng từ Trung Quốc quá nặng nề. Ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc quá nặng trĩu về hình thức cũng như về nội dung trên văn hóa Phật giáo Việt Nam: Kiến trúc, pháp phục, pháp khí, pháp nghi, pháp điệu... của Phật giáo Việt Nam chưa thoát khỏi phiên bản của Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc nếu đem ra cẩn thận so sánh với thời trước và quan sát, kiểm nghiệm lại các hình thái hiện hữu trong thời hiện đại.

Luận điểm 3: Hoa ngữ là một sinh ngữ vì đó là một phương tiện sinh động về cả 3 mặt: Văn tự, thông tin và sinh hoạt. Nhưng Hán Việt là một tử ngữ – một loại ngôn ngữ chết – vì chỉ còn duy nhất một mặt: Ký tự. Đối với người Việt Nam trong cũng như ngoài nước có mấy ai còn dùng (hay có khả năng dùng) Hán Việt để thông tin và sinh hoạt ngoài một số quý tăng lữ và các nhà tham khảo chuyên ngành. Tại sao những lời kinh vàng ngọc của đạo Phật Việt Nam vẫn còn bị buộc chặt vào một tuồng ngôn ngữ chết. Tại sao các chùa chiền, tu viện Việt Nam mới xây dựng hay đại trùng tu hiện nay vẫn bám chặt vào hình thức ngôn ngữ Hán Việt đã chết để tiếp tục chạm khắc chữ Hán Việt trên những cổng tam quan, tiền đình, trụ đá, bia đồng... những câu Hán Việt mà ngay thế hệ tu sĩ trẻ đang tu trong chùa cũng không thể nào đọc được?! Những thời Kinh Nhật Tụng đang sử dụng trong các chùa chiền tự viện của Phật giáo Việt Nam hiện nay tóm gọn chỉ vài ba trăm trang phông chữ lớn, khổ bỏ túi mà còn chưa dịch ra chữ Quốc Ngữ (thuần Việt) thành một bản kinh văn trơn tru, thống nhất cho Phật tử đọc tụng hàng ngày thì nói chi đến những chân trời xa xôi Tam Tạng Kinh Điển.

Luận điểm 4: Các nước có lịch sử truyền thừa đạo Phật tương đương với Việt Nam như: Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và ngay cả Cam Bốt đều đã có Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo bằng ngôn ngữ thuần túy của nước họ. Nước Việt Nam ta “bốn nghìn năm văn hiến” đâu rồi mà mãi đến thế kỷ 21 nầy vẫn còn loanh quanh bàn về “công phu” dịch kinh. Thậm chí, phải trông cậy vào khả năng dịch thuật của máy vi tính là phương tiện đang còn ở giai đoạn sơ khai. Việc sử dụng những phương tiện vi tính để dịch Đại Tạng Kinh từ Hán Tạng sang Việt Ngữ mới chỉ là một thử nghiệm thuộc phạm trù khoa học kỹ thuật hơn là nhân văn. Khả năng chuyển ngữ của các chương trình vi tính hiện nay mới chỉ ở giai đoạn bước đầu nên mức độ dịch thuật của máy chưa vượt qua khỏi trình độ chuyển ngữ căn bản. Trong lúc Kinh điển, nhất là kinh điển nhà Phật, là ngôn ngữ nhân văn vừa cao, vừa sâu, vừa rộng, vừa nghệ thuật của triết học, văn học và mỹ học. Bởi vậy, khi được biết những nhóm thiện tri thức ở nhiều nơi trên thế giới muốn dịch Đại Tạng Kinh bằng các chương trình vi tính và ngay cả khi được mời tham gia, tôi thường dè dặt góp ý với anh chị em là “hãy hết sức tỉnh táo và dè dặt khi làm thơ bằng máy” hơn là thật sự tin tưởng vào kết quả cụ thể.

Tôi rất hoan hỷtán thán tác giả Đào Nguyên đã đưa tôi vào sâu trong lĩnh vực “chuyên môn” mà quý thiện hữu đã dày công đào luyện trong suốt 15 năm qua. Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta không nói cùng một ngôn ngữ. Ngôn ngữ của tôi là chân trời tự do sáng tạo; trong lúc ngôn ngữ của quý thiện hữu Đào Nguyên là những giá sách đóng khung của thư tịch và thống kê số liệu. Trong lúc tôi tâm cảm bài thơ “ngắn nhất” và hay nhất của văn học Phật giáo là bài thơ không lời của Ca Diếp “Ca Diếp niêm hoa mỉm miệng cười”; bài thơ ngắn nhất gắn liền với số phận ngôi chùa cổ và giúp cho ngôi chùa còn lưu lại với nhân gian là bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế. Tôi đã từng ngồi hết cả nửa đêm dưới mái hiên chùa Hàn SơnTrung Quốc, nghe sư cụ kể là chùa Hàn Sơn đã được trùng tu tới 16 lần để còn tồn tại đến ngày nay cũng chỉ nhờ có 4 câu thơ của Trương Kế; trong lúc hàng 3 chục nghìn ngôi chùa khác cùng thời đã trở thành cát bụi với thời gian vì thiếu... một vần thơ! Trong lúc đó quý thiện hữu Đào Nguyên đã trưng dẫn những bài thơ Đường ngắn nhất theo tài liệu thống kê! Cũng tương tự như thế, tôi hiểu Nguyễn Du như một nhà thơ; trong lúc quý thiện hữu Đào Nguyên tìm đến Nguyễn Du như một nhà Phật học. Nhà nghiên cứu là người học võ để đi quyền. Nghệ sĩ là người đi quyền để học võ. Khác nhau ở chỗ là bậc hữu học và bậc vô học như ẩn dụ theo lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa.

Nếu cứ mãi theo một tiến độ của ngôn ngữ thống kê đối diện với ngôn ngữ văn chương sáng tác như thế thì e rằng, quý thiện hữu Đào Nguyên càng đưa bài viết Cá Nghe Kinh đi sâu vào phân tích và suy diễn, càng đưa tới tác dụng nghịch chiều. Nếu không đến nỗi như mâu và thuẫn thì cũng chẳng mở thêm được một cánh cửa nhỏ nào hé ra chân trời Phật đạo đang lồng lộng muôn màu muôn vẻ ngoài kia mà tất cả chúng ta đều đang cần tới.

Trong sinh hoạt viết lách, tôi đã từng bị ghiền căn bệnh thống kê và số liệu đâu chừng hai chục năm về trước khi viết về Phật giáo (Kính mời theo dõi trên trang nhà: www.trankiemdoan.net) . Nhưng khi có dịp học hỏi, tham khảo và suy niệm về yếu tính căn bản ngôn ngữ của đạo Phật tôi mới sáng mắt ra rằng: Ngôn ngữ của đạo Phật không phải là mẫu tự a,b,c... mà là ngôn ngữ của biểu tượng. Muốn hiểu kinh điển nhà Phật không thể nào cứ dán mắt vào số liệu thống kê; cũng không thể tùy tiện hiểu theo cái hiểu cạn cợt của mình mà suy diễn. “Y kinh liễu nghĩa tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự tức tùng ma thuyết” là thế.

Sự sáng tạo nghiêm túc trong văn học Phật giáo quả là một hạnh phúc cho người viết lẫn người đọc vì ngay trong nhân đã có quả. Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác để hiểu nhau. Hơn mười năm trước đây khi khởi viết tác phẩm Tu Bụi tôi thường tham khảo ý kiến của quý Thầy, quý Sư Cô và chư thiện hữu tri thức; và nhất là dốc tâm cầu nguyện trên mỗi 600 trang sách để cho mình đặt được cái tâm lên trên cái trí. Nhị nguyên luận theo thói tục thị phi, bỉ thử khen chê, thách thức... thường đưa đến hý luận vọng tâm phi Phật giáo. Bởi vậy, khi xác định lại rằng, “cá vẫn nghe kinh” là để thay cho một lời tác bạch mà người viết muốn nói lên ước mơ của mình. Đấy là sự thiết tha thỉnh cầu về một nỗ lực chung của chư Tôn thiền đức và Phật tử trong một tương lai gần nhằm thực hiện cho được Nghi Thức Tụng Niệm hằng ngày thuần tiếng Việt, trong sáng, rõ nghĩa để sử dụng thống nhất cho tất cả tín đồthân hữu của Phật giáo Việt Nam.

 Sacramento, mùa An Cư Kiết Hạ 2012

Trần Kiêm Đoàn

Bài Viết Liên Quan:
CÁ NGHE KINH -Trần Kiêm Đoàn
TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ TRẦN KIÊM ĐOÀN về một số vấn đề liên quan đến Đại tạng kinh Việt Nam - Đào Nguyên

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2518)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2085)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2482)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2465)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3059)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2096)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1979)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2290)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2109)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2093)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2411)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2267)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2329)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2396)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2099)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2230)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2359)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2278)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1913)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2363)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2258)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2448)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2442)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2580)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2283)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2079)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2146)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2290)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2122)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2204)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3710)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2169)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2273)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2741)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2363)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2165)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2312)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2635)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2272)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3148)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2349)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2117)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2309)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2609)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2404)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2220)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 2040)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1764)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2689)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2294)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant